Giải pháp phát hiện tấn công ngập lụt trên mạng manet

Mạng tùy biến di động (MANET) là một mạng không dây đặc biệt, với ưu điểm là khả năng hoạt động độc lập

không phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng mạng cố định, chi phí thấp, triển khai nhanh và tính di động cao. Các nút trong

mạng MANET phối hợp với nhau để truyền thông nên đảm nhận chức năng của bộ định tuyến. [1]

Dịch vụ định tuyến được cung cấp tại tầng mạng (Network Layer) là mục tiêu của nhiều loại tấn công từ chối

dịch vụ (DoS [3]), tiêu biểu là tấn công ngập lụt (flooding attacks [4]). Hình thức tấn công này được thực hiện bằng

cách nút độc hại gửi tràn ngập các gói hệ thống cho các nút không tồn tại trong mạng, hoặc truyền một lượng lớn các

gói dữ liệu vô ích để gây nghẽn mạng. Kết quả là tạo ra bão quảng bá gói tin trên mạng, làm tăng hao phí truyền thông,

giảm khả năng đáp ứng tại mỗi nút vì phải xử lý các gói tin không cần thiết. Hình thức tấn công này dễ dàng thực hiện

với các giao thức định tuyến theo yêu cầu, tiêu biểu như giao thức AODV. Giao thức AODV [5] sử dụng cơ chế khám

phá tuyến khi cần thiết rất phù hợp với mạng MANET. Nút nguồn muốn giao tiếp với nút đích mà không có tuyến

đường đến đích thì nguồn phải khởi động quá trình khám phá tuyến bằng cách quảng bá gói yêu cầu RREQ. Nút đích

trả lời tuyến về nguồn bằng cách gửi gói trả lời RREP, gói HELLO và RERR được sử dụng để duy trì tuyến. AODV là

giao thức tiêu biểu thuộc nhóm giao thức định tuyến theo yêu cầu nên tin tặc dễ dàng thực hiện tấn công ngập lụt trên

giao thức này, tiêu biểu là tấn công ngập lụt gói HELLO, gói RREQ và gói DATA [6][7]

Giải pháp phát hiện tấn công ngập lụt trên mạng manet trang 1

Trang 1

Giải pháp phát hiện tấn công ngập lụt trên mạng manet trang 2

Trang 2

Giải pháp phát hiện tấn công ngập lụt trên mạng manet trang 3

Trang 3

Giải pháp phát hiện tấn công ngập lụt trên mạng manet trang 4

Trang 4

Giải pháp phát hiện tấn công ngập lụt trên mạng manet trang 5

Trang 5

Giải pháp phát hiện tấn công ngập lụt trên mạng manet trang 6

Trang 6

Giải pháp phát hiện tấn công ngập lụt trên mạng manet trang 7

Trang 7

Giải pháp phát hiện tấn công ngập lụt trên mạng manet trang 8

Trang 8

pdf 8 trang duykhanh 9480
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp phát hiện tấn công ngập lụt trên mạng manet", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp phát hiện tấn công ngập lụt trên mạng manet

Giải pháp phát hiện tấn công ngập lụt trên mạng manet
 nút sẽ thu thập thông tin khám phá tuyến của các nút khác 
trong hệ thống nhằm xây dựng biểu đồ khe thời gian, hình 3 mô tả biểu đồ khe thời gian tại nút Ni. 
 Bước 2: Sử dụng dữ liệu vào là biểu đồ khe thời gian khám phá tuyến được xây dựng tại bước 1, áp dụng 
công thức 3 để tính khe thời gian tối thiểu (Tmin) của mỗi nút. 
 Bước 3: Dựa vào dữ liệu đã thu thập tại bước 1 và 2, áp dụng công thức 4 để tính khe thời gian tối thiểu 
(TSmin) của hệ thống. Đây là giá trị ngưỡng để kiểm tra an ninh tại bước 4. 
 Nút 
 t1 t2 t3 t4 t5 t6 
 N1 Thời gian 
 T1 T2 T3 T4 T5 
 s1 e1 s2 e2 s3 e3 s4 e4 s5 e5 s6 e6 
 a) Của nút N1 tại nút Ni 
 Nút 
 t1 T1 t2 T2 t3 T3 t4 
 Nn 
 t1 T1 t2 T2 t3 T3 t4 T5 t6 T6 t7 
 N2 
 N Thời gian
 1 t1 T1 t2 T2 t3 T3 t4 T5 t6 T6 t7 
 s1 e1 s2 e2 s3 e3 s4 e4 s5 e5 s6 e6 
 b) Của hệ thống tại nút Ni 
 Hình 3. Biểu đồ khe thời gian khám phá tuyến 
 Bước 4: Khi hết thời gian huấn luyện, mỗi nút sẽ kiểm tra an ninh khi nhận được yêu cầu tuyến RREQ từ nút 
nguồn bất kỳ Ni. Nếu khe thời gian khám phá tuyến của nút Ni nhỏ hơn khe thời gian khám phá tuyến tối thiểu của hệ 
thống (T < TSmin) thì xuất hiện tấn công ngập lụt. 
2. Đề xuất giao thức SMA-AODV 
 Giao thức AODV nguyên bản chấp nhận tất cả các gói RREQ khám phá tuyến từ nút nguồn bất kỳ, đây là 
điểm yếu bị tin tặc lợi dụng để thực hiện tấn công ngập lụt gói RREQ. Giải pháp của chúng tôi là tích hợp SMA vào 
quá trình khám phá tuyến của giao thức AODV tạo giao thức SMA-AODV có khả năng phát hiện tấn công ngập lụt gói 
RREQ, chi tiết thuật toán khám phá tuyến cải tiến được mô tả tại hình 4. 
168 GIẢI PHÁP PHÁT HIỆN TẤN CÔNG NGẬP LỤT TRÊN MẠNG MANET 
 Bắt đầu 
 Nút nguồn Khởi tạo gói RREQ 
 Nút trung gian Quảng bá gói RREQ 
 (Nút đã nhận RREQ rồi)? 
 Thêm đường đi về nguồn 
 RREQ.hopcount ++ y 
 n 
 Thêm vào Cache Huỷ gói RREQ 
 (Hết thời gian 
 huấn luyện)? 
 SMA n 
 y 
 Tính khe thời gian khám phá Xuất hiện tấn công 
 tuyến (T) của gói RREQ 
 Thu thập thông tin, tính khe thời y 
 gian tối thiểu của hệ thống (TSmin) 
 n (T < TSmin)? 
 (Nút có tuyến đến 
 đích và đủ tươi)? y Kết thúc 
 n 
 (Nút hiện tại là nút đích)? 
 Trả lời gói RREP 
 Nút đích n y 
 Hình 4. Thuật toán khám phá tuyến cải tiến trong giao thức SMA-AODV 
 Thuật toán khám phá tuyến trong SMA-AODV (hình 4) cho thấy trong giai đoạn huấn luyện thì giao thức SMA-
AODV hoạt động như giao thức AODV, tất cả gói RREQ nhận được đều được chấp nhận và tiếp tục quảng bá gói RREQ 
đến tất cả láng giềng để khám phá tuyến. Điểm khác biệt so với AODV là tác tử SMA thu thập thông tin để tính khe thời 
gian tối thiểu của hệ thống (TSmin), đây là giá trị cơ sở để phát hiện tấn công ngập lụt gói RREQ, vì vậy yêu cầu trong giai 
đoạn này là hệ thống không được tồn tại nút độc hại. Sau giai đoạn huấn luyện, nút Ni kiểm tra an ninh gói RREQ nhận 
được từ Nj trước khi quảng bá đến láng giềng. Nếu khe thời gian khám phá tuyến (T) của gói RREQ nhỏ hơn khe thời 
gian khám phá tuyến tối thiểu của hệ thống (TSmin) thì xuất hiện tấn công ngập lụt, gói RREQ bị hủy. 
 IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BẰNG MÔ PHỎNG 
1. Thông số mô phỏng và tiêu chí đánh giá 
 Chúng tôi sử dụng hệ mô phỏng NS2 [16] phiên bản 2.35 để đánh giá tác hại của các hình thức tấn công ngập 
lụt gói RREQ đến khả năng định tuyến của giao thức AODV và hiệu quả phát hiện tấn công của giao thức SMA-
AODV. Tổng số 5 mô hình mạng được sử dụng để mô phỏng, mỗi mô hình mạng có 100 nút bình thường và 1 nút độc 
hại, hoạt động trong phạm vi 3200m x 1000m, các nút mạng chuyển động ngẫu nhiên với vận tốc di chuyển thay đổi 
tối đa 10m/s theo mô hình Random Waypoint [17], kịch bản được tạo bởi công cụ ./setdest trên NS2. 
 Bảng 1. Thông số mô phỏng trên NS2 
 Thông số Giá trị 
 Khu vực địa lý 3200m x 1000m 
 Vùng thu phát sóng 250m 
 Thời gian mô phỏng 200s 
 Tổng số nút mạng 101 (1 nút độc hại) 
 Vận tốc di chuyển (m/s) 1..10 
 Dạng truyền thông CBR (Constant Bit Rate) 
 Số kết nối 10 UDP 
 Kích thước gói tin 512(bytes) 
 Hàng đợi FIFO (DropTail) 
 Giao thức định tuyến AODV và MSA- AODV 
 Hình 5. Giao diện mô phỏng trên NS2 Thời gian huấn luyện 49 giây 
Lương Thái Ngọc, Võ Thanh Tú 169 
 Giao thức mô phỏng là AODV và SMA-AODV, thời gian mô phỏng 200s, vùng phát sóng 250m, hàng đợi 
FIFO, có 10 kết nối UDP, nguồn phát CBR, kích thước gói tin 512 byte, nút độc hại đứng yên tại vị trí trung tâm (1600, 
500) và thực hiện hành vi tấn công ngập lụt gói RREQ bắt đầu tại giây thứ 50, nguồn phát UDP đầu tiên bắt đầu tại giây 
thứ 0, các nguồn phát tiếp theo cách nhau 5 giây. Nút tham gia luồng dữ liệu (nút nguồn, đích) gồm {(0, 19); (3, 56); (6, 
93); (21, 77); (41, 59); (62, 91); (65, 73); (80, 12); (84, 32); (99, 40)}. Trong quá trình mô phỏng có 5 nguồn phát CBR 
ngưng từ giây 100 đến giây 150 thì phát lại. Chi tiết các thông số mô phỏng được tổng hợp trong bảng 1. 
 Để đánh giá tác hại của tấn công ngập lụt gói RREQ và giải pháp cải tiến giao thức AODV nhằm phát hiện tấn 
công, chúng tôi sử dụng một số tiêu chí là: Hiệu quả phát hiện gói RREQ độc hại, hiệu quả khám phá tuyến (gồm thời 
gian khám phá tuyến trung bình, số lần khám phá tuyến), tỷ lệ gửi gói tin thành công, thông lượng mạng, hao phí 
truyền thông, thời gian trễ trung bình. 
 Hiệu quả phát hiện gói RREQ độc hại: Thông số cho biết khả năng phát hiện gói RREQ do nút độc hại sử 
 dụng để thực hiện tấn công ngập lụt. 
 Hiệu quả khám phá tuyến: Thông số cho biết tác hại của tấn công ngập lụt và hiệu quả an ninh của SMA-
 AODV, được đánh giá dựa vào thời gian khám phá tuyến và số lần khám phá tuyến. 
 Tỷ lệ gửi gói tin thành công: Thông số cho biết tỷ lệ gói tin gửi đến đích/tổng số gói tin đã gửi. 
 Thông lượng mạng: Là thông số đo lượng thông tin truyền thông, được tính bằng (tổng số gói tin gửi thành 
 công * kích thước gói tin) / thời gian mô phỏng. 
 Hao phí truyền thông: Thông số cho biết tổng số gói tin điều khiển tuyến đã gửi, hoặc chuyển tiếp tại tất cả 
 nút mạng. 
 Thời gian trễ trung bình: Thông số đo khoảng thời gian trung bình để định tuyến một gói dữ liệu thành công 
 từ nguồn đến đích. 
2. Kết quả mô phỏng 
a) Hiệu quả phát hiện gói RREQ độc hại 
 Biểu đồ số lượng gói RREQ độc hại bị phát hiện (hình 6) cho thấy sau 200s mô phỏng, giao thức SMA-
AODV đã phát hiện 45285.8 gói RREQ độc hại trong tổng số 45814.8 gói RREQ bị phát hiện, tỷ lệ đúng là 98.85%. 
Số gói RREQ phát hiện sai lầm là 529 gói (tỷ lệ 1.15%), nguyên nhân là nút nguồn phát gói yêu cầu tuyến quá nhanh 
nên khe thời gian khám phá tuyến (T) nhỏ hơn khe thời gian khám phá tuyến tối thiểu của hệ thống (TSmin). 
 Hình 6. Số lượng gói RREQ độc hại bị phát hiện 
b) Thời gian khám phá tuyến 
 Biểu đồ thời gian khám phá tuyến (hình 7) cho thấy sau 200 giây mô phỏng thì thời gian trung bình mỗi lần 
khám phá tuyến (ADRD) của AODV là 0.188s trong môi trường bình thường và 0.411s trong môi trường mạng bị tấn 
công, tăng 218.86%. Giao thức SMA-AODV có khả năng phát hiện tấn công nên ADRD là 0.274s, chỉ bằng 66.64% 
so với AODV khi bị tấn công. Như vậy, tấn công ngập lụt đã ngăn cản quá trình khám phá tuyến của giao thức AODV 
nên thời gian khám phá tuyến của AODV tăng cao khi bị tấn công, tuy nhiên khả năng an ninh đã làm giao thức SMA-
AODV có ADRD cao hơn AODV trong môi trường bình thường. 
 a) Bình thường b) Tấn công Flooding RREQ 
 Hình 7. Thời gian khám phá tuyến 
170 GIẢI PHÁP PHÁT HIỆN TẤN CÔNG NGẬP LỤT TRÊN MẠNG MANET 
c) Số lần khám phá tuyến 
 Biểu đồ số lần khám phá tuyến (hình 8) cho thấy sau 200s mô phỏng trong môi trường mạng bình thường thì 
trung bình số lần khám phá tuyến (ANDR) của hai giao thức gần tương đương nhau, AODV là 2.744 và SMA-AODV 
là 2.75. Tuy nhiên, trong môi trường mạng bị tấn công thì trung bình mỗi nút phải thực hiện 2.886 lần khám phá tuyến 
đối với AODV và 2.674 lần khám phá đối với SMA-AODV. Điều này cho thấy tấn công ngập lụt đã ngăn cản quá trình 
khám phá tuyến nên ANDR của giao thức AODV cao hơn SMA-AODV khi bị tấn công. 
 a) Bình thường b) Tấn công Flooding RREQ 
 Hình 8. Số lần khám phá tuyến tại mỗi nút 
d) Tỷ lệ gửi gói tin thành công 
 Biểu đồ (hình 9) cho thấy tỷ lệ gửi gói tin thành công (PDR) của cả hai giao thức gần tương đương nhau trong 
môi trường mạng bình thường, AODV là 80.28% và SMA-AODV là 80.25%. Tuy nhiên, trong môi trường mạng bị tấn 
công thì PDR của AODV là 76.7% khi bị tấn công, giảm 3.58%. Điều này cho thấy tấn công ngập lụt đã ngăn cản quá 
trình khám phá tuyến nên đã làm giảm PDR của giao thức AODV. Ngược lại, giao thức SMA-AODV có thể phát hiện 
tấn công ngập lụt nên PDR của SMA-AODV khi bị tấn công chỉ thấp hơn 0.05% so với môi trường bình thường. 
 a) Bình thường b) Tấn công Flooding RREQ 
 Hình 9. Tỷ lệ gửi gói tin thành công 
e) Thông lượng mạng 
 Biểu đồ (hình 10) cho thấy thông lượng mạng (TN) của cả hai giao thức gần tương đương nhau trong môi 
trường mạng bình thường, nguyên nhân là do PDR của chúng gần tương đương nhau. Tuy nhiên, trong môi trường 
mạng bị tấn công thì TN của giao thức AODV giảm nhiều, giao thức SMA-AODV có bị ảnh hưởng nhưng không đáng 
kể. Sau 200s mô phỏng, TN của AODV là 50315.27 bit/s trong môi trường mạng bình thường, giảm xuống 48058.4 
bit/s khi bị tấn công. Ngược lại, SMA-AODV có thể phát hiện tấn công ngập lụt nên TN là 50290.70 bit/s trong môi 
trường mạng bình thường và 50237.44 bit/s khi bị tấn công. 
 a) Bình thường b) Tấn công Flooding RREQ 
 Hình 10. Thông lượng mạng 
Lương Thái Ngọc, Võ Thanh Tú 171 
f) Hao phí truyền thông 
 Biểu đồ (hình 11) cho thấy hao phí truyền thông (CO) của cả hai giao thức gần tương đương nhau trong môi 
trường mạng bình thường. Tuy nhiên, hao phí truyền thông của AODV tăng 650.29% khi bị tấn công, từ 26179.8 gói, 
tăng lên 170245 gói. Hao phí truyền thông của giao thức SMA-AODV cũng bị ảnh hưởng khi bị tấn công, tăng 
160.28% từ 25623.6 gói tăng lên 41069.8 gói. Như vậy, giao thức SMA-AODV có thể phát hiện tấn công ngập lụt nên 
CO của SMA-AODV chỉ bằng 24.12% so với AODV khi bị tấn công. 
 a) Bình thường b) Tấn công Flooding RREQ 
 Hình 11. Hao phí truyền thông 
g) Thời gian trễ trung bình (ETE) 
 Biểu đồ thời gian trễ trung bình (hình 12) cho thấy tấn công ngập lụt đã làm tăng thời gian định tuyến gói dữ 
liệu thành công đến đích của AODV. Sau 200 giây mô phỏng, ETE của AODV là 0.46s trong môi trường mạng bình 
thường và tăng lên 0.58s khi bị tấn công. ETE của SMA-AODV là 0.49s trong môi trường mạng bình thường và 0.46s 
khi bị tấn công. 
 a) Bình thường b) Tấn công Flooding RREQ 
 Hình 12. Thời gian trễ trung bình 
 V. KẾT LUẬN 
 Như vậy, bài báo đã đề xuất tác tử di động an ninh (SMA) có khả năng phát hiện tấn công ngập lụt gói RREQ, 
và tích hợp vào AODV để tạo giao thức an ninh SMA-AODV. Kết quả mô phỏng cho thấy khi bị tấn công thì tỷ lệ gửi 
gói tin thành công (PDR) của SMA-AODV chỉ bị giảm 0.05%, riêng AODV giảm 3.58% và đặc biệt hao phí truyền 
thông của SMA-AODV giảm đáng kể, chỉ bằng 24.12% so với AODV. Riêng môi trường bình thường thì PDR của 
SMA-AODV chỉ thấp hơn 0.03% so với AODV. 
 Tương lai, chúng tôi tiếp tục cải tiến SMA để cho phép phát hiện tấn công ngập lụt gói HELLO và DATA. 
Đồng thời, cài đặt đánh giá với các nghiên cứu đã công bố để kiểm chứng thêm kết quả. 
 VI. LỜI CẢM ƠN 
 Bài báo được thực hiện dưới sự hỗ trợ tài chính của đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo có 
mã số B2016-DHH-21. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] H. Jeroen, M. Ingrid, D. Bart, and D. Piet, “An overview of mobile ad hoc networks: Applications and challenges”, Journal of 
 the Communications Network, vol. 3, no. 3, pp. 60–66, 2004. 
[2] E. Alotaibi and B. Mukherjee, “A survey on routing algorithms for wireless Ad-Hoc and mesh networks”, Computer 
 Networks, vol. 56, no. 2, pp. 940–965, 2012. 
[3] T. Cholez, C. Henard, I. Chrisment, O. Festor, G. Doyen, and R. Khatoun, “A first approach to detect suspicious peers in the 
 KAD P2P network”, SAR-SSI Proceedings, pp. 1–8, 2011. 
[4] Y. Ping, D. Zhoulin, Y. Zhong, and Z. Shiyong, “Resisting flooding attacks in ad hoc networks,” ITCC'05, vol. 2, pp. 657 – 
 662, 2005. 
172 GIẢI PHÁP PHÁT HIỆN TẤN CÔNG NGẬP LỤT TRÊN MẠNG MANET 
[5] C. E. Perkins, M. Park, and E. M. Royer, “Ad-hoc On-Demand Distance Vector Routing”, WMCSA, pp. 90–100, 1999. 
[6] H. Ehsan and F. A. Khan, “Malicious AODV: Implementation and analysis of routing attacks in MANETs”, IUCC-2012, pp. 
 1181–1187, 2012. 
[7] F. C. Jiang, C. H. Lin, and H. W. Wu, “Lifetime elongation of ad hoc networks under flooding attack using power-saving 
 technique”, Ad Hoc Networks, vol. 21, pp. 84–96, 2014. 
[8] M. G. Zapata, “Secure ad hoc on-demand distance vector routing”, Mobile Computing and Communications Review, vol. 6, 
 no. 3, pp. 106–107, 2002. 
[9] K. Sanzgiri, B. Dahill, B. N. Levine, C. Shields, and E. M. Belding-Royer, “A Secure Routing Protocol for Ad Hoc 
 Networks”, ICNP, pp. 78–89, 2002. 
[10] Q. Li, M. Y. Zhao, J. Walker, Y. C. Hu, A. Perrig, and W. Trappe, “SEAR: a secure efficient ad hoc on demand routing 
 protocol for wireless networks,” Security and Communication networks, vol. 2, no. 4, pp. 325–340, 2009. 
[11] M. Mohammadizadeh, A. Movaghar, and S. Safi, “SEAODV: Secure Efficient AODV Routing Protocol for MANETs 
 Networks,” ICIS 09, pp. 940–944, 2009. 
[12] P. Yi, Y. Hou, Y. Bong, S. Zhang, and Z. Dui, “Flooding Attacks and defence in Ad hoc networks,” Journal of Systems 
 Engineering and Electronics, vol. 17, no. 2, pp. 410– 416, 2006. 
[13] S. Desilva and R. V. Boppana, “Mitigating malicious control packet floods in ad hoc networks,” IEEE Wireless 
 Communications and Networking Conference (WCNC), vol. 4, pp. 2112–2117, 2005 
[14] V. Balakrishnan, V. Varadharajan, and I. Group, “Mitigating Flooding Attacks in Mobile Ad-hoc Networks Supporting 
 Anonymous Communications”, AUSWIRELESS '07 Proceedings, pp. 29-34, 2007. 
[15] R. P. Ankala, D. Kavitha, and D. Haritha, “Mobile agent based routing in MANETS – attacks & defences”, Network Protocols 
 and Algorithms, vol. 3, no. 4, pp. 108–121, 2011. 
[16] The network simulator NS2, URL: 
[17] J. Yoon, M. Liu, and B. Noble, “Random waypoint considered harmful”, IEEE Infocom 2003, vol. 2, pp. 1–11, 2003. 
[18] H. L. Nguyen and U. T. Nguyen, “A study of different types of attacks on multicast in mobile ad hoc networks”, Ad Hoc 
 Networks, vol. 6, no. 1, pp. 32–46, 2008. 
 A SOLUTION TO DETECT FLOODING ATTACKS IN MANET 
 Luong Thai Ngoc, Vo Thanh Tu 
ABSTRACT—The flooding attacks prevent discovery route process and increase communication overhead of AODV routing 
protocol in Mobile Ad hoc Network. In this article, we describe a solution to build security mobile agent (SMA), and integrating 
SMA into the discovery route process of AODV procotol. Improved protocol is called SMA-AODV which can detect flooding attacks. 
Using NS2, we compare the performance of SMA-AODV and AODV with mobility nodes network topology under flooding attacks. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_phat_hien_tan_cong_ngap_lut_tren_mang_manet.pdf