Giai cấp xã hội dựa theo thu nhập ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, 1998-2018

Dựa trên số liệu khảo sát mức sống dân cư Tổng cục Thống kê, bài viết xem xét

phân tầng xã hội ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 1998-2018 theo hai

hướng. Một, đánh giá sự tiến hóa của tháp phân tầng xã hội theo thu nhập, tức biến đổi

trong phân bố tỷ lệ của sáu giai cấp xã hội dựa theo thu nhập. Hướng thứ nhất chỉ ra xu

hướng biến đổi tích cực, cơ cấu tháp phân tầng biến đổi theo hướng đáng mong muốn.

Hai, đánh giá mức bất bình đẳng thu nhập giữa sáu giai cấp thông qua hệ số chênh

lệch so sánh với giai cấp có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất. Hướng thứ hai

chỉ ra xu hướng tiêu cực, mức chênh lệch thu nhập giữa các giai cấp là cao và có xu

hướng tăng mạnh, nhất là ở giai cấp trên và giai cấp trung lưu trên

Giai cấp xã hội dựa theo thu nhập ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, 1998-2018 trang 1

Trang 1

Giai cấp xã hội dựa theo thu nhập ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, 1998-2018 trang 2

Trang 2

Giai cấp xã hội dựa theo thu nhập ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, 1998-2018 trang 3

Trang 3

Giai cấp xã hội dựa theo thu nhập ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, 1998-2018 trang 4

Trang 4

Giai cấp xã hội dựa theo thu nhập ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, 1998-2018 trang 5

Trang 5

Giai cấp xã hội dựa theo thu nhập ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, 1998-2018 trang 6

Trang 6

Giai cấp xã hội dựa theo thu nhập ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, 1998-2018 trang 7

Trang 7

Giai cấp xã hội dựa theo thu nhập ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, 1998-2018 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 2020
Bạn đang xem tài liệu "Giai cấp xã hội dựa theo thu nhập ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, 1998-2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giai cấp xã hội dựa theo thu nhập ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, 1998-2018

Giai cấp xã hội dựa theo thu nhập ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, 1998-2018
n chú trọng phân tích vốn kinh tế của các giai cấp, ngay cả khi họ 
sử dụng tiếp cận văn hóa của Pierre Bourdieu (Savage và nnk., 2013, 2015a, 2015b; 
Savage, 2016). Ở Việt Nam, bên cạnh Ngân hàng Thế giới có Oxfam (2018) vẫn lấy 
kinh tế làm lát cắt phân tích chính để soi sáng chuyển dịch cơ cấu xã hội. 
Phương pháp chính của bài viết là phân tích dữ liệu cấp hai [secondary analysis, 
phân tích lại những bộ dữ liệu đã có], dùng nguồn số liệu từ ba cuộc điều tra mức sống 
hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 1998, 2008, và 2018 của Tổng cục Thống kê. 
Sử dụng kỹ thuật phân nhóm k-means, nhóm tác giả tạo nên một khung phân loại 
gồm sáu giai cấp xã hội (dựa trên thu nhập), đặt tên là: Giai cấp trên, giữa trên, giữa 
giữa, giữa dưới, dưới trên, và dưới dưới [upper, upper middle, middle middle, lower 
middle, upper lower, lower lower class]. Khi phân tích, sáu giai cấp xã hội cũng được 
gom thành ba tầng xã hội: tầng trên (gồm giai cấp trên và giữa trên), tầng giữa (gồm giai 
cấp giữa giữa và giữa dưới), và tầng dưới (gồm giai cấp dưới trên và dưới dưới). Đôi 
khi, chúng tôi cũng sử dụng thuật ngữ giai cấp trung lưu cho các giai cấp giữa (trung 
lưu trên, trung lưu giữa, và trung lưu dưới). 
Bảng 1 thể hiện diện tích, dân số, và thu nhập bình quân đầu người tháng theo sáu 
vùng kinh tế-xã hội giai đoạn 2010-2018. Từ thu nhập bình quân đầu người, có thể thấy 
mức phát triển kinh tế của Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đứng thứ tư trong 
sáu vùng. Năm 2018, thu nhập bình quân tháng đầu người ở Bắc Trung Bộ và duyên hải 
miền Trung là 3.015.000 VND, bằng 77,8% so với mức bình quân cả nước. Nói cách 
khác, chỉ số đó cho thấy Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là vùng nghèo của Việt 
Nam, chỉ đứng trên Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc. Nhìn theo thời gian, 
thu nhập bình quân tháng đầu người ở Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung năm 
2018 tăng gần ba lần so với 2010, trong khi mức tăng chung cả nước là 2,8 lần. Hai chỉ 
số trên giúp ta hình dung mức độ và tốc độ phát triển kinh tế ở vùng khảo sát. 
6 
Bảng 1. Diện tích, dân số, và thu nhập theo sáu vùng kinh tế-xã hội, 2010-2018 
TT Vùng kinh tế-xã hội Diện tích, 
km2 
Dân số, 
1.000 
người 
Thu nhập bình quân tháng đầu người, 
1.000VND 
2010 2012 2014 2016 2018 
1 Trung du miền núi phía 
Bắc 
95.222,2 12.292,7 905 1.258 1.613 1.963 2.455 
2 Đồng bằng sông Hồng 21.260,0 21.566,4 1.580 2.351 3.265 3.883 3.834 
3 Bắc Trung Bộ và duyên 
hải miền Trung 
95.876,0 20.056,9 1.018 1.505 1.982 2.358 3.015 
4 Tây Nguyên 54.508,3 5.871,0 1.088 1.643 2.008 2.366 2.896 
5 Đông Nam Bộ 23.552,8 17.074,3 2.304 3.173 4.125 4.662 5.709 
6 Đồng bằng sông Cửu Long 40.816,4 17.804,7 1.247 1.797 2.327 2.778 3.588 
 Cả nước 331.235,7 94.666,0 1.387 2.000 2.637 3.098 3.876 
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018: 51-56, 410. 
3. Kết quả phân tích 
Phần này nhận diện cơ cấu giai cấp theo thu nhập ở Bắc Trung Bộ và duyên hải 
miền Trung. Chúng tôi xem xét hai đặc điểm. Thứ nhất, sự thay đổi tỷ lệ định lượng các 
giai cấp và tầng xã hội tạo nên thay đổi của hình dạng phân tầng xã hội qua thời gian. 
Thứ hai, mức chênh lệch thu nhập giữa các giai cấp và tầng xã hội trong giai đoạn 
nghiên cứu. Trong phân tích, chúng tôi cũng so sánh thành thị với nông thôn và ở một 
số chỗ so sánh với các vùng kinh tế-xã hội khác. 
Bảng 2 mô tả cơ cấu sáu giai cấp và ba tầng xã hội theo thu nhập ở vùng Bắc 
Trung Bộ và duyên hải miền Trung giai đoạn 1998-2018. Trong thập niên 2000, cơ cấu 
ba tầng xã hội theo thu nhập vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung vẫn ở dạng 
tháp, phần đáy gần 80% và giảm xuống còn 64% năm 2008. Nó đã tiến hóa sang dạng 
thoi trong thập niên 2010 với phần đáy không đầy 1/3 vào năm 2018. 
Trong hai mươi năm, nhìn chung bốn giai cấp xã hội theo thu nhập ở phía trên 
tháp phân tầng đều tăng tỷ trọng, hai giai cấp ở phía dưới giảm tỷ trọng. Tiến bộ rõ rệt 
hơn cả ở giai cấp trung lưu dưới và giai cấp dưới dưới. Năm 1998, trung lưu dưới chiếm 
tỷ lệ 6,2%, hai mươi năm sau lên 41,3%, tăng 6,7 lần. Con số này ở giai cấp dưới dưới 
là 44,0% và 6,5%, giảm 6,8 lần. Đáng chú ý, giai cấp trên của vùng này tuy nhỏ nhưng 
giảm trong thời kỳ nghiên cứu (1,4% năm 1998 và 0,8% năm 2018), một hiện tượng 
giống vùng Đông Nam Bộ. 
Cơ cấu giai cấp ở khu vực thành thị của vùng này vẫn ở dạng tháp năm 1998, 
phần thân gần 40% và phần đáy gần 60%. Đến 2008, cơ cấu này trở thành hình thoi với 
sự đảo ngược: Phần thân lên tới 66,0% và phần đáy chỉ còn gần 1/3. Đến 2018, dạng 
thoi trở thành đỉnh to đáy nhỏ: Phần thân đã chiếm gần 80%, phần đáy chỉ còn 9,0%, và 
đáng chú ý là phần đỉnh đạt tới 12,4%. Tuy nhiên, câu chuyện nông thôn hơi khác, mặc 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(50)-2021 
7 
dù cũng theo khuôn mẫu tiến bộ chung. Trong mười năm đầu, cơ cấu giai cấp ở nông 
thôn ở dạng tháp, có tiến hóa nhưng không thực sự đáng kể. Tỷ lệ tầng giữa chỉ tăng 
khoảng mười điểm phần trăm, đồng thời tỷ lệ tầng dưới giảm tương tự. Năm 2018 đạt 
được hình thoi, nhưng phần đáy vẫn còn chiếm gần 40%. Tiến bộ thấy rõ ở nông thôn 
chủ yếu ở trung lưu dưới và giai cấp dưới dưới. Sau 20 năm, tỷ lệ trung lưu dưới ở nông 
thôn tăng 7,6 lần và giai cấp dưới dưới giảm 5,7 lần. 
Bảng 2. Tỷ lệ phần trăm sáu giai cấp và ba tầng xã hội theo thu nhập theo thành thị-
nông thôn, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 1998-2018 
TT Phân tầng 
xã hội 
Thành thị Nông thôn Chung 
1998 2008 2018 1998 2008 2018 1998 2008 2018 
A Sáu giai cấp 
1 Trên 1,5 0,6 0,8 0,0 0,0 0,3 0,3 0,2 0,4 
2 Giữa trên 0,8 2,4 11,6 0,2 0,4 2,5 0,3 0,8 4,8 
3 Giữa giữa 29,8 45,8 37,8 10,6 10,8 16,7 14,0 18,5 22,1 
4 Giữa dưới 9,4 20,2 40,7 5,5 15,4 41,6 6,2 16,4 41,3 
5 Dưới trên 35,9 22,5 8,3 35,1 37,1 30,5 35,3 33,9 24,9 
6 Dưới dưới 22,6 8,5 0,7 48,6 36,3 8,5 44,0 30,1 6,5 
 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 
B Ba tầng 
1 Trên 
(A1+2) 
2,3 3,0 12,4 0,2 0,4 2,8 0,6 1,0 5,2 
2 Giữa 
(A3+4) 
39,2 66,0 78,5 16,1 26,2 58,3 20,2 34,9 63,4 
3 Dưới 
(A5+6) 
58,5 31,0 9,0 83,7 73,4 39,0 79,3 64,0 31,4 
 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 
 N (hộ) 360 1.548 603 1.102 540 1.389 1.462 2.088 1.992 
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý từ bộ số liệu gốc: Tổng cục Thống kê. Số liệu điều tra mức sống dân cư năm 
1998, 2008, và 2018. Số liệu gia trọng. 
 Bảng 3 thể hiện thu nhập bình quân đầu người tháng của sáu giai cấp xã hội dựa 
trên thu nhập và hệ số chênh lệch giữa sáu giai cấp đó xét theo thành thị và nông thôn 
trong giai đoạn 1998-2018. Năm 1998, hệ số chênh lệch giữa giai cấp trên so với giai 
cấp dưới dưới là 31,0. Hệ số này là 29,9 năm 2008 và 39,1 năm 2018. Mức bất bình 
đẳng thu nhập vào cuối thập niên 1990 đã rất cao, không thay đổi trong thập niên 2000, 
và đạt mức tăng mới trong thập niên 2010. Vào năm 2018, nhìn chung mỗi giai cấp bậc 
trên có hệ số chênh lệch thu nhập gấp đôi so với giai cấp bậc dưới mình, nhưng mức thu 
nhập bình quân của giai cấp trên gấp 2,8 lần so với giai cấp giữa trên ngay dưới nó. 
So sánh thành thị và nông thôn, điều không ngạc nhiên là thu nhập bình quân đầu 
người tháng nói chung cũng như giữa các giai cấp cùng bậc ở thành thị thường cao hơn 
ở nông thôn và duy trì mức chênh lệch suốt thời gian được khảo sát, tuy có giảm đôi 
8 
chút vào cuối thập niên 2010. Năm 1998 và 2008, thu nhập bình quân đầu người tháng 
ở thành thị cao gấp 1,9 lần ở nông thôn. Con số này là 1,7 lần năm 2018. 
Bảng 3. Thu nhập trung bình và hệ số chênh lệch của sáu giai cấp xã hội dựa trên thu 
nhập theo thành thị-nông thôn, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, 1998-2018 
TT Giai cấp 
xã hội 
Thành thị Nông thôn Chung 
Thu nhập 
trung bình 
Hệ số 
chênh lệch 
Thu nhập 
trung bình 
Hệ số 
chênh lệch 
Thu nhập 
trung bình 
Hệ số 
chênh lệch 
A VLSS 1998 
1 Trên 2970 28.1 - - 2970 31.0 
2 Giữa trên 1337 12.6 1426 15.1 1385 14.5 
3 Giữa giữa 564 5.3 471 5.0 505 5.3 
4 Giữa dưới 307 2.9 308 3.2 307 3.2 
5 Dưới trên 211 2.0 206 2.2 207 2.2 
6 Dưới dưới 106 1,0 95 1,0 96 1,0 
 Chung 352 188 217 
 Mẫu (Hộ) 360 1102 1462 
B VHLSS 2008 
1 Trên 8005 27.5 13532 44.4 9090 29.9 
2 Giữa trên 3734 12.8 4318 14.2 3954 13.0 
3 Giữa giữa 1670 5.7 1503 4.9 1594 5.3 
4 Giữa dưới 922 3.2 906 3.0 911 3.0 
5 Dưới trên 562 1.9 583 1.9 580 1.9 
6 Dưới dưới 292 1,0 305 1,0 304 1,0 
 Chung 1240 652 782 
 Mẫu (Hộ) 540 1548 2088 
C VHLSS 2018 
1 Trên 27411 36.9 22127 35.0 24826 39.1 
2 Giữa trên 8641 11.6 8939 14.1 8756 13.8 
3 Giữa giữa 4840 6.5 4576 7.2 4691 7.4 
4 Giữa dưới 2772 3.7 2647 4.2 2678 4.2 
5 Dưới trên 1455 2.0 1367 2.2 1375 2.2 
6 Dưới dưới 742 1,0 632 1,0 635 1,0 
 Chung 4309 2616 3047 
 Mẫu (Hộ) 603 1,389 1,992 
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý từ bộ số liệu gốc: Tổng cục Thống kê. Số liệu điều tra mức sống dân cư năm 
1998, 2008, và 2018. Chú thích: Thu nhập trung bình: bình quân đầu người/ tháng (1.000 VND). Hệ số 
chênh lệch: So với nhóm thấp nhất =1. Gia trọng số liệu. 
Nhưng điều có thể gây ngạc nhiên là mức bất bình đẳng ở nông thôn nhìn chung 
cao hơn ở thành thị. Năm 1998, hệ số chênh lệch thu nhập của trung lưu trên (giai cấp 
giữa trên) so với giai cấp dưới dưới ở thành thị là 12,6 còn ở nông thôn là 15,1 (Thời 
điểm này không có số liệu của giai cấp trên ở nông thôn). Năm 2008, hệ số chênh lệch 
giữa giai cấp trên và giai cấp dưới dưới ở thành thị là 27,5 nhưng ở nông thôn rất cao: 
44,4. Năm 2018, hai con số này là 36,9 và 35,0. Nhìn vào 2018, hệ số chênh lệch của 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(50)-2021 
9 
mọi giai cấp khác ở nông thôn so với giai cấp dưới dưới đều cao hơn một chút so với ở 
thành thị. Số liệu chỉ ra thực tế khác với cảm nhận thông thường cho rằng mức bất bình 
đẳng thu nhập ở thành thị cao hơn ở nông thôn. 
4. Kết luận 
Bài viết xem xét phân tầng xã hội ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung theo 
hai hướng. Một, đánh giá sự tiến hóa của tháp phân tầng xã hội, tức biến đổi trong phân 
bố tỷ lệ của sáu giai cấp xã hội dựa theo thu nhập. Hai, đánh giá mức bất bình đẳng thu 
nhập giữa sáu giai cấp thông qua hệ số chênh lệch so sánh với giai cấp có thu nhập bình 
quân đầu người thấp nhất. Hướng thứ nhất chỉ ra xu hướng biến đổi tích cực, cơ cấu 
tháp phân tầng biến đổi theo hướng đáng mong muốn. Nhưng hướng thứ hai chỉ ra xu 
hướng tiêu cực, mức chênh lệch thu nhập giữa các giai cấp là cao và có xu hướng tăng 
mạnh, nhất là ở giai cấp trên và giai cấp trung lưu trên. 
Trong thập niên 2000, cơ cấu ba tầng xã hội theo thu nhập vùng Bắc Trung bộ và 
Duyên hải miền Trung ở dạng tháp, nhưng đã thay đổi rõ rệt. Năm 1998, phần đáy gần 
80%, song năm 2008 giảm còn 64%. Nó đã tiến hóa sang dạng thoi trong thập niên 
2010 với phần đáy không đầy 1/3 vào năm 2018. Trong hai mươi năm, bốn giai cấp xã 
hội theo thu nhập ở phía trên tháp phân tầng tăng tỷ trọng, hai giai cấp ở phía dưới giảm 
tỷ trọng. Tiến bộ rõ rệt hơn cả là ở trung lưu dưới và giai cấp dưới dưới. Trong giai 
đoạn 1998-2018, tỷ lệ giai cấp trung lưu dưới tăng 6,7 lần, tỷ lệ giai cấp dưới dưới giảm 
6,8 lần. Tiến hóa của tháp phân tầng xã hội ở nông thôn chậm hơn ở thành thị khoảng 
mười năm. Trong thập niên 2000 nó còn ở dạng tháp, đến 2018 đạt được hình thoi, 
nhưng phần đáy vẫn còn lớn, gần 40%. Tiến bộ thấy rõ ở nông thôn chủ yếu ở trung lưu 
dưới và giai cấp dưới dưới. Sau 20 năm, tỷ lệ trung lưu dưới ở nông thôn tăng 7,6 lần và 
giai cấp dưới dưới giảm 5,7 lần. 
Mức bất bình đẳng thu nhập ở vùng này cuối thập niên 1990 đã rất cao (31 lần 
giữa giai cấp cao nhất và thấp nhất), mức này không thay đổi trong thập niên 2000, và 
đạt mức cao mới cuối thập niên 2010 (39 lần). Năm 2018, nhìn chung thu nhập bình 
quân của một giai cấp có hệ số gấp đôi so với giai cấp bậc dưới mình, nhưng mức thu 
nhập bình quân của giai cấp trên gấp 2,8 lần so với giai cấp giữa trên ngay dưới nó. 
Nhìn chung, thu nhập bình quân của các giai cấp xã hội ở thành thị cao hơn ở nông 
thôn. Nhưng hệ số chênh lệch thu nhập giữa các giai cấp ở nông thôn lại có xu hướng 
cao hơn ở thành thị. 
Kết quả phân tích ở bài này trùng với kết quả nghiên cứu ở một số công trình 
chúng tôi mới công bố (Bùi Thế Cường, 2020; Bùi Thế Cường & Trương Sĩ Ánh, 
2020), gợi ý trong thời gian tới cần một cam kết chính sách mạnh hơn để kiểm soát mức 
bất bình đẳng giữa các giai cấp xã hội. 
10 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bùi Thế Cường (2019). Nghiên cứu cơ cấu giai tầng xã hội Việt Nam thập niên 1980. Tạp 
chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, 12(256), 26-36. Viện Khoa học xã hội vùng 
Nam Bộ. 
[2] Bùi Thế Cường (2020). Giai cấp trung lưu và công nhân lao động Vùng Kinh tế trọng điểm 
phía Nam thập niên 2000. Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, 8(264), 24-41. 
Thành phố Hồ Chí Minh: Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. 
[3] Bùi Thế Cường & Trương Sĩ Ánh (2020). Giai tầng xã hội dựa trên thu nhập ở Việt Nam, 
1998-2018. Tạp chí Xã hội học, 2(150), 20-30. Viện Xã hội học Hà Nội. 
[4] Chu, Ly (2018). The Quest for Research on Social Class in Contemporary Vietnam: 
Overview of Current Approaches and Suggestions for Considering Pierre Bourdieu’s 
Theoretical Framework. Journal of Vietnamese Studies, 13(1), 42-79, Winter. 
[5] Ngân hàng Thế giới (1995). Việt Nam: Đánh giá sự nghèo đói và chiến lược. Ngân hàng thế 
giới, Hà Nội. 
[6] Ngân hàng Thế giới (2020). Báo cáo phát triển Việt Nam 2019. Việt Nam – Kết nối vì phát 
triển và thịnh vượng chung. Ngân hàng thế giới, Hà Nội. 
[7] Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam (2016). Việt Nam 2035: Hướng tới 
thịnh vượng, sáng tạo, công bằng, và dân chủ. Ngân hàng Thế giới, Washington DC. 
[8] Oxfam (2018). Dịch chuyển xã hội và bình đẳng cơ hội tại Việt Nam: Xu hướng và các yếu 
tố tác động. Nxb. Hồng Đức. 
[9] Savage, Mike (2016). The fall and rise of class analysis in British sociology, 1950-2016. 
Tempo social, revista de sociologia da USP, 28(2), 57-72. 
[10] Savage, Mike, Fiona Devine, Niall Cunningham, Mark Taylor, Yaojun Li, Johs 
Hjellbrekke, Brigitte Le Roux, Sam Friedman, & Andrew Miles (2013). A New Model of 
Class Analysis? Findings from the BBC’s Great British Class Survey Experiment. 
Sociology, 47(2), 219-250. SAGE. 
[11] Savage, Mike, Fiona Devine, Niall Cunningham, Sam Friedman, Daniel Laurison, Andrew 
Miles, Helene Snee, & Mark Taylor (2015a). On Social Class, Ano 2014. Sociology, 49(6), 
1011-1030. SAGE. 
[12] Savage, Mike, Niall Cunningham, Fiona Devine, Sam Friedman, Daniel Laurison, Lisa 
McKenzie, Andrew Miles, Helene Snee, & Paul Wakeling (2015b). Social Class in the 21
st
Century: A Pelican Introduction. Pelican an imprint of Penguin Books. 
[13] Tan, Ern Ser (2004). Does Class Matter? Social Stratification and Orientations in 
Singapore. World Scientific Publishing Co. Pte. Ltd. 
[14] Tan, Ern Ser (July, 2015). Class and Social Orientations: Key Findings from the Social 
Stratification Survey 2011. IPS Exchange, Number 4, National University of Singapore. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_cap_xa_hoi_dua_theo_thu_nhap_o_bac_trung_bo_va_duyen_ha.pdf