Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 15 (Có đáp án)
PHẦN 1. NGÔN NGỮ
1.1 TIẾNG VIỆT
1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Muốn lành nghề, chớ học hỏi”
A. quản B. nề C. ngại D. sợ
2. Sự biến hóa của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám thể hiện điều gì?
A. Ước mơ được bất tử của nhân dân
B. Sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác
C. Sự độc ác tột cùng của mẹ con Cám
D. Sự bền bỉ, kiên trì của cô Tấm trên con đường giành lại ngôi vị hoàng hậu
3. “Rượu ngon không có bạn hiền/ Không mua không phải không tiền không mua/ Câu thơ nghĩ đắn đo không viết/
Viết đưa ai, ai biết mà đưa”
(Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ:
A. Song thất lục bát B. Lục bát C. Thất ngôn tứ tuyệt D. Tự do
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 15 (Có đáp án)
- Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947: chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta. - Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950: chiến dich tiến công lớn đầu tiên của ta trong kháng chiến chống Pháp. Chọn B. 90. B Phương pháp: Phân tích. Cách giải: - Đáp án A loại vì dù có sự tương đồng về văn hóa nhưng nếu không giành được độc lập thì các nước Đông Nam Á không thể hợp tác để phát triển được. - Đáp án C loại vì không phải tất cả các quốc gia ĐNA đều có cùng thể chế chính trị. - Đáp án D loại vì lúc này các nước ĐNA về cơ bản là những nước kém phát triển. - Đáp án B đúng vì các nước thành lập ASEAN đã giành được độc lập là điều kiện quyết định đưa đến sự thành lập tổ chức ASEAN năm 1967. Chọn B. 91. D Phương pháp: Anot (-) là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Cách giải: Bán phản ứng xảy ra tại anot (-) là: Fe → Fe2+ + 2e. Chọn D. 92. A Phương pháp: Catot (+) là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Cách giải: Bán phản ứng xảy ra tại catot (+) là: 2H2O + O2 + 4e → 4OH-. Chọn A. 93. C Phương pháp: - Dựa vào điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học: • Các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi kim, • Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn. • Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li. - Trong ăn mòn điện hóa, electron chuyển dời trực tiếp (hoặc gián tiếp qua dây dẫn) từ cực âm (anot) đến cực dương (catot). Cách giải: (1) Nếu để gang, thép trong không khí khô thì không xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa. ⟹ Đúng, vì không khí khô không phải dung dịch chất điện li nên không xảy ra ăn mòn điện hóa. (2) Thanh sắt nguyên chất để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa tương tự như gang, thép. ⟹ Sai, vì không có 2 điện cực khác nhau về bản chất nên không xảy ra ăn mòn điện hóa. (3) Nếu để gang, thép trong bình khí O2 cũng xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa tương tự như trong không khí ẩm. ⟹ Sai, vì O2 không phải dung dịch chất điện li nên không xảy ra ăn mòn điện hóa. (4) Các electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương của pin điện thông qua dung dịch chất điện li. ⟹ Sai, vì Fe và C tiếp xúc trực tiếp với nhau electron chuyển dời trực tiếp từ Fe sang C. Vậy có 1 phát biểu đúng. Chọn C. 94. A Phương pháp: Dựa vào cấu tạo và tính chất hóa học được học về peptit và protein. Cách giải: A. Sai, trong phân tử đipeptit mạch hở có một liên kết peptit. B,C,D đúng Chọn A. 95. A Phương pháp: Dựa vào kiến thức: protein có phản ứng màu biure với dd Cu(OH)2 tạo phức màu tím. Cách giải: Khi lắc nhẹ ống nghiệm ban đầu ta thấy có kết tủa màu xanh, sau đó kết tủa tan ra tạo dd màu tím. Do ban đầu CuSO4 phản ứng với dd NaOH tạo ra kết tủa xanh Cu(OH)2, tiếp đó kết tủa Cu(OH)2 có phản ứng màu biure với lòng trắng trứng(protein) tạo phức màu tím. Chọn A. 96. B Phương pháp: Dựa vào kiến thức: protein có phản ứng màu biure với dd Cu(OH)2 tạo phức màu tím. Cách giải: A. Đúng, sau bước 1 trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lam. B. Sai, đipeptit không có phản ứng màu biure. C. Đúng, phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit – CO-NH- tạo ra sản phẩm màu tím. D. Đúng, cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức. Chọn B. 97. C Phương pháp: Khai thác thông tin từ đoạn văn. Cách giải: Việc dùng dây cáp quang để truyền tín hiệu trong thông tin và trong nội soi y học là ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần. Chọn C. 98. B Phương pháp: n1 n2 n Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần: i i gh ;sin igh = 2 n1 - Cáp quang là bó sợi quang. Mỗi sợi quang là một dây trong suốt có tính dẫn sáng nhờ phản xạ toàn phần ở mặt phân cách giữa lõi và vỏ. Mà điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn. - Do đó sợi quang gồm hai phần chính là: + Phần lõi trong suốt bằng thuỷ tinh siêu sạch có chiết suất lớn (n1). + Phần vỏ bọc cũng trong suốt, bằng thuỷ tinh có chiết suất n2 nhỏ hơn phần lõi. → Kết luận đúng là : n1 n2 Chọn B. 99. B Phương pháp: Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần: n1 n2 n Định luật khúc xạ ánh sáng: Cách giải: n1 sin i = n2 sinr i i gh ;sin igh = 2 n1 Cách giải: max n Để tia sáng chỉ truyền đi trong phần lõi thì phải xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần tại A. Nghĩa là: iO igh OAH igh Mà: sin i = n0 = 1, 41 i = 66, 2890 OAH 66, 2890 gh 1,54 gh AOH = 900 − OAH 90 − 66, 289 = 23, 7110 AOH 23, 7110 Tại O ta có: sin = n1.sin AOH sin AOH sin 23, 711 sin 1, 54.sin 23, 711 38, 260 = 38, 260 Chọn B. 100. B Phương pháp: Tần số sóng âm do dây đàn phát ra (hai đầu cố định): + k = 1, âm phát ra là âm cơ bản + k = 2, 3, 4,, âm phát ra là các họa âm bậc k Cách giải: Tần số sóng âm do dây đàn phát ra: f = v = kv + Âm cơ bản (k = 1): f = v = v 1 2l 2l + Hoạ âm bậc 2 (k = 2): f = 2v = v = 2 f 2 2l l 1 Vậy: Tần số họa âm bậc 2 gấp đôi tần số họa âm cơ bản Chọn B. 101. A Phương pháp : Điều kiện có sóng dừng trên dây hai đầu cố định: l = k = k.v f 2 2 f = k.v 2.l Với k = 1 ta có Cách giải: f = k.v là tần số của âm cơ bản 0 2.l Điều kiện có sóng dừng trên dây hai đầu cố định: l = k = k.v f 2 2 f = k.v 2.l Âm cơ bản ứng với k = 1: f0 = v 2.l l = v 2 f0 = 250 2.440 0,3m = 30cm Chọn A. 102. D 1 f 0 = k.v 2.l . . . . = 0 Phương pháp: Sử dụng các dữ kiện bài cho và công thức: Cách giải: Hình ảnh mô tả sáo trúc: L = v 2. fi + Tần số âm cơ bản: f0 = 440Hz + Với Li là chiều dài từ lỗ thổi đến lỗ thứ i. → Lỗ thứ nhất cách lỗ định âm một cung: L1 = 8 L0 9 → Lỗ thứ nhất và lỗ thứ hai cách nhau một cung: L2 = 8 → Lỗ thứ ba cách lỗ thứ hai nửa cung: L3 = 15 L1 9 L2 16 → Lỗ thứ tư cách lỗ thứ ba một cung: L4 = 8 L3 9 → Lỗ thứ năm cách lỗ thứ tư một cung: L5 = 8 L4 9 + Từ các tỉ số trên ta có: L1 . L2 . L3 . L4 . L5 = 8 8 15 8 8 L5 1280 L0 L1 L2 L3 L4 9 9 16 9 9 L0 2187 L = v v 2. f L f L 2187 L = 2. f 0 5 = 0 f v L f 5 = 0 . f L 0 = 1280 .440 = 751,8Hz i L = 0 5 5 Chọn D. 103. C 2n = 6 5 2. f5 Thể một có dạng 2n – 1 = 5 Chọn C 104. C Thể đột biến là các cơ thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. A là gen đột biến → thể đột biến có kiểu gen: AA, Aa b là gen đột biến → thể đột biến có kiểu gen: bb Mặt khác: 3 D là gen đột biến → thể đột biến có kiểu gen: DD; Dd Vậy aaBBdd không phải là thể đột biến. Chọn C 105. D Phương pháp: Thể một có dạng 2n – 1 Mỗi cặp gen có 2 alen nên khi xét riêng về từng cặp gen: + Thể lưỡng bội có 3 kiểu gen + Thể một có 2 loại kiểu gen Số kiểu gen thể lưỡng bôi Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen) n(n +1) 2 n(n +1) x Nếu gen nằm trên NST thường: 2 Cách giải: Xét cặp gen Aa kiểu gen hay Cn + n ; nếu có x gen thì số kiểu gen tối đa là 2 + Thể lưỡng bội có 3 kiểu gen: AA, Aa, aa + Thể một có 2 loại kiểu gen: A, a Tương tự với các cặp gen Bb và Dd Vậy: + Số kiểu gen lưỡng bội tối đa là 33 = 27 + Số kiểu gen thể một tối đa là: C1 2 32 = 54 (3C1 là số cách chọn thể một ở 1 trong 3 cặp gen; 2 là số kiểu gen thể một về cặp gen đó, 3 là số kiểu gen thể 2n ở 2 cặp gen còn lại) Vậy số kiểu gen tối đa trong quần thể là: 27 + 54 =81 Chọn D 106. B Loài A và loài B có sự trùng lặp về ổ sinh thái. Hai loài có cùng nhu cầu về thức ăn, nơi ở, ánh sáng sẽ có mối quan hệ cạnh tranh khác loài. Chọn B 107. B Phát biểu sai về ổ sinh thái là B, cùng một nơi ở có nhiều ổ sinh thái khác nhau. Chọn B 108. C Nếu ổ sinh thái của 2 loài trùng nhau càng nhiều thì mức độ cạnh tranh giữa 2 loài càng khốc liệt, dẫn tới cạnh tranh loại trừ, tức là loài thua cuộc sẽ bị tiêu diệt hoặc phải rời đi nơi khác. Chọn C 109. B Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1 Cách giải: Chiếm số dân đông nhất trong số 53 dân tộc thiểu số ở nước ta là dân tộc Tày. Chọn B. 110. C Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 3 Cách giải: Đồng bào các dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du (Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, vùng núi phía Tây miền Trung) Chọn C. 111. D Phương pháp: Liên hệ thực tiễn. Cách giải: Để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số, giao thông vận tải cần đi trước một bước. Bởi giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ giúp phá được thể “cô lập”, “tự cấp tự lúc” của nền kinh tế. Thu hút đầu tư, tạo điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế) cũng có điều kiện phát triển. Chọn D. 112. A Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1 Cách giải: 5 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt hạn mặn này là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau. Chọn A. 113. C Phương pháp: Đọc kĩ các nhân tốc tác động đến xâm nhập mặn và hạn hán của vùng, sử dụng biện pháp loại trừ. Cách giải: - Các nhân tố kết hợp gây nên hạn mặn nghiêm trọng ở ĐBSCL gồm: dòng chảy thượng nguồn giảm, lượng mưa ít kết hợp lượng bốc hơi cao, tác động của thủy triều..=> loại A, B, D - Nguyên nhân gây nên hiện tượng xâm nhập mặn và hạn hán ngày càng khốc liệt ở Đồng bằng sông Cửu Long không phải do gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn khô nóng. Trong bài 9 - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, sgk có viết gió mùa Tây Nam gây hiệu ứng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển miền Trung, vùng Tây Nguyên và Nam Bộ trực tiếp đón gió và có mưa => nguyên nhân C không đúng Chọn C. 114. A Phương pháp: Liên hệ thực tiễn Cách giải: Trong nông nghiệp, biện pháp thích hợp để giảm thiểu tác động của hạn mặn đến sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là chủ động khai thác sớm các vụ lúa trước thời kì hạn mặn. Trong điều kiện thiếu nước ngọt nghiêm trọng cần sử dụng hạn chế và tiết kiệm, do vậy biện pháp tăng cường nạo vét kênh để dẫn nước, khai thác nước ngầm là không hợp lí. Chọn A. 115. D Phương pháp: Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời. Cách giải: - Khó khăn về chính trị, quân sự của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là: + Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào đóng quân ở Hà Nội và hầu hết các tỉnh. Theo sau chúng là bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách ra sức chống phá cách mạng. + Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. => Các đáp án A, B, C phản ánh những khó khăn về chính trị, quân sự của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Đáp án D không phản ánh đúng khó khăn về chính trị, quân sự của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bởi vì, trước đó, quân Nhật đã tiến hành đảo chính lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, quân Nhật đang bị giải giáp => Nhật và Pháp không thể cấu kết với nhau trở lại xâm lược nước ta. Chọn D. 116. D Phương pháp: Đánh giá, nhận xét. Cách giải: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa phải đối mặt với muôn vãn khó khăn, thử thách. Những khó khăn trong nước Đảng ta có thể giải quyết nhanh chóng nhưng nạn ngoại xâm là khó khăn lâu dài không thể thanh toán một sớm một chiều. Hơn nữa, khi đất nước càng khó khăn thì việc có giặc ngoại xâm đến là một vấn đề nghiêm trọng, thực lực của đất nước lúc này chưa đủ mạnh về nhiều mặt để đánh chính diện với kẻ thù. => Giặc ngoại xâm là khó khắn lớn nhất, đưa đất nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Chọn D. 117. D Phương pháp: Phân tích, so sánh. Cách giải: - Đáp án A loại vì Tưởng không hỗ trợ Pháp chiếm đóng Việt Nam. - Đáp án B loại vì Nhật, Anh không âm mưu thôn tính Việt Nam. - Đáp án C loại vì trên thực tế, các nước đế quốc đối lập với nhau về quyền lợi. Ví dụ: Khi Pháp muốn đưa quân ra Bắc, Pháp phải nhường cho quân Tưởng rất nhiều quyền lợi. - Đáp án D đúng vì trên thực tế, Anh, Pháp, Tưởng đều đối lập lợi ích với nhân dân Việt Nam. Chọn D. 118. D Phương pháp: Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời. Cách giải: Mục đích của phong trào “vô sản hóa" của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tuyên truyền cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Chọn D. 119. D Phương pháp: Dựa vào thông tin được cung cấp, suy luận để trả lời. Cách giải: Hoạt động chủ yếu của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức. Những hoạt động này gắn liền với vai trò của Nguyễn Ái Quốc. Chọn D. 120. A Phương pháp: Giải thích. Cách giải: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam từ những lí do sau: * Về mục đích của sự thành lập (chuẩn bị về tư tưởng): Tháng 6 - 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên để đào tạo những người yêu nước Việt Nam thành những cán bộ tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, bồi dưỡng rèn luyện những người yêu nước Việt Nam thành những chiến sĩ cộng sản, chuẩn bị điều kiện cho sự thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. * Về đường lối chính trị (chuẩn bị về đường lối chính trị): - Mục đích tôn chỉ của Hội: làm cách mạng dân tộc (đánh đuổi thực dân Pháp và giành độc lập cho xứ sở, rồi sau làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản). - Lực lượng cách mạng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhưng do công nông làm nòng cốt. - Cách mạng phải có Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo. - Cách mạng trong nước cần phải đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới và là một bộ phận của cách mạng thế giới. * Về hệ thống tổ chức (chuẩn bị về tổ chức): - Gồm năm cấp đồng thời xây dựng các tổ chức quần chúng như công hội, nông hội, hội học sinh, hội phụ nữ. - Nhờ những hoạt động của hội, giai cấp công nhân ngày càng giác ngộ, phong trào công nhân ngày càng phát triển theo hướng vươn lên một phong trào tự giác; làm cho khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc Việt Nam góp phần dẫn tới sự phân hóa về tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên hình thành nên hai tổ chức cộng sản: Đông Dương Công sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng. Đến năm 1930 hợp nhất với Đông Dương Cộng sản liên đoàn hình thành nên Đảng Cộng sản Việt Nam. => Như vậy, có thể khẳng định Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên chính là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam vì đã chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chọn A. ----HẾT----
File đính kèm:
- de_luyen_thi_danh_gia_nang_luc_dai_hoc_quoc_gia_thanh_pho_ho.pdf