Dạy - học tiếng Anh cho người Việt từ bình diện tư duy phản biện: Vấn đề lập luận trong giáo trình Life Pre-Intermediate
Để nâng cao hiệu quả việc dạy - học tiếng Anh, người học cần phát
triển kỹ năng tư duy phản biện (TDPB). Đây là vấn đề không mới trong dạy - học
ngoại ngữ trên thế giới, nhưng vẫn chưa được sinh viên Việt Nam thực hiện tốt khi sử
dụng giáo trình do nước ngoài xuất bản. Từ thực tiễn ấy, chúng tôi sử dụng phương
pháp tam giác đạc để xác định những vấn đề cơ bản về cấu trúc TDPB trong Life PreIntermediate trong mối liên hệ với tri thức nền của sinh viên. Các khảo sát được tiến
hành với sinh viên năm thứ nhất ở Trường Đại học Vinh cho thấy năng lực tư duy phản
biện, kinh nghiệm hiện thân và phương pháp tiếp cận nội dung dạy - học của đối tượng
khảo sát đang ở mức độ rất thấp so với yêu cầu của giáo trình. Vì vậy, vấn đề cấp thiết
đối với người học và người dạy giáo trình này là cần nhận thức lại và tuân thủ nguyên
tắc dạy - học ngoại ngữ và người dạy cần thực sự là người hướng dẫn người học tiến
hành các bài học theo định hướng đó.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Dạy - học tiếng Anh cho người Việt từ bình diện tư duy phản biện: Vấn đề lập luận trong giáo trình Life Pre-Intermediate
ọc (48,4%) chưa quan tâm đến viêc phân tích, xác định các tiền đề (dấu hiệu ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm) để tìm ra nghĩa khái quát (tức quy nạp) và vận dụng (suy luận) chúng trong thực hành. Chỉ 55,7% số sinh viên tham gia khảo sát tự nhận có đánh giá và 32% tự nhận có vận dụng kết quả của nội dung vừa học trong quá trình rèn luyện kỹ năng thông báo. Trong khi đó, giáo trình đang khảo sát thể hiện rất rõ và cũng đòi hỏi rất nhiều và rất cao các kỹ năng TDPB. Đánh giá cụ thể về TDPB của nghiệm thể dựa vào giáo trình Life Pre- Intermeadiate, Student’s Book. 4.1. Tư duy phản biện là một tiểu mục trong giáo trình Life Trong giáo trình đang khảo sát, TDPB được nêu tường minh ở nội dung thứ ba (c) của mỗi bài học (1c, 2c, 3c, 12c). Ví dụ, phần 1c, trang 14, yêu cầu này là nhận ra lập luận (argument) chính và tóm tắt (summary). Tóm tắt ở đây chính là kết luận của lập luận. Người học có nhiệm vụ xác định được các tiền đề của kết luận. Tương tự, phần 2c (tr. 26), người học được yêu cầu tìm ra chủ thể (tiền đề) của những lời nói (kết luận) được biểu đạt bằng câu. Thực tế, tiểu mục này là chỉ phần ứng dụng của TDPB đã được đề cập như những tiền đề ngay từ đầu mỗi bài học ngoại ngữ. Thế nhưng, theo số liệu điều tra, tỷ lệ người học nhận ra hoạt động này đang quá thấp: chỉ có 66% số sinh viên được hỏi cho rằng trong tiếp nhận tiếng Anh cần có kỹ năng TDPB. 4.2. Quá trình quy nạp và suy luận trong tổ chức nội dung Các nội dung (a, b, c, d, e và f) của cả 12 bài học được trình bày theo trình tự quy nạp và suy luận như đã nêu ở mục 1.1.2. Người học được yêu cầu khái quát, tức quy nạp (về cả ngữ nghĩa lẫn hình thái) dưới dạng các quy tắc. Sau khi có được khái quát người học được yêu cầu thực hiện các suy luận, tức dựa vào các kết luận (về ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm) sản sinh các thông báo với các ngữ liệu đã giới thiệu. Theo số liệu điều tra (thể hiện qua tất cả 9 câu hỏi điều tra với 11 nội dung, trừ nội dung nghe, nói, đọc và viết), người học chưa có được kỹ năng tổng hợp và suy luận các vấn đề cần tiếp nhận, hình thành và phát triển như giáo trình yêu cầu. Số liệu thống kê ở các nội dung (1), (5), (6 và (7), ở Bảng 2 cho thấy người học chưa tiếp nhận tiếng Anh có ý thức (sensibly) như giáo trình (đang khảo sát) yêu cầu. Điều đặc biệt là yêu cầu về kỹ năng TDPB của giáo trình đối với việc tiếp nhận và sản sinh ngữ liệu và chủ điểm trong quá trình rèn luyện kỹ năng lời nói. Số liệu thống kê ở Bảng 2, các nội dung (1), (5), (6) và (7) ở Bảng 2, cho thấy người học chưa đi đúng hướng mà giáo trình yêu cầu. Đó là thường xuyên và liên tục quy nạp (phân tích, khái quát các tiền đề để rút ra kết luận) và suy luận (ứng dụng tri thức nền vào việc tiếp nhận tri thức mới). Kỹ năng suy luận giúp người học biết ánh xạ (map) nội dung này sang nội dung khác, tức có khả năng sản sinh cao. Ví dụ, làm bài tập 10 (3a) trang 35, người học cần thực hiện các ánh xạ từ các hiện tượng (tức tiền đề) về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng trong bài đọc với các nội dung tương ứng (tức tiền đề và kết luận) của các bài tập nói ở (1) và (5), đọc (2), (3 và (4), nghe (6), (7), (9) trước đó. Nội dung này lại cần được ánh xạ (tức suy luận) sang các bài tập tương tự trong bài tập trực tuyến (Online Workbook). Miêu tả này cũng chỉ là những bước khởi đầu, điển mẫu của TDPB trong tiếp nhận ngoại ngữ. V. T. Hà, N. T. T. Hằng / Dạy - học tiếng Anh cho người Việt từ bình diện tư duy phản biện 22 4.3. Nguyên nhân Đánh giá về các yếu tố chi phối chất lượng dạy - học ngoại ngữ, theo Kumaravadivelu (2003), trong tài liệu TESOL, đặc điểm chung (stereotypes) của sinh viên châu Á là: (1) tuân thủ (authority), (2) thiếu kỹ năng tư duy phản biện, và (3) ít tham gia tương tác trong lớp học (dẫn theo Salmon, 2013, tr. 173). Số liệu điều tra của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với đặc điểm thứ nhất và thứ hai. 4.3.1. Tính tự chủ trong học tập chưa cao Tính tự chủ trong phạm vi bài viết bao gồm ý thức và năng lực tự học của người học. Nội dung này liên quan đến nhu cầu và mục đích học tập, liên quan đến tính độc lập trong tiếp nhận tiếng Anh, và liên quan đến năng lực TDPB của người học. Một khi người học có động cơ học tập đúng đắn, có tri thức nền cơ bản thì họ có cơ sở để xác định nội dung cần lĩnh hội và kỹ năng cần hình thành cho bản thân. Ngược lại, người học chờ đợi sự hướng dẫn của giáo viên, sự hỗ trợ từ bên ngoài thường dẫn đến việc thụ động trong tiếp nhận ngôn ngữ, thường bất lực với khối lượng tri thức trong giáo trình và thủ tiêu tính sáng tạo. Hậu quả là người học thường rập khuôn, sử dụng những cái có sẵn; họ thường phụ thuộc vào giáo viên và người khác; nhiều khi họ muốn tự học nhưng không biết phải học cái gì và bắt đầu từ đâu. 4.3.2. Năng lực tư duy phản biện thấp Số liệu điều tra cho thấy, người học chưa chú ý đến việc phân tích số liệu, khái quát hóa ý nghĩa và phương thức biểu đạt chúng. Chính vì vậy, họ gặp khó khăn khi xác định những tương tự (về nghĩa và hình thái) trong các hoạt động sản sinh lời nói. Đó là một trong những nguyên nhân hạn chế hiệu quả tiếp nhận tiếng Anh. Con người tồn tại và phát triển nhờ TDPB, đặc biệt khi họ đã có quá trình tiếp nhận chương trình giáo dục phổ thông. Do đó, dù ở mức độ cao hay bước đầu, sinh viên tham gia khảo sát đều thực hiện các thao tác TDPB trong quá trình tiếp nhận tiếng Anh. Tuy nhiên, họ chưa có ý thức cũng như kỹ năng hệ thống hóa các thao tác mà họ đã thực hiện. Nói cách khác, nguyên nhân chính là người học quá thiên về ghi nhớ, bắt chước và học thuộc (imitate) mà chưa quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện kỹ năng TDPB. Loại kỹ năng này cũng như kết quả do chúng mang lại ra giúp người học tiếp nhận (acquire) các hiện tượng ngôn ngữ cũng như lời nói chủ động hơn, nhanh và sáng tạo hơn. Nói khác đi, người học chưa nhận thấy rằng, TDPB phát triển năng lực học hỏi và khám phá, tránh sai lầm, định kiến, chủ quan của con người; đồng thời, chúng cũng cung cấp công cụ để con người tự khám phá (Vaughn, 2018, tr. 7). Năng lực tư duy phản biện thấp kìm hãm sức sáng tạo, năng lực sản sinh lời nói của người học. Năng lực này một phần xuất phát từ tính tự chủ của người học được nêu ở trên. Những đặc điểm này gắn với đạo đức (ethics) trong tiếp nhận ngoại ngữ. Người học tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai theo đường hướng này thường đi theo các ý tưởng, văn bản có sẵn và dẫn tới hiện tượng đạo văn (plagiarism). 4.3.3. Quan niệm sai lầm dạy - học tiếng Anh từ bình diện tư duy và nhận thức Quan niệm tiếp nhận ngoại ngữ thiên về rập khuôn và học thuộc dẫn người học đến việc người học ngộ nhận sự đồng nhất ngữ nghĩa của tiếng Anh và tiếng Việt, tức thỏa mãn với điển mẫu, với hạt nhân ngữ nghĩa (primes), mà ít quan tâm đến các hiện tượng ngoại vi Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 50 - Số 1B/2021, tr. 12-25 23 của các đơn vị lời nói tiếng Anh, trong đó có đặc trưng văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. Đặc điểm này dẫn đến tính đại khái (roughness) trong tiếp nhận lời nói. Quá trình tiếp nhận tiếng Anh hiện tại quá thiên về rèn luyện các kỹ năng nói, nghe, đọc và viết, chưa chú ý đến các kỹ năng liên quan đến TDPB và tính hệ thống của ngôn ngữ và lời nói. Những hạn chế về ý thức và khả năng hệ thống hóa tri thức của người học dẫn đến sự hạn chế về năng lực tiếp nhận, hình thành và phát triển năng lực thông báo theo vòng đồng tâm của người học. Năng lực này, đến lượt mình, lại hạn chế khả năng lập kế hoạch và quản lý quá trình thực hiện kế hoạch của người học. Tóm lại, ngoại trừ ý thức học của người học và vai trò của người dạy thì tri thức nền thiếu hệ thống, năng lực TDPB chưa cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế hiệu quả tiếp nhận tiếng Anh của người học. 5. Đề xuất 5.1. Đề xuất dạy - học giáo trình Life Pre-Intermediate (Vietnam Edition) Từ những cơ sở nêu trên, để nâng cao hiệu quả dạy - học tiếng Anh dựa trên giáo trình đang khảo sát, người học cần thường xuyên rèn luyện kỹ năng TDPB. - Nắm vững và thực hành nhuần nhuyễn các kỹ năng lập luận (mà trước hết là quy nạp và suy luận) được trình bày trong giáo trình trên các bình diện chủ điểm, ngữ liệu, kỹ năng thông báo bằng ngoại ngữ. Đây là kỹ năng nền tảng cho việc tiếp nhận tiếng Anh có ý thức và có hệ thống, cho việc hình thành và phát triển tri thức và kỹ năng thông báo. Người học cần được hướng dẫn thực hành càng sớm càng tốt. - Hình thành và phát triển kỹ năng TDPB đồng thời với dạy - học ngữ liệu và rèn luyện các kỹ năng thông báo bằng tiếng Anh. - Thực hành phân tích và tổng hợp từng nội dung cụ thể như đã nêu ở mục (2.1.2 - 2.16), tránh các quan niệm ở (4.3.2) và (4.3.3); phát triển sâu, có hệ thống hơn để phát triển năng lực TDPB thông qua các lập luận quy nạp và suy luận trong các kỹ năng thông báo bằng ngoại ngữ. - Thực hiện trình tự các bước thực hành do giáo trình quy định ở cả sách học viên lẫn bài tập trực tuyến, đặc biệt là các bài thực hành gắn với tư duy bậc cao trong mô hình dạy - học đại học (vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo), gắn với các kỹ năng nói và viết (mục Speaking and writing). Thực hiện những nội dung nêu trên là một trong những giải pháp cần thiết cho nâng cao hiệu quả dạy - học tiếng Anh với giáo trình như Life Pre-Intermediate, tài liệu có khối lượng tri thức (gồm cả kỹ năng) lớn và với điều kiện dạy - học như hiện có (trong đó có Hệ thống bài tập trực tuyến và internet, thời lượng lên lớp hạn chế). 5.2. Hướng nghiên cứu tiếp Từ lý thuyết và thực tiễn nêu trên, những vấn đề cần nghiên cứu tiếp là: - Điều tra nhận thức về TDPB trong dạy - học tiếng Anh của giáo viên; - Dạy đối chứng các nhóm sinh viên khác nhau để kiểm nghiệm đề xuất trên; - Kiểm nghiệm những nội dung trên với các giáo trình tiếng Anh khác; - TDPB trong dạy - học ngữ liệu và các kỹ năng thông báo bằng tiếng Anh cho người sử dụng tiếng Việt. V. T. Hà, N. T. T. Hằng / Dạy - học tiếng Anh cho người Việt từ bình diện tư duy phản biện 24 6. Kết luận Trong thực tiễn dạy - học theo định hướng CDIO tại Trường Đại học Vinh, TDPB là vấn đề thu hút sự quan tâm của người dạy cũng như người học ngoại ngữ. Tuy nhiên, bản chất kỹ năng này trong quá trình tiếp nhận ngôn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng, sự hiện thân của TDPB trong giáo trình cụ thể, trong từng bài học, từng chủ điểm, trong từng kỹ năng thông báo là vấn đề chưa được nhận thức và thực hành đúng với bản chất của nó. TDPB là kinh nghiệm hiện thân, là tri thức nền, một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của quá trình tiếp nhận và sản sinh ngôn bản của người sử dụng ngoại ngữ. Dạy - học ngoại ngữ là quá trình có ý thức của người học. Ý thức đó thể hiện ở kỹ năng TDPB, cụ thể là kỹ năng quy nạp và suy luận. Nhờ kỹ năng này, người học có năng lực cao hơn để nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo nội dung bài học trong quá trình phát triển các kỹ năng nói, nghe, đọc và viết. Rèn luyện kỹ năng TDPB trong dạy - học tiếng Anh cần được tiến hành thường xuyên và song song với quá trình tiếp nhận, hình thành và phát triển năng lực ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng và các kỹ năng thông báo. Các nội dung về ngữ liệu cũng như chủ điểm trong mỗi bài học tiếng Anh đều cần thiết thực hiện ở tất cả 6 bậc trong mô hình Bloom. Các bậc cao nhất của mô hình này (vận dụng, đánh giá, sáng tạo) ở bình diện sản sinh thể hiện rõ nhất năng lực TDPB của người học. Hughes, J. et al. (2015) là một điển mẫu về xây dựng chương trình theo hướng CDIO, theo hướng hình thành và phát triển kỹ năng TDPB. Hiệu quả của dạy - học tiếng Anh theo chương trình này phụ thuộc hoàn toàn vào người sử dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Brown, D. (2007). Principles of language learning and teaching (5 th edition). Pearson Longman. Chik, A., Aoki, N. & Smith, R. (eds.) (2018). Autonomy in Language Learning and Teaching: New Research Agendas. Palgrave Macmillan UK. Cook, V. (2017). Second language learning and language teaching. Routledge. Council of Europe (2001). Common European Framework: Learning, teaching, assessment. Cambridge University Press. Evans, V. (2015). The Crucible of Language: How Language and Mind Create Meaning. Cambridge University Press. Fisher, A. (2011). Critical Thinking: An Introduction (2 nd edition). Cambridge University Press. Ghanizadeh, A. Al-Hoorie, A. & Jahedizadeh, S. (2020). Higher Order Thinking Skills in the Language Classroom: A Concise Guide. Springer. Hughes, J. (et al.) (2015). Life Pre-Intermediate (Vietnam edition). Cengage Learning. Moore, B. & Parker, R. (2017). Critical Thinking. McGraw-Hill Education. Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 50 - Số 1B/2021, tr. 12-25 25 Paul, R. et al. (1989). Critical Thinking Handbook: 6 th - 9 th Grades: A Guide for Remodelling Lesson Plans in Language Arts, Social Studies, and Science. Sonoma State University. USA. Rainbolt, G. W. & Dwyer, S. (2015). Critical Thinking: The Art of Argument. Cengage Learning. Salmon, M. (2013). Introduction to Logic and Critical Thinking (6 th edition). Wadsworth: Cengage Learning. Trần Thanh Sơn (2018). Xây dựng, phát triển chương trình đào tạo theo CDIO và giảng dạy học phần chuyên môn bằng tiếng Anh cho khối Ngành Kinh tế. https://www.haui.edu.vn/vn/goc-nhin-haui/xay-dung-phat-trien-chuong-trinh-dao- tao-theo-cdio-va-giang-day-hoc-phan-chuyen-mon-bang-tieng-anh-cho-khoi-nganh- kinh-te/60846. Vaughn, L. (2018). Concise Guide to Critical Thinking. Oxford University Press. SUMMARY CRITICAL THINKING IN TEACHING AND LEARNING ENGLISH FOR VIETNAMESE STUDENTS: THE CASE OF TEXTBOOK LIFE PRE-INTERMEDIATE (VIETNAM EDITION) Vu Thi Ha, Nguyen Thi To Hang Vinh University Received on 08/01/2021, accepted for publication on 03/3/2021 To improve the effectiveness of English teaching and learning, it is necessary for learners to develop critical thinking skills. Despite being a common-used skill of students worldwide, it has not been effectively acquired by Vietnamese students when using English textbooks as Life Pre-Intermediate (Vietnam edition). Using the methodological triangulation, we set the task of helping English learners and their teachers in conceiving, designing, implementing and operating critical thinking construction in the textbook, and in relevance to their background knowledge. The results of a survey of freshmen at Vinh University show that the participants' capacity of critical thinking, their embodied experience and learning methods are rather far from what the textbook requires. Therefore, the essential way to learning and teaching English as a second language with Life Pre-Intermediate is to re-recognize and adhere to the principles of foreign language teaching and learning, and that teachers need to play the role of advisors. Keywords: Language learning and teaching; critical thinking; arguments; CDIO; embodied experience.
File đính kèm:
- day_hoc_tieng_anh_cho_nguoi_viet_tu_binh_dien_tu_duy_phan_bi.pdf