Dự án Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nước mắm tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
01 | Cơ sở dự án
Thông tin chung
◦ Là một trong những xã nghèo của huyện Cẩm Xuyên
(tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm hơn 34,6%),
nghề sinh kế chính của người dân chủ yếu là Ngư
nghiệp là nghề phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên và
nghề chế biến nước mắm.
◦ Trong những năm gần đây với sự biến đổi của khí
hậu và sự phát triển của các dự án đầu tư nước
ngoài trong đó có sự khai thác cát tại vùng biển
“Nghề sinh kế
chính của người
dân phụ thuộc
hoàn toàn vào tự
nhiên và nghề chế
biến nước mắm”
trong đó đóng góp bằng tiền của :
• UBND tỉnh: 200.000.000 VNĐ
• UBND huyện Cẩm Xuyên: 100.000.000 VNĐ
• UBND xã Cẩm Nhượng: 200.000.000 VNĐ
• Dự án Phát triển Nông ngthiệp bền vững cho người
nghèo (SRDP): 200.000.000 VNĐ
• Các hộ dân: 300.000.000 VNĐ
24 tháng bắt đầu từ Tháng 9/2014 kết thúc dự kiến
tháng 12/2016
Tên dự án:
Mã số dự án:
Tổ chức thực hiện:
Địa điểm dự án:
Kinh phí GEF/SGP tài trợ:
Kinh phí đóng góp từ các
nguồn khác:
Thời gian thực hiện:4 5
Công nghệ chế biến nước mắm theo phương pháp cũ (trái) gây
ô nhiễm môi trường dân cư, thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm,
lao động nặng nhọc với năng suất thấp.
ngang làm cho hệ sinh thái vùng biển nơi đây bị biến động, người dân không còn
khai thác thủy sản thuận lợi như các năm trước đây, nghề truyền thống ngư nghiệp
ngày càng gặp khó khăn, đời sống người dân ngày càng giảm sút về chất lượng và
tinh thần.
◦ Cùng với sự khó khăn về nghề ngư nghiệp thì nghề sản xuất và chế biến nước mắm
của người dân cũng đối mặt với những khó khăn về sản xuất, tiêu thụ và tiếp cận
thị trường. Đặc biệt, công nghệ chế biến nước mắm theo phương pháp cũ không
tận dụng được một cách hợp lý năng lượng mặt trời trong quá trình chế biến nên
gây ô nhiễm môi trường dân cư, thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm, lao động nặng
nhọc với năng suất thấp.
◦ Việc cải thiện công nghệ chế biến nước mắm bằng cách tận dụng hợp lý năng
lượng mặt trời giúp cải thiện môi trường sống và làm việc, giảm nhân công lao
động nặng nhọc, đem lại năng suất lớn hơn qua đó có thể tăng cường năng lực
cho người dân thích ứng với các vấn đề biến đổi khí hậu của vùng dân cư ven biển
như xã Cẩm Nhượng. Sự thành công và những cải thiện mới cũng có khả năng
nhân rộng ra các vùng miền ven biển khác đem lại lợi ích lớn hơn về thích ứng với
biến đổi khí hậu của người dân.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Dự án Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nước mắm tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
ó có sự khai thác cát tại vùng biển “Nghề sinh kế chính của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên và nghề chế biến nước mắm” trong đó đóng góp bằng tiền của : • UBND tỉnh: 200.000.000 VNĐ • UBND huyện Cẩm Xuyên: 100.000.000 VNĐ • UBND xã Cẩm Nhượng: 200.000.000 VNĐ • Dự án Phát triển Nông ngthiệp bền vững cho người nghèo (SRDP): 200.000.000 VNĐ • Các hộ dân: 300.000.000 VNĐ 24 tháng bắt đầu từ Tháng 9/2014 kết thúc dự kiến tháng 12/2016 Tên dự án: Mã số dự án: Tổ chức thực hiện: Địa điểm dự án: Kinh phí GEF/SGP tài trợ: Kinh phí đóng góp từ các nguồn khác: Thời gian thực hiện: 4 5 Công nghệ chế biến nước mắm theo phương pháp cũ (trái) gây ô nhiễm môi trường dân cư, thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm, lao động nặng nhọc với năng suất thấp. ngang làm cho hệ sinh thái vùng biển nơi đây bị biến động, người dân không còn khai thác thủy sản thuận lợi như các năm trước đây, nghề truyền thống ngư nghiệp ngày càng gặp khó khăn, đời sống người dân ngày càng giảm sút về chất lượng và tinh thần. ◦ Cùng với sự khó khăn về nghề ngư nghiệp thì nghề sản xuất và chế biến nước mắm của người dân cũng đối mặt với những khó khăn về sản xuất, tiêu thụ và tiếp cận thị trường. Đặc biệt, công nghệ chế biến nước mắm theo phương pháp cũ không tận dụng được một cách hợp lý năng lượng mặt trời trong quá trình chế biến nên gây ô nhiễm môi trường dân cư, thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm, lao động nặng nhọc với năng suất thấp. ◦ Việc cải thiện công nghệ chế biến nước mắm bằng cách tận dụng hợp lý năng lượng mặt trời giúp cải thiện môi trường sống và làm việc, giảm nhân công lao động nặng nhọc, đem lại năng suất lớn hơn qua đó có thể tăng cường năng lực cho người dân thích ứng với các vấn đề biến đổi khí hậu của vùng dân cư ven biển như xã Cẩm Nhượng. Sự thành công và những cải thiện mới cũng có khả năng nhân rộng ra các vùng miền ven biển khác đem lại lợi ích lớn hơn về thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân. 02 | KẾT QUẢ nỔI BẬT ◦ Tổ chức 20 lớp đào tạo nghề cho 500 người dân bao gồm lý thuyết và thực hành về kỹ thuật sản xuất và chế biến nước mắm và ứng dụng hệ thống thu năng lượng mặt trời trong nghề sản xuất và chế biến nước mắm. ◦ Thành lập một Hợp tác xã sản xuất nước mắm bằng năng lượng mặt trời, thúc đẩy phát triển mô hình liên kết kinh tế tập thể ở địa phương trong việc sản xuất và tiêu thụ nước mắm ◦ Xây dựng 20 mô hình trình diễn về ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất và chế biến nước mắm. ◦ Xây dựng thương hiệu, đăng ký chất lượng sản phẩm cho 20 mô hình được xây dựng. dự án nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho người dân xã Cẩm nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh thông qua tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng hệ thống ứng dụng năng lượng mặt trời vào quá trình sản xuất và chế biến nước mắm nhằm tạo nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình chế biến nước mắm hướng tới nâng cao chất lượng của sản phẩm và tạo tiền đề phát triển bền vững cho người dân MụC TIêU dự án 6 7 Hệ thống sản xuất nước mắm sử dụng năng lượng mặt trời nhằm thay thế cách thức truyền thống trong sản xuất nước mắm (xem hình 1). Hình 1. Mô hình sản xuất nước mắm bằng năng lượng mặt trời. ◦ Thùng chứa cá bằng thép không gỉ Inox 304 dày 0,8mm có chiều cao 1,26m; đường kính 1,2m có thể muối cho 1,5 – 1,7 tấn cá/mẻ tùy theo cách thức chế biến. ◦ Tấm thu năng lượng mặt trời kích thước 1,2 x 1,2m ◦ Bơm tuần hoàn công suất 500 – 1000 lit/giờ tiêu hao 23Wh/giờ. ◦ Các hệ thống đường ống, tấm đậy bộ lọc v.v. 03 | ngUyên lý HoạT động Của Hệ THống nHư saU ◦ Cá được ướp muối tại thùng chứa cá sau 2 ngày đã tạo ra nước ban đầu phía dưới thùng được đưa qua hệ thống lọc và bơm vào tấm thu năng lượng mặt trời bằng bơm tuần hoàn. ◦ Tấm thu năng lượng mặt trời với kết cấu làm từ ống inox có sơn đen với kính phủ trên có nhiệm vụ hấp thu năng lượng mặt trời làm tăng nhiệt độ nước cốt chiết xuất ra từ thùng chứa lên nhiệt độ tối ưu cho quá trình lên men và tuần hoàn quay trở lại bể từ phía trên một cách liên tục. ◦ Nước quay trở lại thùng sẽ lại ngấm qua các lớp cá trong thùng một cách đồng đều đảm bảo quá trình lên men liên tục, đồng đều thay thế quá trình náo đảo và giang phơi theo phương pháp truyền thống theo đó nước trích xuất ra sẽ được chứa vào chậu và phơi dưới ánh nắng mặt trời rồi đổ vào thùng chứa một cách thủ công. ◦ Tùy vào điều kiện cụ thể mà ta cho hệ thống hoạt động, khi nào nước mắm chảy ra từ ống lọc có nhiệt độ khoảng 42oC thì cho hệ thống dừng hoạt động (che phủ tấm thu nhiệt, cho bơm hoạt động thêm 1h để điều nhiệt rồi tắt máy). Mỗi hệ thống bao gồM 8 9 04 | CáC pHáT KIẾn MớI Với kết cấu và phương thức làm việc của hệ thống như vậy, việc sản xuất nước mắm của các hộ dân đã được cải thiện đáng kể như sau: ◦ Để nâng cao nhận thức và kỹ năng tay nghề cho người dân về kỹ thuật sản xuất và chế biến nước mắm, dự án cũng đã tổ chức 10 lớp đào tạo nghề cho 500 người dân bao gồm lý thuyết và thực hành về kỹ thuật sản xuất và chế biến nước mắm và ứng dụng hệ thống thu năng lượng mặt trời trong nghề sản xuất và chế biến nước mắm. Việc nắm vững kỹ năng tay nghề và lý thuyết giúp đảm bảo chất lượng nước mắm được ổn định đồng thời giúp cho người dân nhận thức được những ưu điểm của hệ thống mới trên phương diện nâng cao chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu công lao động nặng nhọc. 1000 cuốn tài liệu hướng dẫn quy trình công nghệ sản xuất nước mắm sử dụng năng lượng mặt trời đã được biên soạn và cung cấp cho địa phương nhằm làm cơ sở cho việc sử dụng và phát triển hệ thống một cách bền vững. ◦ Dự án đã bám sát mục tiêu nhất quán là tăng cường năng lực, phát triển sinh kế bền vững và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho cộng đồng ở xã Cẩm Nhượng. Với cách tiếp cận từ dưới lên, có kế hoạch hoạt động hàng quý, năm và bám sát theo kế hoạch đã xây dựng. Dự án đã có sự lồng ghép giữa hoạt động truyền thông và tập huấn kỹ thuật với hoạt động trình diễn đã giúp nhân dân trong vùng tiếp cận được các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất, chế biến nước mắm; khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên để góp phần nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH. Thay thế hoàn toàn công náo đảo và giang phơi nước mắm trước đây thực hiện bằng công tác thủ công chuyển sang sử dụng bơm do đó việc sản xuất nước mắm giảm bớt được công lao động nặng nhọc. Do toàn bộ hệ thống từ thùng chứa đến bộ thu năng lượng mặt trời là kín nên tránh được mùi, không ruồi nhặng qua đó cải thiện đáng kể môi trường sống và nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm. Quá trình sản xuất do ổn định được nhiệt độ ở mức tối ưu, nước được tuần hoàn liên tục không ngắt quãng nên chất lượng nước mắm ổn định thể hiện ở mùi thơm và nồng độ đạm của nước mắm cao. Thời gian cho 1 mẻ nước mắm rút ngắn lại từ 12 tháng còn 9 tháng và diện tích chiếm chỗ giảm đi với cùng công suất sản xuất. 05 | TáC động KInH TẾ Xã HộI và MôI Trường Của dự án Dự án khi thực hiện đã có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương mà người được hưởng lợi chính là các hộ sản xuất nước mắm với lao động đa số là nữ đã giảm được công lao động nặng nhọc đồng thời giúp cải thiện môi trường quan trọng cho làng nghề. Các mô hình trình diễn khi thực hiện trên 20 hộ dân với 27 modul trong khu quy hoạch làng nghề chung của hợp tác xã đã tạo ra một phương thức sản xuất mới cho làng nghề với kết quả vượt trội có thể so sánh được giữa phương pháp cũ và phương pháp mới. Đây là hạt giống tốt cho quá trình nhân rộng về sau của làng nghề. Những điểm nhấn sau của mô hình mới có tác động tốt lên điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của làng nghề. ◦ Địa điểm thực hiện mô hình trình diễn là khu vực sản xuất tập trung trong cụm công nghiệp làng nghề của xã theo đó kết quả đạt được có khả năng đánh giá, phân biệt rõ ràng với số lượng lớn. những điểM nhấn của Mô hình Mới 10 11 ◦ Yếu tố ô nhiễm mùi đặc trưng của quá trình sản xuất được giảm thiểu một cách rõ ràng do hệ thống hoàn toàn kín so với hệ thống sản xuất truyền thống luôn phải để hở. ◦ Yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được nâng cấp một cách rõ rệt do hệ thống là kín không cho phép các loại côn trùng (ruồi, nhặng) tiếp xúc và điều này có thể minh chứng rõ ràng khi so sánh giữa 2 hệ thống sản xuất cũ và mới. ◦ Yếu tố chất lượng sản phẩm cũng được nâng cấp rõ ràng do quá trình náo đảo được thực hiện một cách liên tục bằng bơm tốt hơn việc thực hiện một cách gián đoạn hơn bằng thủ công. Kết quả của nó là nước mắm có độ đạm cao hơn 3% với cùng nguyên liệu đầu vào và giá thành sản phẩm đã tăng được khoảng 10.000 đồng/ lít. ◦ Hiệu quả kinh tế của mô hình mới đem lại là tốt với lợi nhuận ròng của quá trình sản xuất là 244 triệu đồng cho 20 mô hình trong 1 vụ sản xuất 9 tháng đã tính đến khấu hao cho việc đầu tư toàn bộ một hệ thống sản xuất trong vòng 5 năm. những thành quả cụ thể Trên cơ sở hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và môi trường của mô hình trình diễn, các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, tập huấn được tổ chức tốt đem lại những hiệu quả kinh tế xã hội bền vững cho làng nghề với những thành quả cụ thể sau. ◦ 10 lớp đào tạo nghề cho gần 500 người theo hình thức kết hợp giữa lý thuyết và thực hành về kỹ thuật sản xuất và chế biến nước mắm và tác động, hiệu quả của công nghệ ứng dụng năng lượng mặt trời có cấp chứng chỉ chứng nhận đào tạo nghề. Theo đó 70% trong số được đào tạo thay đổi nhận thức và hành vy về kỹ thuật và quy trình sản xuất và chế biến nước mắm ◦ 1.000 cuốn tài liệu về kỹ thuật sản xuất và chế biến nước mắm được biên soạn và cung cấp cho địa phương và người dân ◦ Các nội dung tuyên truyền, tập huấn của dự án cũng được lồng ghép với các hoạt động tuyên truyền theo chương trình của huyện, Dự án IFAD-SRDP (dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo của Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp) nhằm tối đa hóa khả năng truyền tải, tiếp thu kiến thức về khoa học công nghệ cho cộng đồng, điều đặc biệt là đối tượng hưởng lợi của hoạt động trên chủ yếu là nữ giới (trên 90%) ◦ Đã thành lập Hợp tác xã nước mắm mang tên Nam Hải, tổ chức đại hội bầu các chức danh quản lý, kiểm soát. Hiện nay đang xúc tiến làm các thủ tục đăng ký mã vạch, công bố chất lượng, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chung của hợp tác xã. Việc thành lập hợp tác xã cũng tạo ra điều kiện cho việc phát triển nghề, tăng cường các hoạt động giao lưu trao đổi kinh nghiệm, có sự hợp tác tốt hơn trong việc thu mua nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm. ◦ Đã thành lập được ban quản lý vốn vay, hình thành được quỹ cho vay vốn xây dựng mô hình theo hình thức quay vòng cho các hộ dân. ◦ Việc nhân rộng mô hình với sự hỗ trợ của vốn vay, vốn tự có trên cơ sở nhận thức cao của cộng đồng về kỹ thuật sản xuất nước mắm sẽ đem lại hiệu quả lớn về việc hình thành một làng nghề nước mắm phát triển bền vững loại bỏ ô nhiễm mùi trong khu vực sinh sống nâng cao chất lượng sống của người dân. ◦ Dự án thực hiện cũng tăng cường năng lực cho phụ nữ, góp phần giải phóng thời gian và lao động nặng nhọc của người phụ nữ tham gia chế biến nước mắm để có thời gian cho gia đình cũng như tham gia các công tác xã hội khác. 12 13 06 | TínH Bền vững và KHẢ năng nHân rộng. Mô hình sản xuất được dự án hỗ trợ phù hợp với các hộ sản xuất cá thể công suất nhỏ phù hợp với quy mô sản xuất của các hộ trong làng nghề. Chính vì vậy, ngoài sự hỗ trợ cho 20 hộ sản xuất với 20 mô hình trình diễn, dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo của Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD-SRDP) cũng đã hỗ trợ thêm 7 mô hình cho 7 hộ sản xuất của làng nghề. Mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời cho sản xuất nước mắm của dự án cũng chứng tỏ được tính thương mại và khả năng nhân rộng của mình với những ứng dụng đã được thực hiện bên ngoài dự án bao gồm: Tỉnh Hà Tĩnh Đã triển khai ở 4 huyện, với tổng quy mô khoảng 140 tấn cá/vụ Thành phố HCM Đang dự kiến lắp đặt một mô hình quy mô 50 tấn cá/vụ Tỉnh Quảng Bình Đang xây dựng 4 mô hình, với mỗi mô hình có quy mô 5 tấn cá/vụ Mặc dù mô hình sản xuất thử nghiệm đã chứng tỏ được tính ưu việt của mình trong thực tế triển khai trong và ngoài dự án, một số điểm sau có thể được cải thiện nhằm đáp ứng tốt hơn cho việc sản xuất nước mắm trên diện rộng với các quy mô và nhu cầu khác nhau bao gồm: Ý Hiện tại việc sản xuất trên cơ sở sử dụng năng lượng mặt trời thuần túy, tuy nhiên yếu tố thời tiết bất thường có thể dẫn tới nhiệt độ nước mắm trong quá trình ủ không hoàn toàn ổn định ở nhiệt độ tối ưu. Việc phát triển một hệ thống điều chỉnh và cấp nhiệt hỗ trợ nhằm nâng nhiệt độ khi thời tiết không có mặt trời kéo dài hoặc giảm thấp quá trình tuần hoàn hoặc hấp thụ nhiệt khi trời nắng quá mức cần thiết có thể nâng cao hơn nữa tính năng ưu việt của mô hình. Ý Có thể phát triển mô hình phù hợp hơn với sản xuất quy mô lớn với công suất sản xuất lớn. Ý Ngoài ra, việc nâng cao các hình thức tuyên truyền, quảng bá, tham quan học hỏi có thể giúp phát triển bền vững nghề sản xuất nước mắm cho hàng ngàn cơ sở sản xuất quy mô từ nhỏ đến lớn trên các vùng miền dọc theo đường bờ biển dài 3000 km của Việt Nam. Tỉnh Nghệ An Đã triển khai 1 điểm, quy mô 10 tấn cá. Đang triển khai một mô hình tại thành phố Vinh, quy mô 50 tấn cá/vụ 14 15 Kết luận “Dự án đã đưa NLMT ứng dụng trong sản xuất nước nắm, phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững và cải thiện môi trường sống của người dân làng nghề” Ý Với những kết quả đạt được về mặt kỹ thuật công nghệ của mô hình trình diễn và tác động môi trường, kinh tế, xã hội của các hoạt động triển khai, nhân rộng, tập huấn, tuyên truyền đã thực hiện, dự án Ứng dụng năng lượng mặt trời trong nghề sản xuất và chế biến nước mắm ở xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh với mã số VN/SGP/OP5/ Y3/13/02 đã đưa NLMT ứng dụng trong sản xuất nước nắm, phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững và cải thiện môi trường sống của người dân làng nghề góp phần giúp địa phương đạt chuẩn nông thôn mới về môi trường. Ý Việc tiếp tục hỗ trợ các hoạt động triển khai ứng dụng NLMT trong sản xuất nước mắm trên quy mô rộng hơn thông qua các chương trình hỗ trợ vốn chính phủ và hỗ trợ kỹ thuật của đội ngũ chuyên gia tư vấn sẽ có thể đem lại tác động lớn đối với nghề sản xuất nước mắm truyền thống của Việt Nam. CHƯƠNG TRÌNH TÀI TRƠ CÁC DƯ ÁN NHO CUA QUỸ MÔI TRƯƠNG TOÀN CAcirU 304 K M, B Đ, H NOcir, VEcir N ĐT: +84 4 385 00 150 | E: - - @ . W : .. . | . . . LIÊN HIEcirP CÁC HOcirI KHOA HOC VÀ KỸ THUAcirT HÀ TĨNH 103A, Ơ P Đ P, T Ocir H T ĐT: 0393 855 786 | E: H @. NƠ A Ecir: NEcir X TEcir, P¡ CU I Ơ Ư Designed by vmcomms.net
File đính kèm:
- du_an_ung_dung_nang_luong_mat_troi_trong_san_xuat_nuoc_mam_t.pdf