Điều tra, đánh giá tiềm năng và hoạt động khai thác thủy sản, đề xuất mô hình quản lý khai thác bền vững tại đầm An Khê, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
Đầm An Khê là đầm nước ngọt lớn nhất tỉnh (có diện tích 347 ha), là nơi có nguồn lợi
thủy sản phong phú, là sinh kế của hàng trăm hộ dân xã Phổ Khánh và một số hộ dân thuộc
xã Phổ Thạnh sống quanh đầm, là nơi có tiềm năng mặt nước cho việc khai thác thủy sản
trên đầm và có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong thời gian qua, việc nuôi trồng
thủy sản trên đầm theo kiểu mạnh ai nấy làm, nuôi qui mô nhỏ và manh mún, người nuôi
chưa áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi hợp lý, chưa có một cách thức quản lý môi trường
nuôi khoa học, bên cạnh đó, đối tượng nuôi chính là cá truyền thống vẫn là chủ đạo, nuôi
theo kiểu tự phát chưa trở thành hàng hóa.,. nên hiệu quả từ việc nuôi cá trên đầm không
cao. Trong những năm tới nhu cầu sản phẩm hàng hóa thủy sản nước ngọt ngày càng nhiều
để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho cộng đồng, do đó đòi hỏi phải có một kế hoạch phát triển
lâu dài và mang tính bền vững, mà cụ thể trước mắt là cần có một mô hình nuôi thủy sản an
toàn, hiệu quả, bền vững trên đầm An Khê.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều tra, đánh giá tiềm năng và hoạt động khai thác thủy sản, đề xuất mô hình quản lý khai thác bền vững tại đầm An Khê, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
30 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHAI THÁC BỀN VỮNG TẠI ĐẦM AN KHÊ, HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI Chủ nhiệm đề tài: KS. Đỗ Thị Thu Đông Cơ quan chủ trì đề tài: Hội nghề cá tỉnh Quảng Ngãi Năm nghiệm thu: 2017 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đầm An Khê là đầm nước ngọt lớn nhất tỉnh (có diện tích 347 ha), là nơi có nguồn lợi thủy sản phong phú, là sinh kế của hàng trăm hộ dân xã Phổ Khánh và một số hộ dân thuộc xã Phổ Thạnh sống quanh đầm, là nơi có tiềm năng mặt nước cho việc khai thác thủy sản trên đầm và có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong thời gian qua, việc nuôi trồng thủy sản trên đầm theo kiểu mạnh ai nấy làm, nuôi qui mô nhỏ và manh mún, người nuôi chưa áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi hợp lý, chưa có một cách thức quản lý môi trường nuôi khoa học, bên cạnh đó, đối tượng nuôi chính là cá truyền thống vẫn là chủ đạo, nuôi theo kiểu tự phát chưa trở thành hàng hóa.,... nên hiệu quả từ việc nuôi cá trên đầm không cao. Trong những năm tới nhu cầu sản phẩm hàng hóa thủy sản nước ngọt ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho cộng đồng, do đó đòi hỏi phải có một kế hoạch phát triển lâu dài và mang tính bền vững, mà cụ thể trước mắt là cần có một mô hình nuôi thủy sản an toàn, hiệu quả, bền vững trên đầm An Khê. II. MỤC TIÊU Điều tra, đánh giá hiện trạng hoạt động thuỷ sản đầm An Khê; Đề xuất mô hình quản lý khai thác, nuôi trồng thuỷ sản bền vững tại đầm An Khê dựa vào cộng đồng. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Hiện trạng, tiềm năng hoạt động thủy sản trên đầm An Khê Kết quả điều tra hoạt động thủy sản trên đầm An Khê trong năm 2015 cho thấy, tổng số hộ tham gia đánh bắt nuôi trồng và thu mua thủy sản khai thác được từ đầm An Khê là 220 hộ, trong đó chỉ có 01 hộ nuôi thủy sản, 210 hộ tham gia khai thác thủy sản trên đầm và 9 hộ thu mua thủy sản đánh bắt được từ đầm. Thu nhập bình quân từ hoạt động thủy sản là 42,8 triệu đồng/năm, với mức thu nhập này đời sống của ngư dân nơi này còn nhiều khó khăn. 1.1. Đối tượng khai thác Tổng số loài thủy sản thu thập và định danh trong 10 tháng là 35 loài thuộc 20 họ, 10 bộ (hoặc lớp), 3 ngành. Trong đó có 7 bộ cá - thuộc Ngành động vật có xương sống chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 25/35 loài (chiếm 71,4%); tiếp đến là 2 lớp thuộc Ngành Động vật thân mềm có 7/35 loài (chiếm 20%), ít nhất là Bộ Mười chân- thuộc Ngành Giáp xác có 3/35 loài (chiếm 8,6%) Đối tượng thủy sản khai thác được từ đầm An Khê tương đối ít, đa số là những loài cá 31 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN nước ngọt truyền thống ít có giá trị kinh tế như cá rô phi, cá diếc, tép, cá thát lát, cá bống, tôm, ốc, cá chép. Các loài cá bản địa quí hiếm như cá úc, cá chình,.. rất ít khi xuất hiện. Một số loài nhóm cá biển có xuất hiện nhưng không thường xuyên và sản lượng thu được không nhiều như cá móm, cá đối, cá khế sáu sọc,... Thủy sản khai thác từ đầm An Khê với đủ kích cỡ, nhưng đa số có kích thước nhỏ, điều này cho thấy việc khai thác quá mức đã đến hồi báo động. 1.2. Cơ cấu nghề khai thác Trong năm 2015, trên đầm An Khê có tất cả 12 loại phương tiện đang được người dân sử dụng để khai thác thủy sản như: lưới bén 3 màng, lưới bén 1 màng, lưới quét (lưới kéo), lồng xếp, đăng chắn, châm điện, tè điện, cào ốc, hến, nơm, vợt, soi,... trong đó có 03 nghề hoạt động nhiều nhất là: lưới bén 3 màng có 143/210 hộ, chiếm 68,1%; lồng xếp có 59/210 hộ chiếm 28,1%; châm điện có 33/210 hộ, chiếm 15,7%. Phần lớn các hộ dân hoạt động từ 2 - 5 nghề cùng lúc, số hộ hoạt động 1 nghề là 93/210 hộ, chiếm 44,3%; số hộ dân hoạt động cùng lúc từ 2-5 loại nghề là 117 hộ, chiếm 55,7%. Số lượt nghề khai thác có tính hủy diệt cao (lồng xếp, châm điện, tè điện, cào điện, đăng, lưới quét) là 144/331 lượt nghề, chiếm 43% tổng số lượt nghề khai thác thủy sản trên đầm An Khê. 1.3. Năng suất và sản lượng khai thác - Năng suất khai thác: Năng suất khai thác của toàn bộ 210 hộ đạt 2.881 kg/ngày, trong đó: Cá rô phi có năng suất khai thác cao nhất đạt 1.214,2 kg/ngày; tép, cá diếc, hến, ốc, cá thát lát đạt năng suất khai thác hơn 100 kg/ngày; cá bống, cá chép, tôm càng có năng suất khai thác từ 50 - 100 kg/ngày; cá tràu, cá trắm cỏ, cá móm, con trai,... có năng suất khai thác nhỏ hơn 50 kg/ngày - Sản lượng khai thác: Sản lượng khai thác thủy sản năm 2015 của tất cả 210 hộ là 418,142 tấn/năm, sản lượng khai thác thủy sản hàng ngày trên đầm An Khê là 1,2 tấn/ngày. Theo kết quả điều tra, sản lượng khai thác của nghề lưới bén 3 màng cao nhất với 126,412 tấn/năm, chiếm 30,2% tổng sản lượng thủy sản khai thác trên đầm. Tổng sản lượng khai thác của các nghề hủy diệt (châm diện, tè điện, lồng xếp, lưới quét) là 243,061 tấn/năm chiếm 58,12% tổng sản lượng thủy sản khai thác trên đầm. Điều này cho thấy đang có dấu hiệu khai thác tận diệt, nếu không có giải pháp can thiệp sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. 1.4. Nghề nuôi thủy sản Từ năm 2000 nghề nuôi thủy sản trên đầm đã bắt đầu phát triển, lúc này có khoảng 10 hộ thuộc thôn Phú Long xã Phổ Khánh góp vốn làm đăng chắn ở vùng Bờ Vũng nuôi các loài cá nước ngọt như trắm cỏ, mè, trôi, rô phi,... Tuy nhiên, những năm sau do sự tích tụ chất thải của cá nuôi, môi trường trở nên ô nhiễm một số cá bị lỡ loét, chậm lớn, hiệu quả thu được từ nuôi cá trên đầm ngày càng giảm sút đến năm 2015 chỉ còn lại 01 hộ nuôi cá trên đầm. 1.4.1. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản trên đầm An Khê Đầm An Khê có diện tích lớn, đầm có nước quanh năm, nước trong đầm hầu như ngọt 32 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN hoàn toàn, các chỉ tiêu pH, nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan, phốt phát (PO43-) phù hợp cho hoạt động sống của thủy sinh. Đầm nằm gần khu dân cư, gần đường giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản cũng như tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, hiện tại đang có hiện tượng tích tụ ô nhiễm hữu cơ và khí độc hại gây ảnh hưởng không tốt làm cho thủy sản nuôi dễ bị dịch bệnh. Do vậy chỉ nên qui hoạch phát triển nuôi với qui mô nhỏ đồng thời với việc giải quyết các nguồn ô nhiễm và các yếu tố bất lợi cho quá trình nuôi. 1.4.2. Tiềm năng phát triển nghề khai thác thủy sản trên đầm An Khê Theo những người dân sống quanh đầm An Khê cho biết, 10 năm trước đây đầm An Khê có nguồn lợi thủy sản tự nhiên phát triển phong phú và đa dạng, tuy nhiên do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Khai thác thủy sản bằng ngư cụ có mắt lưới nhỏ, sử dụng xung điện, ảnh hưởng từ sản xuất nông nghiệp,... nên nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng giảm. Lực lượng lao động tại địa phương tương đối dồi dào, có kinh nghiệm lâu đời với nghề khai thác thủy sản, kinh nghiệm này được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau và số lượng nghề khai thác trên đầm tương đối nhiều và phong phú. Tóm lại: Tiềm năng phát triển thủy sản vùng đầm An Khê là rất đáng kể, đặc biệt là tiềm năng phát triển nghề khai thác thủy sản trên đầm. Tuy nhiên thời gian qua tiềm năng này được khai thác sử dụng chưa hợp lý, cần và cấp thiết phải có qui hoạch khai thác sử dụng đầm hiệu quả hơn. 2. Đề xuất mô hình quản lý, khai thác, nuôi trồng thủy sản bền vững tại đầm an khê dựa vào cộng đồng 2.1 Đề xuất đối tượng nuôi, loại nghề cho phép khai thác, kế hoạch tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm An Khê a. Vị trí nuôi đăng chắn, đăng quầng, nuôi trong vèo lưới Tiếp tục duy trì và phát triển, mở rộng thêm diện tích nuôi khoảng 3 ha ở khu vực nuôi truyền thống thuộc xóm 9B thôn Phú Long, xã Phổ Khánh. b. Vị trí nuôi lồng bè Địa điểm đặt lồng bè trên đầm phải thuộc khu vực giữa đầm nơi có độ sâu mực nước trên 3m thuộc xóm 9A thôn Phú Long, xã Phổ Khánh, vị trí đặt lồng cách bờ ít nhất 10 m, với diện tích nuôi khoảng 2 ha. c. Về qui mô, hình thức, đối tượng nuôi trên đầm - Qui mô: Dựa trên điều kiện thực tế của đầm An Khê và qua khảo sát của người dân và các cơ quan có liên quan đã thống nhất đề xuất nuôi trồng thủy sản trên đầm An Khê với diện tích khoanh nuôi khoảng 5 ha. - Hình thức nuôi: Nuôi đăng quầng, vèo lưới theo hình thức nuôi quảng canh cải tiến; nuôi lồng bè trên đầm. - Đối tượng nuôi: Ngoài các đối tượng truyền thống như chép, mè, trôi,... có thể chọn nuôi các loài có giá trị kinh tế như: cá trắm cỏ, cá điêu hồng, cá bống tượng, cá chình, cá thát lát, cá lăng nha,...vì đây là các loại hải sản có giá trị kinh tế, đầu ra ổn định, đang được 33 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN thị trường ưa chuộng. - Kích cỡ con giống thả nuôi: Đối với nuôi trong đầm nên thả nuôi thủy sản có kích cỡ lớn hơn so với nuôi ao hồ để đảm bảo an toàn. - Thời điểm thu hoạch: Nên thu hoạch vào thời điểm trước tháng 11 dương lịch hàng năm khi mực nước trong đầm tương đối ổn định, sau thời gian nuôi 7 - 12 tháng, đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch, tránh mùa mưa bão vì lúc này có thể mực nước đầm cao sẽ dễ thất thoát cá. 2.2. Đề xuất loại nghề, mùa vụ, hạn mức cho phép khai thác thủy sản Qua đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác thủy sản trên đầm An Khê, chúng tôi đề xuất loại nghề, mùa vụ khai thác, hạn mức tối đa cho phép khai thác từng mùa vụ trong thời gian đến được phân thành 3 nhóm nghề chính với định hướng khai thác như sau: a. Các nghề khuyến khích phát triển - hạn mức khai thác Nhóm nghề khuyến khích phát triển hiện có tổng số lượng hộ nghề là 180 (chiếm 54,4% tổng số lượt nghề), sản lượng khai thác năm 2015 đạt 171 tấn (chiếm 40,8% tổng sản lượng khai thác), đến năm 2020 đạt 240 hộ nghề (chiếm 96% tổng số lượt nghề) và sản lượng đến 2020 đạt 500 tấn (chiếm 94,9% tổng sản lượng khai thác). Nhóm nghề hạn chế phát triển (lồng xếp, đăng, nò, cào) hiện có tổng số lượng hộ nghề là 87 (chiếm 26,3% tổng số lượt nghề), sản lượng khai thác năm 2015 đạt 79,9 tấn (chiếm 19,1% tổng sản lượng khai thác). Thời gian đến cần có giải pháp giảm dần số lượng hộ nghề qua từng năm, đến năm 2020 chỉ còn khoảng 10 hộ làm nghề cào (chiếm 4,1% tổng số lượt nghề) và sản lượng đến 2020 đạt 27 tấn (chiếm 5,2% tổng sản lượng khai thác). b. Các nghề cấm phát triển Nhóm nghề cấm phát triển (châm điện, tè điện, lưới quét), nhóm nghề này có số lượng hộ nghề không nhiều, nhưng sản lượng khai thác chiếm tỷ lệ lớn. Nhóm nghề này có tính hủy hoại nguồn lợi thủy sản lớn. Thời gian đến cần có giải pháp nhằm loại hẳn để không còn sử dụng nghề này trên đầm từ năm 2017. Đồng thời duy trì và phát triển các nghề khai thác truyền thống theo hướng tăng dần năng suất khai thác của các loại nghề. Kết hợp với công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản cho đầm, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ mùa vụ khai thác của các loại nghề: Lồng xếp, nghề nò nhằm tránh đánh bắt cá non, từng bước khôi phục nguồn lợi. Cần thiết phải quản lý khai thác thông qua việc giao quyền khai thác cho hộ dân gắn với trách nhiệm đóng góp kinh phí tái tạo nguồn lợi thủy sản hàng năm cho đầm An Khê. 2.3. Kế hoạch tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm An Khê Mục tiêu cần đạt được trong việc tái tạo nguồn lợi: Khôi phục các loài cá bản địa quí hiếm (cá úc), bổ sung một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế, tạo sự cân bằng hợp lý giữa các quần đàn thủy sản, từng bước hạn chế sự phát triển quần đàn cá rô phi trong đầm. a. Đối tượng thủy sản cần tái tạo: Các đối tượng tái tạo nguồn lợi đa phần có giá trị kinh tế cao, có tập tính sống, dinh dưỡng phù hợp với đặc điểm môi trường đầm An Khê là cá úc, cá lăng nha, cá bống tượng, cá thát lát, cá chạch, lươn. Tuy nhiên, cần thiết phải thả cá trắm cỏ vào đầm vì đầm nước An Khê thường sinh rong, cần thiết phải có cá trắm cỏ sử dụng rong làm thức 34 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ăn sẽ hạn chế hiện tượng ô nhiễm đầm khi rong tàn. b. Thời gian thực hiện: Việc tái tạo nguồn lợi nên được thực hiện mỗi năm một lần, bắt đầu thực hiện từ năm 2017 và kết thúc vào năm 2020. c. Biện pháp quản lý bảo vệ nguồn lợi: Cần có biện pháp ngừng sử dụng các nghề lồng xếp, nghề nò để khai thác thủy sản trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm, đến đầu tháng 7 dương dịch bắt đầu khai thác và phải ngừng việc khai thác cho đến khi thả cá tái tạo nguồn lợi cho năm sau. Như vậy cần có qui định về cấp quyền khai thác cho hộ dân sống quanh đầm với cơ cấu nghề đã được đề xuất ở trên. 2.4. Đề xuất mô hình đồng quản lý nghề cá đầm An Khê: Mô hình đồng quản lý đầm An Khê là sự tham gia của cộng đồng địa phương và những hộ dân có tham gia khai thác, nuôi trồng thủy sản tại đầm của 4 thôn là thôn Phú Long, thôn Diên Trường, thôn Long Thạnh 1, thôn Long Thạnh 2 thuộc 2 xã Phổ Khánh và Phổ Thạnh huyện Đức Phổ, thống nhất chia sẻ trách nhiệm và lợi ích trong quản lý tài nguyên môi trường theo hướng nhà nước và nhân cùng làm, cùng hưởng lợi theo quy định của pháp luật, hay đó là mô hình quản lý có sự tham gia của người dân, lấy quyền lợi, trách nhiệm của người dân làm mục tiêu và nguyên tắc cho hoạt động quản lý. Mô hình đồng quản lý nguồn lợi, môi trường đầm An Khê được gắn kết vững chắc bởi 2 trục, trục liên kiết ngang giữa những người dân hưởng lợi đầm, trục liên kiết dọc với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chuyên ngành trong và ngoài nhà nước có liên quan. IV. KẾT LUẬN Thiên nhiên ban tặng cho địa phương một tài sản vô giá - Đầm An Khê - với một cảnh quan tuyệt đẹp và hiền hòa, đã nuôi sống bao thế hệ người dân địa phương, họ gắn bó với đầm và sống dựa vào đầm. Nguồn lợi thủy sản thu được từ đầm An Khê là rất lớn. Tuy nhiên thời gian qua việc khai thác sử dụng đầm chưa hiệu quả. Do đó, Ban quản lý cộng đồng đầm An Khê cần tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản trong đầm, hiểu rõ tính năng của từng loại nghề từ đó có nhận thức đúng đắn, tự giác ngưng sử dụng các nghề cấm, từng bước giảm dần các nghề hạn chế phát triển, chuyển đổi từ nghề cấm sang các nghề khuyến khích phát triển; Tổ chức tuần tra kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản, có biện pháp xử lý nghiêm với các hành vi sử dụng nghề cấm (châm điện, tè điện), hành vi sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn qui định trong khai thác thủy sản trên đầm An Khê
File đính kèm:
- dieu_tra_danh_gia_tiem_nang_va_hoat_dong_khai_thac_thuy_san.pdf