Đánh giá tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk
Nghiên cứu này tập trung phân tích tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện Krông Buk để làm cơ sở đề xuất được các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đất đai. Các phương pháp nghiên cứu bao gồm: thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp; phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu; phương pháp so sánh thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giai đoạn 2016–2019, huyện đã tiến hành cấp được 5.171 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 4.082,6 ha. Số lượng và diện tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có xu hướng tăng lên trong giai từ năm 2016 gồm 1.333 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với 970,1 ha đến năm 2018 gồm 1.552 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và 1.101,1 ha. Theo kết quả từ khảo sát hộ gia đình, cá nhân thì hình thức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chủ yếu là kiểu tập trung, người dân tự đi làm thủ tục tại một của Uỷ ban nhân dân huyện. Để nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Krông Buk, nghiên cứu đã đề xuất được 4 nhóm giải pháp cụ thể
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk
o điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đồng thời cung ứng nguồn lao động dồi dào và hàng hoá nông sản có giá trị kinh tế cao cho thị trường. 3.2 Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Krông Buk Theo kết quả thống kê đất đai, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Krông Buk năm 2019 là 35.767,5 ha. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm phần lớn tổng diện tích đất của huyện với 92,0%, tương ứng với 32.906,2 ha. Tổng diện tích các loại đất do các đối tượng sử dụng (bao gồm hộ gia đình, cá nhân và tổ chức kinh tế) là 33.810,1 ha, chiếm 94,5% tổng diện tích đất toàn huyện bao gồm đất nông nghiệp với 32.759,1 ha, đất phi nông nghiệp 1.049,4 ha, đất chưa sử dụng 1,6 ha. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng 29.068,1 ha, chiếm 81,3% tổng diện tích đất toàn huyện. Đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp mà hộ gia đình, cá nhân sử dụng lần lượt là 28.437,8 ha và 630,3 ha (chủ yếu là đất ở tại nông thôn). Đây là diện tích cần kê khai, đăng ký, xét cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân. Diện tích còn lại do các tổ chức trong nước sử dụng. Hình 1. Sơ đồ địa giới hành chính huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3A, 2021 147 Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk năm 2019 ST T Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Hộ gia đình, cá nhân Tổ chức kinh tế Khác Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất 35.767,5 100,0 29.068,1 81,3 4.742,0 13,3 1.957,4 5,4 1 Đất nông nghiệp 32.906,2 92,0 28.437,8 86,4 4.321,3 13,1 147,1 0,5 2 Đất phi nông nghiệp 2.777,9 7,8 630,3 22,7 419,1 15,1 1.728,5 62,2 3 Đất chưa sử dụng 83,5 0,2 - - 1,6 1,9 81,9 98,1 Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Krông Buk, năm 2020 [3] 3.3 Thực trạng công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện Krông Buk Số liệu bảng 2 cho thấy trong giai đoạn từ năm 2016–2019 huyện Krông Buk đã cấp được 5.171 Giấy chứng nhận với tổng diện tích là 4082,6 ha. Xã Ea Sin có số GCNQSDĐ và diện tích được cấp là nhiều nhất với 1.519 Giấy chứng nhận cho diện tích 1.894,3 ha. Kế tiếp là xã Cư Né 1.230 Giấy chứng nhận cho diện tích 872,7 ha. Xã có kết quả cấp GCNQSDĐ ít nhất là xã Pơng Drang 294 GCNQSDĐ cho diện tích 47,2 ha. Qua đó, có thể nhận thấy nhu cầu cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân tại xã Ea Sin, Xã Cư Né là rất lớn. Do đó, cần phải có sự đầu tư, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận trên các địa bàn này nhằm để người sử dụng đất có Giấy chứng nhận để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Còn đối với xã Pơng Drang cơ bản hoàn thành công tác cấp Giấy chứng nhận nên diện tích còn lại rất ít. Tuy nhiên, xã Pơng Drang lại đang trong quá trình đô thị hóa rất nhanh, các thửa đất còn lại chưa cấp GCNQSDĐ có nguồn gốc đất phức tạp, chưa rõ ràng. Do vậy tại xã Pơng Drang cần phải rà soát, thẩm tra, xác minh kỹ và căn cứ các quy định pháp luật hiện hành để xét cấp GCNQSDĐ cho nhân dân đúng theo nguồn gốc đất và quy định về thu tiền sử dụng đất của luật đất đai. Số liệu tại bảng 3 cho thấy số lượng GCNQSDĐ và diện tích được cấp GCNQSDĐ tăng qua các năm trong giai đoạn 2016–2018. Cụ thể: năm 2016 số lượng GCNQSDĐ được cấp là 1.333 và diện tích được cấp GCNQSDĐ là 970,1 ha; đến năm 2018 số lượng GCNQSDĐ được cấp là 1.552 và diện tích được cấp GCNQSDĐ là 1.101,1 ha. Huỳnh Văn Chương và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 148 Bảng 2. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền trên địa bàn huyện Krông Buk giai đoạn 2016–2019 theo đơn vị hành chính cấp xã STT Xã Số hộ Số giấy chứng nhận Diện tích đất được cấp (ha) 1 Chư Kbô 404 488 260,4 2 Cư Né 1041 1.230 872,7 3 Cư Pơng 763 859 722,1 4 Ea Ngai 212 260 136,7 5 Ea Sin 926 1.519 1.894,3 6 Pơng Drang 201 294 47,2 7 Tân Lập 456 521 149,2 Tổng cộng 4.003 5.171 4.082,6 Nguồn: Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Krông Buk, năm 2020 [1] Bảng 3. Kết quả cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Krông Buk giai đoạn 2016–2019 theo từng năm STT Xã Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số GCN Diện tích (ha) Số GCN Diện tích (ha) Số GCN Diện tích (ha) Số GCN Diện tích (ha) 1 Chư Kbô 107 63,4 127 72,0 160 76,7 94 48,4 2 Cư Né 495 422,0 322 192,0 269 176,0 144 83,1 3 Cư Pơng 311 282,6 238 199,4 148 122,4 162 117,7 4 Ea Ngai 94 58,6 62 31,6 61 22,4 43 24,2 5 Ea Sin 41 51,1 495 925,5 699 669,0 284 248,7 6 Pơng Drang 41 7,6 47 12,1 105 16,9 101 10,6 7 Tân Lập 244 84,8 133 34,9 110 17,7 34 11,9 Tổng cộng 1.333 970,1 1.424 1.467,5 1.552 1101,1 862 544,6 Nguồn: Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Krông Buk, năm 2020 [1] Tuy nhiên, đến năm 2019 số lượng GCNQSDĐ và diện tích được cấp GCNQSDĐ lại giảm đi đáng kể (862 GCNQSDĐ cho diện tích 544,6 ha). Kết quả cấp giấy chứng nhận trong năm 2019 đạt thấp là do hầu hết diện tích còn lại chưa cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện có nguồn gốc từ các nông, lâm trường được UBND tỉnh thu hồi bàn giao về địa phương quản lý. Tuy nhiên qua quá trình bàn giao hồ sơ, bản đồ ranh giới không rõ ràng gây khó khăn trong quá quản lý. Việc lập phương án sử dụng đất đối với diện tích đất Nông lâm trường được UBND tỉnh giao về Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3A, 2021 149 cho địa phương quản lý đang được Sở ban ngành hướng dẫn phê duyệt. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa hoàn thành nên chưa tham mưu cấp GCNQSDĐ lần đầu cho người sử dụng đất đối với diện tích đất có nguồn gốc nông lâm trường giao về cho địa phương quản lý từ năm 2004 đến nay. Ngoài ra, tuy các bản đồ địa chính đã được đo đạc trên phạm vi toàn huyện nhưng trong quá trình kê khai cấp giấy chứng nhận phải tiến hành đo đạc lại do hiện trạng sử dụng đất của hộ gia đình không đúng như trong bản đồ địa chính do biến động và sai sót trong quá trình đo đạc, gây phiền hà, bức xúc trong nhân dân, chậm tiến độ cấp giấy chứng nhận. Thêm vào đó, công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất lần đầu còn chậm do công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác chưa thống nhất, đồng bộ. Tính đến ngày 31/12/2019, lũy kế kết quả cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Krông Buk là 37.513 GCNQSDĐ, diện tích 23.260,6 ha. Trong tổng diện tích 29.068,1 ha do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì chỉ có 24.979,6 ha đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Tỷ lệ cấp diện tích đã được cấp giấy chứng nhận so với diện tích cần cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình cá nhân theo luỹ kế cấp GCNQSDĐ tính đến ngày 31/12/2019 trên địa bàn huyện Krông Buk là 93,1%. Trong đó địa phương có tỷ lệ cấp giấy chứng nhận cao nhất là xã Pơng Drang gần 99%, xã có tỷ lệ thấp nhất là xã Tân Lập với 81,8%. Kết quả điều tra và tìm hiểu tại Ủy ban nhân dân các xã thì hầu hết hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đều xét duyệt tập trung. Bảng 4. Tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Krông Buk theo luỹ kế cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến 31/12/2019 STT Xã Diện tích đủ điều kiện cấp GCN (ha) Luỹ kế cấp GCN đến 31/12/2019 Tỷ lệ đã cấp GCN (%) GCN Diện tích (ha) 1 Chư Kbô 2.480,0 5.650 2.301,3 92,8 2 Cư Né 5.725,0 6.900 5.067,9 88,5 3 Cư Pơng 6.827,9 9.087 6.700,9 98,1 4 Ea Ngai 3.185,0 3.271 2.903,3 91,2 5 Ea Sin 3.294,0 3.037 2.993,8 90,9 6 Pơg Drang 2.701,1 7.813 2.666,2 98,7 7 Tân Lập 766,6 1.755 627,1 81,8 Tổng cộng 24.979,6 37.513 23.260,6 93,1 Nguồn: Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Krông Buk, năm 2020 [1] Huỳnh Văn Chương và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 150 Bảng 5. Bảng tổng hợp kết quả phiếu điều tra các trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Krông Buk STT Nội dung đánh giá Kết quả đánh giá Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Hình thức cấp GCNQSDĐ Tập trung 82 94,3 Riêng lẻ 5 5,7 2 Phương thức Tự làm 87 100,0 Nhờ người khác 0 0,0 3 Nơi nộp hồ sơ Một cửa UBND xã 87 100,0 Một cửa UBND huyện 0 0,0 4 Mức độ hài lòng về hướng dẫn, xử lý công việc liên quan GCNQSDĐ tại cấp xã Rất hài lòng 20 22,9 Hài lòng 67 77,1 5 Mức độ hài lòng về hướng dẫn, xử lý công việc liên quan GCNQSDĐ tại cấp huyện Rất hài lòng 51 58,6 Hài lòng 36 41,4 6 Đánh giá về thủ tục hành chính về đất đai Nhanh, gọn 66 75,7 Bình thường 21 24,3 7 Nơi tìm hiểu thông tin về để cấp GCNQSDĐ Tại UBND xã 48 55,2 Được cán bộ có chức trách hướng dẫn 39 40,8 8 Dịch vụ trực tuyến về thủ tục cấp GCNQSDĐ Chưa biết 48 55,2 Đã biết 39 44,8 Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra, thu thập Đặc biệt, 100,0% người sử dụng đất được điều tra là tự liên hệ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để đăng ký, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận. Người sử dụng đất đánh giá hài lòng và rất hài lòng về hướng dẫn, xử lý công việc của công chức cấp xã (trong đó có 22,9% đánh gía ở mức rất hài lòng và 77,1% đánh giá ở mức hài lòng) và cấp huyện (trong đó có 58,6% đánh gía ở mức rất hài lòng và 41,4% đánh giá ở mức hài lòng). Như vậy có thể thấy mức độ hài lòng của người dân khi làm việc tại huyện cao hơn khi làm việc tại xã. Điều này là do đối với các thủ tục thực hiện ở cấp huyện thì bước đầu đã qua cấp xã nên người dân đã phần nào tiếp nhận được thông tin để chuẩn bị hồ sơ tốt hơn, mặt khác do môi trường công sở ở cấp huyện có phần chuyên nghiệp hơn so với cấp xã. Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3A, 2021 151 Về việc đánh giá về thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận trên 75% người được hỏi có đánh giá là thủ tục hành chính hiện tại cũng đã được rút gọn, thời gian giải quyết là nhanh, số còn lại đánh giá là bình thường. Người sử dụng đất tìm hiểu và tiếp cận thông tin về thủ tục cấp giấy chứng nhận qua hai kênh chính là thủ tục, các quy định Pháp luật niêm yết tại trụ sở UBND xã, loa phát thanh tại các thôn buôn và được người có chức trách hướng dẫn, truyền đạt tại cấp xã và cấp huyện. Trên 55% người được điều tra là không biết về dịch vụ hành chính công trực tuyến, còn những người biết dịch vụ này nhưng chưa được tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng. Sau khi nghe người phỏng vẫn giải thích về nội dung, tiện ích, chức năng của dịch vụ này thì hầu hết người sử dụng đất đều mong muốn dịch vụ sớm được triển khai áp dụng rộng rãi vào thực tế ở mức độ 3 và mức độ 4 để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, tránh việc đi lại nhiều lần gây phiền phức, tiết kiệm được thời gian, chi phí cho người dụng đất, đồng thời hạn chế việc nhũng nhiễu, gây phiền hà và tham nhũng của những người có thẩm quyền trong giải quyết thủ tục hành chính về đất đai. 3.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử đất tại huyện Krông Buk Giải pháp về thủ tục, hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Cần tinh giảm số bộ hồ sơ phải nộp, loại bỏ một số loại giấy tờ phải nộp trong thành phần các loại hồ sơ. Quy định cụ thể việc cung cấp thông tin, luân chuyển hồ sơ giữa Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan thuê và Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cấp GCNQSDĐ góp phần tự động hoá, đơn giản hoá các quy trình thủ tục, tạo ra phong tác làm việc mới trong thời đại công nghệ 4.0, nghiên cứu các hình thức cung cấp thông tin và dịch vụ công theo hướng trực tuyến. Thông qua website huyện để cung cấp nhiều hơn thông tin cho người dân về pháp luật, hướng dẫn thực hiện đăng ký đất đai và giải đáp những thắc mắc trực tuyến khi người dân cần. Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ về công nghệ thông tin Bồi dưỡng thêm kiến thức về công nghệ thông tin cho cán bộ công nhân viên chức tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Krông Buk qua việc tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý dự án công nghệ thông tin. Huỳnh Văn Chương và CS. Tập 130, Số 3A, 2021 152 Giải pháp nâng cao thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Krông Buk cần quy định rõ ràng, cụ thể và có biện pháp, chế tài đối với những cán bộ vi phạm quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong công tác tiếp nhận và trả hồ sơ cho người dân. Khi làm việc với người dân, cán bộ cần thể hiện thái độ hoà nhã, văn minh, lịch sự, luôn lắng nghe người dân trình bày ý kiến, nguyện vọng và trả lời đầy đủ những thắc mắc của họ. Điều này sẽ góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến làm thủ tục cấp GCNQSDĐ tại đơn vị. Giải pháp về hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Krông Buk cần chú trọng đầu tư thêm các phương tiện đáp ứng nhu cầu công việc như: máy tính, máy in giấy khổ lớn, máy phô tô, máy toàn đạc điện tử, máy scan, tủ đựng hồ sơ, 4 Kết luận Trong giai đoạn 2016–2019, huyện Krông Buk đã tiến hành cấp được 5.171 GCNQSDĐ cho 4.082,6 ha. Trong đó, xã Ea Sin có số lượng GCNQSDĐ và diện tích được cấp GCNQSDĐ cao nhất trong 7 xã thuộc huyện lần lượt là 1.519 GCNQSDĐ và 1.894,3 ha. Số lượng GCNQSDĐ và diện tích được cấp GCNQSDĐ có xu hướng tăng lên trong giai từ năm 2016 (1.333 GCNQSDĐ với 970,1 ha) đến năm 2018 (1.552 GCNQSDĐ và 1.101,1 ha), sau đó đến năm 2019 lại giảm khi nhiều chỉ có 862 GCNQSDĐ cho 544,6 ha. Các chủ thể sử dụng đất chủ yếu là hộ gia đình cá nhân với mục đích sử dụng đất chính là đất nông nghiệp. Theo kết quả từ khảo sát hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn huyện thì hình thức cấp GCNQSDĐ chủ yếu là kiểu tập trung, người dân tự đi làm thủ tục tại một của UBND xã. Phần lớn người dân tỏ ra hài lòng về công tác hướng dẫn và các thủ tục liên quan đến đăng ký, lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ tại UBND xã. Đối với các hồ sơ cần bổ sung thông tin, người dân cũng được sự hỗ trợ nhiệt tình và có hiệu quả của cán bộ công chức tại cấp huyện. Mặc dù hiện nay, việc công khai trực tuyến các bộ hồ sơ và xử lý thông tin hồ sơ đã bước đầu áp dụng tại huyện Krông Buk, tuy nhiên việc truy cập và tiếp cận của người dân còn chưa phổ biến. Jos.hueuni.edu.vn Tập 130, Số 3A, 2021 153 Tài liệu tham khảo 1. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Krông Buk, (2020), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2015–2020, Đắk Lắk. 2. Trần Thanh Đức, (2019), Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân tại tỉnh Phú Yên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 17, 143–148. 3. Phan Trọng Trí, Phan Công Tam và Nguyễn Văn Nam, (2017), Thực trang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho hộ gia đình trồng rừng ở tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Đại học Huế. 4. Uỷ ban nhân dân huyện Krông Buk, (2020), Báo cáo thống kê đất đai năm 2019, Đắk Lắk. 5. Uỷ ban nhân dân huyện Krông Buk, (2020), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế –Xã hội, đảm bảo Quốc phòng–An ninh tháng 12/2019 và phương hướng nhiệm vụ trong tâm tháng 01/2020, Đắk Lắk.
File đính kèm:
- danh_gia_tinh_hinh_thuc_hien_cong_tac_cap_giay_chung_nhan_qu.pdf