Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 16 (Có đáp án)

PHẦN 1. NGÔN NGỮ

1.1 TIẾNG VIỆT

1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Chuồng gà hướng , cái lông chẳng còn”

A. đông B. tây C. nam D. bắc

2. Nội dung của tác phẩm Đại cáo bình Ngô là:

A. Ca ngợi Lê Lợi, chủ soái của nghĩa quân Lam Sơn

B. Tố cáo tội ác quân xâm lược

C. Tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

D. Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng

3. Văn bản Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 thuộc kiểu văn bản gì?

A. Văn bản tự sự B. Văn bản nhật dụng C. Văn bản khoa học D. Văn bản nghệ

thuật

4. “Mùa hè đến, màu áo xanh nhuộm biếc trên khắp các nẻo đường của Tổ quốc.”

Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?

A. màu áo xanh B. biếc C. nẻo đường D. tổ quốc

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 16 (Có đáp án) trang 1

Trang 1

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 16 (Có đáp án) trang 2

Trang 2

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 16 (Có đáp án) trang 3

Trang 3

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 16 (Có đáp án) trang 4

Trang 4

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 16 (Có đáp án) trang 5

Trang 5

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 16 (Có đáp án) trang 6

Trang 6

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 16 (Có đáp án) trang 7

Trang 7

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 16 (Có đáp án) trang 8

Trang 8

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 16 (Có đáp án) trang 9

Trang 9

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 16 (Có đáp án) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 55 trang xuanhieu 3580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 16 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 16 (Có đáp án)

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 16 (Có đáp án)
u của phương pháp gây đột biến và chọn lọc bao gồm: (1), (3), (4). 
Các thành tựu còn lại đều là của kỹ thuật chuyển gen (xuất hiện đặc tính của loài khác). 
Phương án đúng là B. 
Chọn B 
83. C 
Phương pháp: Sử dụng Atlat ĐLVN trang 6 – 7, xác định độ cao các dãy núi 
Cách giải: 
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, xác định được độ cao các dãy núi theo thứ tự từ cao nhất đến 
thấp nhất như sau: Núi Phu Luông (2985m), Tây Côn Lĩnh (2419m), Rào Cỏ (2235m). 
Chọn C 
84. B 
Phương pháp: Liên hệ vai trò ý nghĩa của vùng biển nước ta, kết hợp hiểu biết thực tiễn 
Cách giải: 
Biển Đông được xem là một trong những “điểm nóng” trong khu vực và trên thế giới vì: 
- Biền Đông giàu tài nguyên khoáng sản và thủy hải sản 
- Biển Đông nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu – 
Châu Á, Trung Đông – Châu Á. Là một phần của tuyến đường biển nối trực tiếp Ấn Độ Dương – Thái Bình 
Dương, Biển Đông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thương mại hàng hải toàn cầu. 
- Có những eo biển quan trọng đối với nhiều quốc gia và thế giới, đặc biệt là eo biển Malacca. 
Chọn B. 
85. A 
Phương pháp: Liên hệ kiến thức bài 15 - Bảo vệ phòng chống thiên tai (trang 63 sgk Địa 12) kết hợp liên 
hệ đặc điểm địa hình và khí hậu Bắc Trung Bộ. 
Cách giải: 
Nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng lũ quét diễn ra nghiêm trọng ở vùng Bắc Trung Bộ là do địa hình dốc 
hẹp ngang kết hợp mưa lớn tập trung khiến lưu lượng dòng chảy nước rất mạnh, cuốn trôi các lớp đất đá, 
bùn.=> Ý A tổng hợp nguyên nhân đầy đủ và chính xác nhất. 
Chọn A. 
86. A 
Phương pháp: Liên hệ kiên thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (trang 41 – 42 sgk Địa lí 12) 
Cách giải: 
Nhân tố chủ yếu tạo ra mùa mưa ở Nam Bộ là gió mùa Tây Nam. Cụ thể: 
- Vào đầu mùa hạ: gió mùa tây nam (xuất phát từ khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương) di chuyển qua 
biển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. 
- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa tây nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh, 
vượt qua vùng biển xích đạo trở nên nóng ẩm và gây mưa lớn, kéo dài cho vùng đón gió ở Nam Bộ - Tây 
Nguyên. 
Chọn A. 
87. D 
Phương pháp: Sắp xếp. 
Cách giải: 
4) Tuynidi, Marốc và Xuđăng giành độc lập (1956). 
1) 17 nước châu Phi được trao trả độc lập (1960). 
2) Thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla (1975). 
3) Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai chính thức bị xóa bỏ (1993). 
Chọn D. 
88. D 
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 5. 
Cách giải: 
Để duy trì hòa bình và an ninh thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Hội nghị Ianta đã 
quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc. 
Chọn D. 
89. D 
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 94. 
Cách giải: 
Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam họp trong hoàn cảnh 
phong trào cách mạng 1930 – 1931 đang diễn ra quyết liệt. 
Chọn D. 
90. C 
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 208. 
Cách giải: 
Yếu tố quyết định Việt Nam phải tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước (từ năm 1986) là: Cuộc khủng hoảng 
kinh tế - xã hội ở Việt Nam diễn ra trầm trọng. 
Chọn C. 
91. A 
Phương pháp 
Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. 
Cách giải: 
Bán phản ứng tại anot là: 2Cl- → Cl2 + 2e. 
Chọn A. 
92. B 
Phương pháp: 
Khi điện phân dung dịch, ở điện cực catot: 
+ Nếu dung dịch có chứa nhiều cation thì cation nào có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ bị điện phân trước. 
+ Một số cation không bị điện phân như K+, Na+, Ca2+, Ba2+, Mg2+, Al3+  Khi đó nước bị điện phân 
theo bán phản ứng: 2H2O + 2e → H2 + 2OH- 
Cách giải: 
Khi điện phân dung dịch, tại catot thì cation nào có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ bị điện phân trước. 
Dựa vào dãy điện hóa ta thấy tính oxi hóa: Fe3+ > Cu2+ > H+ > Fe2+. 
Vậy thứ tự điện phân là Fe3+, Cu2+, H+, Fe2+. 
Chọn B. 
93. C 
Phương pháp: 
- Từ khối lượng catot tăng tính được số mol Cu. 
- Áp dụng định luật bảo toàn electron tính được số mol Cl2. 
- Tính khối lượng dung dịch giảm. 
Cách giải: 
Khối lượng catot tăng là khối lượng của Cu bám vào. 
2 2 
2 
Ta có: nCu 
= 
6, 4 
= 0,1 mol 
64 
Các quá trình trao đổi electron: 
+ Tại catot: Cu2+ + 2e → Cu 
+ Tại anot: 2Cl- → Cl2 + 2e 
Áp dụng định luật bảo toàn electron: 
2nCu = 2nCl → nCl = nCu = 0,1 mol 
Dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm: 
mdd giam = mCu + mCl = 6, 4 + 0,1.71 = 13,5(g) 
Chọn C. 
94. A 
Phương pháp: Dựa vào cách tiến hành phản ứng tráng bạc của glucozơ trong sgk hóa 12 – trang 23 
Cách giải: 
Thứ tự tiến hành phản ứng tráng bạc glucozơ là (4), (2), (1), (3). 
Chọn A. 
95. B 
Phương pháp: Dựa vào mục đích của từng bước làm thí nghiệm, sau đó suy luận để xét đáp án đúng hay 
sai. 
Cách giải: 
Mục đích các bước tiến hành thí nghiệm. 
Bước 1: Làm sạch ống nghiệm. Để có lớp Ag sáng, rõ và đều thì ống nghiệm phải sạch, do đó ta rửa ống 
nghiệm bằng dung dịch kiềm do dung dịch này ăn mòn thủy tinh và tẩy sạch vết bẩn trên bề mặt ống 
nghiệm. 
Bước 2: Điều chế phức [Ag(NH3)2]+. 
Bước 3: Thực hiện phản ứng tráng gương. 
0 A. Đúng, PTHH: CH CHO + 2AgNO + 2NH ⎯t⎯→ CH COONH + 2Ag↓ + 2NH NO 
3 3 3 3 4 4 3 
B. Sai, không nên lắc đều, giữ nguyên ống nghiệm và đun cách thủy trong cốc nước. 
C. Đúng, PTHH: AgNO3 + NH3 + H2O → NH4NO3 + AgOH↓ 
Sau đó AgOH tan trong dd NH3 tạo ra phức [Ag(NH3)2]+. 
PTHH: AgOH + 2NH3 → [Ag(NH3)2]OH (phức tan) 
Chọn B. 
96. B 
Phương pháp: Dựa vào phản ứng màu của tinh bột với dung dịch iot 
Cách giải: 
A. Đúng vì dd iot làm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh (hồ tinh bột có trong mặt cắt của quả chuối xanh 
hoặc củ khoai lang tươi, sắn tươi). 
B. Sai, không xuất hiện màu xanh tím do mặt cắt của quả chuối chín không có chứa hồ tinh bột. 
C. Đúng, phân tử tinh bột hấp thụ iot tạo ra màu xanh tím, khi đun nóng, iot bị giải phóng ra khỏi phân tử 
tinh bột làm mất màu xanh tím đó, khi để nguội iot bị hấp thụ trở lại làm dung dịch có màu xanh tím. 
D. Đúng. 
Chọn B. 
0 0 
97. 
Cách giải: 
Các thiết bị bán dẫn hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện trong 
Chọn C. 
98. 
Phương pháp: 
Năng lượng giải phóng electron khỏi liên kết: 
Cách giải: 
E = 
hc 
 
Năng lượng giải phóng electron khỏi liên kết là: 
hc hc 6, 625.10
−34
.3.10
8 
−6 
E = 

  = = 
E 0, 66.1, 6.10
−19
= 1,88.10 (m) = 1,88 (m) 
Chọn A. 
99. D 
Phương pháp: 
Tần số của bức xạ: f = 
c
 
Hiện tượng quang dẫn xảy ra khi 
 0 
Cách giải: 
Tần số của bức xạ có thể gây ra hiện tượng quang dẫn của chất đó là: 
c 3.10
8 
14 
f = 
 
= 
0, 78.10
−6 
= 3,846.10 (Hz) 
Hiện tượng quang dẫn xảy ra khi:   f f f 3,846.1014 (Hz) 
Vậy những bức xạ gây ra hiện tượng quang dẫn với chất đó có tần số f1 và f4 . 
Chọn D. 
100. C 
Phương pháp: 
Hao phí trên đường dây tải điện: Php = 
P
2
R 
U2 
= 
U
P U 
2
 5.10
3 
3 
Cách giải: 
Khi không sử dụng máy biến áp, công suất hao phí là: Php 
P
2
R 
2 
1 
Khi nâng hiệu điện thế, công suất hao phí là: 
P
2
R 
Php2 2 
2 
P U 2 P (10.103 )
2
 hp2 = 1 
 hp2 = P
= 312, 5 (W) = 0, 3125 (kW) 
hp1 2 (40.10 ) 
Chọn C. 
101. A 
Phương pháp: 
Công thức máy biến áp: 
U1 = 
N1 
U2 N2 
Hiệu điện thế hiệu dụng của cuộn sơ cấp: U = 
Tỉ lệ: 
r 
= 
Ur 
ZL UL 
Cách giải: 
Cuộn sơ cấp có điện trở r, nên hiệu điện thế của cuộn sơ cấp được máy biến thế biến đổi là: 
U1 = UL 
Công thức máy biến áp: 
UL = 
N1 U = U 
N1 = 216. 
1000 
= 108 (V) 
   
U N 
L 2 
N 2000 
2 2 2 
Hiệu điện thế hiệu dụng được đưa vào cuộn sơ cấp là: 
U = 
Tỉ số: 
r 
= 
Ur 
ZL UL 
 110 = 
= 
20,88 
= 0,193 
108 
 Ur = 20,88 (V) 
Chọn A. 
102. B 
Phương pháp: 
Công thức máy biến áp: 
U2 = 
N2 
U1 N1 
2 
Ur + U 
2 2 
L 
Ur + U 
2 2 
L Ur +108 
2 2 
1 U 
hp2 
= 
 Cách giải: 
Gọi số vòng dây ở cuộn thứ cấp ban đầu là N2, tỉ số điện áp khi đó là: 
U2 = 
N2 = 0, 43 N 
U1 N1 
2 = 0, 43N1 (1) 
Sau khi quấn thêm vào cuộn thứ cấp 24 vòng, tỉ số điện áp là: 
U
2 
' 
= 
N
2 
+ 24 
= 0, 45 N 
U1 N1 
2 + 24 = 0, 45N1 (2) 
Trừ hai vế phương trình (1) và (2), ta có: 24 = 0, 45N1 − 0, 43N1 N1 = 1200 (vòng) 
 N2 = 0, 43N1 = 0, 43.1200 = 516 (vòng) 
Số vòng dây dự định ở cuộn thứ cấp là: N = 
1 
N = 
1 
.1200 = 600 
(vòng) 
02 
2 
1 
2
Số vòng dây phải quấn thêm là: N = N02 − N2 = 600 − 516 = 84 (vòng) 
Chọn B. 
103. B 
Sự biến đổi kiểu hình trên ứng với sự thay đổi của môi trường sống, không liên quan tới sự biến đổi kiểu 
gen. Đây là ví dụ về thường biến. 
A sai, mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình khác nhau của một kiểu gen trong các môi trường khác nhau. 
Chọn B 
104. B 
Phát biểu đúng là B. 
A sai, các đoạn cành này có kiểu gen giống nhau vì thuộc cùng 1 cây. 
C sai, đây là ví dụ về thường biến. 
D sai, nếu đem đoạn có phao trồng trên cạn ta thu được cây mới (sinh sản sinh dưỡng) 
Chọn B 
105. C 
Để thu được cây có các đoạn phao ta cần trồng cây để cho cành lan trên mặt nước. 
Chọn C 
106. B 
Mối quan hệ giữa các cây thông là hỗ trợ cùng loài. 
A,C,D đều là mối quan hệ khác loài. 
Chọn B 
107. A 
 Mối quan hệ giữa nấm rễ và cây thông là mật thiết, cây thông cung cấp chất dinh dưỡng cho nấm, nấm giúp 
cây hút nước. 
Đây là ví dụ về mối quan hệ cộng sinh. 
Chọn A 
108. C 
Mối quan hệ giữa xén tóc và thằn lằn là sinh vật ăn sinh vật. 
A: Không có mối quan hệ trực tiếp. 
B: Hỗ trợ cùng loài 
C: Sinh vật ăn sinh vật 
D: Cạnh tranh 
Chọn C 
109. B 
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1 
Cách giải: 
Theo bài đọc trên, mức đóng góp của kinh tế biển và ven biển vào GDP cả nước trong giai đoạn 2005 – 
2017 có sự thay đổi theo hướng giảm dần: giảm từ 48% (năm 2005) xuống còn 32,55% (năm 2015) và 
30,19% (năm 2017). 
Chọn B. 
110. A 
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thông tin về các vấn đề môi trường đang báo động ở nước ta => liên hệ và khái 
quát các vấn đề để tìm ra đáp án chính xác nhất 
Cách giải: 
Vấn đề chủ yếu nhất trong bảo vệ môi trường biển ở nước ta hiện nay là: ô nhiễm môi trường biển và mất 
cân bằng sinh thái. 
- Ô nhiễm môi trường biển: gồm ô nhiễm do hoạt động sản xuất công nghiêp và sinh hoạt đô thị, sự cố tràn 
dầu,. 
- Mất cân bằng sinh thái môi trường biển: biểu hiện ở việc suy giảm đa dạng sinh học (nhiều rạn san hô, 
thảm cỏ biển, diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm..); suy giảm nguồn hải sản ven biển do đánh bắt quá mức 
và sự gia tăng các thiên tai vùng biển, biến đổi khí hậu (bão, lũ, nước biển dâng.). 
Chọn A. 
111. A 
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thông tin về vấn đề “gia tăng các nguồn ô nhiễm biển” 
Cách giải: 
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường biển là do: rác thải từ hoạt động công 
nghiệp và đô thị trên đất liền (80% lượng rác thải ra biển xuất phát từ các hoạt động trên đất liền). 
Chọn A. 
112. D
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 2 
Cách giải: 
Năm 2018 cả nước đã có 18 khu kinh tế ven biển. 
Chọn D. 
113. C 
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1, phân tích để tìm ra đáp án sai 
Cách giải: 
Theo bài đọc, việc hình thành các khu kinh tế ven biển có vai trò: 
- Tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và vùng, nhất là các vùng nghèo 
ven biển => loại A 
- Tạo tiền đề huy động, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư => loại B 
- Kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh => loại D 
- Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên vùng biển cần phải tiết kiệm và hiệu quả, tránh việc khai thác quá 
mức, đảm bảo cho việc phát triển bền vững. => Do vậy việc tăng cường khai thác tối đa tài nguyên thiên 
nhiên vùng biển là sai => nhận định C không đúng 
Chọn C. 
114. A 
Phương pháp: Chú ý từ khóa “mặt xã hội” và là vai trò “chủ yếu” 
Cách giải: 
Về mặt xã hội, vai trò chủ yếu của việc phát triển các khu kinh tế ven biển là góp phần tạo ra nhiều việc làm 
cho lao động (đặc biệt việc làm về các ngành dịch vụ biển), từ đó nâng cao chất lượng đời sống người dân 
vùng biển. Khi chất lượng đời sống người dân được nâng lên, trình độ dân trí cũng được nâng lên sẽ góp 
phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số và các tệ nạn xã hội 
=> như vậy ý A là vai trò chủ yếu và bao quát nhất 
Chọn A 
115. A 
Phương pháp: Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời. 
Cách giải: 
Khẩu hiệu được nêu ra trong chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 là: “Phải phá tan cuộc tấn công vào 
mùa đông của giặc Pháp”. 
Chọn A. 
116. D 
Phương pháp: So sánh, phân tích. 
Cách giải: 
- Đáp án A loại vì lúc này nước ta chưa được các nước Xã hội chủ nghĩa công nhận cho nên trên thực tế, vào 
năm 1947, con đường liên lạc với quốc tế chưa hình thành. 
- Đáp án B loại vì nếu chỉ phá hoại cơ sở kinh tế kháng chiến của ta thì cuộc tiến công lên Việt Bắc trong thu 
– đông năm 1947 chưa phải là giải pháp tốt nhất. Hơn nữa, Pháp đang muốn nhanh chóng kết thúc chiến 
tranh cho nên mục đích của Pháp phải là tiêu diệt cơ quan đầu não và quân chủ lực của ta. 
- Đáp án C loại vì Pháp đang muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh cho nên không cần thiết phải thành lập 
chính phủ bù nhìn mà cấp thiết nhất là tiêu diệt cơ quan đầu não và quân chủ lực của ta. 
- Đáp án D đúng vì mục tiêu chiến lược và quan trọng nhất của Pháp khi mở cuộc tấn công lên căn cứ địa 
Việt Bắc (1947) nhằm đánh phá các căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của 
ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. 
Chọn D. 
117. A 
Phương pháp: Đánh giá, nhận xét. 
Cách giải: 
Thắng lợi của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 có ý nghĩa: Làm thất bại chiến lược “đánh nhanh 
thắng nhanh” của Pháp, bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc. 
Chọn A. 
118. D 
Phương pháp: Dựa vào thông tin được cung cấp và kiến thức địa lí, suy luận để trả lời. 
Cách giải: 
Lí do Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên khi xâm lược Việt Nam là: 
- Đà Nẵng có hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng. 
- Đà Nẵng chỉ cách Huế khoảng 100 km, chiếm được Đà Nẵng, Pháp sẽ có thể nhanh chóng đánh ra kinh 
thành Huế và buộc nhà Nguyễn đầu hàng => phù hợp với ý đồ đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp. 
- Tại đây có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và một số gián điệp đội lốt thầy tu đã dọn đường cho cuộc 
chiến tranh của quân Pháp 
=> Pháp quyết định chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. 
Chọn D. 
119. A 
Phương pháp: Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời. 
Cách giải: 
Khi tiến hành xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp muốn thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, tuy 
nhiên, do vấp phải tinh thần kháng chiến của nhân dân ta nên Pháp bị giam chân suốt 5 tháng ở bán đảo Sơn 
Trà => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại. 
Chọn A. 
120. C 
Phương pháp: Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời. 
Cách giải: 
Sau khi thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, buộc địch phải chuyển sang kế hoạch 
“chinh phục từng gói nhỏ”. 
Chọn C. 
----HẾT---- 

File đính kèm:

  • pdfde_luyen_thi_danh_gia_nang_luc_dai_hoc_quoc_gia_thanh_pho_ho.pdf