Đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo định hướng phát triển năng lực trong các nhà trường quân đội

Nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, khối các học

viện, nhà trường quân đội đã và đang thực hiện bước chuyển mình từ chương trình đào tạo ngoại

ngữ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Bài viết này đề cập đến những nét cơ bản

nhất về hiện trạng giảng dạy ngoại ngữ trong các nhà trường quân đội. Trên sơ sở đó, bài viết đề

xuất một số biện pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ tại các nhà trường quân

đội theo định hướng phát triển năng lực, đáp ứng chuẩn đầu ra và phù hợp với đặc thù hoạt động

quân sự hiện nay.

Đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo định hướng phát triển năng lực trong các nhà trường quân đội trang 1

Trang 1

Đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo định hướng phát triển năng lực trong các nhà trường quân đội trang 2

Trang 2

Đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo định hướng phát triển năng lực trong các nhà trường quân đội trang 3

Trang 3

Đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo định hướng phát triển năng lực trong các nhà trường quân đội trang 4

Trang 4

Đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo định hướng phát triển năng lực trong các nhà trường quân đội trang 5

Trang 5

Đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo định hướng phát triển năng lực trong các nhà trường quân đội trang 6

Trang 6

Đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo định hướng phát triển năng lực trong các nhà trường quân đội trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 2820
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo định hướng phát triển năng lực trong các nhà trường quân đội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo định hướng phát triển năng lực trong các nhà trường quân đội

Đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo định hướng phát triển năng lực trong các nhà trường quân đội
tự thu nhận thông tin một 
cách có hệ thống, tăng cường tính chủ động, tính tự 
chủ của học viên trong quá trình học tập và sinh hoạt.
Như vậy đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ 
không nên hiểu như quá trình thay đổi một phương 
pháp dạy học ngoại ngữ cụ thể bằng một phương pháp 
cụ thể khác, mà là sự thay đổi mang tính định hướng, 
thay đổi trong quan điểm về dạy học ngoại ngữ và 
hướng tiếp cận quan điểm này. Việc đổi mới phương 
pháp dạy học ngoại ngữ theo định hướng phát triển 
năng lực phải được thực hiện thông qua các biện pháp 
cụ thể như sau:
3.1. Đổi mới việc thiết kế chương trình và tổ 
chức dạy học
Một trong những quyết định quan trọng trong việc 
tổ chức giảng dạy ngoại ngữ là lựa chọn chương trình 
phù hợp với nhu cầu đào tạo và đặc điểm của học viên 
(Lê Thị Tuyết Hạnh, 2012). Một chương trình ngoại 
ngữ tại môi trường học tập được cho là thành công 
khi đáp ứng nhu cầu đào tạo về phát triển các kỹ năng 
ngôn ngữ cần thiết cho mục đích học tập cũng như 
phục vụ cho nghề nghiệp tương lai của học viên.
Bất kỳ một chương trình đào tạo nào cũng phải 
được xuất phát từ việc xác định mục tiêu. Việc xác 
định mục tiêu giúp người thiết kế chương trình:
– Mô tả được mục đích của các hoạt động dạy và học
– Thiết đặt các kết quả mà học viên cần đạt được
– Xác định các phương pháp giảng dạy
– Xác định các phương pháp đo lường kết quả
Đối với một chương trình dạy ngoại ngữ trong 
quân đội thì mục tiêu đào tạo được xác định xuất phát 
từ mục tiêu đào tạo tổng thể của đơn vị, đó là phải 
cung cấp cho học viên kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ 
để có thể giao tiếp trong môi trường học thuật và môi 
trường nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, tạo cở sở để 
học viên sau khi ra trường có thể khai thác, làm chủ 
vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật; thực hiện tốt công tác 
quân sự quốc phòng.
Một điều mà người thiết kế chương trình cũng rất 
quan tâm là chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ cho 
học viên, trong đó năng lực tiếng Anh được “đo” bằng 
khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc áp dụng cho Việt 
Nam. Quy trình đổi mới thiết kế chương trình đào tạo 
ngoại ngữ có thể được tóm tắt như ở Hình 1.
55KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
Ngoài ra, thời lượng cho chương trình cũng là yếu 
tố hết sức quan trọng. Mặc dù quá trình tiếp thu ngôn 
ngữ là một quá trình lâu dài và đòi hỏi ở học viên sự 
nỗ lực, chiến thuật học và đặc biệt khả năng tự học, 
nhưng thời gian giảng dạy trên lớp với các hoạt động 
tương tác giữa giảng viên và học viên và giữa học 
viên với nhau vẫn là yếu tố quan trọng giúp việc dạy 
học ngoại ngữ thành công. Với mục tiêu tổng thể như 
trên thì việc phân bổ thời gian dạy và học phải được 
xem xét lại. Việc học ngoại ngữ phải được tập trung 
cho giai đoạn đại cương mới có thể đáp ứng được yêu 
cầu và nhu cầu đọc tài liệu cũng như các kỹ năng ngôn 
ngữ khác của học viên trong các giai đoạn sau. 
Có được mục tiêu đào tạo thì việc lựa chọn nội 
dung và loại hình chương trình đào tạo sẽ hết sức 
thuận lợi. Tuy nhiên khi lựa chọn loại hình chương 
trình ngoại ngữ cũng cần tính đến các yếu tố sau đây:
– Trình độ đầu vào của người học
– Nguồn ngữ liệu cho giảng dạy và học tập
– Khả năng và vai trò của người dạy
– Các yếu tố về cơ sở vật chất
Đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ theo 
định hướng phát triển năng lực cần bắt đầu từ việc 
đổi mới việc thiết kế chương trình và tổ chức dạy học. 
Trong việc thiết kế chương trình, giảng viên cần xác 
định các mục tiêu dạy học về kiến thức ngôn ngữ, kỹ 
năng ngôn ngữ một cách rõ ràng, có thể đạt được và có 
thể kiểm tra, đánh giá được. Trong việc xác định nội 
dung để tổ chức dạy học, không chỉ chú ý đến các kiến 
thức ngôn ngữ chuyên sâu mà cần lưu tâm tới những 
nội dung có thể phát triển các năng lực ngôn ngữ 
khác như năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn 
đề, năng lực học tập cá nhân hay học tập theo nhóm.
3.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học 
ngoại ngữ
Không có một phương pháp dạy học ngoại ngữ 
toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy 
học ngoại ngữ. Mỗi phương pháp dạy học có những 
ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy 
việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức 
dạy học ngoại ngữ trong toàn bộ quá trình dạy học là 
phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và 
nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ.
Theo phương pháp dạy học truyền thống, dạy học 
ngoại ngữ thường được coi như một quá trình truyền 
thụ kiến thức từ thầy sang trò thì với việc sử dụng 
phương pháp thực hành giao tiếp, việc dạy và học 
ngoại ngữ giờ đây được nhìn nhận như một quá trình 
khám phá, trong đó, học viên dần sử dụng ngôn ngữ 
phù hợp với những mục đích giao tiếp cụ thể (Davies 
và Pearse, 2000). Đây là mô hình dạy học lấy học viên 
làm trung tâm, trong đó cả giảng viên và học viên đều 
cùng chia sẻ trách nhiệm dạy và học. Song song với 
việc nhấn mạnh vào mục tiêu phát triển năng lực giao 
tiếp ở học viên, việc lựa chọn các hoạt động học tập 
sao cho có ích, phù hợp với nhu cầu của học viên và 
Hình 1. Quy trình đổi mới thiết kế chương trình đào tạo ngoại ngữ (NN)
56 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
phải đặt vào trong những bối cảnh thật mà học viên có 
nhiều khả năng sẽ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.
Học ngoại ngữ là quá trình nhận biết các kiến thức 
và rèn luyện các kỹ năng, vì vậy khi giảng dạy ngoại 
ngữ, giảng viên cần thiết kế, phân bố thời gian hợp lý 
giữa các khâu giảng, giữa thời lượng truyền đạt kiến 
thức mới và thời lượng cho học viên thực hành. Tăng 
cường thực hành theo nhóm, theo cặp nhằm tạo điều 
kiện cho học viên phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, 
giảm được tâm lý ngại ngùng, tăng tính chủ động, tính 
hợp tác giữa học viên; học lẫn nhau và luyện được 
cách học tập, làm việc đồng đội, tập thể. Giảng viên 
cần thiết kế các dạng bài tập theo hướng tạo tính chủ 
động sáng tạo cho học viên và tuỳ theo trình độ của 
học viên. Cụ thể, đối với học viên có trình độ thấp thì 
tăng cường đưa bài tập thực hành theo hướng “nhận 
biết – bắt chước – tư duy sáng tạo”. Đối với người 
học có trình độ cao thì áp dụng thực hành theo hướng 
“nhận biết – liên hệ – tư duy sáng tạo”.
Giảng viên nên đa dạng hoá các hoạt động dạy 
học bằng cách xen kẽ các trò chơi ngôn ngữ (đóng 
vai, đoán từ, giải ô chữ ) nhằm tạo hứng thú học tập 
cho học viên; nên kết hợp uyển chuyển trong vai trò là 
người truyền tải kiến thức mới, là người giúp đỡ giảm 
độ khó cho học viên, là người hướng dẫn và củng cố 
kiến thức toàn bài, góp phần tích cực hoá hoạt động 
nhận thức và tái tạo kiến thức ngôn ngữ của học viên. 
3.3. Áp dụng dạy học ngoại ngữ giải quyết vấn đề 
Dạy học ngoại ngữ giải quyết vấn đề (dạy học nêu 
vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là 
quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, 
khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề của người 
học thể hiện bằng công cụ ngoại ngữ (Richards và 
Rodgers, 1968). Học được đặt trong một tình huống 
gợi vấn đề, thông qua việc tranh luận và giải quyết 
vấn đề, giúp học viên lĩnh hội tri thức, kỹ năng và 
phương pháp nhận thức. Các tình huống gợi vấn đề là 
những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể 
là những tình huống gắn với thực tiễn. 
Dạy học ngoại ngữ giải quyết vấn đề được tiến 
hành theo 4 bước sau:
Bước 1: Đưa ra vấn đề: Đưa ra các nhiệm vụ và 
tình huống, mục đích của hoạt động.
Bước 2: Nghiên cứu vấn đề: Thu thập thông tin 
liên quan
Bước 3: Giải quyết vấn đề: Đưa ra lời giải, kết quả
Bước 4: Vận dụng: Vận dụng kết quả để giải 
quyết tình huống và vấn đề tương tự.
Quá trình học tập có thể diễn ra với những cách tổ 
chức đa dạng lôi cuốn học viên tham gia thể hiện năng 
lực ngôn ngữ cùng tập thể, tư duy, tranh luận dưới sự 
dẫn dắt, gợi mở, cố vấn của giảng viên; ví dụ:
– Làm việc theo nhóm nhỏ (trao đổi ý kiến, 
khuyến khích tìm tòi...); 
– Thực hiện những kỹ thuật hỗ trợ tranh luận 
(ngồi vòng tròn, chia nhóm nhỏ theo những ý kiến 
cùng loại...); 
– Tư duy (brain storming), đây thường là bước 
thứ nhất trong sự tìm tòi giải quyết vấn đề (học viên 
thường được yêu cầu suy nghĩ, đề ra những ý hoặc 
giải pháp ở mức độ tối đa có thể có của mình);
– Báo cáo và trình bày (thực hiện nhiều cách làm, 
từ cá nhân viết, trình bày ở nhóm nhỏ, báo cáo của 
nhóm trước cả lớp)... 
3.4. Vận dụng dạy học ngoại ngữ theo tình huống
Dạy học ngoại ngữ theo tình huống là quan điểm 
dạy học trong đó việc dạy học được tổ chức theo 
một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực 
tiễn trong cuộc sống và nghề nghiệp (Richards và 
Rodgers, 1968). Vận dụng dạy học ngoại ngữ theo 
các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan 
trọng để gắn việc đào tạo ngoại ngữ trong nhà trường 
với thực tiễn công việc, góp phần khắc phục tình trạng 
giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn. 
Phương pháp dạy học ngoại ngữ theo tình huống 
là đưa ra các tình huống (có thật hoặc hư cấu) chứa 
đựng nội dung bài giảng để học viên có bối cảnh trải 
nghiệm, có điều kiện thể hiện kỹ năng ngôn ngữ, qua 
57KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
đó phát huy tính tích cực của học viên trong việc tái 
tạo kiến thức. Phương pháp tình huống thuyết phục 
học viên bằng chính kinh nghiệm và những suy luận 
cá nhân rút ra sau khi tham gia vào tình huống. Do 
đó, những tri thức, kỹ năng ngôn ngữ mà học viên thu 
nhận được trở thành của chính họ, do họ tự nhận thức, 
không bị áp đặt bởi giảng viên.
Phương pháp dạy học bằng tình huống gồm có ba 
thành phần liên quan với nhau:
– Nội dung của tình huống: nêu bật các vấn đề 
được đặt ra mang tính thực tiễn cao, có tính logic của 
vấn đề cần được mang ra phân tích, đánh giá cụ thể.
– Phân tích tình huống: từ các vấn đề nêu ra trong 
tình huống học viên xây dựng các câu hỏi cụ thể về 
các vấn đề cần giải quyết, cần quan tâm, cách thức 
giải quyết vấn đề trong tình huống.
– Thảo luận tình huống: nêu ra các giải pháp để 
giải quyết các vấn đề gắn với nội dung bài học.
Các bước tiến hành phương pháp dạy học ngoại 
ngữ bằng tình huống trong một buổi học:
Bước 1: Giảng viên cần xác định mục tiêu của 
buổi học 
Ví dụ: Unit 3-Safety check
Mục tiêu: Cách đưa ra chỉ dẫn bằng tiếng Anh, 
ôn tập từ vựng chỉ các bộ phận cơ bản của súng ngắn 
bán tự động
Bước 2: Lựa chọn tình huống 
Ví dụ: “Lớp của đồng chí đang tham gia huấn 
luyện quân sự. Đồng chí A vắng mặt buổi học hôm 
trước do bị ốm. Đồng chí có nhiệm vụ giúp, hướng 
dẫn đồng chí A thực hiện các bước kiểm tra an toàn 
đối với súng ngắn bán tự động”.
Bước 3: Phân công các nhóm để giải quyết 
tình huống 
Học viên sẽ thực hiện nhiệm vụ đưa ra các chỉ dẫn 
bằng tiếng Anh dưới sự giám sát của giảng viên.
Bước 4: Báo cáo tình huống
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các 
nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
Bước 5: Giảng viên tổng kết, nhận xét và đánh giá 
các nhóm
Với phương pháp giảng dạy ngoại ngữ bằng tình 
huống, học viên sẽ có khả năng làm việc tập thể, làm 
việc nhóm, tự nghiên cứu, suy luận, tích cực chủ động 
hơn trong học tập. Nó còn nhằm trang bị cho học viên 
những kỹ năng hết sức cần thiết cho quá trình làm việc 
sau khi tốt nghiệp ra trường.
3.5. Tăng cường sử dụng đa phương tiện dạy 
học và công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ
Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong 
việc đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ, nhằm 
tăng cường tính trực quan và thực hành trong dạy học. 
Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội 
dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy 
học ngoại ngữ hiện đại. 
Để phát triển các năng lực sáng tạo, hợp tác, sử 
dụng ngôn ngữ của học viên thì giảng viên phải 
giảm bớt thời gian thuyết trình và chú ý nhiều hơn đến 
việc tổ chức các hoạt động cho học viên để huy động 
sự tham gia của học viên vào nội dung của bài. Giảng 
viên có thể làm phong phú bài giảng thông qua việc 
khai thác tiện ích của công nghệ thông tin, sử dụng các 
đoạn video, giáo cụ trực quan, tranh ảnh có nội dung 
liên quan đến chủ đề đang học. Việc làm này cũng 
khơi dạy niềm say mê hứng thú học tập của học viên.
Ví dụ: 
Khi dạy về từ vựng tiếng Anh liên quan đến Điều 
lệnh đội ngũ, giảng viên có thể kết hợp cho học viên 
xem băng hình mô phỏng các động tác hoặc chuẩn bị 
hình ảnh minh họa kèm từ vựng tiếng Anh liên quan 
như ở ví dụ dưới đây. Với hình ảnh minh họa, từ vựng 
tiếng Anh sẽ trở nên dễ hiểu, đồng thời học viên sẽ nhớ 
từ lâu hơn và có thể tái tạo từ nhanh hơn khi cần đến.
Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một 
phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các 
58 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
phần mềm hỗ trợ học trực tuyến (online) hoặc ngoại 
tuyến (offline) cũng như các phương pháp dạy học sử 
dụng mạng điện tử (E-Learning). Phương tiện dạy học 
mới cũng hỗ trợ việc tìm ra và sử dụng các phương 
pháp dạy học ngoại ngữ mới. 
3.6. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy 
tính tích cực và sáng tạo của học viên
Kỹ thuật dạy học ngoại ngữ tích cực là những 
cách thức hành động của giảng viên và học viên trong 
các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều 
khiển quá trình dạy học ngoại ngữ (Scrivener, 2011).
Các kỹ thuật dạy học ngoại ngữ tích cực có ý 
nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích 
cực của học viên vào quá trình dạy học, kích thích tư 
duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học viên. 
Ngày nay, chúng ta chú trọng phát triển và sử dụng 
các kỹ thuật dạy học ngoại ngữ phát huy tính tích cực, 
sáng tạo của người học như “tư duy” (brainstorming), 
“tranh luận” (debating), “sơ đồ tư duy” (mindmap), 
“chia sẻ nhóm đôi” (think-pair-share). Thực chất đó 
là sự kết hợp hài hoà giữa thuyết giảng và đối thoại 
với mục tiêu phát huy cao độ tính tích cực, năng động, 
độc lập, sáng tạo của học viên. Với các kỹ thuật dạy 
học ngoại ngữ tích cực này, giảng viên không chỉ nắm 
vững những vấn đề cần trình bày mà còn phải rất năng 
động nhạy bén và sáng tạo ngay trong giờ giảng, trên 
cơ sở đó giảng viên có thể giúp phát triển năng lực 
ngôn ngữ của học viên một cách hiệu quả nhất.
3.7. Bồi dưỡng phương pháp học tập ngoại ngữ 
tích cực cho học viên
Phương pháp học tập ngoại ngữ một cách tự lực 
đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát 
huy tính sáng tạo của học viên (Nguyễn Thị Biên, 
2016). Quá trình học viên tiếp thu những kiến thức, kĩ 
năng ngôn ngữ chính là quá trình học và tự học bằng 
chính sức lực, khả năng của riêng mình. Vì thế, khi có 
phương pháp học tập ngoại ngữ tích cực, học viên sẽ 
có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp và 
chủ động tái tạo những kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ 
được học. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát 
triển năng lực ngoại ngữ của học viên không chỉ chú ý 
tích cực hoá học viên về hoạt động trí tuệ mà còn chú 
ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những 
tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời 

File đính kèm:

  • pdfdoi_moi_phuong_phap_giang_day_ngoai_ngu_theo_dinh_huong_phat.pdf