Đề cương ôn tập Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018

1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868.

Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản lâm vào khủng hoảng suy yếu. Đây là

thời kì xã hội Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong tất cả các lĩnh vực:

• Về kinh tế:

o Nông nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, mất mùa đói

kém xảy ra triền miên.

o Công nghiệp: thành thị, hải cảng kinh tế hàng hóa phát triển, công

trường thủ công xuất hiện nhiều.

o Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

• Về xã hội:

o Duy trì chế độ đẳng cấp.

o Tàng lớp Đaimyo có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa

o Tầng lớp tư sản nông nghiệp hình thành và ngày càng giàu có nhưng

không có quyền lực chính trị. Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức

xóa bỏ chế độ phong kiến.

o Nông dân là đối tượng chủ yếu của giai cấp phong kiến.

• Về chính trị:

o Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến

o Mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ

khủng hoảng nghiêm trọng.

o Các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ dùng áp lực quân sự đòi

Nhật Bản phải mở cửa.

=> Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đứng trước lựa chọn hoặc tiếp tục con đường trì trệ,

bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong

kiến, đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây.

2. Cuộc Duy tân Minh Trị

• Hoàn cảnh lịch sử:

o Mạc phủ kí kết nhiều hiệp ước bất bình với nước ngoài làm cho tầng lớp

xã hội phản ứng mạnh mẽ.

o Những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.4

o Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm

quyền và thực hiện một loạt cải cách.

• Về chính trị:

o Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thiết lập chế độ mới thực hiện quyền bình

đẳng giữa các công dân.

o Năm 1889, hiến pháp mới được ban hành , chế độ quân chủ lập hiến

được thiết lập.

• Về kinh tế:

o Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường

o Cho phép mua bán ruộng đất

o Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

• Về quân sự:

o Quân đội được huấn luyện và tổ chức theo kiểu phương Tây.

o Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.

o Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.

• Về giáo dục

o Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.

o Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy,.

o Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây

=> Cuộc cải cách mang tính chất của một cuộc CM tư sản giúp Nhật thoát khỏi số

phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược. Đồng thời mở đường cho chủ nghĩa

tư bản phát triển ở Nhật.

Đề cương ôn tập Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 190 trang xuanhieu 06/01/2022 2520
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018

Đề cương ôn tập Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018
 phóng trọn vẹn miền 
Nam, bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN. 
Kết thúc 21 năm chống Mĩ, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của đế quốc tay sai, 
rửa sạch nỗi nhục mất nước hơn một thế kỉ của dân tộc. 
Mở ra một kỉ nguyên mới của cách mạng Việt Nam: độc lập, thống nhất, đi lên 
XHCN. 
 184 
Cùng với chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, đại thắng 
mùa xuân 1975 đã cắm thêm một mốc vinh quang chói lọi trong quá trình đi lên của 
lịch sử Việt Nam. 
3.2.2. Đối với quốc tế 
Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử 200 năm của Mĩ, tác động mạnh đến 
nội tình nước Mĩ và cục diện thế giới. 
Đây là một thắng lợi có tính có tính chất thời đại, làm phá sản học thuyết Ni - 
xon, đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ và đồng minh, thu hẹp và làm yếu hệ thống 
thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. 
Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới chống chủ nghĩa đế quốc. 
3.3. Nguyên nhân thắng lợi 
3.3.1. Chủ quan 
Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là chủ tịch 
Hồ Chí Minh với đường lối quân sự, chính trị độc lập, tự chủ đúng đắn và sáng tạo. 
Đó là đường lối tiến hành đồng thời Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền 
Nam và Cách mạng XHCN ở miền Bắc. 
Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết và chủ nghĩa anh hùng cách 
mạng của dân tộc được khơi dậy và phát huy một cách tối đa, tạo nên sức mạnh to 
lớn của cách mạng Việt Nam. 
Miền Bắc đảm bảo nghĩa vụ hậu phương lớn, chi viện kịp thời về sức người sức 
của, tiếp thêm sức mạnh cho cách mạng miền Nam. 
Ngoài ra, tình đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương cũng đã góp phần 
làm nên thắng lợi của mỗi nước. 
3.3.2. Khách quan 
Nhờ vào sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCH anh em. 
Sự đồng tình ủng hộ của phong trào cộng sản, phong trào giải phóng dân tộc và 
các lực lượng dân chủ hòa bình thế giới trong đó có nhân dân Mĩ. 
 185 
BÀI 25 
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC - MỞ RỘNG QUAN HỆ QUỐC 
TẾ VÀ ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 – 1979) 
1. Hoàn thành thống nhất đất nước 
Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước đã thống nhất về mặt lãnh thổ. Song, 
mỗi miền vẫn còn tồn tại một hình thức nhà nước khác nhau, làm cho nhiệm vụ thống 
nhất đất nước về mặt nhà nước vẫn chưa hoàn thành. 
Xuất phát từ thực tế đó, Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần 24 đã đề ra chủ 
trương đẩy mạnh việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước. 
Từ ngày 15 đến 21 tháng 11 năm 1975, Hội nghị hiệp thương giữa 2 miền Bắc 
Nam đã nhất trí tán thành chủ trương thống nhất của hội nghị TW lần thứ 24. 
Ngày 25/4/1976, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong 
cả nước. Hơn 23 triệu cử tri đi bầu và đã bầu ra 492 đại biểu. 
Cuối tháng 6, đầu tháng 7 Quốc hội mới (khóa VI) họp kì thứ nhất tại Hà Nội và 
quyết định: 
+ Lấy tên nước là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thủ đô là Hà Nội. 
Quyết định quốc huy, quốc kì, quốc ca và đổi tên Tp. Sài Gòn thành Tp. Hồ Chí 
Minh. 
+ Bầu các chức vụ lãnh đạo cao cấp: Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Thủ tướng 
Phạm Văn Đồng, Chủ tịch UB thường vụ quốc hội Trường Chinh. 
Như vậy, công việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành. 
Ngày 31/01/1977, tại Tp. Hồ Chí Minh, mặt trận dân tộc ở cả hai miền đã họp và 
thống nhất thành mặt trận tổ quốc Việt Nam. 
Ngày 18/12/1980, hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được 
Quốc hội thông qua. 
2. Mở rộng quan hệ quốc tế 
 Việt Nam hòa bình thống nhất đã tạo điều kiện cho việc mở rộng quan hệ với 
các nước trên thế giới: tính đến ngày 2/7/1976, ta đặt quan hệ với 94 nước, đến 
31/12/1980 tăng lên 106 nước và đến 31/12/1989 là 114 nước. 
Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 149 của Liên 
Hiệp Quốc và là thành viên của 20 tổ chức quốc tế khác. 
Bên cạnh những thuận lợi đó, hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 
này cũng vấp phải khó khăn, thách thức lớn do chính sách bao vây cấm vận, chống 
phá của Mĩ và các thế lực thù địch cùng với chính sách “đóng cửa” của ta. 
3. Đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc 
3.1. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam 
Do có âm mưu từ trước, nên ngay sau khi giành được độc lập, tập đoàn Pôn-pốt 
(Khơme đỏ) ở Campuchia đã quay súng bắn vào nhân dân ta: Ngày 03/5/1975, chúng 
đánh chiếm Phú Quốc, ngày 10/5/1975, chúng đánh chiếm đảo Thổ Chu. 
Ngày 22/12/1978, chúng huy động 19/23 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đơn vị 
pháo binh, xe tăng tiến đánh Tây Ninh nhằm tiến sâu vào lãnh thổ nước ta. 
Để tự vệ, ta đã tổ chức phản công và tiến công mạnh, tiêu diệt cánh quân xâm 
lược của địch, truy kích đến tận sào huyệt của chúng, làm tan rã đại bộ phận chủ lực 
của Khơme đỏ, lập lại hòa bình trên tuyến biên giới Tây Nam. 
 186 
3.2. Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 
Lấy cớ Việt Nam đưa quân sang Campuchia, từ năm 1978, Trung Quốc đã cắt 
viên trợ, rút chuyên gia về nước và đưa quân áp sát biên giới Việt – Trung khiêu 
khích ta. 
Sáng 17/2/1979, Trung Quốc cho 32 sư đoàn mở cuộc tiến công xâm lược 6 tỉnh 
biên giới phía Bắc nước ta (Từ Móng Cái đến Lai Châu). 
Để bảo vệ lãnh thổ tổ quốc, quân dân ta đã chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. 
Trước sự phản công của ta và sự lên án mạnh mẽ của dư luận quốc tế cũng như 
nhân dân Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc buộc phải rút quân khỏi nước ta từ 
ngày 05 đến 18/3/1979. 
 187 
BÀI 26 
ĐẤT NƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI 1986 – 2000 
1. Bối cảnh 
Hơn 10 năm cả nước tiến hành xây dựng CNXH, Đảng và nhân dân ta vừa làm 
vừa tìm tòi thể nghiệm con đường XHCN. Kết quả là đã đạt được những thành tựu 
đáng kể trong các lĩnh vực. Song chúng ta cũng đã vấp phải những khó khăn to lớn và 
ngày càng gia tăng, làm cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng 
về mọi mặt. 
Để khắc phục những sai lầm khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng 
hoảng và đẩy mạnh sự nghiệp CNXH tiến lên, đòi hỏi Đảng ta phải đổi mới. 
2. Đường lối đổi mới và xây dựng đất nước trong thời kì quá độ 
Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1996) đã đánh dấu sự mở đầu của thời kì đổi mới. 
Đây là đổi mới đất nước trong quá trình đi lên CNXH chứ không phải thay đổi mục 
tiêu CNXH. Đổi mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tư tưởng – xã hội: 
2.1. Đổi mới kinh tế 
- Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, nhiều quy mô 
với hai bộ phận chủ yếu là công nghiệp và nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với nhau. 
- Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ 
nghĩa. 
- Cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế lạc hậu kìm hãm sự phát triển. 
- Xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường 
có sự quản lí của nhà nước. 
- Thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng sự 
phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế. 
2.2. Đổi mới chính trị 
- Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân do 
Đảng cộng sản lãnh đạo. 
- Xây dựng nền dân chủ XHCN, nhấn mạnh quan điểm “lấy dân làm gốc”. 
- Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, chuyên chính đối với mọi hành động 
xâm phạm lợi ích của tổ quốc. 
- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, 
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 
- Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác. 
3. Quá trình đất nước thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000) 
3.1. Kế hoạch 5 năm 1986 – 1990: bước đầu công cuộc đổi mới 
3.1.1. Nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội VI 
 188 
Đại hội VI đã thay đổi nhận thức về CNXH khoa học, xác định lại thời kì quá độ 
lên CNXH ở nước ta là cả một thời kì lịch sử lâu dài, khó khăn và trải qua nhiều 
chặng. 
Đại hội VI đã đề ra “nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát” của chặng đường 
đầu tiên là “ổn định mọi mặt tình hình kinh tế – xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền 
đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong chặng đường tiếp 
theo”. 
Trước mắt, trong 5 năm 1986 – 1990, tập trung sức người, sức của, thực hiện 
những mục tiêu của ba chương trình kinh tế: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng 
và hàng xuất khẩu. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là mặt trận hàng đầu. 
3.1.2. Thành tựu và hạn chế bước đầu của công cuộc đổi mới (1986 - 1990) 
* Thành tựu 
Đường lối đổi mới của Đảng nhanh chóng được sự hưởng ứng rộng rãi của quần 
chúng nhân dân, huy động được sức mạnh của toàn xã hội vào công cuộc xây dựng 
và phát triển kinh tế – xã hội; 
Đặc biệt là chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận 
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước đã thực sự phát huy quyền 
làm chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để 
phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng sản phẩm cho 
xã hội: 
+ Về lương thực thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập 
45 vạn tấn gạo, đến năm 1990 chúng ta đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, có dự 
trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân. 
+ Về hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng, mẫu 
mã – chất lượng tiến bộ hơn trước, lưu thông tương đối thuận lợi. 
+ Về kinh tế đối ngoại, phát triển mạnh và mở rộng hơn trước: từ năm 1986 đến 
1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, hàng nhập khẩu giảm đáng kể. 
+ Kiềm chế được một bước đà lạm phát, đời sống nhân dân giảm bớt khó khăn. 
+ Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ 
chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. 
Những thành tựu trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới đã chứng tỏ đường 
lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp. 
* Hạn chế 
Đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội; nền kinh tế còn mất 
cân đối lớn, lạm phát tuy có giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao, thất nghiệp gia tăng. 
Chế độ tiền lương còn bất hợp lí, mức sống của những người sống chủ yếu bằng 
lương và của một bộ phận nông dân bị giảm sút. 
Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp, hiện tượng tham nhũng, hối 
lộ, bất công xã hội, vi phạm pháp luật, kỉ luật, kỉ cương vẫn còn khá nặng nề và 
phổ biến. 
3.2. Kế hoạch 5 năm 1991 – 1995: Tiếp tục sự nghiệp đổi mới 
3.2.1. Nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội VII 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991) đã tổng kết, đánh giá 
việc thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI và tiếp tục điều chỉnh, bổ sung, phát 
triển đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới đất nước tiến lên. 
 189 
Đại hội VII thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên 
chủ nghĩa xã hội” và “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế, xã hội đến năm 
2000”. 
Nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội của kế hoạch 5 năm 1991 – 1995 là: “đẩy lùi 
và kiểm soát được lạm phát. Ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản 
xuất xã hội. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Bắt đầu có tích lũy 
từ nội bộ nền kinh tế”. 
Để thực hiện mục tiêu trên, cần phải phát huy sức mạnh của các thành phần kinh 
tế, từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa. 
3.2.2. Thành tựu và hạn chế bước đầu của công cuộc đổi mới (1986 - 1990) 
* Thành tựu 
Thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1991 – 1995), trên 
các lĩnh vực của sự nghiệp đổi mới, nhân dân ta đạt được những thành tựu và tiến bộ 
to lớn: 
- Nhịp độ phát triển kinh tế được đẩy mạnh, nhiều mục tiêu chủ yếu của kế 
hoạch 5 năm (1991 - 1995) đã hoàn thành vượt mức: 
Kinh tế tăng trưởng đạt trung bình 8,2%/ năm. Lạm phát được đẩy lùi, tỉ lệ thiếu 
hụt ngân sách được kiềm chế. 
Các ngành dịch vụ năm 1995 tăng 80% so với 1990, vận tải hàng hóa tăng 62%. 
- Kinh tế đối ngoại phát triển, thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng, nguồn 
vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh: Trong 5 năm, xuất khẩu đạt 17 tỉ USD, nhập 
khẩu trên 21 tỉ USD. Vốn đầu tư tăng trung bình 50%. 
- Khoa học và công nghệ có bước phát triển mới, văn hóa – xã hội có những 
chuyển biến tích cực. 
- Ổn định tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng an ninh được củng cố. 
- Mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, tham gia tích cực vào các hoạt 
động của cộng đồng quốc tế. 
* Hạn chế 
Nước ta vẫn còn là một trong những nước nghèo trên thế giới, trình độ khoa học 
kĩ thuật và công nghệ còn thấp. 
Tình trạng tham nhũng, lãnh phí, buôn lậu, làm ăn phi pháp cũng như hiện tượng 
tiêu cực trong bộ máy nhà nước chưa được ngăn chặn triệt để. 
Sự phân hóa giàu nghèo, đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó 
khăn. 
3.3. Kế hoạch 5 năm 1996 – 2000: Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa 
3.3.1. Nhiệm vụ mục tiêu của Đại hội VII 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (7/1996) đã kiểm điểm, đánh 
giá việc thực hiện nghị quyết Đại hội VII và đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục 
tiêu của kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 là: 
Đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển 
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng 
kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc 
về xã hội. Cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. 
3.3.2. Thành tựu và hạn chế bước đầu của công cuộc đổi mới (1986 - 1990) 
* Thành tựu 
 190 
Nền kinh tế vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển 
dịch tích cực: 
Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 7%. Công nghiệp tăng bình quân 
13,5%, nông nghiệp tăng 5,7%... 
Cơ cấu các ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa. 
Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển: xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD, nhập khẩu đạt 
61 tỉ USD, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt khoảng 10 tỉ USD (tăng 1,5 lần 
so với 5 năm trước). Đặc biệt, đến năm 2000, Việt Nam đã có 40 dự án đầu tư ra 
nước ngoài. 
Khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tích cực. Giáo dục và đào tạo có 
bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất. 
Các lĩnh vực văn hóa – xã hội phát triển đáng kể. 
Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được tăng 
cường, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng. 
Những thành tựu và ưu điểm trong 5 năm (1996 - 2000) nói riêng và 15 năm đổi 
mới nói chung đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng 
cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín 
của Việt Nam trên trường quốc tế. 
* Hạn chế 
Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất lao động, sức cạnh tranh thấp. 
Một số vấn đề văn hóa – xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết, tình 
trạng thất nghiệp còn cao, khoa học và công nghệ còn lạc hậu, chưa đáp ứng tốt yêu 
cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
Tình trạng tham nhũng chưa khắc phục triệt để. 
“Nếu bạn muốn thành công, phải lấy lòng kiên trì làm bạn tốt, lấy kinh nghiệm làm tham mưu, lấy 
cẩn thận làm anh em, lấy hy vọng làm lính gác”- THOMAS A.EDISSON 
***CHÚC CÁC BẠN MAY MẮN*** 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_lich_su_ky_thi_thpt_quoc_gia_nam_2018.pdf