Định hướng tích hợp trong sách giáo khoa tiếng Lào Lớp 4

1. Mở đầu

Sang thế kỉ XXI, do tốc độ phát triển của xã hội hết

sức nhanh chóng, với những biến đổi liên tục và khôn

lường, để chuẩn bị cho thế hệ trẻ đối mặt và đứng vững

trước những thách thức của đời sống, vai trò của giáo dục

ngày càng được các quốc gia chú trọng và quan tâm đầu

tư hơn bao giờ hết. Thay đổi, cải tiến chương trình, thậm

chí cải cách giáo dục đã được nhiều nước tiến hành. Theo

số liệu khảo sát việc phát triển chương trình giáo dục của

21 nước do INCA thống kê, xu thế thiết kế chương trình

theo hướng tích hợp (Integration) được khá nhiều quốc

gia quan tâm, vận dụng, đặc biệt đối với giai đoạn giáo

dục cơ sở, bắt buộc, trong đó có các nước Đông Nam Á

nói chung, Lào và Việt Nam nói riêng

Định hướng tích hợp trong sách giáo khoa tiếng Lào Lớp 4 trang 1

Trang 1

Định hướng tích hợp trong sách giáo khoa tiếng Lào Lớp 4 trang 2

Trang 2

Định hướng tích hợp trong sách giáo khoa tiếng Lào Lớp 4 trang 3

Trang 3

Định hướng tích hợp trong sách giáo khoa tiếng Lào Lớp 4 trang 4

Trang 4

Định hướng tích hợp trong sách giáo khoa tiếng Lào Lớp 4 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 4960
Bạn đang xem tài liệu "Định hướng tích hợp trong sách giáo khoa tiếng Lào Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Định hướng tích hợp trong sách giáo khoa tiếng Lào Lớp 4

Định hướng tích hợp trong sách giáo khoa tiếng Lào Lớp 4
n kết các đối tượng nghiên cứu trên giáo dục, học tập 
của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong 
cùng một kế hoạch dạy học”. 
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo 
viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng 
hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau 
nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông 
qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát 
triển được những năng lực cần thiết trong học tập và 
trong thực tiễn cuộc sống. Điều đó cũng có nghĩa là đảm 
bảo để mỗi học sinh biết cách vận dụng kiến thức học 
được trong nhà trường vào các hoàn cảnh khác nhau, qua 
đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một 
người lao động có năng lực. Những thập kỉ gần đây, tích 
hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang 
được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở 
nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển hàng đầu của 
thế giới; mức độ tích hợp khá đa dạng. Bên cạnh đó, cũng 
đã có nhiều cuộc hội nghị, hội thảo quốc tế đã được tổ 
chức để cung cấp trao đổi các thông tin về các chương 
trình dạy học tích hợp nhằm thúc đẩy việc áp dụng quan 
điểm tích hợp trong việc thiết kế các môn học. Các nước 
đi đầu trong việc xây dựng chương trình tích hợp là Nga, 
Pháp, Hoa Kì, Úc, Đức, Malaixia, Indonesia, Trung 
Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... 
2.2. Định hướng tích hợp trong sách giáo khoa Tiếng 
Lào lớp 4 
Hòa nhập với xu thế chung của giáo dục học hiện đại, 
giáo dục của Lào cũng đã và đang triển khai quan điểm 
tích hợp trong việc xây dựng các chương trình dạy học, 
nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu về học vấn phổ 
thông khả năng tiếp thu của học sinh, thời gian học ở nhà 
trường với khối lượng tri thức của nhân loại đang ngày 
một tăng lên nhanh chóng. 
Cũng giống như sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt, 
sự tích hợp trong SGK môn Tiếng Lào có cơ sở từ mục 
tiêu phát triển năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mĩ và từ 
mối quan hệ mật thiết và hệ thống giữa kiến thức và kĩ 
năng của hai lĩnh vực văn học và ngôn ngữ. Nó giúp cho 
quá trình hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và 
năng lực thẩm mĩ của người học diễn ra thuận lợi và hiệu 
quả hơn. 
Tư liệu để tác giả bài viết nghiên cứu gồm có: 
- Chương trình giáo dục cấp Tiểu học của Lào do 
Viện Nghiên cứu Khoa học giáo dục - Bộ GD-ĐT Lào 
ban hành năm 2010 (bản chỉnh sửa), đăng tải trên trang 
 Chương trình được áp dụng từ 
khi ban hành đến nay. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 449 (Kì 1 - 3/2019), tr 59-63 
60 
- SGK Tiếng Lào (lớp 4): do Viện Nghiên cứu Khoa 
học giáo dục - Bộ GD-ĐT Lào ban hành từ năm học 
2009-2010. 
Cấu trúc của SGK Tiếng Lào được xây dựng dựa trên 
các trụ cột chính tương ứng với các năng lực giao tiếp: 
đọc, viết, nói và nghe. Các năng lực này sẽ được phân 
giải thành những yêu cầu cần đạt theo độ khó tăng dần 
và liên tục từ lớp dưới lên lớp trên. Nhờ vậy, học sinh có 
cơ hội được rèn kĩ và đầy đủ các năng lực giao tiếp và 
tăng cường khả năng tích hợp các kiến thức và kĩ năng 
ngay trong cùng một bài học. 
Để đạt được hiệu quả của chương trình theo định 
hướng phát triển năng lực, SGK Lào đã tích hợp triệt để 
tất cả kiến thức của môn học vào trung tâm của bài học 
là văn bản nhằm giúp học sinh phát triển khả năng đọc, 
viết, nói và nghe về nhiều kiểu loại văn bản đa dạng, cần 
thiết cho cuộc sống, xung quanh những đề tài, chủ điểm 
phù hợp với trải nghiệm và hứng thú của người học. 
SGK Tiếng Lào mỗi lớp có 1 quyển, được cấu trúc 
theo đơn vị bài học, mỗi năm học thực hiện trong 33 tuần 
học. Ngoại trừ sách Tiếng Lào lớp 1 học về âm, vần, 
tiếng, từ có cấu trúc riêng, SGK Tiếng Lào lớp 2, 3, 4, 5 
có cấu trúc giống nhau, mỗi bài học được nhóm lại theo 
mạch nội dung kiến thức, kĩ năng, không chia thành các 
phân môn cụ thể mà tích hợp vào trong một bài học. Theo 
mạch nội dung dạy - học, các hoạt động trong bài học 
được phân thành bốn nhóm: hoạt động đọc, hoạt động 
viết, hoạt động nghe - nói, hoạt động tìm hiểu kiến thức 
ngôn ngữ và văn học. Mỗi nhóm hoạt động lại có thể 
được chia tiếp thành các nhóm kĩ năng nhỏ hơn. Về điểm 
này, SGK Lào có cấu trúc gần giống với Tài liệu Hướng 
dẫn học VNEN của Việt Nam. 
Dưới đây, chúng tôi xin trích dẫn ví dụ một bài học 
trong SGK lớp 4 của Lào: 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 449 (Kì 1 - 3/2019), tr 59-63 
61 
Dịch sang tiếng Việt: 
BÀI THỨ 1 
NGÀY KHAI GIẢNG 
BÀI TẬP ĐỌC 
Một ngày bắt đầu, bầu trời tươi sáng, không khí trong lành, ánh nắng mặt trời xuyên vào đến khuôn viên của 
trường. Đúng lúc đó, có một cơn gió mát thổi nhẹ từ cánh đồng ùa đến. Cảnh đẹp của thiên nhiên làm cho các em 
cảm thấy vui vẻ. Ngày 1 tháng 9 là ngày khai giảng mới của tất cả các trường trong toàn quốc. 
Các em học sinh đã tập trung có mặt trên sân trường từ sáng sớm. Mọi người đều có vẻ mặt vui tươi, phấn khởi 
khi được gặp bạn bè sau ba tháng nghỉ hè. Họ nói chuyện với nhau rất thân thiện. Sau khi chào cờ, thầy hiệu trường 
đã đọc thư chúc mừng của Bộ Trưởng Bộ giáo dục gửi tới các thầy cô và học sinh trong nhân dịp ngày khai giảng. 
Trong bức thư này, Bộ trưởng đã mong muốn mọi học sinh chăm chỉ học tập để làm cho kết quả học tập có chất 
lượng cao. Sau đó, thầy hiệu trường đã có lời khuyên cho giáo viên mới và học sinh trong mọi lớp hiểu biết đầy đủ 
mọi thông tin và giới thiệu về kế hoạch hoạt động của năm học này. 
Trong ngày khai giảng, mọi học sinh đều cảm thấy tự hào. Ai cũng mong muốn bản thân sẽ quyết tâm học giỏi, 
năng động, tôn trọng các nội quy nghiêm ngặt của trường để phù hợp của từ “thiếu niên quốc gia”. 
GIẢI THÍCH TỪ 
Giáo dục phổ thông: học từ cấp một đến cấp ba. 
Bộ trưởng: người quản lí cao nhất trong Bộ. 
Ngặt: lời hứa 
Quy tắc: quy định 
Thiếu niên: trẻ em đang tuổi đi học 
CÂU HỎI 
1. Khung cảnh thiên nhiên trong ngày khai giảng như thế nào? 
2. Trong lá thư, Bộ trưởng mong muốn một năm học như thế nào? 
3. Học sinh mong muốn bản thân sẽ như thế nào? 
4. Nội dung của bài đọc trên nói về chuyện gì? 
NGỮ PHÁP 
Khái niệm Câu đơn 
Câu đơn là câu nói có ý nghĩa đầy đủ và có dấu cấm cuối câu, dài hoặc ngắn tùy thuộc vào nội dung trong câu. 
Ví dụ: 
- Hôm nay, học sinh cảm thấy rất tự hào. 
- Ngày 1 tháng 9 là ngày khai giảng. 
 VIẾT CHÍNH TẢ 
Hãy viết chính tả bài tập đọc trên. Sau đó trả lời các câu hỏi sau: 
1. Một năm, học sinh nghỉ hè trong bao lâu? 
2. Ngày khai giảng mọi người cảm thấy thế nào? 
3. Ai là người đọc lá thư chúc mừng? 
4. Hãy tìm 2-3 câu đơn trong bài chính tả, sau đó chép lại vào vở. 
 KỂ CHUYỆN THEO BỨC TRANH 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 449 (Kì 1 - 3/2019), tr 59-63 
62 
Thống nhất với mục tiêu của môn Tiếng Lào nói 
chung thì môn Tiếng Lào lớp 4 cũng góp phần hoàn 
thành mục tiêu đã đặt ra là biên soạn SGK theo quan 
điểm tích hợp nhằm giúp học sinh tiết kiệm thời gian học 
tập, nâng cao hiệu quả giáo dục đồng thời góp phần tích 
cực hóa hoạt động của học sinh để học sinh chủ động, 
sáng tạo trong quá trình học tập. 
Chương trình môn Tiếng Lào lớp 4 gồm có 33 tuần 
với 66 bài học. Mỗi tuần học sinh học 2 bài, mỗi bài học 
trong 3 tiết. Trừ 8 bài ôn tập giữa và cuối kì I, kì II, cả 
năm học sinh được thực học 58 bài. Trong 58 bài học thì 
tất cả các bài đều có phần Tập đọc, các bài tập đọc thuộc 
các thể loại văn bản khác nhau, bao gồm 12 bài thơ và 46 
bài văn xuôi. Các nội dung bài học còn lại đan xen dạy 
viết Chính tả, Ngữ pháp, Tập làm văn và Kể chuyện. 
Như vậy, rõ ràng chương trình Tiếng Lào giành nhiều 
thời lượng học cho phần Tập đọc. Hơn nữa, bài Tập đọc 
được coi là trọng tâm của các bài học và được tích hợp 
với các nội dung các phân môn khác. Những kiến thức 
của phân môn Tập đọc góp phần giúp học sinh học tập 
tốt hơn trong các phân môn khác như Chính tả, Ngữ 
pháp, Tập làm văn, Kể chuyện. Cụ thể như sau: 
+ Tích hợp với phân môn Chính tả: học sinh được 
luyện viết một số đoạn hoặc cả bài tập đọc. Sau khi viết 
bài chính tả, học sinh tiếp tục làm bài tập trả lời một số 
câu hỏi liên quan đến nội dung bài tập đọc; trong các câu 
hỏi của phần viết chính tả cũng có những câu hỏi liên 
quan đến nội dung của Ngữ pháp hoặc Tập làm văn. 
Ví dụ, ở bài 1, học sinh học Ngữ pháp về Câu đơn thì 
trong nội dung câu hỏi phần Chính tả có yêu cầu Hãy tìm 
2-3 câu đơn trong bài chính tả, sau đó chép lại vào vở. 
Hay ở bài 11, phần viết văn dạy về Văn miêu tả thì trong 
nội dung bài tập chính tả có yêu cầu Viết chính tả bài đọc 
Cây đại. Hãy kể đặc điểm của cây Đại và lá của nó. 
+ Tích hợp với phân môn Ngữ pháp: việc tìm hiểu 
nghĩa của từ và phân tích câu trong bài là ngữ liệu để học 
sinh thực hiện các bài học về danh từ, động từ, tính từ, 
đại từ, quan hệ từ cũng như hình thành cho học sinh các 
kiến thức về câu như câu đơn, câu ghép, câu cảm thán...; 
viết lại các câu thành một câu ghép có sử dụng quan hệ 
từ; từ ngữ nào được lặp lại để nối các câu trong đoạn văn 
bằng phép lặp hay trong đoạn văn từ ngữ nào được dùng 
đế thay thế cho các từ ngữ khác. 
Ví dụ: ở bài 5, học sinh được học về Câu ghép (Khái 
niệm: Câu ghép là câu có từ 2 cụm C-V trở lên, có thể có 
dấu phẩy hoặc có quan hệ từ và có dấu chấm vào cuối 
câu) thì ví dụ minh họa được trích dẫn từ bài tập đọc Bảo 
vệ rừng: Rừng có rất nhiều các loại gỗ quý hiếm mà con 
người chúng ta có thể dùng để xây nhà, làm bàn ghế và 
các loại tiện nghi... 
+ Tích hợp với phân môn Kể chuyện: Các bài tập đọc 
là ngữ liệu để học sinh kể lại các câu chuyện. Trong SGK 
Tiếng Lào lớp 4, tất cả các bài kể chuyện đều có tranh 
minh họa, miêu tả lại nội dung từng đoạn của bài tập đọc. 
Học sinh dựa và tranh minh họa để kể lại câu chuyện đó. 
Ngoài ra, hai kĩ năng nói và viết trong SGK cũng được 
tích hợp chặt chẽ với nhau. Trong mỗi bài kể chuyện luôn 
có yêu cầu học sinh viết lại nội dung câu chuyện vừa kể 
vào vở. 
Ví dụ: Bài 13, Tập đọc Con mèo màu xám, phần kể 
chuyện có 2 bức tranh, yêu cầu học sinh dựa vào tranh và 
kể lại câu chuyện, sau đó viết lại vào vở. 
+ Tích hợp với phân môn Tập làm văn: Tập làm văn 
là phân môn thể hiện rõ yêu cầu tích hợp. Các ngữ liệu 
trong phần làm văn vừa hình thành vừa củng cố khái 
niệm và cấu trúc của các dạng bài miêu tả, kể chuyện, 
viết thư cho HS. Các bài tập đọc được viết bằng nhiều 
dạng văn bản phong phú là ngữ liệu để học sinh phân tích 
và tìm hiểu để học sinh có thể viết các bài văn được sinh 
động hơn, phát huy tối đa khả năng sử dụng ngôn ngữ 
của học sinh. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 449 (Kì 1 - 3/2019), tr 59-63 
63 
Ví dụ, bài tập đọc 63 Gửi thư cho thầy giáo là nội 
dung bức thư của một học trò cũ đã theo gia đình chuyển 
lên Thủ đô Viên chăn, viết thư về hỏi thăm thầy và kể về 
ngôi trường mới nơi em đang theo học, cũng như lời hứa 
với thầy sẽ chăm ngoan và học giỏi. Ở nội dung phần Tập 
làm văn, học sinh được học về kết cấu 3 phần của bức 
thư, dựa vào nội dung của bài tập đọc đã được tìm hiểu 
trước đó. 
Có thể nói, cấu trúc bài học trong SGK Tiếng Lào 
đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh, trước 
hết là sự quán triệt nguyên tắc, quan điểm tích hợp nội 
môn, nghĩa là các kiến thức, kĩ năng của các phân môn 
cần cung cấp, rèn luyện cho học sinh được thống nhất, 
hài hòa như những thành phần tất yếu trong từng đơn vị 
bài học trên cơ sở khai thác và vận dụng tối đa văn bản 
tập đọc. Hơn nữa, việc tích hợp dạy học Tập đọc với các 
phân môn khác đã góp phần làm giảm tải khối lượng học 
tập, nâng cao hiệu quả học tập và tiết kiệm thời gian học 
tập để học sinh có thể đạt kết quả học tập tốt nhất. 
3. Kết luận 
Như vậy, theo quan điểm tích hợp, các phân môn 
trong bài học Tiếng Lào được tập hợp lại xung quanh nội 
dung các bài đọc; các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn 
luyện kĩ năng cũng đã gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trước. 
Phần bài đọc sẽ là trung tâm của bài học, là ngữ liệu để 
các kĩ năng khác dựa vào khai thác. Bài tập đọc, dù là thơ 
hay truyện kể, văn bản miêu tả hay văn bản khoa học, văn 
bản hành chính hay thư từ...đều có nội dung, cấu trúc và 
các hiện tượng ngôn ngữ cần thiết (từ vựng và hình dạng 
câu) để học sinh dựa vào đó tìm hiểu. Khi dạy học, giáo 
viên cần phải thấy được mối liên hệ nội môn (đọc, viết, 
nghe, nói), theo đó, thấy được nội dung dạy học có liên 
quan và lặp lại ở các nội dung dạy viết, nói và nghe; kiến 
thức và kĩ năng đọc hiểu mà học sinh tiếp nhận được trong 
quá trình tìm hiểu văn bản tập đọc sẽ giúp cho kĩ năng 
viết, nghe và nói của các em tốt hơn. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ GD-ĐT - Viện Nghiên cứu Khoa học giáo dục 
(2010). Chương trình giáo dục cấp Tiểu học (bản 
chỉnh sửa).  
[2] Bộ GD-ĐT - Viện Nghiên cứu Khoa học giáo dục 
(2009). Sách giáo khoa Tiếng Lào lớp 4. 
[3] Bộ GD-ĐT - Dự án Mô hình Trường học mới 
(2016). Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. 
NXB Đại học Sư phạm. 
[4] Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên, 2006). Hỏi đáp 
về dạy học Tiếng Việt 2, 3, 4, 5. NXB Giáo dục 
Việt Nam. 
[5] Hoàng Thị Tuyết (2017). Đào tạo, dạy học theo 
quan điểm tích hợp - Chúng ta đang ở đâu?. Kỉ yếu 
Hội thảo “Dạy học tích hợp ở tiểu học: Hiện tại và 
Tương lai”, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí 
Minh, tr 13-30. 
[6] Cao Văn Sâm (2006). Một số định hướng về dạy học 
tích hợp. Hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc, 
Tổng Cục dạy nghề. 
[7] Trần Thanh Bình (2016). Tích hợp trong sách giáo 
khoa Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực 
học sinh. Tạp chí Giáo dục, số 383, tr 1-2; 15. 
SO SÁNH NỘI DUNG KIẾN THỨC,... 
(Tiếp theo trang 25) 
KHTN và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, vì 
vậy giáo viên phổ thông cần chú ý hướng dẫn học sinh 
tự làm việc độc lập hoặc theo nhóm nhiều hơn. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
[2] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ 
thông - Chương trình tổng thể. 
[3] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ 
thông môn Khoa học tự nhiên. 
[4] Bộ GD-ĐT (2006). Chương trình giáo dục phổ 
thông - những vấn đề chung (Cấp trung học phổ 
thông) - Môn Sinh học. 
[5] Đinh Quang Báo - Phan Thị Thanh Hội (2018). Bồi 
dưỡng giáo viên Sinh học đáp ứng chương trình 
giáo dục phổ thông mới. Báo cáo khoa học về lí luận 
và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học. Hội thảo 
quốc gia lần thứ 1, Huế, 18/8/2018, tr 3-11. 
[6] Trần Quốc Dung - Trần Văn Giang - Nguyễn Thị 
Kim Cơ - Nguyễn Thị Tường Vy (2018). Các năng 
lực của giáo viên thế kỉ XXI. Báo cáo khoa học về lí 
luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học. Hội 
thảo quốc gia lần thứ 1, Huế, 18/8/2018, tr 106-112. 
[7] Nguyễn Thị Thanh Thủy - Mai Sỹ Tuấn (2018). 
Sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên - Kinh 
nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam. Báo cáo 
khoa học về lí luận và phương pháp dạy học bộ môn 
Sinh học. Hội thảo quốc gia lần thứ 1, Huế, 
18/8/2018, tr 37-50.

File đính kèm:

  • pdfdinh_huong_tich_hop_trong_sach_giao_khoa_tieng_lao_lop_4.pdf