Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi

Theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng giai đoạn 2016 – 2020, chất lượng cuộc sống của người dân

nghèo ở tỉnh Quảng Ngãi đang rất thấp, phải đối mặt với thiếu hụt trầm trọng về những nhu cầu

xã hội cơ bản. Nghèo về thu nhập là chủ yếu trong cơ cấu nghèo của tỉnh Quảng Ngãi (phổ biến

chung là trên 90% tổng số hộ nghèo). Đến năm 2020 số hộ nghèo thiếu hụt về chỉ tiêu Hố xí/nhà

tiêu hợp vệ sinh là lớn nhất, chiếm tỷ lệ 59,59% trong tổng số hộ nghèo; 40,64% hộ nghèo đang

không được tiếp cận các dịch vụ viễn thông như điện thoại, internet ; 40,59% hộ nghèo sử dụng

nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, 35,09% hộ nghèo có diện tích nhà ở bình quân đầu

người dưới 8m2 và 33,53% hộ nghèo phải sống trong những căn nhà tạm bợ, thiếu kiên cố . Chỉ

tiêu có tỷ lệ thiếu hụt ít nhất là tình trạng đi học của trẻ em và tiếp cận dịch vụ y tế, tuy nhiên số

lượng hộ gia đình có người không được sở hữu bảo hiểm y tế cũng còn cao, tiềm ẩn nguy có tái

nghèo nếu hộ bị rủi ro về bệnh tật. Diễn biến nghèo đa chiều thể hiện khu vực thành thị tuy có tỷ

lệ thoát nghèo cao nhưng tỷ lệ tái nghèo cũng cao hơn so với khu vực nông thôn; khu vực nông

thôn có tỷ lệ hộ nghèo phát sinh cao hơn so với khu vực thành thị. Những cú sốc trong năm 2020

(dịch bệnh Covid – 19, thiên tai ) cũng ảnh hưởng đáng kể, làm gia tăng số hộ nghèo trong năm.

Để giảm nghèo, nâng cao năng lực tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, tỉnh Quảng Ngãi

cần quan tâm đến tạo sinh kế, phát huy thành quả phổ cập giáo dục và hệ thống bảo hiểm y tế,

nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng trên cơ sở lồng ghép các chương trình mục tiêu

Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi trang 1

Trang 1

Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi trang 2

Trang 2

Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi trang 3

Trang 3

Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi trang 4

Trang 4

Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi trang 5

Trang 5

Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi trang 6

Trang 6

Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi trang 7

Trang 7

Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi trang 8

Trang 8

Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi trang 9

Trang 9

Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang xuanhieu 2800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi

Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều ở tỉnh Quảng Ngãi
lao động
ở nông thôn, đa dạng hóa các hình thức sinh kế phi
nông nghiệp, phát triển các khu công nghiệp, du lịch
sinh thái, xuất khẩu lao động.
Tăng cường thực hiện các chính sách liên
quan đến dịch vụ xã hội cơ bản
Nâng cao chất lượng giáo dục
Tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt về giáo dục chiếm tỷ lệ không
cao, nhưng vẫn còn tồn tại mặc dù Nhà nước đã có
nhiều giải pháp về phổ cập giáo dục. Cần tiếp tục đầu
tư hoàn chỉnh hệ thống trường lớp về cơ sở vật chất
và trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập; cải thiện
1570
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1561-1575
Hình 8: Tỷ lệ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trong tổng số hộ nghèo tỉnh QuảngNgãi năm 2020 (Nguồn: Tính toán
của tác giả từ kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020) 2
Hình 9: Tình hình thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản năm 2020 theo phân vùng thành thị - nông thôn (Nguồn: Tính
toán của tác giả từ kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020) 2
1571
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1561-1575
Hình 10: Tình hình thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản năm 2020 theo khu vực đồng bằng - miền núi (Nguồn: Tính
toán của tác giả từ kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020) 2
các chỉ tiêu chất lượng của giáo dục mầm non, tăng
tỷ lệ học sinh ra lớp đúng độ tuổi bằng các hình thức
vận động, tuyên truyền. Đặc biệt chú ý công tác vận
động ra lớp đúng tuổi, cải thiện chỉ tiêu học sinh bỏ
học. Chú trọng đầu tư hệ thống trường bán trú cho
các em người dân tộc, vận động tạo điều kiện cho các
em đến trường.
Nâng cao chất lượng y tế, chăm sóc sức khỏe
nhân dân
Đầu tư cải thiện cơ sở vật chất theo quy mô dân số ở
từng vùng. Tập trung nguồn lực đáng kể cho các bệnh
viện tuyến huyện/thành phố, riêng đối với các huyện
miền núi và một số xã thuộc huyện đồng bằng thì tiếp
tục nâng cao chất lượng và khả năng đáp ứng điều trị
bệnh cho các trạmy tế tuyến xã; ở thành phố vàmột số
xã gần trung tâm huyện thì nên xóa bỏ mô hình trạm
y tếmà tập trung về cho tuyến huyện phục vụ; như thế
sẽ tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân.
Triển khai tốt các chương trình, dự án quốc gia về y
tế; tăng cường phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền,
vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế...
Nâng cao chất lượng cuộc sống
Qua đánh giá thực trạng cho thấy, thiếu hụt nghiêm
trọng của hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 là
điều kiện sống, cụ thể thiếu hụt mà đa số hộ nghèo
phải đối mặt là tình trạng nhà vệ sinh (chiếm tỷ
lệ 59,59%), khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông
(40,64%) và tiếp cận nguồnnước sạch (40,59%); ngoài
ra tỷ lệ thiếu hụt về nhà ở cũng khá cao với mức trên
33%. Chính vì vậy, chính quyền các cấp tỉnh Quảng
Ngãi cần tập trung nhiều giải pháp để nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người dân. Cụ thể như sau:
- Tăng cường tuyên truyền và có chính sách hỗ trợ để
người dân sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, nâng
cao dần chất lượng cuộc sống trong nhân dân.
- Đưa nước sạch đến tận nông thôn cho từng hộ dân
sử dụng (xây dựng thêmnhiều trạmnước ở nông thôn
cho nhân dân sử dụng); hỗ trợ kéo ống dẫn nước đến
tận nhà và có chính sách xã hội hóa kéo nước sạch,
hoặc có chính sách hỗ trợ vay vốn kéo nước sạch,
hoặc cung cấp nước sạch miễn phí cho hộ nghèo, cận
nghèo, giảm chi phí sử dụng nước cho các hộ dân sử
dụng.
- Đẩy mạnh hực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở và hệ
thống nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn cho hộ nghèo
theo phương án 3 nguồn: ngân sách nhà nước hỗ trợ,
vốn vay từ Ngân hàng chính sách Xã hội và nguồn
vốn huy động từ nội lực hộ gia đình. Cụ thể là tiếp
tục triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ làm nhà ở
theo Quyết định 33/2015/QĐ-Ttg, chú trọng công tác
tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ làm nhà để
người dân được biết và được tiếp cận nguồn vốn. Từ
hiệu quả của chính sách nhà ở sẽ cải thiện được các
1572
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1561-1575
chỉ số nhà vệ sinh, tiếp cận thông tin, nước sạch, y tế
và giáo dục.
- Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông miền
núi gắn kết với các tuyến giao thông của tỉnh và quốc
gia, bảo đảm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và
công tác quốc phòng, an ninh. Xây dựng các khu dân
cư tập trung, kiểu mẫu gắn với hoạt động sản xuất
kinh doanh dịch vụ tại chổ, nhằm thu hút người dân
vào sinh sống, lao động sản xuất ổn định, từng bước
phát triển, đảm bảo có cuộc sống ấm no hạnh phúc và
nâng cao thu nhập
- Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống loa
truyền thông xã. Nghiên cứu cơ chế chính sách để
người dân có cơ hội tiếp cận thông tin và được sử dụng
tài sản phục vụ tiếp cận thông tin trên quan điểm sẻ
chia tài nguyên, dùng chung thiết bị.
- Xây dựng quy định về cơ chế lồng ghép vốn và quản
lý các nguồn vốn đầu tư thực hiện phát triển kinh
tế - xã hội, phấn đấu giảm nghèo bền vững. Thực
hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các Chương trình
mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2025 và định
hướng đến năm 2030 (gồm 3 chương trình: (i) Xây
dựng nông thôn mới, (ii) Giảm nghèo và An sinh xã
hội bền vững, (iii) Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi) để phát triển sản
xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm
nghèo và an sinh xã hội bền vững.
KẾT LUẬN
Qua phân tích kết quả nghèo đa chiều cho thấy chất
lượng cuộc sống của người dân nghèo ở tỉnh Quảng
Ngãi đang rất thấp, họ đang phải đối mặt với tình
trạng nghèo về thu nhập và chịu những thiếu hụt trầm
trọng về những nhu cầu xã hội cơ bản. Đến năm2020,
thiếu hụt phổ biến đối với hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi
là hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, nguồn nước sinh hoạt
và sử dụng dịch vụ viễn thông. Vấn đề nhà ở mà đặc
biệt là diện tích, chất lượng nhà ở cũng là chỉ số thiếu
hụt chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số hộ nghèo. Với
những nỗ lực trong công tác phổ cập giáo dục, đầu tư
hệ thống y tế cơ sở đãmang lại cho hộ nghèo được thụ
hưởng dịch vụ giáo dục và y tế tốt hơn, chỉ 1,61% hộ
nghèo có trẻ em trong độ tuổi đi học không được đến
trường và 4,2% hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận dịch vụ y
tế. Phân tích cũng cho thấy đời sống của đại bộ phận
nhân dân vùng miền núi Quảng Ngãi còn nhiều khó
khăn, cơ sở hạ tầng được đầu tư nhưng năng lực sản
xuất-kinh doanh chưa thật sự nâng cao; tỉ lệ hộ nghèo
hàng năm giảm nhưng chưa thực sự vững chắc, số hộ
tái nghèo còn cao; vẫn còn tồn tại phổ biến tư tưởng
trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, của các
tổ chức mà không tự vươn lên để thoát nghèo. Từ
kết quả phân tích thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản đối
với hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi cho thấy các chương
trình giảm nghèo của địa phương cần tập trung vào
các nhómnghèo khác nhau, cần có thiết kế chính sách
phù hợp với từng đối tượng khác nhau, đặc biệt là có
cơ chế lồng ghép thực hiện các chương trìnhmục tiêu
để nâng cao quy mô và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
MPI (Multidimensional Poverty Index): Chỉ số nghèo
đa chiều
MDGs (Millennium Development Goals): Mục tiêu
Phát triển Thiên niên kỷ
SDGs (Sustainable Development Goals): Các mục tiêu
phát triển bền vững
UNDP (United Nations Development Programme):
Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
UN (United Nations): Liên hiệp quốc
WB (World Bank): Ngân hàngThế giới
TUYÊN BỐ XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột
lợi ích nào trong công bố bài báo.
TUYÊN BỐĐÓNGGÓP CỦA CÁC TÁC
GIẢ
Toàn bộ nội dung bài viết chỉ do tác giả thực hiện.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Alkire S, Kanagaratnam U, Nogales R, Suppa N. Revising the
global Multidimensional Poverty Index: Empirical insight and
robustness. OPHI Research in Progress 56a, Oxford Poverty
and Human Development Initiative, University of Oxford.
2020;3.
2. UBND tỉnh Quảng Ngãi. Quyết định Phê duyệt kết quả rà soát
hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016
- 2020. 2017-2021. Contract No.: 45/QĐ-UBND; 60/QĐ-UBND;
149/QĐ-UBND; 123/QĐ-UBND; 134/QĐ-UBND;.
3. Townsend P, Abel-Smith B. Poverty in the United Kingdom: A
survey of household resources and standards of living, 1967-
1969: Harmondsworth: Penguin Books. 1979;Available from:
https://doi.org/10.1525/9780520325760.
4. Sen A. Poverty: an ordinal approach to measurement. Econo-
metrica: Journal of the Econometric Society. 1976;p. 219–231.
Available from: https://doi.org/10.2307/1912718.
5. Sen A. Equality of what? The Tanner Lectures on Human Val-
ues, Vol. 1. Cambridge University Press, Cambridge, UK. 1980;.
6. Sen A. The concept of development. Handbook of develop-
ment economics. 1988;1:9–26. Available from: https://doi.org/
10.1016/S1573-4471(88)01004-6.
7. Sen A. Capability and well-being. The quality of life. 1993;30.
Available from: https://doi.org/10.1093/0198287976.003.0003.
8. Cira D, Daster A, Jewell H. Đánh giá đô thị ở Việt Nam-Báo cáo
hỗ trợ kỹ thuật. 2011;.
9. Mathur OP. Urban poverty in Asia. Asian Development Bank,
Metro Manila, Philippines. 2013;p. 1–122.
10. Alkire S, Foster J. Understandings and misunderstandings of
multidimensional poverty measurement. The Journal of Eco-
nomic Inequality. 2011;9(2):289–314. Available from: https:
//doi.org/10.1007/s10888-011-9181-4.
11. Anh ĐN. Multidimensional Poverty: Approach and applica-
tion in Vietnam reality. Social Sciences Information Review.
2017;1(1):3–14.
1573
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(2):1561-1575
12. Batana Y. Multidimensional measurement of poverty in Sub-
Saharan Africa. 2008;.
13. Santos ME, Ura K. Multidimentional Poverty in Bhutan: Esti-
mates and Policy Implications. OPHI Working Paper. 2008;14.
14. Battiston D, Cruces G, Lopez-Calva LF, Lugo MA, San-
tos ME. Income and beyond: Multidimensional poverty
in six Latin American countries. Social Indicators Research.
2009;112(2):291-314;Available from: https://doi.org/10.1007/
s11205-013-0249-3.
15. Bourguignon F, Chakravarty SR. The measurement of mul-
tidimensional poverty. The Journal of Economic Inequal-
ity. 2003;1(1):25-49;Available from: https://doi.org/10.1023/A:
1023913831342.
16. Vijaya RM, Lahoti R, Swaminathan H. Moving from the house-
hold to the individual: Multidimensional poverty analysis.
World Development. 2014;59:70-81;Available from: https://
doi.org/10.1016/j.worlddev.2014.01.029.
17. Zahra K, Zafar T. Marginality and Multidimensional Poverty: A
Case Study of Christian Community of Lahore, Pakistan. Pak-
istan Journal of Commerce & Social Sciences. 2015;9(2).
18. Wang Y, Wang B. Multidimensional poverty measure and
analysis: a case study from Hechi City, China. SpringerPlus.
2016;5(1):642. PMID: 27330908. Available from: https://doi.
org/10.1186/s40064-016-2192-7.
19. Alkire S, KanagaratnamU. Revisions of the globalmultidimen-
sional poverty index: indicator options and their empirical as-
sessment. Oxford Development Studies. 2020:1-15;Available
from: https://doi.org/10.1080/13600818.2020.1854209.
20. Le H, Nguyen C, Phung T. Multidimensional Poverty: First Evi-
dence from Vietnam. 2014;.
21. Hà NH, Nhân NV. Factor affecting poverty and policy implica-
tion of poverty reduction: A case study for the Khmer ethnic
people in Tra Vinh Province, Viet Nam. The Journal of Asian
Finance, Economics and Business (JAFEB). 2019;6(1):315-
9;Available from: https://doi.org/10.13106/jafeb.2019.vol6.no1.
315.
22. Pham ATQ, Mukhopadhaya P, Vu H. Targeting administrative
regions for multidimensional poverty alleviation: A study on
Vietnam. Social Indicators Research. 2020:1-47;Available from:
https://doi.org/10.1007/s11205-020-02285-z.
23. Bộ LĐTB và XH. Đề án tổng thể Chuyển đổi phương pháp tiếp
cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa
chiều, áp dụng trong giai đoạn 2016-2020. 2015;.
24. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 59/2015/QĐ- TTg ngày
19/11/2015 về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho
giai đoạn 2016 - 2020. 2015;.
1574
Science & Technology Development Journal – Economics - Law and Management, 5(2):1561-1575
Open Access Full Text Article Research Article
Pham Van Dong University, Vietnam
Correspondence
Huynh Dinh Phat, Pham Van Dong
University, Vietnam
Email: hdphat@pdu.edu.vn
History
 Received: 14/01/2021 
 Accepted: 14/5/2021 
 Published: 20/5/2021
DOI : 10.32508/stdjelm.v5i2.759 
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Assessment of multi-dimensional poverty in Quang Ngai province
Huynh Dinh Phat*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
According to themultidimensional poverty line applied for the period 2016 - 2020, the quality of life
of impoverished people in Quang Ngai province was dramatically low, forcing residents to face up
to a serious shortage of basic social needs. Poverty in terms of their income was the main factor in
the poverty structure of QuangNgai province (generally over 90% of the total poor households). By
2020, the number of poor households who missed the criteria of hygienic toilets was the highest,
accounting for 59.59% of the total number of poor households. The figures for the inaccessibil-
ity of the marginalized to basic needs were disproportionately high, with 40.64% people lacking
telecommunications services such as telephones or the Internet, 40.59% using unhygienic water
sources, 35.09% having a housing area per capita of less than 8 square meters and 33.53% living
in temporary houses. The indicator with the least deficiency rate was the children's schooling sta-
tus and access to health services. However, the number of households whose members did not
possess health insurance was extremely high, which might potentially bear the risk of households
falling back into the poverty status when a member of the family gets a disease. Changes in mul-
tidimensional poverty show that although urban areas have a high rate of people escaping from
poverty, the rate of households falling back to poverty status is also higher than that of rural areas;
The rate of households falling into poverty in rural areas is much higher than that in urban areas.
The Covid 19 pandemic and natural disasters which occurred in 2020 also significantly contributed
to increasing the number of poor households. In order to reduce poverty and improve people's
capacity to access basic social services, Quang Ngai province needs to pay attention to creating
livelihoods, promoting the achievements of education universalization and the health insurance
system, and improving the efficiency of investment in infrastructure on the basis of integrating the
Target Programs.
Key words: Multidimensional poverty, lack of basic social services, Quang Ngai province
Cite this article : Phat H D. Assessment of multi-dimensional poverty in Quang Ngai province. Sci. 
Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 5(2):1561-1575.
1575

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_ngheo_da_chieu_o_tinh_quang_ngai.pdf