Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020

PHẦN 1. NGÔN NGỮ

1.1. TIẾNG VIỆT

1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống: “Trăng quầng thì hạn, trăng thì mưa.”

A. tỏ B. sáng C. mờ D. tán

2. Truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện nhiều mối quan hệ. Câu nào bên dưới đây không thể hiện mối

quan hệ chính?

A. Mối quan hệ giữa mẹ ghẻ và con chồng. B. Mối quan hệ giữa chị và em trong gia đình.

C. Mối quan hệ giữa thiện và ác. D. Mối quan hệ giữa nhà vua và dân chúng.

3. “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi/ Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên/ Xanh kia thăm thẳm từng

trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.” (Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm)

Đoạn thơ được viết theo thể thơ:

A. Lục bát. B. Ngũ ngôn. C. Song thất lục bát. D. Tự do.

4. “Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng

Nách tường bông liễu bay sang láng giềng.”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?

A. Bông liễu. B. Nách tường. C. Láng giềng. D. Oanh vàng.

5. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Đưa người ta không đưa qua sông/ Sao có tiếng ở trong

lòng.” (Tống biệt hành - Thâm Tâm)

A. khóc B. gió C. sóng D. hát

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 trang 1

Trang 1

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 trang 2

Trang 2

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 trang 3

Trang 3

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 trang 4

Trang 4

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 trang 5

Trang 5

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 trang 6

Trang 6

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 trang 7

Trang 7

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 trang 8

Trang 8

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 trang 9

Trang 9

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang xuanhieu 1860
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020

Đề thi mẫu Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020
m 14 trang 
 A. 1420. B. 180. C. 2700. D. 45. 
98. Do có ma sát với không khí cũng như ở trục quay nên cơ năng của con lắc bị tiêu hao, cứ sau mỗi 
chu kì giảm 1%. Để con lắc hoạt động bình thường (chạy đúng giờ), cần cung cấp cho con lắc 
công suất cơ học là 9,65.10-6 W. Năng lượng cần bổ sung cho con lắc trong một tháng (30 ngày) 
xấp xỉ bằng: 
 A. 834 J. B. 25 J. C. 1042 J. D. 19 J. 
99. Khi hệ thống cung cấp năng lượng bổ sung giảm công suất, biên độ con lắc giảm đi một nữa 
nhưng tiêu hao cơ năng sau mỗi chu kì cũng là 1%. Công suất cơ học cung cấp cho con lắc khi đó 
xấp xỉ bằng: 
 A. 19,3.10-6 W. B. 38,6.10-6 W. C. 2,4.10-6 W. D. 4,8.10-6 W. 
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102 
Các hạt nhân của các nguyên tử được cấu tạo từ các hạt sơ cấp gồm prôton mang điện tích 
dương và các nơtron không mang điện gọi chung là các nuclôn. Trong tự nhiên, có nhiều hạt nhân tự 
động phóng ra các tia gọi là tia phóng xạ và biến đổi thành một hạt nhân khác. Một trong các loại tia 
phóng xạ đó là tia β- gồm các hạt electrôn. Các quá trình biến đổi hạt nhân trên luôn tuân theo các 
định luật bảo toàn của các đại lượng như: điện tích, số nuclôn, năng lượng và động lượng. 
100. Nhận định nào sau đây đúng? 
 A. Bên trong hạt nhân có chứa các hạt electrôn. 
 B. Các hạt electrôn có thể được phóng ra từ bên trong hạt nhân. 
 C. Bên trong hạt nhân, các hạt protôn tự biến đổi thành electrôn. 
 D. Các hạt nơtron trong hạt nhân tự biến đổi thành electrôn. 
101. Nhận định nào sau đây đúng? 
 A. Bên trong hạt nhân không có lực đẩy giữa các hạt mang diện dương. 
 B. Tồn tại một loại lực hút đủ mạnh bên trong hạt nhân thắng lực đẩy Culông. 
 C. Có lực hút tĩnh điện bên trong hạt nhân. 
 D. Hạt nhân bền vững không nhờ vào một lực nào. 
102. Giả thiết trong một phóng xạ, động năng của electron được phóng ra là E, nhiệt lượng do phóng 
xạ này tỏa ra (gồm tổng các động năng của tia phóng xạ và của hạt nhân con) xấp xỉ bằng: 
 A. E. B. 2E. C. 0. D. E/2. 
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105 
Quá trình phiên mã gen cấu trúc xảy ra trong nhân của tế bào nhân thật, tạo các tiền mARN. Sau 
đó, tiền mARN được gắn mũ 5’P, cắt intron- nối exon, gắn đuôi polyA tạo mARN trưởng thành, di 
chuyển ra ngoài nhân, tham gia quá trình dịch mã. Mỗi intron đều có trình tự cắt đầu 5’, nhánh A, 
trình tự cắt đầu 3’. Quá trình cắt intron xảy ra theo thứ tự: 
(1) Cắt trình tự 5’. 
(2) Nối đầu 5’ với vị trí nhánh A. 
(3) Cắt trình tự đầu 3’, loại bỏ intron. 
Một số gen có quá trình ghép nối thay đổi, tạo nhiều loại mARN trưởng thành từ một tiền 
mARN ban đầu. Ví dụ một tiền mARN có trình tự “Exon 1- intron 1- êxôn 2 – intron 2 – êxôn 3”, có 
thể có hai kiểu ghép nối. Kiểu 1: Tiền mARN bị cắt hai intron và nối ba êxôn lại. Kiểu 2: Tiền mARN 
bị cắt trình tự đầu 5’ của intron 1, nối với nhánh A của intron 2, loại bỏ “intron 1- êxôn 2 - intron 2”, 
tạo mARN trưởng thành ngắn hơn. Quá trình ghép nối thay đổi có thể tạo nhiều loại mARN trưởng 
thành từ một gen, từ đó dịch mã tạo nhiều loại polipeptit. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của 
intron trong quá trình tiến hóa. 
103. Giai đoạn nào sau đây không xảy ra trong quá trình hình thành mARN trưởng thành? 
 A. Cắt intron và nối các êxôn. B. Gắn đuôi polyA. 
 C. Gắn mũ 5’P. D. Cuộn xoắn với protein Histon. 
104. Cho các quá trình sau: (1) Cắt trình tự 3’ của intron; (2) Cắt trình tự 5’ của intron; (3) Nối đầu 5’ của 
intron với vị trí nhánh A; (4) loại bỏ các intron. Thứ tự đúng với quá trình ghép nối mARN là: 
Bài Thi Mẫu - Trang 12 - Bài Thi gồm 14 trang 
 A. 1 2 3 4. B. 2 1 3 4. C. 2 3 1 4. D. 3 2 1 4. 
105. Nếu 1 mARN có cấu trúc “êxon 1 - intron 1 - êxôn 2 - intron 2 - êxôn 3 - intron 3 - êxôn 4”. Giả sử 
chiều dài intron và êxôn bằng nhau và bằng 340A0. Phức hợp enzym cắt intron loại bỏ đoạn ARN 
dài tối đa 1.020A0. Quá trình ghép nối thay đổi có thể tạo ra bao nhiêu loại mARN trưởng thành? 
 A. 2. B. 3. C. 4. D.1. 
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108 
Loài cá tuyết nam cực (họ Chaenichthyidae) có hoạt động và trao đổi chất rất chậm. Chúng là 
nhóm động vật có xương sống duy nhất không chứa hồng cầu và sắc tố hemoglobin. Cá tuyết có hình 
dạng trong suốt, nặng khoảng 2kg và dài khoảng 0,6m. Trong hệ gen của cá tuyết, gen β-globin và gen 
α-globin bị đột biến thành gen giả, không tham gia tổng hợp Hemoglobin. Cá tuyết thuộc nhóm động 
vật biến nhiệt. Máu cá tuyết thiếu hemoglobin giúp cá thích nghi tốt trong điều kiện sống vùng Nam 
cực nhiệt độ lạnh (-20C) và nồng độ O2 cao. Cá tuyết thu nhận O2 chủ yếu bằng cơ chế khuếch tán 
trực tiếp vào máu. Cá tuyết có diện tích mang nhỏ nên hoạt động trao đổi khí chủ yếu qua da. Một 
lượng lớn mạch máu nhỏ dưới da giúp cá nhận đủ O2 khuếch tán. 
106. Nhiệt độ trong nước tăng thì: 
 A. Nhiệt độ cơ thể cá tăng. B. Nhiệt độ cơ thể cá giảm. 
 C. Nhiệt độ cơ thể cá không đổi. D. Nhiệt độ cơ thể cá tăng và giảm liên tục. 
107. Giải thích nào sau đây đúng về sự thích nghi của loài cá tuyết? 
 A. Khi nhiệt độ thấp, độ nhớt của máu tăng, mất tế bào hồng cầu giúp điều hòa lại dòng chảy của máu. 
 B. Khi nhiệt độ thấp, độ nhớt của máu giảm, mất tế bào hồng cầu giúp điều hòa lại dòng chảy của máu. 
 C. Khi nhiệt độ tăng, độ nhớt của máu tăng, mất tế bào hồng cầu giúp điều hòa lại dòng chảy của máu 
 D. Độ nhớt của máu không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, mất tế bào hồng cầu giúp điều hòa lại dòng 
chảy của máu. 
108. Nếu bắt cá tuyết con và nuôi trong vùng biển nhiệt đới thì: 
 A. Cá không thể sống và phát triển. 
 B. Cá sống và phát triển bình thường do có đặc điểm thích nghi tốt. 
 C. Cá tuyết sống nhưng có nhiều đặc điểm hình thái thay đổi. 
 D. Cá tuyết sống và có sản xuất hemoglobin trong máu. 
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111 
Tỷ lệ di cư nội địa, gồm di chuyển nội tỉnh và giữa các tỉnh, tại Việt Nam khá cao. Điều tra dân 
số năm 2009 cho thấy 8,5% dân số thuộc diện này, trong đó số di chuyển nội tỉnh và giữa các tỉnh gần 
như nhau. Số liệu gần đây từ cuộc điều tra “Tiếp cận nguồn lực hộ gia đình (VARHS)”, giai đoạn 
2012-2014 tại 12 tỉnh cũng cho thấy xu hướng di cư mạnh. 
Tính chung trong năm 2014, có 73% số người di cư di chuyển từ tỉnh này sang một tỉnh khác, 
47% số người đến các trung tâm lớn như Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh và 10% ra nước ngoài 
(tăng nhiều so với tỷ lệ 1% năm 2012). Nói chung, nếu tính dựa trên chi tiêu cho ăn uống và thu nhập 
thuần theo VARHS thì các hộ gia đình có người di cư, nhất là những hộ có người đi kiếm việc có kinh 
tế tốt hơn các hộ khác. 
Theo VARHS, các hộ gia đình nhận tiền gửi về thường sử dụng vào tiêu dùng hàng ngày và 
thanh toán dịch vụ thiết yếu (45-55%) và tiết kiệm (11-15%); phần còn lại được sử dụng cho chi tiêu 
vào các dịp đặc biệt, y tế và giáo dục. Nhưng di cư dường như đã giúp các hộ gia đình ứng phó với 
các cú sốc, giúp ổn định mức chi tiêu bình quân đầu người, ít nhất là trong trường hợp đi tìm việc ở 
nơi khác. Các nghiên cứu trước đây về di cư chủ yếu quy nguyên nhân di cư từ nông thôn ra đô thị do 
chênh lệch thu nhập giữa các địa bàn (Harris và Todaro 1970) và các yếu tố như bất ổn định thu nhập 
và nghèo (Stark 1991). 
(Nguồn: Ngân hàng thế giới, Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2016) 
109. Theo bài đọc, việc di cư tại nước ta đã mang lại ích lợi gì cho các hộ gia đình? 
 A. Khai phá vùng đất mới, mở rộng diện tích. 
 B. Giải quyết vấn đề việc làm, ổn định nơi ở. 
 C. Ổn định mức chi tiêu bình quân đầu người. 
Bài Thi Mẫu - Trang 13 - Bài Thi gồm 14 trang 
 D. Thực hiện các chính sách khuyến nông. 
110. Theo bài đọc trên, số tiền các hộ gia đình sử dụng cho chi tiêu vào dịp đặc biệt, y tế và giáo dục là: 
 A. 45-55%. B. 11-15%. C. 30-44%. D. 14-20%. 
111. Theo bài đọc, nguyên nhân chủ yếu của việc di cư từ nông thôn ra đô thị là do: 
 A. chênh lệch thu nhập giữa các địa bàn. B. các yếu tố bất ổn định về việc làm. 
 C. sự khác nhau về điều kiện tự nhiên. D. chính sách phát triển đô thị. 
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114 
Hiện nay, Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn về du lịch của khu vực Đông Nam Á. 
Năm 2015, du lịch Việt Nam đón 7,943 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 1% với năm 2014. Khách 
du lịch nội địa đạt 57 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 338.000 tỷ đồng. 
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Việt Nam tương đối phong phú và đa dạng. Về địa hình: có 
nhiều cảnh quan đẹp như đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo Việt Nam có khoảng 125 bãi biển, 
hơn 200 hang động, các di sản thiên nhiên thế giới như vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha - 
Kẻ Bàng... Về tài nguyên sinh vật: nước ta có hơn 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, 8 khu 
dự trữ sinh quyển thế giới 
Về tài nguyên du lịch nhân văn, tính trên cả nước có 4 vạn di tích trong đó có hơn 2.600 di tích 
được Nhà nước xếp hạng, các di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới như Quần thể di tích 
Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn. Ngoài ra còn các di sản văn hóa phi vật thể thế giới 
như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên 
(Nguồn: SGK Địa lí lớp 12 và Internet) 
112. Di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam được UNESCO công nhận bao gồm: 
 A. Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. 
 B. Quần thể di tích Cố đô Huế và Vịnh Hạ Long. 
 C. Vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. 
 D. Thánh địa Mỹ Sơn và Quần thể di tích Cố đô Huế. 
113. Tài nguyên du lịch Việt Nam được chia thành 2 nhóm chính là: 
 A. tài nguyên địa hình và tài nguyên sinh vật. B. tài nguyên lễ hội và tài nguyên tự nhiên. 
 C. tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. D. tài nguyên nhân văn và tài nguyên di sản. 
114. Dựa vào bài đọc, hãy cho biết thành phố nào có đến hai di sản được UNESCO công nhận? 
 A. Hạ Long. B. Huế. C. Hà Nội. D. Hội An. 
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117 
Tại Hội nghị Yalta (2-1945), nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Anh và Mỹ đã nhất trí 
thành lập tổ chức Liên hợp quốc (viết tắt bằng tiếng Anh là UN). 
Từ ngày 25-4 đến 26-6-1945, hội nghị quốc tế gồm 50 nước được triệu tập tại San Francisco 
(Mỹ) để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc (LHQ). 
Ngày 24-10-1945, với sự phê chuẩn của quốc hội các nước thành viên, Hiến chương chính thức 
có hiệu lực. Tuy nhiên, mãi đến ngày 10-01-1946, Đại hội đồng LHQ đầu tiên mới được tổ chức (tại 
Luân Đôn), với sự tham dự của 51 nước. 
Đến năm 2011, LHQ có 193 quốc gia thành viên, gồm tất cả các quốc gia độc lập được thế giới 
công nhận. Thành viên mới nhất của LHQ là Nam Sudan, chính thức gia nhập ngày 14-7-2011. 
LHQ hoạt động với những nguyên tắc cơ bản sau: 
 Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. 
 Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. 
 Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào. 
 Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 
 Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc. 
Khi LHQ được thành lập, năm ngôn ngữ chính thức được lựa chọn là: tiếng Anh, tiếng Hoa, 
tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nga. Tiếng Ả Rập được đưa vào thêm từ năm 1973. Ban thư 
Bài Thi Mẫu - Trang 14 - Bài Thi gồm 14 trang 
ký sử dụng 2 ngôn ngữ làm việc là tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong số các ngôn ngữ chính thức của 
LHQ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của 52 quốc gia thành viên, tiếng Pháp của 29 thành viên, 
tiếng Ả Rập là 24, tiếng Tây Ban Nha là 20, tiếng Nga là 4 và tiếng Hoa là 2. Tiếng Bồ Đào Nha và 
tiếng Đức là những ngôn ngữ được sử dụng ở khá nhiều nước thành viên LHQ (8 và 6) nhưng lại 
không phải là ngôn ngữ chính thức của tổ chức này. 
115. Đại hội đồng LHQ họp phiên đầu tiên tại đâu? 
 A. Mỹ. B. Anh. C. Pháp. D. Đức. 
116. LHQ được thành lập vào thời điểm nào? 
 A. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai. 
 B. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai mới bùng nổ. 
 C. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. 
 D. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 
117. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ viện trợ kinh tế, quân sự để xây dựng một chính quyền thân Mỹ ở 
miền Nam Việt Nam hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Hành động đó của Mỹ đã vi phạm nguyên 
tắc nào trong Hiến chương của Liên hợp quốc? 
 A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. 
 B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 
 C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. 
 D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc. 
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120 
Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi 
nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào 
công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương. 
Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp 
sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp. 
Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế 
của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế 
Việt Nam vào kinh tế chính quốc. 
Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài 
ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ 
nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến 
động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai 
đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn 
chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang 
trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư 
tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi 
đầu thế kỉ XX. 
(Nguổn: Lịch sử 11, trang 155) 
118. Lực lượng xã hội nào đã có đóng góp quan trọng đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam trong 
thập niên đầu thế kỉ XX 
 A. Công nhân, nông dân. B. Trí thức, Tiểu tư sản thành thị. 
 C. Trí thức Nho học. D. Tư sản dân tộc. 
119. Kinh tế Việt Nam phát triển như thế nào trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp? 
 A. Bị kìm hãm, không phát triển được B. Phát triển chậm và không toàn diện 
 C. Phụ thuộc vào nền kinh tế của chính quốc D. Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa 
120. Giai cấp, tầng lớp nào đã tiếp thu ý thức hệ dân chủ tư sản 
 A. Tư sản B. Tiểu tư sản C. Trí thức D. Tư sản và tiểu tư sản 
-------------- HẾT -------------- 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_mau_ky_thi_danh_gia_nang_luc_dai_hoc_quoc_gia_thanh_p.pdf