Định hướng việc làm cho sinh viên kế toán trong và sau đại dịch Covid-19

TÓM TẮT

Kế toán là một nghề không thể thiếu trong tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời buổi hội

nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, số lượng công ty mới và các doanh nghiệp nước ngoài tham

gia vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều làm lượng cầu đối với lao động kế toán tăng lên.

Nhưng từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn mạnh mẽ lên nền kinh tế thế

giới. Khi dịch bệnh lan rộng trên toàn cầu, hầu hết các quốc gia và cả Việt Nam đều hạn chế đi

lại, thậm chí phong tỏa dẫn tới đa số doanh nghiệp Việt Nam phải đóng cửa, ngừng kinh

doanh. Điều này bắt buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự, giảm lương hoặc cho

nhân viên nghỉ không thời hạn. Thị trường việc làm càng cạnh trạnh khốc liệt hơn. Cùng chung

nỗi lo với những người phải nghỉ việc là tân cử nhân các ngành nói chung và ngành kế toán nói

riêng tốt nghiệp trong năm nay. Họ không chỉ phải cạnh tranh với nhau, mà còn phải cạnh

tranh với những người đã có kinh nghiệm.

Định hướng việc làm cho sinh viên kế toán trong và sau đại dịch Covid-19 trang 1

Trang 1

Định hướng việc làm cho sinh viên kế toán trong và sau đại dịch Covid-19 trang 2

Trang 2

Định hướng việc làm cho sinh viên kế toán trong và sau đại dịch Covid-19 trang 3

Trang 3

Định hướng việc làm cho sinh viên kế toán trong và sau đại dịch Covid-19 trang 4

Trang 4

Định hướng việc làm cho sinh viên kế toán trong và sau đại dịch Covid-19 trang 5

Trang 5

Định hướng việc làm cho sinh viên kế toán trong và sau đại dịch Covid-19 trang 6

Trang 6

Định hướng việc làm cho sinh viên kế toán trong và sau đại dịch Covid-19 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 2360
Bạn đang xem tài liệu "Định hướng việc làm cho sinh viên kế toán trong và sau đại dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Định hướng việc làm cho sinh viên kế toán trong và sau đại dịch Covid-19

Định hướng việc làm cho sinh viên kế toán trong và sau đại dịch Covid-19
o động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khi trong quý I, có gần 34.900 doanh 
nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 2% so với cùng kỳ năm trước), gồm: 18.600 doanh nghiệp tạm 
thời đóng cửa (tăng 26% so với cùng kỳ năm trước); 12.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm 
thủ tục giải thể (giảm 20,6%); 4.100 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 0,02%). 
Đến giữa tháng 4 thì Nhà nước hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh, không còn các ca bệnh mới 
trong nước, Nhà nước bãi bỏ lệnh cách ly xã hội. Việc này làm tình hình thị trường việc làm khởi sắc 
khi nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp bắt đầu gia tăng trở lại. Theo báo Giáo dục Online, tính 
tới cuối tháng 4, có hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký nhu cầu tìm nhân sự qua sàn giao dịch làm 
việc, chỉ giảm khoảng 20% so với tháng cuối năm 2019. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp gặp khó 
khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp liên quan xuất nhập khẩu vì 
nhiều nước vẫn còn bị đại dịch hoành hành nghiêm trọng, vẫn đang phải thực hiện cách ly xã hội. 
Tất cả hoạt động xuất nhập khẩu đều bị đình trệ. Nhiều người bị thất nghiệp do các doanh nghiệp 
giải thể, ngưng hoạt động. Bên cạnh đó, lượng người tốt nghiệp ra trường vẫn gia tăng liên tục. 
Như vậy, Tình hình việc làm là một vấn đề nan giải trong đại dịch hiện nay không chỉ ở Việt Nam 
mà là vấn nạn của toàn cầu. 
3 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM KẾ TOÁN 6 THÁNG ĐẦU NĂ 2020 
Hiện nay ngành kế toán, kiểm toán ngày càng trở nên cần thiết và có chỗ đứng quan trọng trong 
xã hội hơn. Theo “Báo cáo thị trường lao động năm 2019 – Dự báo nhu cầu nhân lực năm 2020 tại 
Thành phố Hồ Chí Minh” nhu cầu lao động của ngành kế toán – tài chính xếp ở vị trí thứ 3 với tỷ lệ 
7,17% trong danh sách 8 ngành có nhu cầu lao động cao, trong khi ở các năm trước nhóm ngành 
này luôn nằm trong danh sách “báo động đỏ” do hiện tượng dư thừa nguồn nhân lực. Song song 
với việc tăng hạng ngành, nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các chính sách hỗ trợ doanh 
nghiệp ngày càng nhiều, số lượng các doanh nghiệp, tập đoàn, công ty mới các thể nói là nấm 
mọc sau mưa từ đó dẫn tới việc các doanh nghiệp cần nhiều nhân lực để đi vào hoạt động. Tuy thị 
trường có nhiều nhu cầu về nhân lực, riêng nghề kế toán nhu cầu tuyển dụng cũng tăng lên nhưng 
kèm theo đó là những yêu cầu khắc khe hơn đòi hỏi các ứng viên phải có nhiều năng lực đáp ứng 
nhu cầu làm việc trong môi trường của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. 
Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 mang lại rất nhiều cơ hội, thay đổi lớn lao, không chỉ biến 
đổi kinh tế mà cả văn hóa, xã hội một cách toàn diện và là con đường ngắn nhất để tạo nên những 
bước phát triển đột phá thời điểm hiện tại, từ đó rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa 
các nước trên thế giới. Bên cạnh cơ hội có nhiều việc làm hơn, nó còn là thách thức đối giới trẻ Việt 
1052 
Nam khi nhân lực lao động đã, đang và sẽ tiếp tục bị thay thế bằng tự động, robot và trí thông 
minh nhân tạo. Đồng thời trình độ công nghệ sản xuất, kỹ năng chuyên môn, năng suất lao động 
xã hội, kỹ năng nghề nghiệp của nước ta thấp, đang cách khá xa so với mặt bằng chung của thế 
giới. Trong đó, các ngành kinh tế tài chính nói chung và ngành kế toán nói riêng cũng không thể 
tránh khỏi sự ảnh hưởng này. Với bối cảnh kinh tế hiện nay, công việc kế toán không chỉ đơn thuần 
theo kỹ thuật truyền thống là hạch toán ghi “Nợ/Có” trên các chứng từ kế toán như phiếu thu/chi, rồi 
ghi sổ kế toán chi tiết, ghi sổ cái, lập báo cáo tài chính mà sẽ được thay thế bởi công nghệ trí tuệ 
nhân tạo, công nghệ Bockchain (công nghệ sổ cái phân tán). Điều này dẫn đến các dữ liệu Big- 
Data sẽ được tự động hóa. Người làm kế toán chỉ còn nhiệm vụ tư duy, phân tích và tham mưu 
cũng như đề xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp ra quyết định thực hiện các chiến lược kinh doanh 
trong xu thế của hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Điều này sẽ dẫn đến có một số lớn người làm 
kế toán bị đào thải do không cập nhật kiến thức và kỹ năng làm việc chuyên môn yếu. Do vậy, thị 
trường lao động Việt Nam hiện nay vẫn thiếu nhân tài trong mọi ngành nghề nói chung và nghề kế 
toán nói riêng. 
Bên cạnh đó, Hiệp định tự do thương mại và cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic 
Community – AEC) cũng mang tới rất nhiều cơ hội việc làm cho các nhân lực qua đào tạo, trong đó 
có các cử nhân kế toán. Với mục tiêu hình thành một thị trường chung, AEC sẽ thực hiện tự do luân 
chuyển năm yếu tố căn bản: vốn, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động lành nghề trong đó có 
nghề kế toán. Như vậy, người lao động Việt Nam nói chung và người lao động trong lĩnh vực kế 
toán - kiểm toán nói riêng từ đây có nhiều cơ hội nghề nghiệp không chỉ trong nước mà còn mở 
rộng ra các thị trường khu vực. Người lao động Việt Nam sẽ được “cọ xát” trong quá trình làm việc ở 
nhiều nơi, nhiều môi trường khác nhau, tính linh hoạt, khả năng thích ứng với môi trường làm việc 
đa văn hóa cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Sự tự do dịch chuyển lao động trong nền kinh tế ASEAN 
một mặt giúp cho người lao động Việt Nam cơ hội việc làm ở nhiều nước, nhưng mặt khác lại mang 
lại những khó khăn thách thức cực kỳ lớn cho nhân lực các ngành, đặc biệt lao động có tay nghề, kỹ 
năng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nước vẫn chưa kiểm soát được dịch bệnh, vẫn còn cách ly xã hội, 
nên chưa thông thương giao dịch buôn bán, kể cả việc làm cũng bị ngưng lại. Do vậy, thị trường 
việc làm của người lao động hiện nay chủ yếu là trong nước. 
4 CƠ HỘI NÀO CHO SINH VIÊN KẾ TOÁN TRONG MÙA DỊCH COVID-19 
Mục tiêu và mong muốn của sinh viên khi tốt nghiệp ra trường nói chung và sinh viên chuyên 
ngành kế toán nói riêng đều là một công việc ổn định, lâu dài, thu nhập cao. Nhưng nếu đã là một 
sinh viên kế toán sắp hay vừa tốt nghiệp dù là từ bất cứ trường nào thì những điều đó luôn chỉ là 
một giấc mơ xa xỉ khi mà họ luôn thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế, thiếu các kỹ năng làm việc 
nhóm, kỹ năng ứng xử, và vốn ngoại ngữ không tốt so với đa số người đi trước. 
Khi tình hình việc làm của sinh viên kế toán các năm trước đang dần rộng mở trong bối cảnh toàn 
cầu hóa nền kinh tế, thì đến năm 2020 các tân cử nhân lại lận đận và khó khăn hơn khi phải đối 
mặt với đại dịch Covid-19. Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới ngành kinh tế một 
cách nghiêm trọng khi các hoạt động sản xuất kinh doanh đều đình trệ do lệnh giãn cách xã hội. 
Dẫn tới việc nhiều người lao động phải tạm nghỉ hoặc thậm chí bị mất việc. Điều này cũng gián tiếp 
1053 
làm các sinh viên tốt nghiệp trong năm nay đã khó nay còn khó khăn hơn. Nếu vào các năm trước, 
các tân cử nhân kế toán chỉ phải cạnh tranh với nhau trong các buổi phỏng vấn để tìm kiếm công 
việc phù hợp thì năm nay, họ phải chiến đấu với cả những người đã dày dặn kinh nghiệm và nhiều 
kỹ năng bị mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19. 
Tuy vậy, người lao động nhất là sinh viên kế toán lại có nhiều cơ hội khác để tìm việc làm. Khi dịch 
bệnh tại Việt Nam dần được kiểm soát, các doanh nghiệp tập trung phục hồi sản xuất, giải quyết 
các đơn hàng tồn đọng, do đó rất cần đến nhân lực, thị trường việc làm cũng dần ổn định trở lại. 
Các nhà tuyển dụng cũng bớt khắc khe hơn trước, nếu như trước đây họ thường đòi hỏi yêu cầu 
ứng viên phải có kinh nghiệm, bây giờ họ không còn đặt nặng vấn đề này. Bên cạnh đó, cuộc Cách 
mạng Công nghiệp lần thứ 4 và dịch Covid-19 đã tác động đến văn hóa làm việc ít nhiều khi mọi 
người phải chuyển từ làm việc trực tiếp sang làm việc từ xa, chuyển từ dữ liệu giấy sang các dữ liệu 
được số hóa. Những kỹ năng về công nghệ thông tin này, tiếp xúc với kỹ thuật cao là lợi thế của 
sinh viên được đào tạo qua trường lớp, là cơ hội cho sinh viên mới tốt nghiệp tìm việc làm. 
Đồng thời, sau mùa dịch các công ty muốn đổi mới, cải tạo doanh nghiệp mình nên cũng muốn trẻ 
hóa nhân sự để đi lâu dài và gắn bó với công ty và giảm bớt chi phí tiền lương phải trả cho nhân 
viên. Những nhân viên có kinh nghiệm số nhiều sẽ không chấp nhận số tiền mà bằng những sinh 
viên mới ra trường nên họ sẽ suy nghĩ và chọn lọc để làm việc nơi thích hợp. Đây cũng là cơ hội để 
sinh viên mới ra trường va chạm và thích nghi những công việc mình đã theo học chuyên ngành với 
mức lương phù hợp của người mới ra trường. 
5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN KẾ TOÁN 
Các nhà nghiên cứu cho biết, những sinh viên tốt nghiệp và bắt đầu sự nghiệp sau cơn lốc của suy 
thoái kinh tế có thể khiến ảnh hưởng xấu đến thu nhập trong 10 đến 15 năm kế tiếp. Theo Till von 
Wachter, một học giả kinh tế về lao động, người từng bỏ ra nhiều năm trời nghiên cứu về vấn đề 
này, đã đặt cho những người trẻ tham gia lực lượng lao động vào thời điểm tệ hại nhất này cái tên: 
“Người tốt nghiệp kém may mắn”. Vậy nên, nếu muốn vượt qua thời kì khó khăn sắp tới, cách duy 
nhất bạn có thể làm là thay đổi chiến lược tìm việc. 
Đầu tiên đó là chấp nhận khó khăn. Dù sắp qua đi nhưng sự dịch chuyển nhu cầu tuyển dụng do 
đại dịch Covid-19 mang lại là không thể chối cãi. Không ai có thể thay đổi được điều này, vậy nên 
bản chỉ còn cách chấp nhận những khó khăn và thay đổi bản thân để thích nghi với những điều đại 
dịch mang lại. 
Tiếp theo là xây dựng khả năng thích ứng và tính linh hoạt. Một điều chắc chắn là cách hoạt động 
và làm việc của các công ty sau đại dịch sẽ thay đổi. Thế giới đã và đang thay đổi nhanh chóng, 
nhưng đại dịch đã đẩy nhanh nó. Vì vậy những ai muốn thành công trong thế giới hậu Covid sẽ cần 
có khả năng thích nghi với môi trường làm việc không ngừng thay đổi, họ phải có khả năng liên tục 
cập nhật và làm mới các kỹ năng của chính bản thân. 
Thứ ba, trau dồi các kỹ năng chuyên môn và công nghệ thông tin. Chúng ta đã thấy tầm quan trọng 
của sự sáng tạo và đổi mới trong đại dịch. Các doanh nghiệp đã có thể tìm ra cách cung cấp dịch 
vụ hoặc nhanh chóng chuyển sang các sản phẩm mới đã có thể vượt qua cơn bão tốt hơn. Không 
1054 
những thế, một tác động của đại dịch đến văn hóa làm việc đó là làm việc từ xa. Vậy nên thay vì tốn 
thời gian ngồi một chỗ buồn bã và lướt khắp các trang tìm việc bạn vẫn nên vừa “rải” CV vừa học 
tập thêm các kỹ năng mới. Vì đây là khó khăn chung của đa số sinh viên đã và sắp tốt nghiệp năm 
nay nên dù sau khi tốt nghiệp bạn có thất nghiệp vài tháng thì vẫn cứ hãy bình tĩnh và cải thiện cho 
hồ sơ của bản thân bạn. 
Thứ tư, chủ động mở rộng và tăng cường mạng lưới liên kết với các doanh nghiệp. Các bạn sinh 
viên có thể tìm thấy cơ hội ở những chuyến đi thực tế, hướng nghiệp ở các tổ chức, doanh nghiệp. 
Việc này sẽ giúp bạn biết thêm về nhiều công ty cũng như bớt chới với giữa các sự lựa chọn mới. 
Thứ năm, đó là phải có tư duy phản biện. Trong đại dịch, chúng ta đã chứng kiến sự tăng đột biến 
của tin tức giả và sự xuyên tạc dữ liệu thông tin trong khi các nhà lãnh đạo, doanh nghiệp và chính 
phủ đang cố gắng chuyển hướng sự chú ý và xem xét kỹ lưỡng để đưa các thông tin chính xác nhất 
nhằm giảm thiểu tâm lý hoang mang cho người dân. Những người có thể đánh giá khách quan 
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để xác định những gì đáng tin cậy sẽ được coi trọng. 
Cuối cùng, bạn đừng nên nộp hồ sơ tràn lan mà hãy thu hẹp phạm vi và tập trung cho dồn sức cho 
hồ sơ và buổi phỏng vấn ở các công ty bạn thật sự thích. 
5 KẾT LUẬN 
Nếu cánh cổng Trường Đại học mở ra cho các tân sinh viên một bầu trời với những tri thức, khám 
phá mới mẻ, những ước mơ, hoài bão tươi đẹp thì sau khi tốt nghiệp, cầm tấm bằng trên tay nhiều 
người hoang mang với câu hỏi: “Đi đâu và làm gì?”. Ngày nay, hiện tượng thất nghiệp trong giới trẻ 
ngày càng tăng cao đến nỗi Bộ trưởng Việc làm của Anh Quốc, ông Chris Graling đã phải gọi đó là 
“những quả bom nổ chậm”. Và sự khó khăn đó đã được đẩy lên tầm cao mới trong năm 2020 này. 
Nửa đầu năm 2020, thế giới đã được chứng kiến một nền kinh tế ảm đạm khi tất cả mọi ngành 
nghề, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tạm ngưng vì đại dịch Covid-19 bùng nổ và lây 
lan với tốc độ chóng mặt. Theo đánh giá của các chuyên gia, một trong những người cảm nhận rõ 
nhất về các tác động của trận đại dịch này lên nền kinh tế là thế hệ Z – thế hệ sinh viên tốt nghiệp 
trong năm 2020 này. Bên cạnh đại dịch, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, Hiệp định thương 
mại tự do AEC và còn nhiều yếu tố khác đã tạo ra những thay đổi to lớn trong cơ cấu kinh tế nước 
ta, trong đó có cả cơ hội và thách thức. 
Nhưng bên cạnh những lo ngại về những khó khăn sắp tới cho các tân cử nhân khi dịch Covid-19 
vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt này, các tân cử nhân các ngành nói chung và ngành kế toán nói 
riêng đều nên giữ tinh thần lạc quan vì thị trường lao động chỉ đi chậm lại nhưng vẫn còn đó nhiều 
cơ hội. Vậy nên thay vì ũ rủ, chán nản và lãng phí thời gian vô ích, tất cả chúng ta nên trau dồi thêm 
các kỹ năng trong lĩnh vực của mình, cải thiện bản thân để có thể thích ứng linh hoạt hơn với thời 
đại. Dĩ nhiên những thứ đó không phải ai cũng dạy và cũng không dễ học chút nào nhưng chắc 
chắn đó là sẽ là một trang bị có ích cho bạn trong tương lai không xa. 
1055 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] (2020) Ngành nào có cơ hội “lột xác” sau dịch bệnh?. Báo Thanh niên, 00:00 25/04/2020, 
https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nganh-nao-co-co-hoi-lot-xac-sau-dich-benh-
1215677.html 
[2] Bộ giáo dục và đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2020) Báo cáo đánh giá tác động 
của Covid-19 đến nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách. 
[3] Coccoc (2020) https://coccoc.com/search?query=corona 14h23 12/06/2020 
[4] Laura, Xuan Jiang, Felipe Lozano Rojas, Ian M. Schmutte, Kosali I. Simon, Bruce A. Weinberg, 
Coady Wing (2020) Determinants of Disparities in Covid-19 Job Losses Laura Montenovo. 
[5] Mongey, Simon and Alex Weinberg (2020) Characteristics of Workers in Low Work-From-
Home and High Personal-Proximity Occupations. Becker Friedman Institute for Economic 
White Paper. 
[6] Neiman, D.v (2020) How Many Jobs Can be Done at Home. 
https://ideas.repec.org/p/nbr/nberwo/26948.htm. 
[7] Phương Oanh (2020) Mỹ: Thêm hơn 2,4 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Báo Dân 
trí, 17:47 22/05/2020, https://dantri.com.vn/viec-lam/my-them-hon-24-trieu-nguoi-nop-don-
xin-tro-cap-that-nghiep-20200522112313549.htm 
[8] Phương Thảo (2020) Thế giới đóng cửa, Trung Quốc đối mặt cơn bão kinh tế thứ 2. Zingnews, 
15:57 23/03/2020, https://zingnews.vn/the-gioi-dong-cua-trung-quoc-doi-mat-con-bao-
kinh-te-thu-2-post1063093.html 
[9] Thu Hằng (2020) Đang cần nhiều lao động. Báo Giáo dục, 10h18 04/05/2020, 
https://www.giaoduc.edu.vn/dang-can-rat-nhieu-lao-dong.htm. 
[10] Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (2020) Thế giới có thể mất gần 25 triệu việc làm vì COVID-19. 
https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressreleases/WCMS_73
8980/lang--vi/index.htm 
[11] Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (2019) Báo cáo 
thị trường lao động năm 2019 – Dự báo nhu cầu nhân lực năm 2020 tại Thành phố Hồ Chí 
Minh. 

File đính kèm:

  • pdfdinh_huong_viec_lam_cho_sinh_vien_ke_toan_trong_va_sau_dai_d.pdf