Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 8 (Có đáp án)
PHẦN 1. NGÔN NGỮ
1.1 TIẾNG VIỆT
1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Ruộng bốn bề không bằng trong tay”
A. nghề B. vàng C. tiền D. của
2. Tiếng cười trong truyện Tam đại con gà thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?
A. Tiếng cười khôi hài có ý nghĩa đả kích các tầng lớp trên của xã hội
B. Tiếng cười khôi hài có ý nghĩa giáo dục các tầng lớp trên của xã hội
C. Tiếng cười trào phúng phê phán trong nội bộ nông dân và có ý nghĩa giáo dục
D. Tiếng cười phê phán thầy đồ dốt trong xã hội cũ
3.“Không Phật, không Tiên, không vướng tục/ Chẳng Trái, Nhạc cũng phường Hàn Phú/ Nghĩa vua tôi cho
vẹn đạo sơ chung/ Trong triều ai ngất ngưởng như ông!” (Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ)
Đoạn thơ được viết theo thể nào?
A. Hát nói B. Phú C. Cáo D. Văn vần
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 8 (Có đáp án)
giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập, xoá bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài nhiều thế kỉ sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi này góp phần vào quá trình làm "xói mòn" và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Đáp án B loại vì nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông – Tây là do cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 4 thập niên quá tốn kém và làm suy giảm vị thế của cả Mĩ và Liên Xô trên nhiều mặt so với các cường quốc khác; cả Mĩ và Liên Xô phải đối mặt với nhiều khó khăn khác do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu nên Mĩ và Liên Xô nhận thấy cần thoát khỏi thế “đối đầu” để ổn định và củng cố vị thế. - Đáp án C loại vì nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh lạnh chấm dứt là do cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 4 thập niên quá tốn kém và làm suy giảm vị thế của cả Mĩ và Liên Xô trên nhiều mặt so với các cường quốc khác; cả Mĩ và Liên Xô phải đối mặt với nhiều khó khăn khác do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu; kinh tế Liên Xô ngày càng lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ. - Đáp án D loại vì xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. Chọn A. 91. D Phương pháp: Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Cách giải: Bán phản ứng xảy ra ở catot là Cu2+ + 2e → Cu. Chú ý: Khi điện phân dung dịch, ion Na+ không bị điện phân. Chọn D. 92. B Phương pháp: - Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa; catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. - Dựa vào số mol ban đầu của mỗi muối ⟹ Các phản ứng điện phân. - Từ sản phẩm của quá trình điện phân suy ra giá trị pH của dung dịch điện phân. Cách giải: Do trong cùng dung dịch, CuSO4 và NaCl có cùng nồng độ mol nên số mol của chúng bằng nhau. Đặt n CuSO = n NaCl = a( mol) Phương trình điện phân: CuSO4 + 2NaCl → Cu + Cl2 + Na2SO4 a a ⟹ Ta thấy: a a 1 2 nên NaCl hết, CuSO4 còn dư 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4 Dung dịch sau điện phân có chứa H2SO4 nên có pH < 7. Chọn B. 93. C Phương pháp: *Bình (2): Các phản ứng điện phân tại catot bình (2): Fe3+ + 1e → Fe2+ Fe2+ + 2e → Fe Từ số mol của Fe3+ và Fe tính được số mol e trao đổi ở bình (2). 4 Cu Do 2 bình điện phân mắc nối tiếp nên mol electron trao đổi như nhau nên ⟹ ne (bình 1) = ne (bình 2) *Bình (1): So sánh ne (bình 1) với 2.n 2+ ⟹ CuSO4 đã bị điện phân hết, H2O đang bị điện phân Từ đó tính được lượng Cu bám vào catot bình (1). Cách giải: *Bình (2): Ta có: n Fe( NO3 )3 = 0,3.1 = 0,3(mol);nFe = 5,6 = 0,1(mol) 56 Tại catot (-): Fe3+ + 1e → Fe2+ 0,3 → 0,3 (mol) Fe2+ + 2e → Fe 0,2 ← 0,1 (mol) ⟹ ne (bình 2) = 0,3 + 0,2 = 0,5 mol Do 2 bình điện phân mắc nối tiếp nên mol electron trao đổi như nhau ⟹ ne (bình 1) = ne (bình 2) = 0,5 mol *Bình (1): Ta có: nCuSO = 0, 2.1 = 0, 2(mol) So sánh thấy: ne(binh1) 2.nCu2+ ⟹ CuSO4 đã bị điện phân hết, H2O đang bị điện phân Khối lượng Cu bám vào catot của bình (1) là: mCu = 0,2.64 = 12,8 gam. Chọn C. 94. A Phương pháp: Dựa vào dữ kiện thông tin: để điều chế este của phenol, người ta phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol thu được este, từ đó chọn được phương án sai Cách giải: Dựa vào thông tin Để điều chế este của phenol, người ta phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol thu được este → chọn ngay A sai A. Sai B. Đúng, PTHH minh họa : C6H5OH + CH3COCl → CH3COOC6H5 + HCl C. Đúng, PTHH minh họa : C6H5OH + CH3COBr → CH3COOC6H5 + HBr D. Đúng, PTHH minh họa : C6H5OH + (CH3CO)2O → CH3COOC6H5 + CH3COOH Chọn A. 95. D Phương pháp: Dựa vào các yếu tố làm chuyển dịch cân bằng hóa học. Cách giải: A. đúng, vì este giúp cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo ra este là chiều thuận B. đúng, vì dùng rượu hoặc axit dư cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều giảm lượng rượu hay axit → cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận C. đúng, vì tách nước làm cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo ra nước → cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận Chọn D. 4 P R 1 96. C Phương pháp: Dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học của este, axit cacboxylic và ancol để tìm phát biểu đúng. Cách giải: Phát biểu A sai vì H2SO4 đặc có vai trò xúc tác và giữ H2O làm cân bằng chuyển dịch sang chiều tạo este. Phát biểu B sai vì thêm NaCl bão hòa để sản phẩm tách ra hoàn toàn. Phát biểu C đúng vì phản ứng este hóa thuận nghịch nên các chất tham gia đều còn dư. Phát biểu D sai vì sản phẩm este không tan nên có phân lớp. Chọn C. 97. C. Phương pháp: Cường độ dòng điện định mức: Cách giải: I = P U Để máy hoạt động bình thường, cường độ dòng điện qua máy phải đạt giá trị định mức: I = P = 11000 = 50 (A) U 220 Chọn C. 98. B. Phương pháp: Tỉ lệ số vòng dây sơ cấp và thứ cấp: Cách giải: Tỉ lệ số vòng dây sơ cấp và thứ cấp: N1 = U1 N2 U2 N1 = U1 = 500 = 2, 27 Chọn B. 99. D. Phương pháp: N2 U2 220 Công suất hao phí khi truyền tải: Php = P 2 R U2 Hiệu suất truyền tải: Cách giải: H = P1 = P − Php P P Gọi công cuất của 1 máy là P0 Hiệu suất truyền tải lúc đầu là: H = P1 − Php1 = 0, 9 90P0 = P1 − Php1 = 0, 9 P1 P1 P1 P0 = 0, 01P1 (1) 2 P = 1 = 0,1P (2) hp1 1 U2 Hiệu suất truyền tải lúc sau là: P R 2 H = P2 − Php2 = 0,8 (90 + n).P0 = P2 − Php2 = 0,8 P2 P2 P2 (90 + n) P0 = 0,8P2 (3) 2 P = 2 = 0, 2P (4) hp2 2 U2 Chia (4) và (2) ta có: Chia (3) và (1) ta có: P2 = 2 P1 90 + n = 0,8P2 90 + n = 160 n = 70 Chọn D. 100. A. Phương pháp: 1 0, 01P1 Sử dụng lý thuyết về tính chất và ứng dụng của các loại sóng điện từ Cách giải: Sóng dài thường được sử dụng trong thông tin quân sự → Chọn A Chọn A. 101. B. Phương pháp: Tốc độ lan truyền sóng dài: Cách giải: v = 2 c 9 Tốc độ lan truyền sóng dài là: Chọn B. 102. C. Phương pháp: v = 2 c= 2 .3.10 8 = 2.108 (m / s) 9 9 Quãng đường sóng truyền: s = v.t Bán kính vĩ độ, kinh độ: R ' = R.cos Độ dài vĩ độ, kinh độ: s = R. Cách giải: Thời gian phát và thu sóng tăng thêm 0,4 ms → thời gian sóng truyền đến giàn khoan tăng thêm là: 0, 4.10 −3 t = = 0, 2.10−3 2 (s) Quãng đường sóng truyền thêm chính là khoảng cách giàn khoan dịch chuyển: s = v.t = 2 c.t = 2 .3.10 8 .0, 2.10 −3 = 41888 (m) 23 (hải lí) 9 9 Bán kính đường tròn vĩ tuyến ở vĩ độ 15029’B là: R ' = R.cos = 6400.cos (15029 ') R ' = 6167, 73 (km) = 6167, 73.103 (m) Do vĩ độ không thay đổi, nên giàn khoan chuyển động trên đường tròn bán kính R’ Độ dài kinh độ thay đổi là: s = R '. ' 41888 = 6167, 73.103. ' ' = 6, 79.10−3 (rad) 23' 20 '' Kinh độ mới của giàn khoan là: x = 111 0 12 '+ 0 0 23' = 111 0 35' Chọn C. 103. C Hình ảnh trên mô tả quá trình phiên mã (tổng hợp ARN) dưới sự tham gia của RNA polymerase (ARN pol). Chọn C 104. B Hình ảnh trên mô tả quá trình phiên mã (tổng hợp ARN) dưới sự tham gia của RNA polymerase (ARN pol). Qúa trình này xảy ta theo nguyên tắc bổ sung: A môi trường – T mạch gốc U môi trường – A mạch gốc G môi trường – X mạch gốc X môi trường – G mạch gốc Chọn B 105. C Phát biểu sai về quá trình trên (phiên mã) là C, trong quá trình này chỉ có sự liên kết bổ sung giữa U với A mà không có sự liên kết bổ sung A của môi trường với U. Chọn C 106. D Trong mối quan hệ này, chim tu hú có lợi và chim chích bị hại, đây là mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã. Chọn D 107. C Chim trống bay vờn quanh tổ để thu hút sự chú ý của chim chủ nhà và cố tình dụ cho chim chủ nhà bay ra khỏi tổ đuổi, đánh lạc hướng cho tu hú mái vào đẻ một quả trứng, đây là mối quan hệ hỗ trợ (vì chúng cùng loài, trong các đáp án thì chỉ có hỗ trợ là quan hệ cùng loài). Chọn C 108. D Tập tính đẻ nhờ của loài tu hú là tập tính sinh sản, chúng không làm tổ và nuôi con. Chọn D 109. A Phương pháp: Dựa vào các thông tin đã được cung cấp để trả lời, đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1 Cách giải: Tại Hà Nội và các đô thị lớn nước ta, ô nhiễm do bụi, đặc biệt bụi mịn vẫn là vấn đề đáng lo ngại nhất, có tác động nguy hại đáng kể đối với sức khỏe người dân. Chọn A. 110. D Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 2 Cách giải: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở các đô thị bao gồm: phát thải từ hoạt động giao thông; việc xây dựng, sửa chữa công trình hạ tầng đô thị; hoạt động sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp; thói quen sử dụng than tổ ong và tình trạng đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch của người dân. => loại A, B, C Đô thị không có các cánh rừng, do vậy cháy rừng không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở các đô thị nước ta. Chọn D. 111. D Phương pháp: Liên hệ thực tiễn và đọc kĩ các thông tin ở đoạn dữ liệu thứ 2 để rút ra biện pháp đúng đắn Cách giải: - Việc sử dụng các phương tiện ô tô chạy bằng dầu sẽ thải ra môi trường nhiều khói xe độc hại => loại A (hiện nay đang khuyến khích sử dụng phương tiện chạy bằng điện) - Việc tăng cường xây dựng công trình đô thị sẽ gây ô nhiễm bụi nghiêm trọng => loại B - Hoạt động sản xuất công nghiệp tiểu thụ công nghiệp cũng đưa vào môi trường nhiều chất thải như khí độc, mùi hôi, khói công nghiệp.=> loại C - Việc khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng là biện pháp hữu ích nhằm hạn chế các phương tiện giao thông, giúp hạn chế khói xả ra từ xe cộ. => D đúng Chọn D. 112. B Phương pháp: Đọc kĩ thông tin đã cho để trả lời – chú ý đoạn thông tin thứ 1 Cách giải: Nằm trong danh sách giải cứu nông sản Việt Nam thời gian gần đây gồm có sầu riêng, dưa hấu, thanh long, tôm hùm, hoa hồng Đà Lạt.=> loại A, C, D Gạo không phải là mặt hàng nông sản cần “giải cứu” ở nước ta. Chọn B. 113. D Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 3 để thấy rõ nguyên nhân “chủ yếu”của vấn đề Cách giải: - Nguyên nhân chủ yếu khiến là do sản xuất còn manh mún, ồ ạt, không có kế hoạch tìm hiểu về thị trường, không có sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân với các doanh nghiệp trong khâu bảo quản và chế biến, tiêu thụ sản phẩm => dẫn đến đầu ra không ổn định. Mặt khác chất lượng nông sản nước ta còn thấp, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm và chất lượng khắt khe của thị trường nước ngoài nên việc mở rộng thị trường gặp khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào 1 thị trường lớn là Trung Quốc (dẫn đến bị động về thị trường tiêu thụ sản phẩm). => nhận định D đúng - Nhu cầu thị trường về các mặt hàng nông sản luôn lớn => loại A - Dịch Covid-19 không phải là nguyên nhân sâu xa, bởi trong nhũng năm trước đã nhiều lần chúng ta giải cứu thịt lợn, dưa hấu, cà chuakhi còn chưa xuất hiện dịch Covid – 19; hơn nữa khi Trung Quốc đóng cửa biên thì hàng hóa chúng ta lại điêu đứng, chứng tỏ nông sản VN bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, cần nhìn nhận lại việc mở rộng thị trường => loại B - Giá nông sản cao nhưng nếu đi đôi với chất lượng thì vẫn có thể cạnh tranh được => do vậy trong trường hợp này giá cả chỉ quyết định một phần => loại C Chọn D. 114. C Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 3, chú ý từ phụ định “không phải” là biện pháp thích hợp Cách giải: Biện pháp thích hợp để đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, loại bỏ tình trạng “giải cứu” như hiện nay là: - Hình thành chuỗi sản xuất bền vững, liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản. => A đúng - Nâng cao chất lượng nông sản để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước phát triển. => B đúng - Nhà nước có thể có chính sách hỗ trợ một phần về khâu quy hoạch, tìm hiểu thị trường và nguồn vốn cho nông dân => D đúng - Đẩy mạnh khai thác thị trường tiêu thụ rộng lớn ở Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch là biện pháp không đúng. Bởi nông sản nước ta phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, dẫn đến rủi ro lớn một khi quốc gia này thay đổi các chính sách thương mại. Hơn nữa xuất khẩu bằng con đường tiểu ngạch – không có hợp đồng và giao dịch qua cư dân biên giới nên rủi ro phải gánh chịu càng lớn. => C sai Chọn C. 115. C Phương pháp: Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời. Cách giải: “Mĩ viện trợ khẩn cấp cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử Điện Biên Phủ” vào đợt 2 của chiến dịch (30/3-26/4). Chọn C. 116. A Phương pháp: Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời. Cách giải: Mục tiêu chính của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 là: Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. Chọn A. 117. A Phương pháp: Giải thích. Cách giải: Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) là thắng lợi quân sự lớn nhất của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) vì đã làm phá sản hoàn toàn kế Nava của Pháp, có Mỹ giúp sức, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương. Trong đó, đáng chú ý là việc các nước tham dự hội nghị cam kết tôn tọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia. Chọn A. 118. B Phương pháp: Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời. Cách giải: Cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra do nững đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Những nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng lên theo thời gian nên cuộc cách mạng khoa học – công nghệ sẽ còn tiếp tục được tiến hành. Do đó, toàn cầu hóa (một hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ) là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Chọn B. 119. B Phương pháp: Dựa vào thông tin được cung cấp, liên hệ tình hình thế giới hiện nay. Cách giải: - Tình hình ở nhiều khu vực trên thế giới trở nên bất ổn, ở nhiều quốc gia quần chúng nhân dân lo lắng, sợ hãi. - Về thiệt hại kinh tế: theo báo cáo của IEP, tổng chi phí cho cuộc chiến chống khủng bố năm 2014 đã lên đến mức cao nhất trong lịch sử với 52.9 tỉ USD. Con số này cao hơn 61% so với năm 2013 và gấp hơn 10 lần so với năm 2000. Số liệu này chưa bao gồm các tác động từ vụ khủng bố ngày 13/11/2014 tại thủ đô Pari (Pháp). Chọn B. 120. D Phương pháp: Đánh giá, liên hệ. Cách giải: Toàn cầu hòa là xu thế đang có tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thách thức lớn nhất đặt ra cho Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay là sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế. Do nền kinh tế Việt Nam xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua thời gian dài chiến tranh nên sự phát triển còn chậm. Trong quá trình hội nhập, hợp tác và phát triển, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ các nền kinh tế phát triển khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Chọn D. ----HẾT----
File đính kèm:
- de_luyen_thi_danh_gia_nang_luc_dai_hoc_quoc_gia_thanh_pho_ho.pdf