Đổi mới quản trị đại học trước yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học
Tóm tắt. Chuyển đổi số trong giáo dục đại học là sự chuyển đổi toàn diện mọi tổ chức và hoạt động của giáo dục đại học dựa vào công nghệ số. Tuy nhiên, đó là một quá trình khó khăn, phức tạp và hiện vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dạy và học, với những biểu hiện chính là giáo dục trực tuyến và giáo dục mở. Do những thách thức và rào cản khác nhau nên trên phạm vi toàn cầu, chuyển đổi số trong giáo dục đại học diễn ra với cách thức khác nhau, mức độ khác nhau, nhịp độ khác nhau từ khu vực này sang khu vực khác, nước này sang nước khác, thậm chí trường này sang trường khác trong cùng một quốc gia. Bằng cách thử phân tích SWOT chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam, bài viết này nhận dạng hai vấn đề quan trọng và tìm cách trao đổi lời giải hai vấn đề đó. Một là, về quản lý nhà nước cần làm thế nào để chủ trương chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam không dừng lại ở những tuyên bố mang tính khát vọng. Hai là, cần đổi mới quản trị đại học như thế nào để dẫn dắt và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nhà trường
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới quản trị đại học trước yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học
ủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 thì giáo dục là một trong các lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số. Một số chỉ tiêu đề ra đến năm 2025 là 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa; thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình; cung cấp các MOOC cho tất cả người dân để nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục nhờ công nghệ số; phổ cập việc thi trực tuyến; công nhận giá trị của các chứng chỉ học trực tuyến. Hiển nhiên định hướng chuyển đổi số nêu trên của giáo dục Việt Nam là một bước tiến trong việc cụ thể hóa chủ trương đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở đã được quy định trong NQ 29 và thể chế hóa trong Luật Giáo dục 2019. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức lớn bởi lẽ hiện trạng giáo dục Việt Nam trong phát triển giáo dục trực tuyến, giáo dục mở còn nhiều yếu kém, bất cập như đã trình bày ở trên. Vì vậy, nhất thiết phải cụ thể hóa chủ trương và định hướng nói trên thành Kế hoạch quốc gia về chuyển đổi số trong giáo dục đại học với những mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, giải pháp, nguồn lực, lộ trình cùng cơ chế giám sát và đánh giá cụ thể. Một nội dung quan trọng của Kế hoạch này là chỉ ra sự thiếu hụt về chính sách ở cấp quốc gia để có biện pháp khắc phục. Tham khảo Bản dự thảo khuyến nghị OER của UNESCO (General Conference, 2019) và xuất phát từ thực tế Việt Nam qua phân tích SWOT nói trên, các chính sách sau đây cần sớm được ban hành: - Chính sách nâng cao nhận thức của các bên có liên quan về chuyển đổi số; - Chính sách nâng cao năng lực và động lưc của đội ngũ nhà trường trong phát triển giáo dục trực tuyến; tạo lập, khai thác và sử dụng các OER, MOOC; - Chính sách phát triển hạ tầng ICT phù hợp với yêu cầu phát triển của chuyển đổi số; - Chính sách tài chính để bảo đảm sự phát triển bền vững của chuyển đổi số. Trong khi chờ đợi một Kế hoạch quốc gia cùng các chính sách hỗ trợ được ban hành từ trên xuống, các cơ sở giáo dục đại học cần tiếp tục phát huy vai trò chủ động của mình trong triển khai chuyển đổi số theo hướng từ dưới lên. 4.2. Quản trị đại học Vấn đề quản trị đại học cần đổi mới quản trị nhà trường như thế nào để dẫn dắt và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nhà trường. Đây là một vấn đề khó, chưa có câu trả lời từ cả kinh nghiệm lẫn nghiên cứu quốc tế, bởi vì tuy chuyển đổi số là một xu thế chung, nhưng từng quốc gia, từng cơ sở giáo dục đại học có cách tiếp cận riêng, trong các điều kiện khác nhau với những mục tiêu rất khác nhau. Về lãnh đạo Sự đi đầu và cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo trường trong chuyển đổi số là yếu tố quan trọng đầu tiên để 8 NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 13 (2021), No. 1. chuyển đổi số có cơ hội thành công. Điều này đòi hỏi trước tiên năng lực của lãnh đạo trong việc tạo nên một tầm nhìn được cộng đồng nhà trường cùng chia sẻ và đồng tâm thực hiện. Về chiến lược Tầm nhìn phải được cụ thể hóa thành chương trình hành động thông qua chiến lược chuyển đổi số. Có thể là một chiến lược độc lập nhưng thường là một thành phần chiến lược trong chiến lược phát triển chung của cơ sở giáo dục đại học. Đối với chiến lược chuyển đổi số, có hai vấn đề quan trọng sau đây cần xử lý thật tốt ngay từ đầu. Một là mục tiêu chuyển đổi số. Theo Benavides và cộng sự (2020), hiện có nhiều mục tiêu khác nhau trong chuyển đổi số như nâng cao vị thế, nâng cao hiệu quả chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, tái cấu trúc nhà trường, thích ứng với bước tiến của công nghệ v.v. . .Nhưng nếu lấy sinh viên làm trung tâm thì mục tiêu được quan tâm nhất là phục vụ lợi ích người học trên các phương diện mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học, cải thiện chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập linh hoạt và suốt đời. Hai là nhà trường đang ở đâu trên hành trình chuyển đổi số. Theo công ty nghiên cứu và tư vấn hàng đầu Gartner thì hành trình này gồm các giai đoạn như sau: 1) chưa có ý tưởng gì; 2) có mong muốn chuyển đổi số; 3) thiết kế chuyển đổi số; 4) triển khai chuyển đổi số; 5) mở rộng phạm vi chuyển đổi số; 6) gặt hái kết quả chuyển đổi số (Clark, 2018). Khảo sát năm 2018 của Gartner tại 98 nước cho thấy tỷ lệ các cơ sở giáo dục đại học ở giai đoạn 1 là 11%, giai đoạn 2 là 23%, giai đoạn 3 là 27%, giai đoạn 4 là 24%, giai đoạn 5 là 13%, giai đoạn 6 là 2%. Ở Việt Nam, căn cứ vào việc triển khai giáo dục trực tuyến trong đại dịch Covid-19, có thể phỏng chừng 45% cơ sở giáo dục đại học đang ở giữa giai đoạn 3 và 4; còn lại 55% đang ở giai đoạn 1, 2 hoặc 3. Việc xác định đúng vị trí của mình trên hành trình chuyển đổi số mới giúp việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số phù hợp và khả thi. Về tổ chức thực hiện Việc tổ chức thực hiện cũng rất đa dạng, nhưng có một điểm chung là cần sự phối hợp giữa những chỉ đạo từ trên xuống với sự chủ động cùng những sáng kiến từ dưới lên. Nghiên cứu của Benavides và cộng sự (2020) cho thấy qua các bài báo về chuyển đổi số trong giáo dục đại học thì có đến 68% bài báo đề cập đến một công cụ quan trọng trong tổ chức thực hiện là ban hành và phổ biến trong toàn trường một tài liệu hướng dẫn về chuyển đổi số; 42% đề cập đến việc thành lập một trung tâm năng lực để bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao kỹ năng số cho đội ngũ; 37% đề cập đến việc thành lập trung tâm chuyển đổi số; 26% đề cập đến yêu cầu quản lý sự thay đổi; 16% tái cấu trúc nhà trường theo mô hình doanh nghiệp. Về nguồn lực tài chính Sự thiếu hỗ trợ về mặt tài chính ở cấp quốc gia cùng với sự hạn hẹp về kinh phí nhà trường hiện là rào cản lớn nhất trong chuyển đổi số ở phần lớn các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới. Rào cản này đặc biệt nghiêm trọng đối với Việt Nam khi các cơ sở giáo dục đại học đang được yêu cầu đẩy mạnh việc tự bảo đảm các khoản chi, bao gồm chi thường xuyên, chi quản lý và chi đầu tư. Vì thế trước bài toán chuyển đổi số, quản trị nhà trường phải tái cơ cấu các kế hoạch và mô hình tài chính, bao gồm mua sắm các công nghệ bền vững, tận dụng các nguồn được cấp phép mở, tinh giản bộ máy và công việc thông qua công nghệ, phát triển quan hệ đối tác công-tư PPP trong đầu tư vào công nghệ. Việc khai thác, sử dụng, chế biến các OER hiện có trong các kho OER thế giới cần được đặc biệt quan tâm để một mặt tránh lãng phí trong việc phát triển các bài giảng, mặt khác giúp sinh viên được tiếp cận miễn phí các tài nguyên giáo dục có chất lượng trên thế giới. Về hạ tầng số Không có hạ tầng số thì đừng có bàn đến chuyển đổi số. Như khảo sát của IAU cho thấy ở khu vực Châu Á- TBD, 57% ý kiến cho rằng sự yếu kém về hạ tầng số là rào cản lớn thứ hai trong việc chuyển đổi số. Ở Việt Nam, đây chắc cũng là rào cản thứ hai sau rào cản về tài chính. Ngoài việc chờ đợi việc phát triển hạ tầng số và nền tảng số theo chương trình quốc gia, công tác quản trị cần hướng tới việc khai thác tốt hơn và hiệu quả hơn mạng VinaREN. Cùng với kết nối, cần bảo đảm rằng mọi sinh viên và giảng viên có máy tính hoặc điện thoại thông minh để có thể truy cập vào bài giảng ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Về quản trị số 9 Phạm Đỗ Nhật Tiến JEM., Vol. 13 (2021), No. 1. Cho đến nay, trong hành trình chuyển đổi số, lĩnh vực ưu tiên là dạy và học với việc phát triển E-learning, rồi đến các OER, MOOC. Việc đó kéo theo sự chuyển đổi trong quản trị với việc hình thành quản trị số mà biểu hiện cụ thể hiện nay của nó là e-governance. Đó là việc ứng dụng ICT trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động của nhà trường trong đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự, tài chính, hợp tác quốc tế. Mô hình quản trị này, thông qua kết nối giữa các đơn vị trong trường, giữa nhà trường với các cơ quan quản lý, với xã hội và cộng đồng, tỏ ra có ưu thế hơn hẳn so với mô hình quản trị truyền thống về tính hiệu lực, hiệu quả, kịp thời, công khai, minh bạch, tin cậy, tiết kiệm thời gian và chi phí (Sumathy & Shaneeb, 2018). Nhờ vậy đem lại lợi ích cho nhà trường trong việc cải thiện chất lượng và hiệu quả đào tạo; cho sinh viên trong việc chọn trường, đăng ký học, chọn cách học và nhịp học, tự đánh giá và điều chỉnh, tìm và tạo việc làm; cho cơ quan quản lý trong việc đánh giá và hoàn thiện hệ thống. Ở nước ta, trước yêu cầu thực hiện ba công khai, các cơ sở giáo dục đại học cũng đã đến với E-governance; tuy nhiên, điểm yếu cơ bản cần khắc phục là ở cả cấp hệ thống lẫn cấp trường chúng ta chưa xây dựng được hệ thống thông tin quản lý giáo dục đại học (Higher Education Management Information System, HEMIS) chuẩn mực, kết nối trong từng trường và toàn hệ thống để đảm bảo cung cấp thông tin nhất quán, tin cậy, khách quan, trung thực, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý. 5. Kết luận Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đang trong quá trình đổi mới quản trị, chuyển từ mô hình quản trị tuân thủ sang mô hình quản trị tự chủ. Quá trình này được khởi đầu từ năm 1998 với quy định về quyền tự chủ đại học trong Luật Giáo dục 1998. Đó là một quá trình đắn đo, gập ghềnh suốt hơn 20 năm nay do những rào cản về nhận thức, thể chế và năng lực. Luật số 34 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học, được ban hành cuối năm 2018, đã tìm cách dỡ bỏ các rào cản đó để mô hình quản trị tự chủ thực sự đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, tự chủ chỉ là một trong một tập hợp đồng bộ các yếu tố cần thiết để tạo nên thành công của nhà trường. Tập hợp này gồm: 1/ quyền tự chủ cao cho nhà trường; 2/ vị thế chuyên nghiệp của nghề dạy học; 3/ chương trình giáo dục mềm dẻo và phù hợp; 4/ hệ thống giải trình đầy đủ và minh bạch; 5/ hệ thống quản trị nhà trường hoạt động hiệu quả (UK Department for Education, 2010) Để hệ thống quản trị nhà trường hoạt động hiệu quả trong bối cảnh nhà trường đại học là một hệ thống phức hợp bên trong, vận động trong một môi trường bên ngoài thay đổi nhanh chóng và khó lường, thì việc chuyển sang quản trị số là tất yếu và cần thiết. Chỉ riêng ở mức độ hiện nay của e-governance, trong đó ICT được nhìn nhận chủ yếu như một công cụ hỗ trợ, thì e-governance đã có tác động tích cực đến quyền tự chủ nhà trường trên ba phương diện: 1) nâng cao trách nhiệm giải trình; 2) phát huy sự tham gia dân chủ của mọi bên có liên quan trong quản trị; 3) nâng cao tính hiệu quả của các quyết định trong việc cải thiện chất lượng đào tạo (Annasaheb, 2015). Với việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục đại học thì ICT không còn dừng ở một công cụ hỗ trợ mà đang chuyển thành tác nhân thay đổi quản trị đại học (Ka¨hkipuro, 2018). Việc áp dụng các tiến bộ ICT trong CMCN4, như Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, máy học, đang chuyển khung quản trị ICT truyền thống sang khung quản trị ICT đổi mới sáng tạo, với khả năng thu thập và phân tích dữ liệu lớn để phát huy tốt nhất quyền tự chủ trong việc ra các quyết định nhanh chóng và tin cậy trong quản trị, quản lý và điều hành, hướng tới hình thành văn hóa số trong cơ sở giáo dục đại học. Trong xu thế chung đó, điều đáng nói là nhìn chung các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam mới ở giai đoạn sơ khởi của E-governance do vẫn chưa có hệ thống HEMIS. Sự sơ khởi này nằm trong tương quan với mức độ tự chủ còn hạn chế của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trước khi Luật số 34 có hiệu lực thi hành. Hiện nay, trong bối cảnh Luật số 34 đã có hiệu lực thi hành, trước yêu cầu bức thiết chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam, các cơ sở giáo dục đại học cần phát huy hơn nữa tính chủ động để edtech thực sự trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ công tác quản trị, phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh quyền tự chủ và thực hiện trách nhiệm giải trình. Dĩ nhiên, sự chủ động từ dưới lên này cần được cộng hưởng với việc ban hành từ trên xuống một Kế hoạch quốc gia về chuyển đổi số trong giáo dục đại học. 10 NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 13 (2021), No. 1. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Annasaheb, G. S. (2015). A study of e governance in higher education institutions In maharashtra. [2] Benavides, L. M. C., Arias. J. A. T., Serna, M. D. A„ Bedoya, J. W. B. & Burgos, D. (2020). Digital Transformation in Higher Education Institutions: A Systematic Literature Review. Article in Sensors, June 2020, DOI: 10.3390/s20113291. [3] Bộ TTTT. (2019). Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam.Nxb Thông tin và Truyền thông. [4] Clark, E. (2018). Digital Transformation: What Is It? EDUCAUSE Review Monday, May 21, 2018. [5] Đỗ Văn Hùng và cộng sự (2019). Báo cáo khảo sát tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học Việt Nam. Trong “Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] International Telecommunication Union. (2015, 2016, 2017). Measuring the Information Society Report. Geneva Switzerland: ITU. [7] Jensen, T. (2020). Higher education in the digital era. The curent state of transformation around the world. Paris: International Association of Universities (IAU). [8] Ka¨hkipuro, P. (2018).Governance framework for digital transformation in higher education.European Journal of Higher Education IT 2018-1. [9] Nguyễn Mai Hương. (2018). Đào tạo từ xa trong hệ thống các cơ sở giáo dục mở Việt Nam. Trong cuốn Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ đại học và hội nhập quốc tế, tập 2, Nxb Thông tin và Truyền thông. [10] OECD/European Union (2019). Digital transformation and capabilities. in Supporting Entrepreneurship and Innovation in Higher Education in Italy, OECD Publishing, Paris. [11] Sumathy, M. & Shaneeb, P. (2018). Effect of E Governance in Quality of Higher Education. International Journal of Scientific Engineering and Research, Vol. 6, Iss. 9, September 2018, 91-94. [12] UK Department for Education (2010). The importance of teaching. The Schools White Paper 2010. [13] WEF. (2018). Readiness for the Future of Production Report 2018. Geneva, Switzerland: World Economic Forum’s System Initiative on Shaping the Future of Production. ABSTRACT University Governance Renovation in Response to the Requirements of Digital Transformation in Higher Education Digital transformation (DT) in higher education is the comprehensive transformation of all organizations and activities of higher education based on digital technology. However, it is a difficult and complex process and still focuses chìefly on the teaching and learning, with the main manifestations of online education and open education. Due to different challenges and bareers, DT in global higher education is occuring in different ways, at different levels, and at different pace from region to region, country to country, even from institution to institution in the same country. By trying to carry out a SWOT analysis of DT in Vietnam higher education, this article identified two important isues and seeked to exchange related solutions. First, on state management what need to do so that the DT guideline in higher education shall not be only an aspirational statement. Second, how to innovate university governance to lead and promote the process of DT in the instituttion. Keywords: Digital transformation, higher education, university governance, online education, open education. 11
File đính kèm:
- doi_moi_quan_tri_dai_hoc_truoc_yeu_cau_chuyen_doi_so_trong_g.pdf