Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 12 (Có đáp án)

PHẦN 1. NGÔN NGỮ

1.1 TIẾNG VIỆT

1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Mưa tháng ba . đất/ Mưa tháng tư hư đất”

A. hoa B. tốt C. màu D. tơi

2. Nơi vắng vẻ trong bài thơ Nhàn được hiểu là một nơi như thế nào?

A. Nơi náo nhiệt

B. Nơi người cầu cạnh ta và ta cũng cầu cạnh người

C. Nơi tĩnh tại của thiên nhiên và cũng là nơi thảnh thơi của tâm hồn

D. Tất cả các đáp án trên

3. “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa/ Cảnh khuya như vẽ người chưa

ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” (Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)

Bài thơ được viết theo thể thơ:

A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát

4. “Mặt trời (1) của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời (2) của mẹ em nằm trên lưng.”

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)

Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?

A. Mặt trời (1) B. Mặt trời (2) C. Bắp D. Lưng

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 12 (Có đáp án) trang 1

Trang 1

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 12 (Có đáp án) trang 2

Trang 2

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 12 (Có đáp án) trang 3

Trang 3

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 12 (Có đáp án) trang 4

Trang 4

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 12 (Có đáp án) trang 5

Trang 5

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 12 (Có đáp án) trang 6

Trang 6

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 12 (Có đáp án) trang 7

Trang 7

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 12 (Có đáp án) trang 8

Trang 8

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 12 (Có đáp án) trang 9

Trang 9

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 12 (Có đáp án) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 52 trang xuanhieu 3120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 12 (Có đáp án)

Đề luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 - Đề số 12 (Có đáp án)
trí địa lí nước ta (SGK Địa lí 12) 
Cách giải: 
Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng 
Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa 
Chọn B 
84. C 
Phương pháp: Kiến thức bài 6, trang 29 sgk Địa lí 12 
Cách giải: 
Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng: Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính 
phân bậc rõ rệt; địa bình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. 
Chọn C. 
85. D 
Phương pháp: Liên hệ kiến thức bài 8 – mục thiên tai vùng biển (sgk Địa lí 12 trang 39) 
Cách giải: 
Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm rộng vườn, làng mạc thường hay xảy ra ở vùng ven biển miền Trung 
Bộ. 
Chọn D. 
86. C 
Phương pháp: Chú ý từ khóa “giá” rét và liên hệ kiến thức để xác định vùng có đặc điểm khí hậu tương 
ứng. 
Cách giải: 
“Trời giá tốt rau” có nghĩa là thời tiết lạnh giá thích hợp cho sự phát triển của các loại rau quả ưa lạnh vào 
mùa đông. 
Đồng bằng sông Hồng thuộc miền khí hậu phía Bắc, có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông 
lạnh nhất cả nước rất thích hợp để trồng các loại cây thực phẩm ôn đới, cận nhiệt (ưa lạnh) như bắp cải, su 
hào, cà chua, súp lơ, cà rốt và cả các loại hoa, quả. Đây là thế mạnh tiêu biểu của đồng bằng sông Hồng 
nước ta, hiện nay vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở vùng. 
Chọn C. 
87. C 
Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 137, suy luận. 
Cách giải: 
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chú trọng cướp đoạt ruộng đất, tập trung khai thác mỏ, 
xây dựng hệ thống giao thông nhưng không khai thác đất hoang. 
Chọn C. 
88. A 
Phương pháp: Dựa vào kiến thức lịch sử, kết hợp kiến thức văn học để trả lời. 
Cách giải: 
- Đáp án B loại vì đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được trích từ tác phẩm “Tắt đèn” viết năm 1936. 
- Đáp án C loại vì 
- Đáp án D loại vì tác phẩm Cha con nghĩa nặng ra đời (1929). 
- Đáp án A đúng vì đầu năm 1940, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, nhân dân ta lâm vào tình thế một cổ 
hai tròng. Ở miền Bắc nước ta, Nhật bắt nhổ lúa trồng đay, trong khi đó, Pháp tăng thuế ra sức vơ vét, bóc 
lột nhân dân ta. Đến năm 1945 hơn hai triệu người Việt Nam chết đói. Điều này đã làm xúc động giới văn 
nghệ sĩ, Kim Lân đã đóng góp thành công một truyện ngắn, đó là “Vợ Nhặt”. 
Chọn A. 
tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao viết vào tháng 2 năm 1941. 
89. A 
Phương pháp: So sánh. 
Cách giải: 
Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế nước ta trước và sau thời điểm đổi mới là chuyển từ nền kinh tế tập 
trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. 
Chọn A. 
90. A 
Phương pháp: Đánh giá. 
Cách giải: 
Thắng lợi của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 đã làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng 
nhanh” 
của Pháp, bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc. 
Chọn A. 
91. B 
Phương pháp: 
Dựa vào định nghĩa về các loại ăn mòn kim loại. 
Cách giải: 
Phản ứng xảy ra trong thí nghiệm 1: 
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 
Quá trình cho - nhận e: 
Fe → Fe2+ + 2e 2H+ + 2e → H2 
Ta thấy electron do Fe nhường được chuyển trực tiếp đến dung dịch H2SO4 để tạo khí H2 nên thanh sắt bị ăn 
mòn theo kiểu ăn mòn hóa học. 
Chọn B. 
92. C 
Phương pháp: 
Trong pin điện, chất có tính khử mạnh hơn đóng vai trò anot, chất có tính khử yếu hơn đóng vai trò là catot: 
- Tại anot xảy ra quá trình oxi hóa. 
- Tại catot xảy ra quá trình khử. 
Cách giải: 
Pin điện Fe - Cu cùng được nhúng trong dung dịch chất điện li H2SO4 thì Fe đóng vai trò anot (-) còn Cu 
đóng vai trò catot (+). Các bán phản ứng xảy ra tại các cực là: 
- Anot (-): Fe → Fe2+ + 2e 
- Catot (+): 2H+ + 2e → H2 
Khí thoát ra bám vào điện cực Cu nên không ngăn cản sự tiếp xúc của Fe với H+ nên ở thí nghiệm 2 khí 
thoát ra nhanh và mạnh hơn so với thí nghiệm 1. 
Chọn C. 
4 6 5 4 3 
93. A 
Phương pháp: 
Trong pin điện hóa, kim loại đóng vai trò anot (kim loại có tính khử mạnh hơn) bị ăn mòn. 
Cách giải: 
Cốc 1: Đinh sắt bị ăn mòn hóa học. Khí H2 sinh ra bám vào bề mặt của đinh sắt, ngăn cản sự tiếp xúc của 
đinh sắt với dung dịch HCl nên khí thoát ra chậm. 
⟹ Đinh sắt bị ăn mòn chậm. 
Cốc 2: Đinh sắt và dây đồng tiếp xúc trực tiếp với nhau, cùng được nhúng trong dung dịch chất điện li HCl 
nên có xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa. Đinh sắt đóng vai trò anot (do Fe có tính khử mạnh hơn Cu) nên 
bị ăn mòn. Khí sinh ra bám trên bề mặt của dây đồng nên không ngăn cản sự tiếp xúc của Fe và dung dịch 
HCl. 
⟹ Đinh sắt bị ăn mòn nhanh. 
Cốc 3: Đinh sắt và dây kẽm tiếp xúc trực tiếp với nhau, cùng được nhúng trong dung dịch chất điện li HCl 
nên có xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa. Dây kẽm đóng vai trò anot (do Zn có tính khử mạnh hơn Fe) nên 
bị ăn mòn. ⟹ Đinh sắt được bảo vệ. 
Vậy đinh sắt trong cốc 2 bị ăn mòn nhanh nhất. 
Chọn A. 
94. B 
Phương pháp: Dựa vào kiến thức về este gồm: 
+ tên gọi RCOOR‟ = tên gốc R‟ + tên gốc RCOO + at 
+ tính chất hóa học của este: thủy phân trong môi trường axit, môi trường kiềm 
+ điều chế este 
Cách giải: 
A. Đúng, HCOOC6H5 có phản ứng tráng gương 
PTHH: HCOOC6H5 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O ⎯ 
t⎯
0 
→ NH COOC H + 2Ag↓ + 2NH NO 
B. Sai, CH3COOC6H5 là este của phenol phải được điều chế bằng cách dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit 
tác dụng với phenol thu được este. 
C. Đúng, HCOOC6H5 + 2NaOH → HCOONa + C6H5ONa + H2O 
D. Đúng 
Chọn B. 
95. D 
Phương pháp: Dựa vào tính chất hóa học của este 
Cách giải: 
A. Đúng 
B. Đúng, phải điều chế phenyl axetat từ anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol thu được este. 
 C. Đúng, RCOOH + R‟OH ⎯ 
H
⎯2
SO
⎯4 
, t
⎯
0 
→ RCOOR‟ + H O 
⎯⎯⎯⎯ 2 
D. Sai, sản phẩm thu được có thể là muối và nước ; hoặc thu được muối và anđehit hoặc xeton 
3 6 5 2 
3 3 
VD: CH3COOC6H5 + 2NaOH ⎯ 
t⎯
0 
→ CH COONa + C H ONa + H O → thu được 2 muối + nước 
CH3COOCH=CH2 + NaOH 
Chọn D. 
96. B 
⎯ 
t⎯
0 
→ CH COONa + CH CH=O → thu được muối + anđehit 
Phương pháp: Dựa vào thí nghiệm điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm. 
Cách giải: 
(1) sai vì khi thay bằng axit sunfuric loãng thì phản ứng este hóa không xảy ra. 
(2) sai vì cả este, axit, ancol đều dễ bay hơi ở nhiệt độ cao nên sẽ làm các nguyên liệu, sản phẩm bay hơi, 
đồng thời đun sôi thúc đẩy phản ứng phụ. 
(3) đúng 
(4) đúng, vì NaCl bão hòa và KCl bão hòa đều có tác dụng làm giảm độ vai trò để dễ tách este ra khỏi hỗn 
hợp. 
(5) sai vì axit và ancol loãng sẽ khó gây ra phản ứng 
(6) sai vì NaOH tác dụng với axit axetic làm giảm lượng chất tham gia → Hiệu suất giảm 
Vậy có 2 phát biểu đúng 
Chọn B. 
97. C. 
Cách giải: 
Hiện tượng nêu trên là hiện tượng phản xạ sóng âm thanh. → C đúng. 
Chọn C. 
98. A. 
Phương pháp: 
Ta nghe được tiếng vang khi âm vọng lại trễ hơn so với âm thanh trực tiếp là 0,1 s 
Cách giải: 
Ta nghe được tiếng vang khi âm vọng lại trễ hơn so với âm thanh trực tiếp là 0,1 s. → A đúng. 
Chọn A. 
99. B. 
Phương pháp: 
Quãng đường âm truyền: L = v.t 
Cách giải: 
Thời gian từ khi phát ra âm đến khi nghe thấy tiếng vang, âm thanh đi được 2 lần quãng đường từ cậu bé tới 
ngọn núi: 
2L = v.t L = 
v.t 
= 
340.2 
= 340 (m) 
2 2 
Chọn B. 
100. D. 
Phương pháp: 
He D 
2 
2 
He D 
2 
Sử dụng lý thuyết về điều kiện xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân 
Cách giải: 
Điều kiện để thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân: 
- Nhiệt độ cao tới hàng chục triệu độ. → A đúng 
- Thời gian duy trì nhiệt độ cao phải đủ lớn. → B đúng 
- Mật độ hạt nhân phải đủ lớn. → C đúng 
→ D sai 
Chọn D. 
101. D. 
Phương pháp: 
Sử dụng lí thuyết về phản ứng tổng hợp hạt nhân 
Cách giải: 
Phản ứng tổng hợp hạt nhaan có ưu điểm: 
- Tạo ra năng lượng lớn hơn nhiều lần với cùng một khối lượng tham gia phản ứng. → A đúng 
- Nguồn nhiên liệu có nhiều trong tự nhiên. → B đúng 
- Ít gây ô nhiễm môi trường. → C đúng 
Chọn D. 
102. D. 
Phương pháp: 
Năng lượng tỏa ra từ 1 phản ứng: E = ( m + n − 2. m ).c2 
Số phân tử D2O : 
N = 
m 
.N 
MD O 
Tổng năng lượng tỏa ra: E = N. E 
Cách giải: 
Năng lượng tỏa ra từ 1 phản ứng là: 
 E = ( m + n − 2. m ).c2 = (0, 0505 + 0 − 2, 0, 0024).931, 5 
 E = 42, 57 (MeV) = 6,811.10−12 (J) 
Khối lượng D2O có trong 1 kg nước là: 
mDO = 1000.0, 015% = 0,15 (g) 
Số phân tử D2O có trong 1 kg nước là: 
N = 
m 
.N 
MD O 
= 
0,15 
.6, 022.1023 = 4,5165.1021 (phân tử) 
20 
Mỗi phản ứng cần dùng 1 phân tử D2O . Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp từ 1 kg nước là: 
A 
A 
E = N. E = 4,5165.1021.6,811.10−12 = 3, 0762.1010 (J) = 30, 762.106 (kJ) 
Chọn D. 
103. D 
Ta thấy nucleotide tự do từ môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc 
bổ sung → Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. 
Kết quả của quá trình trên tạo 2 phân tử ADN con, trong mỗi phân tử ADN con có 1 mạch mới tổng hợp và 
1 mạch của phân tử ADN ban đầu → Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn. 
Chọn D 
104. B 
Quá trình nhân đôi ADN sử dụng 5 loại base nitơ: A,T,U,G,X trong đó tổng hợp đoạn mồi cần tới A,U,G,X; 
tổng hợp đoạn ADN cần tới A,T,G,X 
Chú ý: cần phân biệt base nito với nucleotide: base nito là thành phần cấu tạo của nucleotide. 
Nếu đề hỏi nucleotit thì đáp án là 8. 
Chọn B 
105. D 
Phương pháp: 
1 phân tử ADN sẽ có 2 mạch polynucleotit, khi nhân đôi 1 lần tạo thành 2 phân tử ADN con, mỗi ADN con 
chứa một mạch của phân tử ADN mẹ và 1 mạch được tổng hợp mới từ nguyên liệu môi trường 
1 Phân tử ADN nhân đôi n lần tạo 2n phân tử ADN con. 
Cách giải: 
5 phân tử ADN ban đầu có chứa 5×2 = 10 mạch polinucleotit cũ. 
5 phân tử này nhân đôi tạo ra 5×25 = 160 phân tử ADN con, có 160×2 = 320 mạch polinucleotit. 
Vậy số mạch polinucleotit được tổng hợp mới là 320 – 10 = 310 
Chọn D 
106. B 
Sự thay đổi tỉ lệ kiểu hình của quần thể ban đầu chủ yếu là do chim bắt được số lượng bướm đen và bướm 
trắng khác nhau. Ở trong môi trường ô nhiễm thân cây có màu xám đen, những con bướm đen sẽ ít bị chim 
phát hiện hơn bướm trắng. Ngược lại, bướm trắng dễ bị chim phát hiện. 
Vậy sự thay đổi tỉ lệ kiểu hình là do hoạt động săn mồi của chim hay những con bướm trắng kém thích nghi 
nên bị đào thải, bướm đen có kiểu hình thích nghi nên được giữ lại. Đây là đặc điểm của chọn lọc tự nhiên. 
Chọn B 
107. C 
Qúa trình biến đổi thành phần kiểu hình của quần thể trên được gọi là quá trình hình thành quần thể thích 
nghi, kết quả tạo được quần thể có nhiều cá thể mang kiểu hình thích nghi. 
Chọn C 
108. A 
Khi đưa tất cả bướm sang môi trường không bị ô nhiễm, thân cây sẽ có màu xám trắng, những con bướm 
trắng sẽ ít bị chim phát hiện còn bướm đen dễ bị phát hiện làm cho số lượng bướm đen giảm đi. 
Phát biểu sai là A 
Chọn A 
109. C 
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 2 
Cách giải: 
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2019 do chịu thiệt hại nặng nề từ dịch tả lợn châu Phi, sản lượng thịt lợn giảm 
sâu, dẫn đến tổng sản lượng thịt hơi các loại giảm gần 4% so với năm 2018. 
Chọn C. 
110. B 
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 1 
Cách giải: 
. Xu hướng nổi bật là ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại theo 
hình thức công nghiệp, ứng dụng khoa học kĩ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. 
Chọn B. 
111. A 
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thông tin cuối kết hợp liên hệ kiến thức thực tiễn 
Cách giải: 
Khó khăn chủ yếu của chăn nuôi nước ta khi mở rộng và cạnh tranh với thị trường các nước lớn trên thế giới 
là chất lượng sản phẩm còn kém và giá thành cao. 
Cụ thể phần lớn cơ sở giết mổ chế biến sản phẩm chăn nuôi chưa được tập trung và kiếm dịch an toàn vệ 
sinh thực phẩm, công nghệ chế biến bảo quản sản phẩm tươi còn hạn chế dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, 
khó có thể xâm nhập vào thị trường các nước tư bản khó tính. 
Bên cạnh đó, chăn nuôi còn phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn nhập khẩu (chi phí đầu vào cao), hiệu quả 
chăn nuôi thấp, chăn nuôi nhỏ lẻ, tiêu thụ qua nhiều khâu trung giandẫn đến giá thành chăn nuôi ở nước ta 
cao, khả năng cạnh tranh thấp. 
Chọn A. 
112. D 
Phương pháp: Đọc kĩ dữ liệu đề ra cho, chú ý đoạn thông tin thứ 1 và thứ 2 
Cách giải: 
Nhận định chính xác về đặc điểm kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ là 
- Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp => loại A 
- Dẫn đầu cả nước về giá trị hàng xuất khẩu => loại B 
- Thu hút nhiều nhất các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước => loại C 
Vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng, không phải Đông Nam Bộ 
=> nhận định D không đúng 
Chọn D. 
113. B 
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 3 
Cách giải: 
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ. 
Chọn B. 
114. C 
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thông tin cuối cùng 
Cách giải: 
Việc phát triển công nghiệp lọc hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí sẽ thúc đẩy sự thay đổi 
mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ Đông Nam Bộ. Bởi công nghiệp lọc hóa dầu ứng dụng 
nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho Đông Nam Bộ, phát huy 
hiệu quả thế mạnh và vị thế kinh tế của vùng trong cả nước. 
Chọn C. 
115. C 
Phương pháp: Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời. 
Cách giải: 
Mối quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức được cải thiện thông qua sự kiện kí kết Hiệp 
định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức năm 1972. 
Chọn C. 
116. B 
Phương pháp: So sánh. 
Cách giải: 
Việc ký kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức và Định ước Henxinki 
(1975) đều góp phần làm cho tình hình chính trị châu Âu chuyển biến tích cực. 
Chọn B. 
117. D 
Phương pháp: Dựa vào thông tin được cung cấp, suy luận. 
Cách giải: 
Sự kiện 33 nước châu Âu cùng Mỹ và Canada kí kết Định ước Henxinki đã đánh dấu việc chấm dứt tình 
trạng đối đầu giữa hai khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu. 
Chọn D. 
118. D 
Phương pháp: Đánh giá. 
Cách giải: 
Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng 
các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương gồm: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh 
thổ. 
Chọn D. 
119. D 
Phương pháp: So sánh, đánh giá. 
Cách giải: 
Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định 
Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là không vi phạm và giữ vững chủ quyền dân tộc. Đó là nguyên tắc 
“dĩ bất biến” trong đấu tranh ngoại giao của ta trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). 
Chọn D. 
120. B 
Phương pháp: Đánh giá. 
Cách giải: 
- Đáp án A, C, D loại vì Việt Nam lúc này chưa thống nhất nhưng cũng không bị chia cắt thành hai quốc gia 
mà chỉ tam thời bị chia cắt thành hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. 
- Đáp án B lựa chọn vì Việt Nam chỉ bị chia thành hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. 
Theo nội dung Hiệp định Giơnevơ ghi rõ: Việt Nam tiến tới thống nhất bằng tổng tuyển cử tự do trogn cả 
nước sẽ được tổ chức vào tháng 7 – 1956 dưới sự kiểm soát của 1 Ủy ban quốc tế (gồm Ấn Độ làm Chủ tịch, 
cùng hai thành viên là Ba Lan và Canađa). 
Chọn B. 
----HẾT---- 

File đính kèm:

  • pdfde_luyen_thi_danh_gia_nang_luc_dai_hoc_quoc_gia_thanh_pho_ho.pdf