Giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Mục tiêu của bài viết này là phân tích thực trạng tiếp cận, kỳ vọng về trợ giúp xã hội (TGXH) của

nhóm người khuyết tật đang được hưởng chính sách TGXH trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Nghiên

cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả cắt ngang, phân tích dựa trên dữ liệu khảo sát xã hội

học để làm rõ những đặc điểm của nhóm người khuyết tật. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đa phần

những người được khảo sát nắm được các hỗ trợ của Nhà nước trợ giúp cho người khuyết tật (NKT)

nhưng vẫn còn số lượng lớn không nhận được sự hỗ trợ, quan tâm của Nhà nước và kỳ vọng lớn

nhất của nhóm này là được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.

Giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trang 1

Trang 1

Giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trang 2

Trang 2

Giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trang 3

Trang 3

Giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trang 4

Trang 4

Giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trang 5

Trang 5

Giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trang 6

Trang 6

Giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trang 7

Trang 7

Giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trang 8

Trang 8

Giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trang 9

Trang 9

Giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 2600
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
5.7% Rất khó khăn
Khó khăn
Khó khăn một chút
Hình 1. Các mức độ khó khăn của NKT đang được hưởng TGXH
Nguồn: Kết quả khảo sát
Khuyết tật ảnh hưởng hầu hết đến các khả 
năng thực hiện các chức năng của cơ thể, trong 
đó nhiều nhất là chức năng vận động, nhận thức 
và chăm sóc bản thân. Kết quả khảo sát cho 
thấy mức độ biểu hiện khó khăn và rất khó khăn 
chiếm tỉ lệ lớn ở hầu hết các biểu hiện, trong đó 
cao nhất là ở biểu hiện khó khăn về vận động 
(chiếm 94,9%), tiếp đến là biểu hiện khó khăn 
về nhận thức và tự chăm sóc bản thân (88,0%; 
và 88,2%). NKT đang được hưởng TGXH cũng 
gặp nhiều khó khăn trong chức năng nghe, nhìn 
và giao tiếp.
Hình 2. Ảnh hưởng của khuyết tật đến các khả năng thực hiện chức năng 
của NKT đang được hưởng TGXH
Nguồn: Kết quả khảo sát
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 59, 10/2020
44
đến 1 chức năng, 35 trường hợp ảnh hưởng 2 
chức năng, 21 trường hợp ảnh hưởng 3 chức 
năng và 30 trường hợp ảnh hưởng từ 4 chức 
năng trở lên.
Số chức năng của NKT hưởng TGXH bị ảnh 
hưởng nhiều nhất là 1 đến 3 chức năng. Dựa 
trên 182 mẫu khảo sát, có 1 trường hợp không 
ảnh hưởng chức năng, 95 trường hợp ảnh hưởng 
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Không 
ảnh 
hưởng
Một chức 
năng
Hai chức 
năng
Ba chức 
năng
Bốn chức 
năng
Năm chức 
năng
Sáu chức 
năng
Trên 6 
khả năng
Hình 3. Số chức năng bị ảnh hưởng do khuyết tật gây ra
Nguồn: Kết quả khảo sát
Nhìn chung, NKT – trẻ em khuyết tật gặp 
nhiều khó khăn khi thực hiện các chức năng của 
một cơ thể bình thường. Phần lớn ảnh hưởng 
đến các vận động của cơ thể và ảnh hưởng đến 
nhiều chức năng khác nhau.
4.2. Tình hình tiếp cận TGXH của NKT 
đang hưởng TGXH
Hiện nay, có rất nhiều chính sách xã hội mà 
Chính phủ đang áp dụng để cải thiện cuộc sống 
của những trẻ em khuyết tật ngoài xã hội. Các 
TGXH, thăm khám chữa bệnh và một số chính 
sách giáo dục, vay vốn, dạy nghề, v.v. Các chính 
sách này đa dạng, giúp nâng cao đời sống của 
NKT nhưng phổ biến nhất là các TGXH (62,6%) 
và khám chữa bệnh (28,5%). Điều đó cho thấy 
rằng chính sách này chính là trọng tâm trong 
mục tiêu TGXH cho NKT, đặc biệt là trẻ em.
Trợ giúp xã hội
62.57%
Khám chữa 
bệnh
28.49%
Chỉnh hình, 
phục hồi chức 
năng 1.12%
Giáo dục
2.23%
Dạy nghề
1.12%
Vay vốn, phát 
triển sản xuất 
kinh doanh
1.12%
Khác
3.35%
Hình 4. Những chính sách TGXH NKT biết
Nguồn: Kết quả khảo sát
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 59, 10/2020
45
Ngoài ra, đây là chính sách thông dụng, mọi 
người biết đến nhiều nhất. Vì là trẻ em nên các 
chính sách về vay vốn, dạy nghề ít người biết 
đến, không được tuyên truyền nhiều. Ta thấy 
được rằng Chính phủ đang tập trung vào chính 
sách khám chữa bệnh nhằm giúp nâng cao đời 
sống của trẻ em khuyết tật nhiều nhất có thể.
Khảo sát cho thấy rằng, chính sách TGXH 
chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối (87,6%), trợ 
giúp phục hồi chức năng chiếm tỷ trọng 10,2% 
và các chính sách như trợ giúp về văn hóa, việc 
làm chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Qua đó, ta thấy 
rằng chính sách được sử dụng phổ biến nhất là 
khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho NKT. 
Khám, chữa 
bệnh, chăm sóc 
sức khỏe
87.6%
Phục hồi chức năng 10.2% Hỗ trợ việc làm 0.5%
Học nghề 0.6%
Trợ giúp khác
1.1%
Hình 5. Những chính sách xã hội NKT hưởng
Nguồn: Kết quả khảo sát
Các hỗ trợ nói trên đã góp phần cải thiện 
cuộc sống NKT đang hưởng TGXH nhưng 
chưa nhiều. Những hỗ trợ được NKT đánh giá 
có cải thiện và nâng cao rõ rệt cuộc sống của 
họ tập trung chủ yếu vào Hỗ trợ thay đổi kinh 
tế, Hỗ trợ thay đổi sức khỏe, Hỗ trợ thay đổi 
đời sống tinh thần. Kết quả khảo sát cho thấy 
có đến 66,4% ý kiến cho rằng các hỗ trợ làm 
cho cuộc sống của NKT cải thiện nhưng chưa 
nhiều, và chỉ có 10% ý kiến cho rằng cuộc sống 
của họ được nâng cao rõ rệt. Có đến 89,3% Hỗ 
trợ thay đổi kinh tế có làm cải thiện đến nâng 
cao đời sống NKT, đối với Hỗ trợ thay đổi sức 
khỏe là 89,4% và Hỗ trợ thay đổi đời sống tinh 
thần là 74,7%.
Bảng 3. Các hỗ trợ có làm thay đổi cuộc sống NKT đang hưởng TGXH (%)
Các hỗ trợ 
Được nâng 
cao rõ rệt
Có được cải thiện 
nhưng chưa nhiều
Chưa đánh 
giá được
Chung 10,0 66,4 23,7
Hỗ trợ thay đổi kinh tế 5,7 83,6 10,7
Hỗ trợ thay đổi sức khỏe 11,3 78,1 10,6
Hỗ trợ thay đổi đời sống tinh thần 10,8 63,9 25,3
Hỗ trợ tiếp cận CNTT_TTDC 13,5 46,8 39,7
Hỗ trợ tiếp cận công trình công cộng - Giao thông 9,1 55,9 35,0
Nguồn: Kết quả khảo sát
Hỗ trợ thay đổi kinh tế. Theo mẫu khảo sát 
trên 182 người thu về 159 kết quả, phần lớn 
người khảo sát đồng ý rằng vấn đề kinh tế đã 
được hỗ trợ tuy nhiên vẫn chưa có nhiều cải 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 59, 10/2020
46
thiện, chiếm 83,6%. Có 10,7% kết quả khảo sát 
phản ánh rằng chưa có đánh giá cụ thể về vấn 
đề này. Tuy không cao nhưng 5,7% đồng tình 
rằng đã có sự nâng cao rõ rệt về mặt kinh tế. 
Qua đó có thể thấy nhận được sự hỗ trợ, đời 
sống kinh tế của NKT được cải thiện nhưng vẫn 
chưa tiến triển nhiều.
Hỗ trợ thay đổi sức khỏe. Theo mẫu khảo sát 
trên 182 người thu về 160 kết quả thì có 78,1% 
đánh giá sự hỗ trợ là có nhưng chưa thực sự 
hoàn thiện. Trong khi đó, số người đánh giá là 
“đã có sự thay đổi nâng cao rõ rệt” là 11,3% và 
“chưa thể đánh giá” là 10,6%. Sức khỏe của 
NKT đã có sự đầu tư quan tâm, tuy nhiên kết 
quả mang lại là chưa thực sự nhiều.
Hỗ trợ thay đổi đời sống tinh thần. Phản hồi 
của 158 người trên 182 người khảo sát, 63,9% 
các câu trả lời đều nghiêng về nhận định đời 
sống tinh thần chưa có nhiều cải thiện, 25,3% 
số người trả lời chưa thể đánh giá được kết quả 
của sự hỗ trợ và 10,8% là một con số khiêm 
tốn nói lên sự nâng cao rõ rệt về mặt tinh thần 
từ khi có hỗ trợ. Nhìn chung đời sống tinh thần 
vẫn chưa được cải thiện nhiều kể từ khi nhận 
được sự hỗ trợ.
Hỗ trợ tiếp cận công nghệ thông tin, phương 
tiện truyền thông đại chúng. Căn cứ trên 
141/182 hồi đáp, 66 hồi đáp (chiếm 46,8%) 
nhận xét rằng chưa có nhiều cải thiện. 56 câu 
trả lời (39,7%) vẫn chưa có nhận xét và phần 
lựa chọn “Được nâng cao rõ rệt” chiếm phần 
nhỏ nhất với 19 câu trả lời (13,5%). Biểu đồ có 
sự phân hóa rõ ràng và phần lớn là có cải thiện 
nhưng chưa nhiều.
Hỗ trợ tiếp cận công trình công cộng – giao 
thông. Độ tiếp cận công trình công cộng – giao 
thông của NKT tuy đã được cải thiện nhưng 
chưa thu được nhiều kết quả. 143/182 câu trả 
lời thu được từ cuộc khảo sát đã phản ánh rõ 
nét qua 3 số liệu: 55,9% cho những câu trả 
lời “Có cải thiện nhưng chưa nhiều”, Con số 
35,0% cũng cho thấy rằng vẫn chưa có sự đánh 
giá khách quan, cụ thể. Tuy nhỏ nhưng 9,1% 
đồng tình rằng độ tiếp cận các công trình công 
cộng – giao thông đã thực sự chuyển biến rõ rệt 
theo chiều hướng đi lên. Độ tiếp cận công trình 
công cộng – giao thông của NKT tuy đã được 
cải thiện nhưng chưa thu được nhiều kết quả.
Nhìn chung các chính sách hỗ trợ có chỉ số 
đánh giá “Có được cải thiện nhưng chưa nhiều” 
nói lên rằng vẫn còn những bất cập trong việc 
phân bổ hỗ trợ đến NKT. Bên cạnh đó tỉ lệ 
“Chưa đánh giá được” vẫn còn đáng lưu ý ở 
một số chính sách hỗ trợ. Có thể nói hai hướng 
giải quyết cần đưa ra hiện tại là làm sao nâng tỉ 
lệ “Được nâng cao rõ rệt” từ “Có được cải thiện 
nhưng chưa nhiều” và làm giảm tỉ lệ “Chưa 
đánh giá được”.
4.3. Thực trạng nhu cầu, kỳ vọng NKT
Tổng quan chung thì phần lớn NKT biết về 
sự tồn tại của luật, nghị định cho NKT tuy nhiên 
không quá cao. Đa phần những người được 
khảo sát nắm được các hỗ trợ của Nhà nước trợ 
giúp cho NKT nhưng vẫn còn đến 40,7% không 
nhận được sự hỗ trợ, quan tâm của Nhà nước. 
Bảng 4. Hiểu biết về luật, nghị định và các hỗ trợ cho NKT
Hiểu biết về hỗ trợ của Nhà nước cho NKT Không Có
Việt Nam có luật, nghị định cho NKT 62,7 37,3
Nắm được các hỗ trợ của Nhà nước 40,7 59,3
Nguồn: Kết quả khảo sát
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 59, 10/2020
47
nhiên, những đánh giá “Không biết” và chưa 
phù hợp vẫn còn cao (30,1%). Từ đó, ta có thể 
thấy được rằng mức “Phù hợp” chiếm phần lớn. 
Đây là một tín hiệu cho thấy các chính sách hỗ 
trợ đang đi đúng hướng và cần phát huy tốt hơn 
để nâng tỉ lệ “Rất phù hợp” lên cao nhất có thể.
Phần lớn các hỗ trợ của Nhà nước cho NKT 
đang hưởng TGXH là phù hợp. Kết quả nghiên 
cứu cho thấy có 52,6% NKT khảo sát đánh giá 
rằng những hỗ trợ của Nhà nước là phù hợp, 
17,3% phản hồi cho rằng những chính sách 
hỗ trợ rất phù hợp với tình hình hiện tại. Tuy 
Rất phù hợp
17.34%Phù hợp
52.60%
Chưa phù 
hợp
5.78%
Không biết
24.28%
Hình 6. Đánh giá của NKT đang hưởng TGXH về tính phù hợp các hỗ trợ
Nguồn: Kết quả khảo sát
Kết quả khảo sát về nhu cầu, kỳ vọng của 
NKT cho thấy trong 161 ý kiến trả lời phần lớn 
họ mong muốn được khám, chữa bệnh, chăm 
sóc sức khỏe (chiếm 79,5%), tiếp đến là mong 
muốn hỗ trợ việc làm (8,1%), còn lại những 
mong muốn khác chiếm tỷ lệ thấp hơn; trợ giúp 
học nghề chiếm 1,9%; chỉnh hình phục hồi chức 
năng là 3,1%; trợ giúp văn hóa là 1,2% và trợ 
giúp khác chiếm 6,2%. 
Bảng 5. Nhu cầu và kỳ vọng của NKT
Mong muốn Tần số Phần trăm Tích lũy
Khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe 128 79.5 79.5
Chỉnh hình, phục hồi chức năng 5 3.1 82.6
Trợ giúp học văn hóa 2 1.2 83.9
Trợ giúp học nghề 3 1.9 85.7
Trợ giúp việc làm 13 8.1 93.8
Trợ giúp khác 10 6.2 100.0
Tổng 161 100.0
Nguồn: Kết quả khảo sát
Do đó, cần có những chính sách, và đội ngũ 
cán bộ thực hiện công việc khám, chữa bệnh, 
chăm sóc sức khỏe cho những NKT vì đây sẽ là 
mong muốn lớn nhất của nhóm NKT. 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 59, 10/2020
48
5. Một số giải pháp thực hiện TGXH cho 
NKT 
Nhằm mục đích hỗ trợ NKT phát huy khả 
năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo 
điều kiện để NKT vươn lên tham gia bình đẳng 
vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây 
dựng cộng đồng và xã hội. Nghiên cứu đề xuất 
một số giải pháp như sau:
Can thiệp sớm những khuyết tật thân thể, 
phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ 
trợ giúp cho NKT
Tỉnh cần triển khai thực hiện chương trình 
can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp 
dụng cụ trợ giúp NKT, đặc biệt là tuyến y tế cơ 
sở. Thực hiện các dịch vụ phát hiện sớm những 
khiếm khuyết ở trẻ trước khi sinh và trẻ sơ sinh; 
tuyên truyền, tư vấn và cung cấp dịch vụ về 
chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Tiếp cận giáo dục 
Hỗ trợ triển khai giáo dục hòa nhập ở các 
cấp học thông qua việc xây dựng chương trình, 
tài liệu; bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ 
quản lý tham gia giáo dục trẻ khuyết tật; đào 
tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trực 
tiếp dạy trẻ khuyết tật trí tuệ, khuyết tật nghe, 
nói, khuyết tật nhìn, khuyết tật ngôn ngữ, tự kỷ. 
Nghiên cứu biên soạn, sản xuất, cung ứng các 
tài liệu học tập hỗ trợ cho học sinh khiếm thính, 
sách chữ nổi cho học sinh khiếm thị, học sinh 
khuyết tật. Xây dựng, thiết kế các cơ sở đào tạo 
phù hợp với đặc điểm NKT, tạo điều kiện để họ 
tiếp thu kiến thức một cách tốt, thuận lợi nhất. 
Dạy nghề, tạo việc làm
Cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội 
ngũ giáo viên dạy nghề và tư vấn viên việc 
làm cho NKT. Phải thực hiện những khảo sát 
nhu cầu việc làm theo các ngành nghề tại địa 
phương, từ đó sẽ tư vấn học nghề, việc làm theo 
khả năng của NKT phù hợp với thế mạnh của 
tỉnh. Mặt khác, nghiên cứu xây dựng và nhân 
rộng mô hình dạy, học nghề gắn với tạo việc 
làm cho NKT. 
Trợ giúp pháp lý
Tổ chức tuyên truyền pháp luật về NKT và 
những chủ trương, chính sách, chương trình trợ 
giúp NKT. Xây dựng các chương trình, giáo 
trình, tài liệu và tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ 
người thực hiện trợ giúp pháp lý và các thành 
viên Ban chủ nhiệm câu lạc bộ trợ giúp pháp 
lý cho NKT. Tổ chức thường xuyên các lớp về 
luật trẻ em, luật NKT để họ biết được những 
quyền và nghĩa vụ khi tham gia các hoạt động 
cộng đồng.
Hỗ trợ NKT trong hoạt động văn hóa, thể 
thao và du lịch
Thành lập các nhóm, hội thể thao dành cho 
NKT, lựa chọn những môn thể thao thế mạnh 
phù hợp với từng đối tượng tạo điều kiện để 
NKT tham gia thi đấu thể thao trong nước và 
ngoài nước. 
Nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc, 
hỗ trợ NKT
Tuyên truyền chính sách trợ giúp NKT, 
quyền và trách nhiệm của NKT đến cán bộ, 
công chức, viên chức, người dân, gia đình và 
bản thân NKT; tuyên truyền, giáo dục bình đẳng 
giới, phòng chống bạo lực, chống phân biệt đối 
xử đối với NKT là phụ nữ, trẻ em, người già, 
người dân tộc thiểu số. Xây dựng chương trình, 
giáo trình đào tạo, tập huấn trong lĩnh vực chăm 
sóc, hỗ trợ NKT. Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, 
nhân viên và cộng tác viên trợ giúp NKT. 
Tập huấn cho gia đình NKT về kỹ năng, 
phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng 
cho NKT; tập huấn các kỹ năng sống cho NKT 
để họ có thể tự chăm sóc bản thân một cách khoa 
học, tự rèn luyện sức khỏe để họ cảm thấy tự tin 
hơn khi tham gia các hoạt động cộng đồng. 
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 59, 10/2020
49
Trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ 
thông tin và truyền thông
Nghiên cứu phát triển các công nghệ hỗ trợ 
NKT tiếp cận công nghệ thông tin và truyền 
thông. Địa phương cần phát triển cơ sở dữ liệu, 
trang tin về NKT, để họ có thể dễ dàng kết nối 
giao lưu trao đổi và chia sẽ lẫn nhau. Xây dựng 
nội dung đào tạo, hướng nghiệp theo các hình 
thức đào tạo mới cho NKT dựa trên công nghệ 
thông tin và truyền thông.
Nguồn lực hỗ trợ NKT
Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế, thu 
hút các chương trình, dự án, sáng kiến của các 
tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài vào 
hoạt động trợ giúp NKT. Đối với trong nước, 
tuyên truyền các chính sách trợ giúp NKT, 
quyền và trách nhiệm của NKT đến cán bộ, 
công chức, viên chức, người dân, các mạnh 
thường quân. Đặc biệt là tuyên truyền phát huy 
truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam “lá 
lành đùm lá rách”, qua đó huy động mọi nguồn 
lực xã hội cùng tham gia trợ giúp NKT.
Tài liệu tham khảo
Điều tra Quốc gia người khuyết tật năm 2016. Nhà xuất bản Thống kê.
Friedman, C., & Owen, A. L. (2017). Defining disability: Understandings of and attitudes towards ableism 
and disability. Disability Studies Quarterly, 37(1).
Grönvik, L. (2009). Defining disability: Effects of disability concepts on research outcomes. International 
Journal of Social Research Methodology, 12(1), 1-18.
Hệ thống các chính sách trợ giúp xã hội. (2018). Nhà xuất bản Thống kê.
Luật Người khuyết tật năm 2010.
Nghị định số 136/2013/NĐ-CP về việc Quy định chính sách trợ giúp xã hội.
Nguyễn, T. Q. (2015). Quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam.
Woodhams, C., & Corby, S. (2003). Defining disability in theory and practice: A critique of the British 
Disability Discrimination Act 1995. Journal of Social Policy, 32, 159.
Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND về việc Quy định mức trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 
2016-2020.

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_hoan_thien_chinh_sach_tro_giup_xa_hoi_doi_voi_nguo.pdf