Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê vối tại Kon Tum

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê vối Robusta tại Kon Tum. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất cà phê vối nhân trung bình năm 2019 đạt 2,92 tấn/ha (GĐ1 đạt 3,55 tấn/ha, GĐ2 đạt 3,08 tấn/ha và GĐ3 đạt 2,14 tấn/ha). Năng suất tiềm năng trung bình của cà phê vối năm 2020 ước đạt GĐ1 là 3,54 tấn/ha, GĐ2 là 3,85 tấn/ha và GĐ3 là 2,43 tấn/ha. Lượng cây loại A trong các mô hình có tỷ lệ trung bình cao nhất ở GĐ3 là 54,83%, tiếp đến là GĐ2 là 49,89% và thấp nhất là GĐ1 là 46,50%. Đất trong các mô hình cà phê đa phần có pHKCl: 3,89 - 4,60 được xem là đất chua, hàm lượng Nts: 0,11 - 0,19% ở mức trung bình và khá, P2O5 dt: 4,08 - 12,37 mg/100 g ở mức trung bình và nghèo, K2O dt: 3,79 - 10,21 mg/100 g ở mức nghèo đến rất nghèo. Đa phần người dân sử dụng NPK (16: 16: 8) để bón cho các mô hình cà phê với lượng trung bình năm GĐ1 là 2,18 tấn/ha, GĐ2 là 1,80 tấn NPK/ha và GĐ3 là 1,24 tấn/ha cao hơn định mức tại Quyết định số 3702/QĐ-BNN-TT. Khí hậu chưa có ảnh hưởng rõ rệt tới năng suất cà phê vối. Để nâng cao năng suất các mô hình cà phê vối cần (1) Cải thiện dinh dưỡng trong đất gồm pHKCl bằng vôi, OM (%) bằng bón phân hữu cơ; (2) Gia tăng cây cà phê loại A và giảm cây loại C qua việc sử dụng phân bón cân đối hơn giữa đạm và kali vào giai đoạn giữa và cuối mùa mưa để mô hình đạt năng suất cao hơn

Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê vối tại Kon Tum trang 1

Trang 1

Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê vối tại Kon Tum trang 2

Trang 2

Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê vối tại Kon Tum trang 3

Trang 3

Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê vối tại Kon Tum trang 4

Trang 4

Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê vối tại Kon Tum trang 5

Trang 5

Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê vối tại Kon Tum trang 6

Trang 6

Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê vối tại Kon Tum trang 7

Trang 7

Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê vối tại Kon Tum trang 8

Trang 8

Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê vối tại Kon Tum trang 9

Trang 9

Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê vối tại Kon Tum trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 2560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê vối tại Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê vối tại Kon Tum

Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê vối tại Kon Tum
 1999 120 120 60 3 120 120 60 2,42 
2 I-ĐN-Yến 1997 240 240 120 3 240 240 120 2,88 
3 I-ĐL-Thanh 1999 288 288 144 3 80 80 40 1 368 368 184 3,30 
4 I-ĐLa-Duy 1998 192 192 96 3 128 128 64 2 320 320 160 3,33 
5 I-ĐN-Tiếu 1998 352 352 176 4 106 106 53 3 458 458 229 3,43 
6 I-ĐHr-Chung 1998 381 381 190 4 76 76 38 2 457 457 228 3,81 
7 I-ĐN-Ấn 1996 320 320 160 4 192 192 96 3 512 512 256 4,29 
GĐ1 270 270 135 3 116 116 58 2 354 354 177 3,35 
1 I-ĐHr-Lộc 2007 53 53 27 3 53 53 27 0,97 
2 I-ĐHr-Sô 2008 160 160 80 2 160 160 80 1,33 
3 I-ĐN-Tiếu 2005 352 352 176 4 352 352 176 2,60 
4 I-ĐLa-Check 2009 160 160 80 3 107 107 53 2 266 266 133 2,75 
5 I-ĐHr-Phong 2005 160 160 80 2 80 80 40 2 240 240 120 2,95 
6 I-ĐN-Đông 2010 288 288 144 3 192 192 96 3 480 480 240 3,00 
7 I-ĐN-Thắng 2008 284 284 142 4 192 192 96 3 476 476 238 3,17 
8 II-ĐLo-Duy 2008 192 192 96 3 128 128 64 2 320 320 160 3,20 
9 I-NW-Thuỷ 2003 366 288 280 3 122 26 33 1 488 314 313 4,24 
GĐ2 224 215 123 3 137 121 64 2 315 296 165 2,70 
1 I-ĐHr-Phương 2012 120 120 60 3 120 120 60 0,88 
2 I-ĐN-Thơi 2016 89 89 44 3 89 89 44 1,22 
3 I-ĐLa-Theck 2013 133 133 66 3 133 133 66 1,33 
4 I-ĐHr-Huỳnh 2013 136 136 68 1 136 136 68 1,67 
5 I-ĐLa-Hoài 2013 125 125 62 3 125 125 62 2,03 
6 I-ĐN-Yến 2018 160 160 80 3 160 160 80 2,13 
7 II-ĐLo-Duy 2012 192 192 96 3 128 128 64 2 320 320 160 2,22 
8 I-ĐN-Ấn 2017 240 240 120 3 192 192 96 3 432 432 216 2,25 
9 II-ĐKr-Bước 2015 150 150 75 2 150 150 75 2 300 300 150 3,00 
10 I-NW-Dũng 2011 356 356 178 4 204 200 2 560 556 178 4,17 
GĐ3 170 170 85 3 168 167 78 2 237 237 109 2,09 
Ghi chú: Mã hộ: Mã huyện - mã xã - tên hộ; I: huyện Đăk Hà; II: huyện Đăk Glei; NW: xã Ngọc Wang; 
ĐN: xã Đăk Ngọc, ĐHr: xã Đăk Hring; ĐLa: xã Đăk La; ĐKr: xã Đăk Krong; Đlo: xã Đăk Long; ĐM: xã Đăk 
Môn. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 134 
Kết quả phỏng vấn cho thấy đa phần người dân 
sử dụng phân NPK (16: 16: 8) để bón thúc cho các 
mô hình cà phê, chỉ có một số ít sử dụng phân đơn 
trộn. Lý do sử dụng NPK được người dân cho là: (1) 
Sự tiện lợi do không phải tính lượng phân đơn khi 
trộn; (2) Các công ty đã sản xuất phân để bón cho 
từng loài cây trong đó có cây cà phê. 
Lượng phân NPK bón thúc vào các mô hình cà 
phê trung bình năm GĐ1 là 2,18 tấn/ha; GĐ2 là 1,80 
tấn/ha và giai đoạn 3 là 1,24 tấn/ha. Việc sử dụng 
phân NPK với tỷ lệ như trên được một số chuyên gia 
cho là không phù hợp với cà phê kinh doanh, mất 
cân đối giữa đạm và kali, từ đó ảnh hưởng đến năng 
suất, chất lượng cà phê nhân và năng suất các năm về 
sau. 
- Đánh giá lượng phân bón cho các mô hình cà 
phê vối: Kết quả điều tra thực tiễn cho thấy người 
dân hầu như không sử dụng phân hữu cơ mà chỉ 
dùng phân NPK, một số ít dùng phân đơn trộn để 
bón thúc cho cà phê. Lượng phân bón thúc trung 
bình năm (quy đổi ra N, P2O5 và K2O) như sau: GĐ1: 
Bón 354 kg N + 354 kg P2O5 + 177 kg K2O (tỷ lệ N, 
P2O5 và K2O là 2:2:1) và thu được 3,35 tấn nhân/ha; 
GĐ2: Bón 315 kg N + 296 kg P2O5 + 165 kg K2O (tỷ lệ 
N, P2O5 và K2O là 19: 18: 10) và thu được 2,70 tấn 
nhân/ha; GĐ3: Bón 245 kg N + 244 kg P2O5 + 112 kg 
K2O (tỷ lệ N, P2O5 và K2O là 22: 22: 10) và thu được 
2,09 tấn nhân/ha. 
Lượng phân (N, P2O5 và K2O) được bón thúc cho 
cà phê có sự giao động khá lớn giữa các hộ bón 
nhiều và các hộ bón ít, cụ thể: GĐ1: Chênh lệch nhau 
gấp 4,27 lần; GĐ2: Chênh lệch 9,21 lần; GĐ3: Chênh 
lệch 6,29 lần. 
Thực tiễn cho thấy các hộ bón lượng phân (N, 
P2O5 và K2O) thấp có xu hướng thu được năng suất 
cà phê thấp và ngược lại trong chừng mực nào đó các 
hộ bón lượng phân lớn hơn với tỷ lệ giữa các thành 
phần (N, P2O5 và K2O) phù hợp thì năng suất có xu 
hướng cao hơn và ổn định hơn (Bảng 1, 2, 6 và Hình 
1, 2 và 3). 
Hình 1. Mối liên hệ giữa phân 
bón và năng suất cà phê (GĐ1) 
Hình 2. Mối liên hệ giữa phân bón 
và năng suất cà phê (GĐ2) 
Hình 3. Mối liên hệ giữa phân 
bón và năng suất cà phê (GĐ3) 
Có một số gia đình cà phê đạt trên 4 tấn 
nhân/ha và ổn định qua các năm 2017, 2018, 2019 và 
NS(TN) 2020. Đặc điểm của các mô hình cà phê đó là 
được bón lượng phân (tính cho 1 ha) khá cao và đôi 
khi có sự khác biệt về tỷ lệ N, P2O5 và K2O so với các 
mô hình khác. Cụ thể (1) GĐ1 hộ số 7 bón 512 kg N 
+ 512 kg P2O5 + 256 kg K2O (tỷ lệ N, P2O5 và K2O là 2: 
2: 1) đạt năng suất trung bình qua 3 năm 4,29 tấn 
nhân/ha; (2) GĐ2 hộ số 9 bón 488 kg N + 314 kg 
P2O5 + 313 kg K2O (tỷ lệ N, P2O5 và K2O là 16: 10: 10) 
đạt năng suất trung bình là 4,24 tấn nhân/ha; và (3) 
GĐ3 hộ số 10 bón 560 kg N + 556 kg P2O5 + 178 kg 
K2O (tỷ lệ N, P2O5 và K2O là 31: 31: 10) đạt năng suất 
trung bình là 4,17 tấn nhân/ha. 
- Đánh giá về số lần bón phân trong các mô hình: 
Kết quả điều tra cho thấy người dân tại Kon Tum 
đang sử dụng phân (NPK) để bón thúc cho cà phê 1 - 
7 lần/năm. Số lần bón phụ thuộc điều kiện kinh tế, 
sự hiểu biết và một phần chịu tác động bởi giá bán cà 
phê. Thời điểm và số lần bón cụ thể như sau: (1) 
Mùa mưa có 22/26 gia đình bón thúc 3 - 4 lần (chiếm 
84,62%) và có 4/26 gia đình bón 1-2 lần (chiếm 
15,38%); (2) Mùa khô có 15/26 gia đình bón thúc 1-3 
lần (chiếm 57,69%) và có 11/26 gia đình không bón 
vào mùa khô (chiếm 42,31%). Lượng bón mỗi lần 
trong mùa mưa thường cao hơn lượng bón mỗi lần 
trong mùa khô. Các mô hình có bón thúc vào mùa 
khô thì năng suất có xu hướng cao hơn. 
Phân tích trên cho thấy để các mô hình đạt năng 
suất cao người trồng cà phê cần bón thúc phân thành 
nhiều lần. Trong đó mùa mưa là 3-4 lần và mùa khô 
là 1-3 lần. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 135 
3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố khí hậu tới 
năng suất cà phê 
- Đánh giá diễn biến các chỉ số của yếu tố khí 
hậu giai đoạn 2010 - 2018 tại Kon Tum: Sử dụng 
nguồn dữ liệu [4] của tỉnh Kon Tum để phân tích 
diễn biến của yếu tố khí hậu với giả thuyết khí hậu 
năm 2010 làm chuẩn. Các chỉ số về khí hậu của các 
năm sẽ tăng hoặc giảm quanh đường chuẩn là năm 
2010 (Hình 4, 5, 6, 7). 
Hình 4 cho thấy nhiệt độ trung bình tháng ở Kon 
Tum từ sau năm 2010 đang có có xu hướng giảm 
tháng 1 - 7 (đã giảm 2 - 3oC) và có xu hướng tăng ở 
tháng 8 - 11 hằng năm; hình 5 cho thấy số giờ nắng 
trung bình tháng có xu hướng giảm khoảng tháng 5 - 
8 và có xu hướng tăng tháng 10 - 11 so với năm 2010. 
Biến động số giờ nắng giữa các năm có tháng lên đến 
100 giờ (tháng 6 - 10); hình 6 cho thấy lượng mưa 
trung bình tháng có xu hướng cao hơn so với 2010. 
Lượng mưa cũng có diễn biến phức tạp giữa các 
tháng và các năm; hình 7 cho thấy độ ẩm cũng có 
diễn biến thất thường giữa các năm. Vì vậy, các chỉ 
số về khí hậu đều có thể ảnh hưởng tới năng suất của 
cây cà phê qua các năm. 
Hình 4. Diễn biến về nhiệt độ trung bình so với 
năm 2010 
Hình 5. Diễn biến số giờ nắng trung bình so với năm 
2010 
Hình 6. Diễn biến về lượng mưa trung bình so với 
năm 2010 
Hình 7. Diễn biến về độ ẩm trung bình so với năm 
2010 
- Đánh giá ảnh hưởng của khí hậu đến năng suất 
cà phê vối tại Kon Tum: Sử dụng “phép kiểm tra phi 
tham số” cho trường hợp nhiều mẫu liên hệ với tiêu 
chuẩn Friedman để so sánh năng suất cà phê trong 
các năm 2017, 2018 và 2019 (Bảng 1). Kết quả phân 
tích thể hiện (Hạng trung bình N-2017 = 1,67; N-2018 
= 2,26; N-2019 = 2,07) và χ2 > 0,05 chưa cho thấy sự 
khác nhau rõ rệt về năng suất giữa các năm. Kết quả 
này có thể do dữ liệu so sánh giữa các năm quá gần 
nhau thêm vào đó là việc sử dụng thiết bị đo lường 
không đồng nhất. Tuy nhiên, với xu hướng nhiệt độ 
trung bình tháng và số giờ nắng đang có xu hướng 
giảm tháng 1 - 7 và tăng tháng 7 - 12 thì về mặt lâu 
dài cần có giải pháp để các mô hình cà phê thích ứng 
với biến đổi khí hậu (trồng cây có chu kỳ sinh trưởng 
sau tháng 7 để giảm thiểu nhiệt độ và số giờ nắng 
nếu các yếu tố này gây bất lợi cho cà phê). Ngoài ra, 
lượng mưa và độ ẩm biến động khá thất thường qua 
các năm vì vậy cần có hệ thống tưới, tiêu dự phòng 
để cung cấp nước cho cây khi lượng mưa không đáp 
ứng được sinh trưởng cho cây và hoặc thoát nước 
trong trường hợp mưa kéo dài. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 136 
 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
4.1. Kết luận 
Năng suất cà phê trong các mô hình cà phê vối 
tại Kon Tum đạt trung bình chung năm 2019 là 2,92 
tấn nhân/ha (trong đó GĐ1 đạt 3,55 tấn/ha, GĐ2 đạt 
3,08 tấn/ha và GĐ3 đạt 2,14 tấn/ha). Năng suất tiềm 
năng năm 2020 đạt trung bình 3,28 tấn nhân/ha 
(trong đó GĐ2 là 3,85 tấn/ha, tiếp đến là GĐ1 đạt 3,54 
tấn/ha và thấp nhất GĐ3 là 2,43 tấn/ha). Năng suất 
cà phê vối trồng GĐ2 có xu hướng tăng, trong khi cà 
phê trồng GĐ1 và GĐ3 có xu hướng giảm. 
Các mô hình cà phê vối có tỷ lệ cây loại A thấp, 
cụ thể: GĐ3 có tỷ lệ cây loại A cao nhất cũng chỉ đạt 
54,83%, tiếp đến là GĐ2 là 49,89% và thấp nhất là GĐ1 
với 46,50%. 
Đối với đất có thể khẳng định đất ở đây đa phần 
là đất chua (pHKCl: 3,89 - 4,60) có hàm lượng pHKCl 
thấp hơn ngưỡng phù hợp cho sinh trưởng của cà 
phê vối, hàm lượng Nts (%): 0,11 - 0,19% ở mức trung 
bình và khá, lân dễ tiêu P2O5: 4,08 - 12,37 mg/100 g 
được xem ở mức trung bình và nghèo và K2O: 3,79 - 
10,21 mg/100 g ở mức nghèo đến rất nghèo. 
Đối với việc sử dụng phân bón, người dân đang 
bón thúc vào các mô hình cà phê lượng (N, P2O5 và 
K2O) trung bình theo nhóm tuổi cụ thể như sau (1) 
GĐ1: 354 kg N + 354 kg P2O5 + 177 kg K2O; (2) GĐ2: 
315 kg N + 296 kg P2O5 + 165 kg K2O; và (3) GĐ3: 245 
kg N + 244 kg P2O5 + 112 kg K2O. Mùa mưa có tới 
84,62% số hộ gia đình bón thúc cho các mô hình cà 
phê 3 - 4 lần và số còn lại bón ít hơn 3 lần, trong khi 
mùa khô chỉ có 57% số hộ bón thúc cho cà phê (số 
lần bón 1-3 lần). 
Khí hậu chưa có ảnh hưởng rõ rệt tới năng suất 
cà phê vối tại Kon Tum. 
4.2. Khuyến nghị 
Để nâng cao năng suất cà phê các hộ gia đình 
nên: (1) sử dụng các loại phân (phân đạm, phân lân) 
để thúc đẩy sự phát triển thân cây, cành dự trữ và đốt 
dự trữ; (2) ghép hoặc trồng thay thế các cây loại C 
bằng giống mới; (3) giảm mức độ chua của đất qua 
việc bón thêm vôi với lượng 800 kg/ha cho chu kỳ 2 
năm; (4) gia tăng hàm lượng OM (%) bằng việc bón 
khoảng 15-20 tấn phân chuồng/ha với chu kỳ bón 3 
năm một lần; (5) cải thiện hàm lượng lân dễ tiêu 
(P2O5 dt) và kali (K2O dt) đang ở mức nghèo; (6) bón 
thúc cho các mô hình 3-4 lần vào mùa mưa và 1-3 lần 
vào mùa khô. 
Ngoài ra, người dân cũng cần có hệ thống tưới 
tiêu dự phòng để cung cấp nước vào thời điểm lượng 
mưa và độ ẩm gây bất lợi cho các mô hình cà phê. Đa 
dạng hoá cây trồng đặc biệt là các cây đa mục đích 
vừa có tác dụng giúp giảm thiểu tác động của biến 
đổi khí hậu vừa cho sản phẩm có thể tiêu thụ trên thị 
trường nhằm gia tăng nguồn thu. 
LỜI CẢM ƠN 
Bài báo này sử dụng một phần kết quả của dự án 
sản xuất thử nghiệm “Xây dựng mô hình nông lâm 
kết hợp có hiệu quả cao, tạo sinh kế bền vững cho 
đồng bào dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk và Kon Tum” 
thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ 
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, do 
Viện Nghiên cứu Lâm sinh chủ trì thực hiện từ 2019 
đến năm 2020. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2016). Quyết định 
số 2085/QĐ-BNN-TT ngày 31 tháng 5 năm 2016 Ban 
hành Quy trình tái canh cà phê vối. 
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2018). Quyết định 
số 3702/QĐ-BNN-TT ngày 24 tháng 9 năm 2018 Ban 
hành Quy trình trồng xen cây hồ tiêu, cây bơ, cây sầu 
riêng trong vườn cà phê vối. 
3. Lê Văn Căn (1978). Giáo trình nông hóa. Nhà 
xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 
4. Cục Thống kê Kon Tum (2018). Niên giám 
Thống kê. 
5. Trần Văn Khởi, Lê Văn Đức, Đặng Bá Đàn, 
Nguyễn Văn Thường, Đào Thị Lan Hoa, Đinh Thị Lã 
Chúc, Nguyễn Viết Khoa (2018). Kỹ thuật sản xuất 
cà phê vối bền vững và tái canh cà phê vối. Bộ tài liệu 
đào tạo giảng viên (TOT) về sản xuất cà phê vối bền 
vững. 201 trang. 
6. Hoàng Thị Nhung, Nguyễn Thanh Sơn (2019). 
Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá các mô hình 
NLKH đã có trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Viện Nghiên 
cứu Lâm sinh. 
7. Oniani OF (1964). Determination of soil 
phosphorus and potassium in the same solution of 
Krasnozem and podzolic soils in Georgia. Agrojima 
6: 25. 
8. Tổng cục Thống kê (2019). Niên giám Thống 
kê. 
9. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2019). Báo cáo 
cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đăng ký chỉ dẫn 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 137 
địa lý “Đăk Hà” cho sản phẩm cà phê Đăk Hà của 
huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Dự án Xây dựng chỉ 
dẫn địa lý "Đăk Hà" cho cà phê của huyện Đăk Hà, 
tỉnh Kon Tum. 
10. 
phe-bid1.html. 
11.  
dat-nuoc-vao-xuan/phat-trien-thi-truong-xuat-khau-ca-
phe-viet-nam-nam-2020-546946.html. 
12. Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000). Đất Việt 
Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 412 trang. 
STATUS ASSESSMENT AND FACTORS AFFECTING TO ROBUSTA COFFEE PRODUCTIVITY 
IN KON TUM PROVINCE 
Hoang Thi Nhung1, Nguyen Thanh Son1*, Pham Dinh Sam1, Vu Tien Lam1 
1Silviculture Research Institute 
Summary 
The article is the research results of current status and factors affecting Robusta coffee yield in Kon Tum. 
The assessment results showed that the average yield of peeled and dried Robusta coffee reached 2.92 
tons/ ha in 2019 (GD1 reached 3.55 tons/ha, GD2 reached 3.08 tons/ha and GD3 reached 2.14 tons/ha). The 
average annual potential yield of Robusta coffee in 2020 is estimated at GD1 coffee is 3.54 tons/ha, GD2 is 
3.85 tons/ha and coffee GD3 is 2.43 tons/ha. The amount of quality A trees in the Robusta coffee models 
has the highest average in GD3 of 54.83%, followed by GD2 at 49.89% and lowest with GD1 at 46.50%. Soil in 
the coffee models is mostly acidic soil (pHHCl: 3.89 - 4.60), with nitrogen content (Nts: 0.11 - 0.19%) at a range 
of medium and fair level, with phosphorus content (P2O5: 4.08 - 12.37 mg/100 g) in medium and poor level, 
easily digestible potassium (K2O dt: 3.79 - 10.21 mg / 100 gam) at poor to very poor. Most of the people use 
NPK (16: 16: 8) to fertilize coffee models, the average annual amount of fertilization with GĐ1 is 2.18 
tons/ha, GĐ2 is 1.80 tons/ha and GĐ3 is 1.24 tons/ha, higher than the norm in Decision No.3702/QD-BNN-
TT. Climate has not had a clear effect on Robusta coffee yield. To improve productivity for Robusta coffee 
models, it is necessary to (1) Improve soil nutrition including pHKCl with lime powder, OM (%) by organic 
fertilizer, etc. (2) Increasing the number of coffee trees with quality (type A) and reducing the number trees 
with quality (type C) by using more balanced fertilizers between nitrogen and potassium in the mid- and 
late rainy season to achieve higher yields. 
Keywords: Coffee productivity, Robusta coffee, influencing factors, Kon Tum province. 
Người phản biện: TS. Trương Hồng 
Ngày nhận bài: 9/10/2020 
Ngày thông qua phản biện: 11/11/2020 
Ngày duyệt đăng: 18/11/2020 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_va_cac_yeu_to_anh_huong_den_nang_suat_ca.pdf