Điều khiển hệ thống phát điện hỗn hợp gió – Diesel trong lưới cô lập theo hướng tối đa hóa mức thâm nhập điện gió
Có nhiều vùng cô lập trên thế giới đã từng được cấp
nguồn từ các hệ thống phát điện hỗn hợp gió – diesel
không có thiết bị phụ trợ. Điển hình như: đảo Sal và đảo
Mindelo ở Cape Verde; đảo La Désirade ở Guadeloupe;
đảo Denham ở Australia. Hiện nay ở Việt Nam có hệ
thống phát điện hỗn hợp kiểu này ở đảo Phú Quý, và có
kế hoạch lắp đặt ở Côn Đảo.
Hệ thống phát điện hỗn hợp gió – diesel được lắp đặt
ở Phú Quý với mục đích sử dụng nguồn năng lượng gió tự
nhiên và giảm chi phí sản xuất điện. Tuy nhiên, do sự
phối hợp vận hành giữa hai trạm điện chưa tốt, nên trạm
điện gió thường chỉ phát công suất hạn chế trong phạm vi
khoảng 50% tổng công suất của cả đảo (Pt) [1-3]. Nguyên
nhân: Trạm điện diesel do Điện lực đầu tư, nhưng trạm
điện gió lại do Công ty Năng lượng tái tạo Dầu khí Việt
Nam đầu tư nên thực hiện vận hành theo tỷ lệ phân chia
lợi nhuận; thêm vào đó tốc độ gió luôn luôn thay đổi, để
giảm ảnh hưởng xấu của những biến động này đến chất
lượng điện năng một cách chủ quan, các nhà quản lý chọn
lựa vận hành trạm điện gió bám theo mức đặt công suất
phát thấp hoặc mức thâm nhập điện gió thấp. Chính vì các
lý do này mà hệ thống phát điện hỗn hợp ở đây không
khai thác tốt nguồn năng lượng gió của tự nhiên.
Để giải quyết các vấn đề trên, nghiên cứu [4, 5] đã đề
xuất mô hình điều khiển tần số của hệ thống theo hướng sử
dụng tối đa năng lượng gió. Tuy nhiên, nghiên cứu [4] chỉ
khảo sát với trạm điện gió có một tuabin, chưa quan tâm
đến phân bố công suất phản kháng cho hai trạm điện, cũng
như chưa kể đến giới hạn làm việc của từng máy phát, chưa
xác định tỷ lệ thâm nhập điện gió ở mức nào là phù hợp.
Nghiên cứu [5] chỉ tập trung điều khiển máy phát trong
tuabin gió. Ngoài ra có nghiên cứu [6] cũng tiến hành điều
khiển tần số cho hệ thống hỗn hợp kiểu này, nghiên cứu [7]
điều khiển tần số và điện áp cho hệ thống hỗn hợp có thiết
bị phụ trợ. Các nghiên cứu [6] và [7] không quan tâm đến
mục tiêu nâng cao mức thâm nhập điện gió.
Do vậy, mục tiêu của bài báo là đề xuất một cấu trúc
điều khiển chung cho hai trạm điện nhằm sử dụng tối đa
khả năng của trạm điện gió, mà vẫn đảm bảo các điều
kiện kỹ thuật và vận hành ổn định. Đây cũng là nền tảng
cho phép ứng dụng rộng rãi hệ thống phát điện hỗn hợp
gió – diesel cho các đảo ở Việt Nam.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều khiển hệ thống phát điện hỗn hợp gió – Diesel trong lưới cô lập theo hướng tối đa hóa mức thâm nhập điện gió
(Pw-Pwmin,Pdsmax-Pds) Pregmax=(Pwmax-Pw)Nw+(Pdsmax-Pds)Nds Pregmin=-(Pw-Pwmin)Nw-(Pds-Pdsmin)Nds Sai Đúng Pregf>0 Bắt đầu ∆Pds=Pds – Pdsmin ∆Pw=Pw – Pwmin |Pregf|≥∆PdsNds+∆PwNw Nw<Nwlapdat ∆Preg= Pregf–∆PwNw ∆Preg≥∆PdsNds Nds<Ndslapdat Kds = (Nds–1)/Nds Pds= PdsKds Qds= QdsKds Nds=Nds+1 Đọc các thông số: Pregf, Pwmin, Pwmax, Pw, Qw, Nw, Pds,Qds, Nds ∆Pw=Pwmax – Pw ∆Pds=Pdsmax – Pds Pregf≥∆PdsNds+∆PwNw Nds≥2 ∆Preg= Pregf+∆PdsNds |∆Preg|≥∆PwNw Kw = (Nw+1)/Nw Pw= PwKw Qw= QwKw Nw=Nw-1 Kds = (Nds+1)/Nds Pds= PdsKds Qds= QdsKds Nds=Nds – 1 Pdp ≥ Pdpmin Qdsmax(Nds-1)≥Qt-QwNw Pdp=(Pdsmax–Pds)(Nds-1) Nw>0 Nw>0 Đúng Sai Đúng Sai Đúng Sai Đúng Sai Kw = (Nw–1)/Nw Pw= PwKw Qw= QwKw Nw=Nw+1 Đúng Sai Sai Đúng Đúng Sai Đúng Sai Sai Đúng Kết thúc ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 2 55 Đúng Sai Đúng Đúng Sai Sai 0≤Preg Bắt đầu ∆Pw=Pwmax – Pw Preg≤∆PwNw Pwreg2= Preg/Nw Pdsreg2= 0 Pwreg2= 0 Pdsreg2= Preg/Nds Pwreg2= ∆Pw reg w w dsreg2 ds P – P N P N Đọc các thông số: Preg, Pwmin, Pwmax, Pw, Nw, Pdsmax, Psdmin Pds, Nds ∆Pds=Pds – Pdsmin |Preg|≤∆PdsNds Pdsreg2= –∆Pds reg ds ds wreg2 w P P N P N Kết thúc Hình 6. Thuật toán khối phân phối công suất αβ abc dq abc Tính góc quay từ trường stato Lsids+Lmidr ωslip ωs ωr ωslip(Lmmims+σLridr) ωslipσLriqr PWM dq abc PI PI u'dr PI PI dq abc ∫dt Tính công suất d/dt 1/Lm ism idr ids udqs Pw Qw idr iqr Pwreg uαβs iαβs uabcs iabcs ψds idr ωslip u'qr i*dr i*qr u*dr u*qr u*abcr iabcr θr θs-θr θs ωr DFIG GSC RSC ids iabcw idqw Qwreg Hình 7. Sơ đồ bộ điều khiển cho khối chuyển đổi phía roto của DFIG PI PI Pw ωref ωr Pwref β βmax βmax 0 0 (a) (b) Hình 8. (a) Sơ đồ điều khiển góc nghiêng cánh; (b) Sơ đồ điều khiển công suất cơ trên máy diesel Sơ đồ khối thể hiện quá trình thu thập số liệu, tính toán số máy phát điện gió, số máy phát điện diesel và công suất tương ứng, cũng như thiết lập lại cho hệ thống như Hình 2. Trong sơ đồ Hình 2, w và ds là các ký hiệu thể hiện các thông số của máy phát điện gió và máy phát điện diesel; ký hiệu N là số máy phát tham gia vận hành. Khi trên lưới có biến động công suất hoặc sự sụt giảm tốc độ gió đột ngột thì các máy phát điện diesel sẽ đáp ứng để cân bằng công suất. Sau đó các kết quả đo sẽ được đưa vào tính toán công suất thực trên lưới, khả năng phát của trạm điện gió và xác định số lượng máy phát cũng như công suất phát điện của các máy trong hai trạm điện nhờ khối tính toán trên Hình 4. Hệ thống điều khiển sẽ tiến hành thay đổi điểm đặt công suất từ từ tiến đến thông số đã tính, cũng như thêm hoặc giảm số máy phát nhờ khối Điều chỉnh công suất đặt trên Hình 2 và được cụ thể hóa trên Hình 3. Như vậy, sau một khoảng thời gian ngắn hệ thống sẽ tiến đến điểm làm việc mới với lượng phát công suất của trạm điện gió là cực đại. Sự tăng tốc độ gió nhanh và có nhiều thay đổi theo kiểu gió giật sẽ bị hệ thống điều khiển cũng như tính toán lọc bỏ. Khi có một quá trình thay đổi tốc độ gió thì hệ thống điều khiển cũng như tính toán sẽ tiến hành tính toán lại và bám theo. Quá trình điều chỉnh công suất của toàn hệ thống được thực hiện theo hướng phát tối đa công suất của trạm điện gió như Hình 3. Khi tốc độ gió tăng thì hệ thống sẽ tăng công suất phát của trạm điện gió và giảm công suất phát của trạm diesel nhờ phần điều chỉnh theo sai lệch công suất. Khi tần số trên lưới có biến động không quá lớn, thông qua phần điều chỉnh theo tần số sẽ ưu tiên tăng công suất trạm điện gió và giảm công suất trạm diesel. Cụ thể, việc thay đổi cho từng máy phát được định hướng nhờ khối phân phối công suất được thể hiện trên Hình 6. Khi lượng công suất điều chỉnh liên tục nằm ngoài giới hạn từ Pregmin đến Pregmax thì sau một khoảng thời gian, ∆t sẽ thực hiện quá trình huy động thêm máy phát hoặc giảm máy phát. Cụ thể, quá trình huy động thêm máy phát hoặc giảm máy phát được điều khiển nhờ khối huy động máy ở Hình 5. Khi tần số có biến động lớn hơn giới hạn cho phép (∆fcp) thì bổ sung phần điều chỉnh tác động trực tiếp vào công suất trạm diesel trên sơ đồ Hình 3. 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Mô phỏng quá trình điều khiển chung cho cả hệ thống Hình 9. Mô hình hệ thống hỗn hợp gió - diesel Hình 10. Biểu đồ tốc độ gió trong mô phỏng Hình 11. Số lượng máy phát tham gia vận hành Bộ điều tốc PI ωref ωmeas Pdsreg Pdsm He thong phat dien hon hop gio diesel trong luoi co lap khong co thiet bi phu tro (3 x 2 MW) (6 x 500 kW) Discrete, Ts = 0.0001 s. Tm Qref _pu mA B C (pu) f (pu) Tram dien gio 3 DFIG E m A B C Pm Tam dien diesel [Q_pu] [Pitch] [wr] [Vdc] [P_pu] [PQw_ref] [PQds_ref] [Tm] m PQref Pm Vf Dieu khien diesel A B C a b cB_Tai A B C a b c B690 (690 V) A B C a b c B380 (0.4 kV) A B C a b c B22w (22 kV) A B C a b c B22ds (22 kV) A B C A B C 6 km A B C A B C 6 km A B C 500 kW A B C a b c 3.2 MVA 22 kV/0.4 kV A B C a b c A B C a b c 22 kV/ 690 V 3x2.2 MVA A B C 10 kW A B C 1,5 MW +j 0,85 MVAr 0 2 4 6 8 10 12 8.5 9 9.5 10 V (m/s) Thzøi gian (s) 0 2 4 6 8 10 12 0 1 2 3 4 N (maùy) Thzøi gian (s) N w N ds 56 Lê Thái Hiệp, Đoàn Đức Tùng, Nguyễn Thế Công, Lê Văn Doanh Hình 12. Biểu đồ phát công suất tác dụng của hai trạm điện Hình 13. Biểu đồ phát công suất phản kháng của hai trạm Hình 14. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ phát công suất tác dụng của hai trạm điện Hình 15. Biểu đồ tần số trên lưới Trong mô phỏng quá trình điều khiển chung cho cả hệ thống, tốc độ gió biến đổi theo hàm ngẫu nhiên có tốc độ trung bình khoảng 9 m/s, sự dao động được trung bình hóa trong một khoảng thời gian 2s được thể hiện trên Hình 10. Việc lựa chọn này nhằm mục đích để các kết quả mô phỏng thể hiện rõ hơn quá trình điều khiển bám theo phụ tải và ổn định tần số theo xu hướng tối đa hóa khả năng phát điện của trạm điện gió. Các mô phỏng với tốc độ gió dao động mạnh thì cấu trúc điều khiển đã đề xuất hoàn toàn đáp ứng tốt, tuy nhiên kết quả bị ảnh hưởng mạnh của dao động này (sẽ trình bày ở mục 4.2). Trên Hình 12 xuất hiện một số điểm nhấp nháy về công suất do hiện tượng huy động thêm hoặc cắt giảm máy phát trong hai trạm điện (như Hình 11). Các dao động về tần số cũng xảy ra vào thời điểm này (Hình 15). Khi đó, hệ thống điều khiển chung sẽ điều chỉnh để công suất các máy tham gia vận hành trong vùng giới hạn của mỗi máy. Sau đó, thuật toán điều khiển sẽ điều chỉnh để các máy phát điện diesel bám lấy mức công suất thấp nhất, các tuabin gió bám theo mức công suất cao nhất có thể. Trong quá trình vận hành, các tuabin gió được huy động với số lượng nhiều nhất có thể. Ngược lại, huy động số máy phát trong trạm điện diesel ít nhất có thể để vừa đủ đảm bảo dự trữ quay và cung cấp công suất phản kháng. Trong quá trình khởi động, tuabin gió sử dụng máy phát không đồng bộ nguồn kép nhận nhiều công suất phản kháng để thành lập điện áp (như Hình 13). Tuy nhiên, trong quá trình làm việc thì các máy phát này có thể phát bổ sung công suất phản kháng, còn trạm điện diesel đóng vai trò chính trong việc phát công suất phản kháng. Kết quả khảo sát cho thấy mức thâm nhập điện gió trung bình khoảng 80 %Pt (như Hình 14). Với mức thâm nhập này, chỉ tiêu về chất lượng tần số hoàn toàn tốt so với tiêu chuẩn vận hành hiện nay (như Hình 15). 4.2. Áp dụng cho hệ thống phát điện hỗn hợp gió – diesel trên đảo Phú Quý Hình 16. Biểu đồ tốc độ gió trên đảo Phú Quý ngày 13/7/2014 Hình 17. Số lượng máy phát tham gia vận hành Hình 18. Biểu đồ công suất dự trữ quay trong hệ thống Hình 19. Biểu đồ phát công suất tác dụng của hai trạm điện Hình 20. Biểu đồ phát công suất phản kháng của hai trạm điện Hình 21. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ phát công suất tác dụng của hai trạm điện Việc áp dụng cấu trúc điều khiển đã đề xuất cho hệ thống phát điện hỗn hợp trên đảo Phú Quý được thực hiện với ngày điển hình - ngày 13/7/2014. Biểu đồ phụ tải thực tế trong ngày thể hiện trên Hình 19 tương tự với rất nhiều ngày trong mùa nắng nóng, mùa có phụ tải cao nhất. Tốc độ gió được lựa chọn trong tháng này không phải tháng có tốc độ gió tốt. Biểu đồ gió tức thời trong ngày 13/7/2014 được đo trên Hình 16 có giá trị trung bình gần với tốc độ gió trung bình trong năm trên đảo (khoảng 9 m/s [3]). 0 2 4 6 8 10 12 0 0.5 1 1.5 2 P (MW) Thzøi gian (s) P 1 P 2 P t 0 2 4 6 8 10 12 -0.5 0 0.5 1 Q (MVAr) Thzøi gian (s) Q 1 Q 2 Q t 0 2 4 6 8 10 12 0 20 40 60 80 100 P 1 /P t , P 2 /P t (%) Thzøi gian (s) P 1 /P t P 2 /P t 0 2 4 6 8 10 12 49.9 50 50.1 F (Hz) Thzøi gian (s) f 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 6 8 10 12 14 V (m/s) Thzøi gian (gizø) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 0 1 2 3 4 N (maùy) Thzøi gian (gizø) N w N ds 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 0 1000 2000 3000 P dp (kW) Thzøi gian (gizø) P dp2 P dp 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 0 500 1000 1500 2000 P (kW) Thzøi gian (gizø) P 1 P 2 P t 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 0 250 500 750 1000 1250 Q (kVAr) Thzøi gian (gizø) Q 1 Q 2 Q t 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 0 20 40 60 80 100 P 1 /P t , P 2 /P t (%) Thzøi gian (gizø) P 2 /P t P 1 /P t ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 2 57 Công suất trạm điện gió có thể nhận được từ nguồn năng lượng gió thông qua các tuabin gió đang vận hành bằng lượng công suất thực phát P1 (trên Hình 19) cộng với dự trữ quay của trạm điện gió Pdp1 (Pdp1=Pdp-Pdp2, trên Hình 18). Có thể thấy rằng hệ thống điều khiển đã khai thác gần hết khả năng phát điện của trạm điện gió vào những giờ có tốc độ gió không quá 9 m/s. Trong thời gian này toàn bộ dự trữ quay của hệ thống do trạm điện diesel đáp ứng. Còn vào các giờ năng lượng gió thừa so với nhu cầu phụ tải (trước 3 giờ, từ 7 giờ đến 9 giờ, sau 21 giờ) thì chỉ vận hành một máy phát điện diesel để đảm bảo mức dự trữ quay tối thiểu. Riêng trường hợp từ 20 giờ đến 21 giờ cũng thừa năng lượng gió, nhưng không thể cắt giảm số máy phát điện diesel xuống còn một máy vì nhu cầu công suất phản kháng của phụ tải lớn (Hình 20). Từ kết quả khảo sát cho thấy, vào thời điểm gió có tốc độ cao, trạm điện gió cung cấp phần lớn công suất cho phụ tải, chỉ phải huy động công suất từ trạm diesel nhiều vào thời điểm gió thấp (Hình 19). Vào các giờ gió có tốc độ cao các máy phát diesel chỉ vận hành ở mức công suất tối thiểu để tiêu thụ ít nhiên liệu diesel nhất có thể. Vào thời điểm sau 23 giờ vì phụ tải giảm thấp, mặc dù gió có tốc độ cao, nhưng phải cắt giảm số tuabin gió xuống còn một tuabin vận hành chung với một máy phát trong trạm điện diesel (Hình 17). Trong trường hợp này không thể tạm ngừng vận hành trạm điện diesel vì một số lý do sau: các máy phát điện diesel được trang bị ở đây có chức năng thích ứng với sự thay đổi của phụ tải tốt, trong khi các tuabin gió thì ngược lại vì có quán tính lớn; trạm điện diesel được vận hành để đảm bảo dự trữ quay tối thiểu cho hệ thống và đảm nhiệm vai trò chính trong việc cung cấp công suất phản kháng cho phụ tải vì không có thiết bị bù trên lưới. Vào thời điểm trước 3 giờ cũng vận hành tương tự. Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy mức thâm nhập điện gió trung bình khoảng 80% Pt như trên Hình 21. Theo kết quả khảo sát ngày 13/7/2014, trạm điện gió cung cấp 79.88 % tổng điện năng tiêu thụ cả đảo. Trong khi đó theo số liệu thực tế cùng ngày, trạm điện diesel đã phát 82.3 % tổng điện năng tiêu thụ trên đảo. Đây là một lợi ích đáng kể, nếu áp dụng giải pháp bài báo đã đề xuất vào thực tế. 5. Kết luận Bài báo đã xây dựng thuật toán và cấu trúc điều khiển chung cho hệ thống phát điện hỗn hợp gió – diesel không có thiết bị phụ trợ. Cấu trúc này điều chỉnh hệ thống theo hướng khai thác tối đa khả năng của trạm điện gió, mà vẫn thỏa mãn các điều kiện vận hành. Kết quả nghiên cứu với đối tượng là hệ thống phát điện hỗn hợp gió – diesel ở đảo Phú Quý cho thấy, mức thâm nhập điện gió trung bình khoảng 80% Pt. Như vậy, vận hành nhờ cấu trúc điều khiển đã đề xuất sẽ tối đa hóa lợi ích kinh tế của hệ thống. Hướng nghiên cứu tiếp theo là triển khai ứng dụng cụ thể cấu trúc điều khiển đã đề xuất cho lưới điện trên đảo Phú Quý nhằm khai thác tối đa hiệu quả của hệ thống đã lắp đặt ở đây. Điều này cho phép khuyến nghị sử cấu trúc điều khiển này cho quá trình điều khiển toàn hệ thống hỗn hợp gió – diesel trong lưới cô lập tương tự nhằm tận dụng tối đa nguồn năng lượng gió. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cty TNHH 1TV năng lượng tái tạo Điện lực Dầu khí Việt Nam, Cty điện lực Bình Thuận, Qui trình vận hành hỗn hợp gió – diesel trên đảo Phú Quý, Bình Thuận, 2012. [2] Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tình hình đấu nối dự án nhà máy phong điện đảo Phú Quý, thành phố Hồ Chí Minh, 2012. [3] Nguyen Duc Huy, Tran Nam Trung, Tran Khanh Viet Dung, Nguyen Phung Quang, Vo Hong Thai, “Solutions for local isolated grid with hybrid system”, PetroVietnam – journal, vol. 10, 2013, pp. 62–67. [4] Dinh Chung Phan and Anh Tuan Doan, “Maximum Utilization of Wind Energy in a Wind Farm and Diesel Generator-Based Isolated Grid without Energy Storage System”, International Journal of Energy, Information and Communications, vol. 4, no. 1, 2013, pp. 23–36. [5] Mustafa Kayikçi and Jovica V. Milanovic´, “Dynamic contribution of DFIG-based wind plants to system frequency disturbances”, IEEE Transactions on Power Systems, vol. 24, no. 2, may 2009, pp. 859-867. [6] Olivare Dzune Mipoung, Luiz A. C. Lopes and Pragasen Pillay, “Frequency support from a fixed-pitch type-2 wind turbine in a diesel hybrid mini-grid”, IEEE Transactions on Sustainable Energy, vol. 5, no. 1, january 2014, pp. 110-118. [7] R. Sebastián, R. Peña-Alzola, J. Quesada, “Peak shaving simulation in a wind diesel power system with battery energy storage”, Industrial Electronics Society, IECON 2013 - 39th Annual Conference of the IEEE, 10-13 Nov. 2013, pp. 7642 – 7647. [8] Võ Hồng Thái, Nguyễn Đức Huy, Trần Nam Trung, “Giải pháp hoạt động hỗn hợp gió - diesel đảo Phú Quý”, Tạp chí Dầu Khí, số 3, 2014, trang 55–64. [9] Lê Thái Hiệp, Nguyễn Duy Khiêm, Nguyễn Thế Công, Lê Văn Doanh, “Tính toán lượng công suất phát cực đại của trạm điện gió trong hệ thống điện hỗn hợp gió – diesel trên đảo Phú Quý”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ các Trường Đại học Kỹ thuật, số 104, 2015, trang 6-10. (BBT nhận bài: 26/07/2015, phản biện xong: 04/09/2015)
File đính kèm:
- dieu_khien_he_thong_phat_dien_hon_hop_gio_diesel_trong_luoi.pdf