Gia tăng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu - phát triển (R&D), xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, gia tăng đầu tư cho nghiên cứu – phát

triển (R&D) được coi là yêu cầu tất yếu của các doanh nghiệp và nền kinh tế nhằm thúc

đẩy năng lực cạnh tranh và nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bài viết tập

trung làm rõ khái niệm R&D, các loại hoạt động R&D, xu hướng đầu tư cho hoạt động

R&D trên thế giới và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Gia tăng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu - phát triển (R&D), xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa trang 1

Trang 1

Gia tăng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu - phát triển (R&D), xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa trang 2

Trang 2

Gia tăng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu - phát triển (R&D), xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa trang 3

Trang 3

Gia tăng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu - phát triển (R&D), xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa trang 4

Trang 4

Gia tăng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu - phát triển (R&D), xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa trang 5

Trang 5

Gia tăng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu - phát triển (R&D), xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa trang 6

Trang 6

Gia tăng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu - phát triển (R&D), xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 2560
Bạn đang xem tài liệu "Gia tăng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu - phát triển (R&D), xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gia tăng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu - phát triển (R&D), xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa

Gia tăng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu - phát triển (R&D), xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa
 quốc gia trên thế 
giới đã chứng tỏ điều này. 
Nhật Bản và Hàn Quốc vốn là những quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên, nhưng 
đã có những bước bứt phá ngoạn mục để trở thành một trong những nền kinh tế lớn của thế 
giới. Trong nhiều năm liền, Nhật Bản luôn giữ vững vị trí là nền kinh tế lớn thứ hai trên 
toàn thế giới. Còn Hàn Quốc, tuy là nước đi sau so với các quốc gia châu Âu, lại phải gánh 
chịu hậu quả của chiến tranh hai miền Triều Tiên (1950 – 1953), song với bước phát triển 
thần kỳ, đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 12 trên thế giới. Một trong những nguyên nhân 
quan trọng tạo nên kỳ tích trong phát triển kinh tế của hai quốc gia này là chính sách đầu tư 
đúng hướng vào R&D. Trong danh sách các quốc gia chi mạnh cho R&D trong những năm 
gần đây, không thể không nhắc đến Trung Quốc. Năm 2002, Trung Quốc chỉ dành 1,1% 
GDP để đầu tư cho R&D thì đến năm 2015, con số này đã đạt mức 2,07%. Trong đó, các 
doanh nghiệp, mà dẫn đầu là khu vực chế tạo, máy tính và truyền thông, đã mạnh dạn chi 
1.090 tỷ NDT cho R&D, chiếm 76,8% tổng vốn đầu tư cho R&D [3]. 
1 Nhận bài ngày 30.11.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.12.2016 
Liên hệ tác giả: Nguyễn Ngọc Dung; Email: nndung@daihocthudo.edu.vn 
100 TRNG I HC TH  H NI 
Tuy nhiên, ở Việt Nam, tổng chi cho R&D còn khá hạn hẹp (chiếm khoảng 0,2% 
GDP), trong đó chủ yếu là nguồn đầu tư của Chính phủ và doanh nghiệp FDI. Theo Tổng 
cục thống kê, trong tổng số 7.450 doanh nghiệp tham gia khảo sát về công nghệ, chỉ có 464 
doanh nghiệp có triển khai hoạt động R&D (chiếm 6,23%) [4]. Kết quả này cho thấy còn 
một tỷ lệ lớn doanh nghiệp chưa quan tâm đến các hoạt động R&D. Đây là một hạn chế 
lớn của các doanh nghiệp Việt Nam và của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập 
quốc tế hiện nay. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Khái quát về hoạt động R&D 
R&D là chữ viết tắt của “Research and Development”, có nghĩa là nghiên cứu và phát 
Theo OECD (2002), R&D là “các hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách có hệ 
thống để tăng cường vốn tri thức, bao gồm tri thức về con người, văn hoá, xã hội, và sử 
dụng vốn tri thức này để tìm ra các ứng dụng mới”. Định nghĩa này cho thấy các yếu tố 
đặc trưng của hoạt động R&D, bao gồm yếu tố sáng tạo, tính mới hoặc đổi mới, sử dụng 
phương pháp khoa học và sản sinh ra kiến thức mới. 
Căn cứ vào giai đoạn nghiên cứu, hoạt động R&D bao gồm ba loại: nghiên cứu cơ 
bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai. Xin xem hình 1 dưới đây: 
Hình 1. Phân loại hoạt động R&D 
(Nguồn: Vũ Cao Đàm, Đánh giá nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học Kỹ thuật, 2007) 
D
NGHIÊN CỨU CƠ BẢN 
 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG 
TRIỂN KHAI 
R
&
D
 R
Nghiên cứu cơ bản 
thuần túy 
Nghiên cứu cơ bản 
định lượng 
Tạo vật mẫu 
(Prototype) 
Tạo quy trình sản 
xuất vật mẫu (pilot) 
Sản xuất thử loại nhỏ 
(serie 0) 
Nghiên cứu 
nền tảng 
Nghiên cứu 
chuyên đề 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 101 
- Nghiên cứu cơ bản (Fundamental Research) là những nghiên cứu nhằm phát hiện 
thuộc tính, cấu trúc, động thái của sự vật; sự tương tác bên trong sự vật; và mối liên hệ 
giữa sự vật này với sự vật khác. Sản phẩm của nghiên cứu cơ bản là các báo cáo khoa học, 
các công trình công bố mang tính lý thuyết về các khái niệm, học thuyết, định lý, quy tắc, 
sơ đồ thiết kế, chương trình xử lý thông tin; số liệu thống kê; các đánh giá tổng quát; kết 
quả dự báo... 
- Nghiên cứu ứng dụng (Applied research) là sự vận dụng các quy luật được phát hiện 
từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật, tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp 
và áp dụng chúng vào sản xuất, đời sống. Giải pháp được hiểu theo một nghĩa rộng nhất 
của thuật ngữ này, bao gồm giải pháp về công nghệ và giải pháp xã hội. Một số giải pháp 
công nghệ có thể trở thành sáng chế. Để các kết quả nghiên cứu ứng dụng được áp dụng 
vào sản xuất và đời sống, đòi hỏi phải tiến hành một loại hình nghiên cứu khác, đó là 
triển khai. 
- Triển khai (Technological experimental development) là việc sử dụng hệ thống các 
tri thức cũng như những hiểu biết thu được từ việc nghiên cứu để có thể sản xuất ra các vật 
liệu, thiết bị, hệ thống, phương pháp hữu ích, bao gồm cả việc thiết kế và phát triển các 
nguyên mẫu và quy trình công nghệ. 
2.2. Xu hướng đầu tư cho R&D trên thế giới 
Nghiên cứu và phát triển (R&D) là một trong những cơ sở của sự đổi mới, trở thành 
một phần không thể thiếu trong quá trình học hỏi công nghệ, đặc biệt là đối với những 
công nghệ phức tạp và thay đổi nhanh chóng. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy đổi mới sáng 
tạo giữ vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, đồng thời là yếu tố cốt lõi để góp 
phần tạo thêm việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mỗi nước sẽ đi theo nhiều 
quỹ đạo phát triển khác nhau, tùy thuộc vào khả năng nhận biết và nắm bắt tiến bộ công 
nghệ của họ. Do đó, hoạt động R&D đã, đang và sẽ là mối quan tâm đặc biệt của hầu hết 
các quốc gia, dù là nước công nghiệp phát triển hay nước đang phát triển. Các nghiên cứu 
thực tiễn cũng cho thấy có mối quan hệ trực tiếp giữa hoạt động R&D với sự tăng trưởng. 
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, R&D là nhân tố quyết định sự thành công của 
nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới. Nhờ sự đầu tư đúng đắn vào các 
hoạt động R&D mà các quốc gia, tập đoàn, công ty này luôn dẫn đầu về công nghệ, qua đó 
tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp và cho toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vai trò 
quan trọng như vậy, nên đầu tư cho R&D ở nhiều quốc gia đã không ngừng gia tăng qua 
các năm. 
102 TRNG I HC TH  H NI 
Hình 2. Tỉ lệ đầu tư cho R&D/GDP của Hàn Quốc qua các năm 
Hàn Quốc là trường hợp điển hình cho bài học thành công từ thúc đẩy hoạt động 
R&D. Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), Hàn Quốc đã chi 
4,29 % GDP cho R&D trong năm 2014, tiếp theo là Israel (4,11%) và Nhật Bản (3,58%). 
Từ năm 2013, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển khoa học 
công nghệ (KHCN) giai đoạn 2013 - 2015, bao gồm năm chiến lược lớn: (1) mở rộng và 
nâng cao hiệu quả của đầu tư R&D quốc gia; (2) phát triển công nghệ chiến lược quốc gia; 
(3) nâng cao năng lực sáng tạo trung và dài hạn; (4) hỗ trợ việc tạo ra các ngành công 
nghiệp mới và (5) tạo thêm nhiều vị trí việc làm trong ngành KHCN. Với chương trình này 
và những khoản đầu tư lớn từ Chính phủ, Hàn Quốc hy vọng nâng tỷ lệ đầu tư cho R&D 
toàn xã hội đạt con số 5,0% GDP vào cuối năm 2017. Theo một báo cáo của OECD về số 
lượng các công bố khoa học 10 năm qua, Hàn Quốc chỉ chiếm vị trí trung bình (thứ 12 
trong bảng xếp hạng sau Australia). Tuy nhiên, Hàn Quốc được xếp thứ hạng cao trong 
việc sáng tạo công nghệ đột phá, bao gồm công nghệ truyền dữ liệu và công nghệ chăm sóc 
sức khoẻ. Số lượng bằng sáng chế trong các lĩnh vực mạng lưới thiết bị kết nối Internet 
(Internet of Things), dữ liệu lớn, điện toán lượng tử và viễn thông của Hàn Quốc chiếm 
14% tổng số bằng sáng chế quốc tế. 
Đối với các tập đoàn và công ty lớn trên thế giới, đặc biệt đối với các doanh nghiệp 
lựa chọn lĩnh vực công nghệ cao, thì đầu tư cho R&D cũng là một yêu cầu tất yếu nhằm 
khẳng định và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Theo kết quả khảo sát 
Globat Innovation vào năm 2009 tại hơn 400 công ty trên khắp thế giới về mối quan hệ 
giữa đầu tư R&D và hiệu quả doanh nghiệp, thì top 10 công ty đổi mới nhất và có hiệu quả 
sản xuất kinh doanh tốt nhất cũng đồng thời là top 10 công ty chi cho R&D mạnh nhất. 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 103 
Hình 3. Đầu tư cho R&D của Huawei, Apple và Samsung giai đoạn 2010-2015 
Có thể nói, thành công vượt trội từ R&D phải kể đến trường hợp tập đoàn Huawei của 
Trung Quốc. Từ một đại lý nhỏ chuyên phân phối các sản phẩm của một công ty tại Hồng 
Công, với chiến lược đầu tư mạnh vào R&D, Huawei đã từng bước khẳng định vị thế của 
mình trên thị trường thiết bị viễn thông và trở thành “ông trùm” trong lĩnh vực này. Không 
dừng ở đó, Huawei tiếp tục mở rộng sang lĩnh vực sản xuất thiết bị di động trong ba năm 
gần đây và bất ngờ vươn lên vị trí số 3 thế giới về sản xuất Smartphone (sau Samsung và 
Apple). Huawei hiện có khoảng 16 trung tâm R&D trên toàn cầu với chiến lược tận dụng 
lợi thế của từng quốc gia khác nhau như Ý, Thụy Điển, Ireland, Nga, Ấn Độ... để phát triển 
và phân bố chi phí đầu tư. Trong năm 2015, Huawei cũng là công ty số 1 thế giới về số 
lượng các bằng sáng chế mới được đăng ký. Đối thủ bị bỏ xa phía sau là Qualcomm và 
Samsung, trong khi đó Apple không có mặt trong danh sách này. 
2.3. Thực trang hoạt động R&D ở Việt Nam và hướng đề xuất 
Xét về tiềm năng, Việt Nam có nhiều điều kiện để thúc đẩy hoạt động R&D và đổi 
mới sáng tạo. Theo kết quả chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA 2012 của Tổ chức 
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Việt Nam xếp thứ 8 về điểm số môn khoa học trong 
số 65 quốc gia tham gia chương trình PISA 2012. Kết quả này cùng với thành tích cao của 
các đoàn học sinh Việt Nam tham dự các cuộc thi Olympic toán học, hóa học, vật lý thời 
gian qua cho thấy tiềm năng về nguồn nhân lực của ngành KHCN Việt Nam. Bên cạnh đó, 
cơ chế, chính sách pháp luật về KHCN liên tục được hoàn thiện và đổi mới, trong đó có 
nhiều chính sách khuyến khích hoạt động R&D, cùng sự hoạt động của hàng nghìn cơ sở, 
viện, trường, trung tâm có chức năng R&D trên cả nước. Tuy vậy, chúng ta chưa ý thức 
đầy đủ và phát huy được tiềm năng, lợi thế của hoạt động R&D và đổi mới sáng tạo trong 
việc tạo động lực kéo cỗ máy kinh tế vĩ mô chuyển động theo hướng tăng trưởng cao, 
bền vững. 
104 TRNG I HC TH  H NI 
Nhìn chung, các kết quả và thành tựu KHCN mới chỉ nằm ở góc độ nghiên cứu lý 
thuyết hoặc tiền khả thi. Việt Nam chưa có khả năng huy động và sử dụng các kiến thức 
mới, thành tựu KHCN mới cho các mục đích xã hội và thương mại. Chúng ta cũng chưa 
làm chủ được các loại công nghệ nguồn, công nghệ cao để có thể thúc đẩy sự phát triển về 
chất của hoạt động KHCN. Theo bà Vũ Lan Anh, Chuyên gia phát triển con người của 
Ngân hàng Thế giới, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do giáo dục và đào tạo chưa gắn 
kết với nhu cầu thị trường; chính sách đãi ngộ đối với người tài chưa thỏa đáng, chưa có 
tác dụng, dẫn tới “chảy máu chất xám”, làm cho lợi thế vốn con người đã không được phát 
huy tích cực, trở thành rào cản của quá trình đổi mới, sáng tạo. 
So với các nước trên thế giới, tỉ lệ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của Việt Nam ở 
mức khá khiêm tốn (0,2% GDP trong năm 2015), chỉ bằng tỉ lệ của Campuchia, thấp hơn 5 
lần so với Ấn Độ, 10 lần so với Trung Quốc và 20 lần so với Hàn Quốc. Còn nếu xét dưới 
góc độ doanh nghiệp, thì mức đầu tư này lại càng ít hơn, chỉ khoảng 0,01% doanh thu. Đa 
số các doanh nghiệp Việt Nam chưa có tổ chức R&D, chưa quan tâm và chưa chủ động 
trong hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ, phát triển sản phẩm, dịch vụ và các 
hoạt động đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh 
doanh. Các doanh nghiệp có thực hiện các hoạt động R&D thì chủ yếu nhằm mục đích nội 
bộ (71,2%). Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp thực hiện hoạt động nghiên cứu nhằm 
giải quyết một vấn đề cụ thể, đã xác định rõ và chỉ ảnh hưởng đến bản thân doanh nghiệp. 
Có 28,8% doanh nghiệp thực hiện các hoạt động nghiên cứu nhằm mục đích hướng tới sự 
đổi mới chung và không hướng tới một sản phẩm đầu ra cụ thể nào. Đa số các hoạt động 
R&D là hướng đến một công nghệ mới hay một sản phẩm mới chỉ với doanh nghiệp 
(43,5%), hoặc mới đối với thị trường trong nước (53,2%). Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (3%) 
các doanh nghiệp hy vọng các hoạt động R&D của mình sẽ mang đến những sản phẩm hay 
công nghệ mới đối với thị trường thế giới [4]. 
Mọi hạn chế trong hoạt động R&D, suy cho cùng, đều xuất phát từ nguyên nhân cốt 
lõi, đó là thiếu vốn tài chính và vốn nhân lực. Do vậy, để thúc đẩy hoạt động R&D ở Việt 
Nam, trước hết cần phải cải thiện nguồn nhân lực. Theo đó, cần đổi mới giáo dục theo 
hướng chủ động, thúc đẩy năng lực sáng tạo, kỹ năng kết nối, tăng cường sự liên kết theo 
chuỗi giữa nhà trường, viện nghiên cứu và doanh nghiệp. Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế 
đặc biệt, thu hút người tài trong và ngoài nước làm việc và nghiên cứu tại Việt Nam, đẩy 
mạnh hoạt động trao đổi sinh viên và hợp tác quốc tế về R&D... nhằm cung cấp nguồn 
nhân lực làm R&D chất lượng cao cho nền kinh tế. Song song với đó, các chính sách hỗ 
trợ từ Nhà nước cần cụ thể hóa bằng việc hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy 
đổi mới, sáng tạo, hội nhập và liên kết trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; 
áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp KHCN v.v... 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 105 
3. KẾT LUẬN 
Trong xu thế phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ hiện nay, đầu tư cho 
nghiên cứu và phát triển (R&D) đóng vai trò then chốt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất 
kinh doanh và phát triển bền vững doanh nghiệp; là công cụ đắc lực cho công cuộc chuyển 
đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc 
gia. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có một mối quan hệ thuận chiều giữa đầu tư cho R&D và 
tốc độ tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Đã đến lúc các 
doanh nghiệp Việt Nam cần coi R&D là hoạt động sống còn trong bối cảnh toàn cầu hóa 
hiện nay và Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách thiết thực và hiệu quả hơn nhằm 
thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo nói chung và R&D nói riêng trong thời gian tới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vũ Cao Đàm (2007), Đánh giá nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 
2. Nguyễn Thị Làn (2012), Phân tích và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh công tác R&D tại 
Viện Công nghệ thực phẩm, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 
3. Lương Minh Huấn, Thực trạng đầu tư cho KH&CN của doanh nghiệp Việt Nam, Cổng Thông 
tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc,  
4. Đặng Ngọc Minh, Đầu tư cho R&D và đổi mới sáng tạo- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh 
tranh của doanh nghiệp, trang Thông tin điện tử của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật 
Việt Nam (VUSTA),  
5. Hoàng Văn Tuyên (2009), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu và 
phát triển của doanh nghiệp, Đề tài KHCN cấp Cơ sở - Viện Chiến lược và Chính sách 
KHCN. 
INCREASING THE INVESTMENT IN RESEARCH – 
DEVELOPMENT ACTIVITIES – THE INDISPENSABLE TREND 
IN THE CONTEXT OF GLOBALIZATION 
Abstract: In the context of globalization, increasing investment in research - development 
(R&D) is considered as necessary requirement of enterprises and economies in order to 
boost their competitiveness and position in the global value chain. In this paper, we focus 
on clarifying the concept of R&D, the types of R&D activities, the trend of investment in 
R&D of the world and the issues of Vietnam. 
Keywords: R&D; Reasearch & Development; Innovation; Science and Technology 

File đính kèm:

  • pdfgia_tang_dau_tu_cho_hoat_dong_nghien_cuu_phat_trien_rd_xu_th.pdf