Đánh giá truyền thông về hình ảnh và vai trò nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện trên truyền thông đại chúng tại Việt Nam

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm tìm hiểu hình ảnh và vai trò nhân viên công tác xã hội (CTXH) được truyền

tải trên phương tiện truyền thông đại chúng, cụ thể nghiên cứu trường hợp đối với các bài viết thuộc chủ

đề nghề CTXH đăng tải trên Tạp chí Lao động - Xã hội.

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích nội dung định tính được áp dụng phân tích với 49

bài viết thu thập được trong thời gian từ từ tháng 1/2018 đến tháng 11/2019.

Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy bước đầu tạp chí và các bài viết đã chú trọng truyền tải thông tin

về hình ảnh và mô tả vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện đến với công chúng thông qua thông

điệp bằng hình ảnh và bằng mô tả, bước đầu giúp giới thiệu và định hình về một vị trí nghề nghiệp mới

giúp công chúng nắm bắt thông tin. Tuy nhiên một số thông tin, và ảnh sử dụng minh họa còn chưa chính

xác về chân dung và vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện, đặc biệt còn sự nhầm lẫn với vai trò

và hình ảnh của y bác sỹ, nhân viên y tế. Do vậy dễ dẫn đến sự hiểu nhầm, thiếu tin tưởng đối với vị trí

nghề nghiệp mới còn đang trong quá trình khẳng định và tìm chỗ đứng.

Kết luận: Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tư vấn nhằm hướng đến chính xác hoá các thông tin, thông

điệp, từ đó truyền thông đầy đủ, chính xác, chân thực và hiệu quả về hình ảnh và vai trò của nhân viên

CTXH trong môi trường bệnh viện

Đánh giá truyền thông về hình ảnh và vai trò nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện trên truyền thông đại chúng tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Đánh giá truyền thông về hình ảnh và vai trò nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện trên truyền thông đại chúng tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Đánh giá truyền thông về hình ảnh và vai trò nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện trên truyền thông đại chúng tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Đánh giá truyền thông về hình ảnh và vai trò nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện trên truyền thông đại chúng tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Đánh giá truyền thông về hình ảnh và vai trò nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện trên truyền thông đại chúng tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Đánh giá truyền thông về hình ảnh và vai trò nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện trên truyền thông đại chúng tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Đánh giá truyền thông về hình ảnh và vai trò nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện trên truyền thông đại chúng tại Việt Nam trang 7

Trang 7

Đánh giá truyền thông về hình ảnh và vai trò nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện trên truyền thông đại chúng tại Việt Nam trang 8

Trang 8

Đánh giá truyền thông về hình ảnh và vai trò nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện trên truyền thông đại chúng tại Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 2100
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá truyền thông về hình ảnh và vai trò nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện trên truyền thông đại chúng tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá truyền thông về hình ảnh và vai trò nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện trên truyền thông đại chúng tại Việt Nam

Đánh giá truyền thông về hình ảnh và vai trò nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện trên truyền thông đại chúng tại Việt Nam
ộng - Xã hội, 31/12/2018: hình ảnh 
minh họa nhân viên CTXH trong bệnh viện: 
tại quầy của tổ CTXH và đang hỗ trợ, chỉ dẫn 
thông tin cho người bệnh, với ảnh chụp khẩu 
hiệu được treo tại quầy: “Sức khoẻ của mọi 
người là trách nhiệm của chúng tôi”.
- Bài viết “Thúc đẩy nghề Công tác xã hội 
giúp người dân tiếp cận các dịch vụ trợ giúp 
xã hội”, Tạp chí Lao động - Xã hội, đăng tải 
31/12/2018: sử dụng hình ảnh minh họa nhân 
viên CTXH đang tư vấn cho người bệnh trong 
môi trường bệnh viện với chú thích: “Đội ngũ 
nhân viên CTXH có vai trò quan trọng trong 
hướng dẫn người bệnh”
- Bài viết: “Khó khăn trong thực hiện Đề 
án phát triển nghề CTXH ở Hà Nội”, Tạp chí 
Lao động - Xã hội, số tháng 1/2019: minh họa 
nhân viên CTXH trong bệnh viện đang thực 
thi nhiệm vụ hỗ trợ người bệnh.
Như vậy, bằng ngôn ngữ hoặc hình ảnh minh 
họa, các bài viết đã góp phần truyền tải thông 
tin, thông điệp đến công chúng, giúp họ biết 
về nghề CTXH trong môi trường bệnh viện, 
hình dung ra vai trò của nhân viên CTXH 
trong bệnh viện, công việc và trách nhiệm của 
Dương Thị Thu Hương
83
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
một vị trí nghề nghiệp hết sức mới mẻ. Thông 
tin từ đó sẽ được chia sẻ đến các thành viên 
trong mạng lưới, nhóm xã hội mà họ tham gia 
vào, giúp thông tin lan toả đến cộng đồng, đặc 
biệt là những “thân chủ” tiềm năng cần đến sự 
hỗ trợ của nhân viên CTXH.
Những hạn chế trong việc truyền tải hình 
ảnh và vai trò nhân viên CTXH trong bệnh 
viện trên báo chí
Tạp chí “Lao động và xã hội” là tạp chí 
chuyên ngành của Bộ lao động thương binh 
và xã hội, do vậy các phóng viên, người chịu 
trách nhiệm biên tập thuộc tạp chí có thể xem 
là những người am hiểu về nghề CTXH và 
vai trò nhân viên CTXH. Tuy nhiên, thực tế 
cho thấy họ có thể đảm nhận tương đối tốt 
công việc truyền tải thông tin về hình ảnh 
và vị trí, vai trò nhân viên CTXH nói chung, 
nhưng vẫn còn một số những hạn chế trong 
truyền tải hình ảnh và vai trò của nhân viên 
CTXH trong lĩnh vực chuyên biệt, ví dụ như 
môi trường bệnh viện. 
Thứ nhất, về chân dung hình ảnh nhận diện 
bên ngoài, hình ảnh nhân viên CTXH trong 
môi trường bệnh viện chưa thể hiện được 
bản sắc riêng giúp phân biệt họ với nhân 
viên y tế, y bác sỹ. Trong một số tình huống, 
mặc dù không phải là phổ biến, có những 
bài viết đã nhầm lẫn, sử dụng hình ảnh nhân 
viên y tế minh họa cho nhân viên CTXH 
khiến cho hiệu quả truyền tải thông tin bị 
ảnh hưởng, dẫn đến công chúng hiểu sai 
hoặc không phân biệt được vai trò nhân viên 
y tế, y bác sỹ và vai trò nhân viên CTXH 
trong bệnh viện.
Dưới đây là ảnh được sử dụng minh họa cho 
vai trò, các công việc nhân viên CTXH đảm 
đương trong môi trường bệnh viện trong bài 
viết “Công tác xã hội ở Bệnh viện đa khoa 
tỉnh X”, đăng tải trên Tạp chí Lao động - Xã 
hội, ngày 26/12/2018. Vấn đề có thể xuất phát 
từ hai phía: một mặt chính nhân viên CTXH 
chưa có bộ nhận diện riêng về hình ảnh và 
họ sử dụng đồng phục của nhân viên Y tế khi 
làm việc, giống như thể hiện trong ảnh minh 
họa. Đây cũng là thực tế ở nhiều bệnh viện, 
nhân viên CTXH chưa có đồng phục riêng, 
chưa tạo dựng được bản sắc nhận diện riêng. 
Mặt khác, cũng có thể do người viết bài chưa 
thực sự hiểu về vai trò của nhân viên CTXH 
do đây còn là một nghề rất mới và chưa có sự 
tách biệt rõ ràng trong phân công vai trò trong 
bệnh viện hoặc có sự chia sẻ vai trò giữa nhân 
viên CTXH và nhân viên y tế, do vậy khiến 
tác giả các bài viết chưa chú trọng trong lựa 
chọn sử dụng hình ảnh minh họa phù hợp và 
chính xác.
Dương Thị Thu Hương
84
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
Hình 1: Chú thích ảnh trong bài viết: “nhân 
viên tổ CTXH thăm hỏi, nắm bắt thông tin 
của bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn”
Hình 2: Chú thích ảnh trong bài viết: “nhân 
viên tổ CTXH thăm hỏi, nắm bắt thông tin 
của bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn”
Bên cạnh việc minh họa bằng hình ảnh chưa 
rõ ràng, trong một số bài viết, hình ảnh đã thể 
hiện không chính xác vai trò của nhân viên 
CTXH trong bệnh viện. Một số bài viết đã 
lấy hình ảnh bác sỹ hoặc y tá đang khám chữa 
bệnh, chăm sóc y tế minh họa cho nội dung 
về dịch vụ CTXH hay vai trò của nhân viên 
CTXH:
Trong bối cảnh nghề CTXH là một nghề mới, 
vị trí, vai trò nhân viên CTXH trong môi trường 
bệnh viện còn đang trong quá trình định vị và 
khẳng định, việc truyền tải thông tin chính xác 
và đầy đủ sẽ góp phần tăng cường hiệu quả 
truyền thông, góp phần thúc đẩy sự phát triển 
của nghề CTXH trong bối cảnh còn xa lạ với 
nhiều người Việt Nam hiện nay. 
Bên cạnh đó, tên gọi hay “xưng danh” của 
nhân viên CTXH nói chung cũng như nhân 
viên CTXH làm việc trong môi trường bệnh 
viện còn chưa thống nhất. Thực tế có thể một 
Hình 3: Hình ảnh minh họa trong bài viết: “Kết 
quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục 
trong phát triển dịch vụ CTXH ở Việt Nam”
Tạp chí Lao động - Xã hội, số tháng 8/2019
Hình 4: Hình ảnh minh họa trong bài viết: 
“Khó khăn trong thực hiện Đề án phát triển 
nghề công tác xã hội ở Hà Nội”
Tạp chí Lao động - Xã hội, số tháng 1/2019
Dương Thị Thu Hương
85
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
số nhân viên CTXH trước đây từng là y tá 
hay điều dưỡng chuyển ngang sang, do vậy 
danh xưng của nhân viên CTXH trong một số 
bài viết vẫn còn chưa được chuẩn hoá. Ví dụ 
họ vẫn được gọi gắn với chức danh là “điều 
dưỡng” khi trích dẫn ý kiến phỏng vấn của 
một nhân viên CTXH: “Điều dưỡng H – Tổ 
trưởng Tổ công tác xã hội, BVĐK tỉnh cho 
biết vv...” (Bài viết đăng tải tạp chí ngày 
26/12/2018). Ngoài ra, tiếng nói của nhân 
viên CTXH trong môi trường bệnh viện còn ít 
được chú ý trích dẫn trực tiếp. Gần như chưa 
tìm được bài phỏng vấn về các tấm gương hay 
điển hình nhân viên CTXH trong bệnh viện 
được đề cập hay chia sẻ phổ biến nhằm làm 
rõ và khắc họa sắc nét hơn hình ảnh và vai trò 
của nhân viên CTXH, từ đó cho thấy những 
đóng góp quan trọng không thể thiếu được 
của họ trong xã hội. Các bài viết chủ yếu lựa 
chọn hướng tiếp cận từ góc nhìn từ nhà báo 
đối với nghề CTXH, vẫn còn thiếu vắng các 
bài viết theo hướng tiếp cận từ dưới đi lên: từ 
góc nhìn hay tiếng nói của nhân vật chính là 
nhân viên CTXH chia sẻ về công việc, môi 
trường làm việc.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu cho thấy rõ cả những mặt tích cực 
và một số hạn chế của các bài viết trên tạp chí 
“Lao động và xã hội” trong quá trình truyền tải 
thông tin về hình ảnh và vai trò của nhân viên 
CTXH trong môi trường bệnh viện. Khái niệm 
vai trò được định nghĩa là: “Tập hợp các mong 
đợi, quyền và những nghĩa vụ được gắn cho 
một địa vị cụ thể” (4). Bài viết đã bàn luận đến 
vai trò của nhân viên CTXH trong môi trường 
bệnh viện, theo định nghĩa, nó bao gồm các mô 
hình hành vi, quyền và nghĩa vụ của nhân viên 
CTXH được đề cập đến. Ngoài những quy định 
về quyền, trách nhiệm cụ thể cần đảm đương, 
những đặc trưng nhận diện bên ngoài cũng góp 
phần quan trọng nhận diện vai trò của họ, tạo 
dựng nên thương hiệu riêng. Điều này quan 
trọng đặc biệt đối với những vai trò mới được 
định hình trong một cấu trúc hay tổ chức đã có 
từ trước ví dụ như bệnh viện. Đối với những 
vai trò mới trong một tổ chức đã định hình lâu 
năm với một bề dày phát triển như bệnh viện, 
việc có được ngay nhận diện bên ngoài có tính 
đặc trưng, cùng với một quá trình truyền thông 
hiệu quả, đúng, chính xác về hình ảnh của họ 
với tư cách là các nhân viên CTXH trong bệnh 
viện sẽ đem lại hiệu quả truyền thông cao hơn. 
Ngoài ra nó còn góp phần tránh những hiểu 
lầm hay tranh luận không cần thiết xuất phát từ 
những hiểu lầm trong công chúng xuất phát từ 
sự chưa rõ ràng trong thông điệp truyền thông. 
Đây cũng là vấn đề được đặt ra ở một số các 
nghiên cứu phương Tây, ví dụ như nghiên cứu 
của Afrin Jahan và cộng sự về mối quan hệ 
giữa Truyền thông đại chúng (TTĐC) và nghề 
CTXH, cũng đã đưa ra nhận định: thông tin 
không chính xác về hình ảnh và vai trò của 
người làm nghề CTXH có thể dẫn đến suy yếu 
niềm tin của công chúng, thách thức đối với 
khẳng định tính chuyên nghiệp của nhân viên 
CTXH và có thể dẫn đến hệ quả làm tăng nguy 
cơ rủi ro cho nhóm dễ bị tổn thương trong xã 
hội vì họ chính là “thân chủ” hay khách hàng 
làm việc trực tiếp với nhân viên CTXH (5). 
Thực tế cũng đã cho thấy có nhiều người chưa 
từng tiếp xúc với nhân viên CTXH, họ cũng 
không có nhiều thông tin cơ bản về nghề này 
và những người làm công việc này, đa phần 
thông tin và cảm nhận, thậm chí định kiến của 
họ về công việc và hình ảnh nhân viên CTXH 
chủ yếu từ TTĐC, và do vậy TTĐC đóng vai 
trò quan trọng trong việc định hình suy nghĩ, 
quan niệm và định kiến của xã hội đối với nhân 
viên CTXH (6). Đây cũng chính là lý do mà 
Dương Thị Thu Hương
86
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
hình ảnh, chân dung nhân viên CTXH truyền 
tải trên TTĐC luôn nhận được sự quan tâm, 
phân tích nhằm kịp thời có những điều chỉnh 
góp phần xây dựng chân dung, hình ảnh nhân 
viên CTXH trên TTĐC chân thực, chính xác 
và đầy đủ nhất (2).
Thông điệp, thông tin từ nguồn chính thống 
chuẩn xác, đầy đủ sẽ là cơ sở và con đường 
ngắn nhất để thông tin đến được với công 
chúng đạt hiệu quả mong muốn. Đây cũng là 
điểm còn một số hạn chế trong các thông điệp 
truyền tải về hình ảnh và vai trò của nhân viên 
CTXH trên tạp chí chuyên ngành “Lao động 
và xã hội”: còn chưa có sự phân định rõ ràng 
và thậm chí nhầm lẫn trong hình ảnh và vai 
trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện với 
nhân viên y tế, y bác sỹ. Sự nhầm lẫn này 
không hoàn toàn thuộc về lỗi của phóng viên, 
biên tập viên hay tạp chí vì thực tế trong giai 
đoạn đầu định hình một vị trí nghề nghiệp mới 
trong một tổ chức, có rất nhiều yếu tố thuộc 
về tổ chức đang trong quá trình hoàn thiện, ví 
dụ như việc xác định và xây dựng vị trí việc 
làm cho đội nhân sự phòng/tổ CTXH. Do vậy 
chính người trong cuộc cũng đang trong quá 
trình hoàn thiện dần vị trí nghề nghiệp và xây 
dựng hình ảnh của bản thân họ. Do vậy hình 
ảnh nhân viên CTXH mô tả trong các bài viết 
phân tích chưa rõ ràng hay có sự nhầm lẫn 
trong giai đoạn ban đầu cũng không phải là 
lỗi hay vấn đền nghiêm trọng mà chỉ là những 
vấn đề mang tính gợi ý cần lưu ý để truyền 
thông hiệu quả hơn trong giai đoạn tới.
Đối với những bệnh viện đã có riêng phòng/
tổ chuyên trách CTXH trong bệnh viện, song 
song với việc hoàn thiện đội ngũ nhân sự thì 
cũng cần thiết lên kế hoạch xây dựng hình ảnh 
nhận diện vai trò của nhân viên CTXH trong 
bệnh viện bắt đầu bằng nhận diện bên ngoài, 
đồng phục phù hợp, thậm chí đồng bộ trong 
các bệnh viện theo tuyến (trung ương hoặc 
tỉnh/thành phố). Việc hợp tác và phối hợp với 
cơ quan truyền thông, đặc biệt tạp chí chuyên 
ngành LĐ - XH trong quá trình quảng bá về 
hình ảnh nhận diện nhân viên CTXH trong 
bệnh viện sẽ góp phần tăng cường nhận thức 
và nhận diện đúng của xã hội đối với vị trí nghề 
nghiệp mới này. Ngoài ra, tạp chí Lao động - xã 
hội (LĐ - XH) nói riêng và TTĐC nói chung 
cũng cần chú trọng hơn trong quá trình chú 
thích hình ảnh nhân viên CTXH trong bệnh 
viện, chú trọng trong việc lựa chọn đúng hình 
ảnh nhận diện, chú ý hơn trong việc chú thích 
hình ảnh minh họa và phân biệt rõ ràng hình 
ảnh của nhân viên CTXH chuyên nghiệp và 
những người làm công việc hỗ trợ, bán chuyên 
nghiệp trong môi trường bệnh viện, nhằm khắc 
họa rõ nét hơn về hình ảnh và vai trò của nhân 
viên CTXH trong bệnh viện.
Bên cạnh thông tin chính xác thì tần suất 
thông tin liên tục và cập nhật về hình ảnh, 
những đóng góp của nhân viên CTXH cũng 
cần được chú trọng hơn trong quá trình đăng 
tải và đưa tin, cân nhắc bổ sung thêm hướng 
tiếp cận từ dưới lên, trong đó chú trọng đến 
tiếng nói người trong cuộc cũng như nhân vật 
trung tâm của bài viết là nhân viên CTXH 
trong bệnh viện. Ngoài ra, vấn đề thống nhất 
danh xưng của một vị trí nghề nghiệp mới 
như nhân viên CTXH trong công việc hàng 
ngày cũng như trên truyền thông cũng là yếu 
tố góp phần giúp họ nhanh chóng khẳng định 
và được công nhận trong xã hội. 
Nghiên cứu phân tích về hình ảnh và vai trò 
của nhân viên CTXH được mô tả trên truyền 
thông vẫn là nội dung còn ít nghiên cứu đề 
cập, đặc biệt những nghiên cứu có quy mô. 
Bài viết này mới dừng lại phân tích dữ liệu 
trên một tạp chí, do vậy chắc chắn vẫn còn 
hạn chế trong các nhận định, giải pháp đưa 
Dương Thị Thu Hương
87
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
ra chỉ đúng trong khuôn khổ nghiên cứu và 
có ý nghĩa tham khảo với các cơ quan truyền 
thông và tạp chí khác. Việc bổ sung thêm 
các nghiên cứu về chủ đề này trên phạm 
vi nghiên cứu rộng hơn sẽ có thêm những 
giải pháp toàn diện truyền thông hiệu quả 
về hình ảnh và vai trò của nhân viên CTXH 
trong tương lai.
KẾT LUẬN
Nghề CTXH, đặc biệt CTXH trong môi 
trường bệnh viện là nghề rất mới ở Việt Nam 
và vẫn đang trong quá trình hình thành, khẳng 
định vị trí, vai trò trong xã hội. Kết quả phân 
tích hình ảnh và vai trò của nhân viên CTXH 
trong bệnh viện trên tạp chí “Lao động và 
xã hội” trong hai năm gần đây cho thấy các 
bài viết đã góp phần thông tin về một vị trí 
và vai trò nghề nghiệp mới trong môi trường 
bệnh viện, đồng thời bước đầu mô tả cụ thể 
những công việc họ đảm nhận, trợ giúp bệnh 
nhân cũng như trong bệnh viện. Tuy nhiên, 
các bài viết vẫn cần chú ý hơn trong việc 
truyền tải thông tin: thông điệp minh họa 
bằng hình ảnh về vai trò của họ còn chưa 
rõ ràng, chính xác, thông tin về chức danh 
và nhận diện bên ngoài của họ cũng chưa có 
sự phân định rõ với bác sỹ và nhân viên y tế 
trong bệnh viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ. Quyết định phê duyệt đề án 
phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 
2010 - 2020. 2010. Tại trang: https://
thuvienphapluat.vn/van-ban/van-hoa-xa-hoi/
Quyet-dinh-32-2010-QD-TTg-phe-duyet-
De-an-phat-trien-nghe-cong-tac-xa-hoi-giai-
doan-2010-2020-102910.aspx
2. Franklin B, Parton N. Social Work. The Media 
and Public Relations. 1991. Routledge. 
3. Hsieh H, Shannon S. Three Approaches to 
Qualitative Content analysis. 2005. Qualitative 
health research. 2005; 9(15): 1277 - 1288. 
4. Phạm Tất D, Lê Ngọc H. Xã hội học. 1997. Nhà 
xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
5. Jahan A, Rahman M. Media and Social Work. 
International Journal of Science and Research. 
2016; 8(5): 71-74.
6. Reid WJ, Misener E. Social work in the press: a 
cross national study. Journal Welfare. 2001; 10: 
194 - 201.
Dương Thị Thu Hương

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_truyen_thong_ve_hinh_anh_va_vai_tro_nhan_vien_cong.pdf