Đánh giá thích hợp đất đai cho cây dứa trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

Để định hướng phát triển vùng trồng dứa nguyên liệu phục vụ chế biến trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, đã tiến hành đánh giá thích hợp đất trồng dứa theo phương pháp của FAO trên diện tích 4.496,57 ha đất sản xuất nông nghiệp và 213,38 ha đất chưa sử dụng có khả năng phát triển trồng dứa. Đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ thích hợp đất đai cho cây dứa tỷ lệ 1/10.000. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho dứa ở thành phố Tam Điệp cho thấy, diện tích thích hợp (S1, S2, S3) cho cây dứa là 2.574,81 ha, gồm 61 đơn vị đất đai, chiếm 54,67% tổng diện tích đánh giá. Trong đó, diện tích ở mức rất thích hợp cho dứa (S1) có 0,40 ha, mức thích hợp (S2) có 494,13 ha và mức ít thích hợp (S3) có 2.080,28 ha. Hiện tại có 761,77 ha của Tam Điệp hiện đang trồng dứa ở diện tích đất không thích hợp cần chuyển đổi sang trồng cây khác. Đề xuất diện tích đất trồng dứa đến năm 2025 là 1.860 ha (trong đó 1.607,23 ha đất trồng dứa cũ và 252,67 ha trồng mới). Trong số 252,67 ha đất trồng mới dứa có 45,22 ha đất bằng chưa sử dụng, 199,70 ha đất trồng cây hằng năm khác và 7,75 ha đất đồi núi chưa sử dụng

Đánh giá thích hợp đất đai cho cây dứa trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình trang 1

Trang 1

Đánh giá thích hợp đất đai cho cây dứa trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình trang 2

Trang 2

Đánh giá thích hợp đất đai cho cây dứa trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình trang 3

Trang 3

Đánh giá thích hợp đất đai cho cây dứa trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình trang 4

Trang 4

Đánh giá thích hợp đất đai cho cây dứa trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình trang 5

Trang 5

Đánh giá thích hợp đất đai cho cây dứa trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình trang 6

Trang 6

Đánh giá thích hợp đất đai cho cây dứa trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình trang 7

Trang 7

Đánh giá thích hợp đất đai cho cây dứa trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình trang 8

Trang 8

Đánh giá thích hợp đất đai cho cây dứa trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình trang 9

Trang 9

Đánh giá thích hợp đất đai cho cây dứa trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 3840
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá thích hợp đất đai cho cây dứa trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá thích hợp đất đai cho cây dứa trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

Đánh giá thích hợp đất đai cho cây dứa trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
ảng 9. Diện tích theo hàm lượng chất hữu cơ tầng 
mặt thành phố Tam Điệp 
Ký 
hiệu 
Phân cấp 
chỉ tiêu 
Diện tích 
(ha) 
Tỷ lệ 
(%) 
OM1 > 4,0% 1.336,98 28,38 
OM2 2,0 – 4,0% 1.689,57 35,87 
OM3 <2,0% 1.683,40 35,75 
 Tổng 4.709,95 100,00 
Có thể nhận thấy đất của thành phố Tam điệp có 
tới 63,7% có hàm lượng hữu cơ tổng số từ mức trung 
bình trở lên. Đất có hàm lượng hữu cơ thấp chiếm 
35,75% và phân bố rất rải rác khắp thành phố. 
g. Bản đồ đơn vị đất đai 
Sau khi xây dựng được 6 bản đồ đơn tính liên 
quan tới các đặc tính và tính chất đất đai có ảnh 
hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của 
dứa, sử dụng chức năng chồng xếp bản đồ của 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1- TH¸NG 11/2020 142 
Mapinfo tiến hành chồng xếp các bản đồ đơn tính lại 
với nhau theo phương pháp ghép đôi từng cặp bằng 
công cụ Ovelay. Kết quả tạo được bản đồ chồng xếp 
tổng hợp (hay còn gọi là bản đồ đơn vị đất đai) bao 
gồm các tập tin chứa cơ sở dữ liệu không gian (.map) 
và tệp tin chứa cơ sở dữ liệu thuộc tính (.tab). Chi tiết 
diện tích và tính chất các đơn vị đất đai được trình 
bày cụ thể trong bảng 10. 
Bảng 10. Các đơn vị đất đai của thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình 
LMU 
Đặc tính LMU 
(G, SL, D, P, pH, OM) 
Diện tích, 
ha 
LMU 
Đặc tính LMU 
(G, SL, D, P, pH, OM) 
Diện tích, 
ha 
1 111111 58,07 48 631213 72,28 
2 111121 43,57 49 631222 9,70 
3 111122 1,45 50 631223 1,57 
4 111123 4,36 51 631312 143,99 
5 111221 366,28 52 631313 39,31 
6 111222 11,49 53 631322 221,77 
7 111223 42,02 54 631323 42,21 
8 211111 2,65 55 633113 23,86 
9 211121 28,61 56 633122 17,31 
10 211122 10,17 57 633123 11,65 
11 211123 11,54 58 633312 47,49 
12 211221 45,88 59 633313 64,75 
13 211222 1,17 60 633323 30,41 
14 211223 4,97 61 641112 3,11 
15 311321 436,97 62 641123 2,60 
16 311333 0,75 63 641312 13,49 
17 411321 105,22 64 641313 2,99 
18 511131 0,09 65 641323 1,95 
19 511141 5,70 66 643312 6,08 
20 511142 23,91 67 643313 5,83 
21 511232 8,40 68 643323 1,66 
22 511241 0,60 69 721111 11,05 
23 511242 47,82 70 721112 10,99 
24 621112 179,98 71 721121 0,40 
25 621113 61,77 72 721122 2,86 
26 621122 1,95 73 721211 3,30 
27 621123 113,30 74 722212 4,69 
28 621212 21,44 75 722221 28,78 
29 621213 8,04 76 722222 3,89 
30 621222 33,87 77 722223 2,90 
31 621223 4,92 78 731111 1,96 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 143 
32 621312 86,28 79 731112 5,77 
33 621313 322,41 80 731122 8,55 
34 621322 152,00 81 731211 67,85 
35 621323 611,60 82 731212 1,39 
33 621313 322,41 83 731221 8,90 
34 621322 152,00 84 731222 0,67 
35 621323 611,60 85 731223 0,46 
36 623212 0,44 86 732111 44,94 
37 623222 12,26 87 732211 0,30 
38 623223 14,89 88 732212 0,23 
39 623312 413,02 89 732221 8,57 
40 623313 58,00 90 732222 11,00 
41 623322 116,47 91 741211 38,31 
42 623323 100,22 92 741212 5,14 
43 631112 18,88 93 741222 2,70 
44 631113 12,16 94 751211 28,99 
45 631122 1,87 95 751212 1,94 
46 631123 8,04 96 751222 9,84 
47 631212 0,76 97 811212 13,32 
Như vậy có thể thấy trên bản đồ đơn vị đất đai tỷ 
lệ 1/10.000, toàn diện tích 4.709,95 ha khảo sát được 
chia thành 97 đơn vị đất đai với 3.433 khoanh đất. 
Trong đó: 
* Đất phù sa glây có 7 đơn vị đất đai (LMU 1 – 
7). Các LMU này đều có độ dốc <3°, có độ dày tầng 
đất mịn > 70 cm, thành phần cơ giới thịt trung bình 
đến thịt nặng, phản ứng chua đến rất chua và hàm 
lượng chất hữu cơ tầng mặt biến động từ nghèo đến 
giàu (LMU 1,2,5 có OM>4%, LMU 3 và 6 có OM từ 2 
đến 4%, các LMU 4 và 7 có OM < 2%). 
* Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: Nhóm đất 
này gồm 7 đơn vị đất đai (LMU 8 – 14) phân bố trên 
độ dốc 70 cm, thành 
phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, phản ứng 
chua đến rất chua và hàm lượng chất hữu cơ tầng 
mặt biến động từ nghèo đến trung bình. 
* Đất phù sa úng nước: Nhóm đất này gồm 2 
đơn vị đất đai (LMU 15, 16) phân bố trên độ dốc < 
3°, có độ dày tầng đất mịn > 70 cm, thành phần cơ 
giới là sét, phản ứng chua đến ít chua và hàm 
lượng chất hữu cơ tầng mặt biến động từ nghèo 
đến giàu. 
* Đất lầy: Nhóm đất này gồm 1 đơn vị đất đai 
(LMU 17) nằm trên độ dốc < 3°, có độ dày tầng đất 
mịn > 70 cm, thành phần cơ giới sét, pH từ 4,5 đến 
5,5, hữu cơ giàu. 
* Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của cacbonnat: 
Nhóm đất này gồm 6 đơn vị đất đai (LMU 18 – 23) 
phân bố trên độ dốc 70 
cm, thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, 
phản ứng ít chua đến trung tính, hàm lượng chất hữu 
cơ tầng mặt biến động từ trung bình đến giàu. 
* Đất nâu vàng trên đá vôi: Nhóm đất này gồm 
45 đơn vị đất đai (LMU 24 - 68) với độ dốc biến động 
mạnh từ 3°-200, có độ dày tầng đất mịn biến động rất 
mạnh từ 70 cm, thành phần cơ giới biến 
động từ thịt trung bình đến sét, phản ứng của đất từ 
chua đến rất chua, hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt 
biến động từ trung bình đến nghèo. 
* Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: Nhóm đất 
này gồm 28 đơn vị đất đai (LMU 69 - 96) với độ dốc 
biến động mạnh từ cấp II đến cấp V, có độ dày tầng 
đất mịn đều >50 cm, thành phần cơ giới biến động từ 
thịt trung bình đến thịt nặng, phản ứng của đất từ 
chua đến rất chua, hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1- TH¸NG 11/2020 144 
biến động từ giàu đến nghèo. 
* Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Nhóm đất 
này chỉ có 1 đơn vị đất đai (LMU 97) có độ dốc < 3°, 
có độ dày tầng đất mịn >70 cm, thành phần cơ giới 
thịt nặng, đất có phản ứng rất chua, hàm lượng chất 
hữu cơ tầng mặt ở mức trung bình. 
3.3. Đánh giá thích hợp đất trồng dứa cho thành 
phố Tam Điệp tỉnh Ninh Bình 
3.3.1 Phân hạng thích hợp hiện tại 
Bảng 11. Tổng hợp diện tích phân hạng thích hợp đất đai cho cây dứa ở thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình 
Phân hạng 
thích hợp 
Diện tích, ha Tỷ lệ, % Đơn vị đất đai (LMU) 
S1 0,40 0,01 71 
S2 494,13 10,49 24, 26, 28, 30, 43, 45, 47, 49, 69, 70, 72 - 76, 78 - 84, 86 - 90 
S3 2.080,28 44,17 8 - 14, 25, 27, 29, 31, 32 - 35, 44, 46, 48, 50 - 54, 61 - 65, 77, 85, 91 - 93 
N 2.135,14 45,33 1 - 7, 15 - 23, 36 - 42, 55 - 60, 66 - 68, 94 - 97 
Tổng 4.709,95 100,00 
Căn cứ vào yêu cầu sử dụng đất trồng dứa đã liệt 
kê trong bảng 3, tiến hành đánh giá mức độ thích 
hợp của các LMU với cây dứa. Số liệu chi tiết được 
thể hiện trong bảng 11. 
Theo kết quả đánh giá phân hạng có thể thấy, 
trên địa bàn thành phố có 2.574,81 ha có thể trồng 
dứa. Trong đó chỉ có 0,4 ha ở mức rất thích hợp (S1), 
có 494,13 ha ở mức thích hợp (S2) và có 2.080,28 ha ở 
mức thích hợp S3. Từ kết quả phân cấp thích hợp cho 
từng đơn vị đất đai, đã tiến hành xem xét sự phân bố 
diện tích, mức độ thích hợp của các hạng đất phân 
theo các đơn vị hành chính; kết quả được trình bày ở 
bảng 12. 
Số liệu ở bảng 12 cho thấy: Diện tích đất rất 
thích hợp (S1) với trồng dứa là 0,40 ha, tập trung ở 
phường Yên Bình. Đất thích hợp S2 phân bố tập 
trung ở 3 xã: Quang Sơn (151,86 ha), Đông Sơn 
(139,82 ha) và Trung Sơn (72,59 ha). Phần còn lại 
phân bố rải rác các xã, phường khác. Diện tích ít 
thích hợp với trồng dứa (S3) là 2.080,28 ha, phân bố 
tập trung chủ yếu ở xã Quang Sơn (1.382,09 ha), 
Đông Sơn (231,35 ha), Tây Sơn và Yên Sơn khoảng 
115 ha/xã. Diện tích không thích hợp (N) với trồng 
dứa là 2.135,14 ha, phân bố tập trung ở Quang Sơn, 
Yên Sơn, Tân Bình, Yên Bình, Đông Sơnvới các yếu 
tố hạn chế là loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất mịn. 
Bảng 12. Mức độ thích hợp đất đai cho cây dứa phân theo đơn vị hành chính 
Đơn vị tính: ha 
STT Mức độ thích hợp S1 S2 S3 N Tổng 
1 Phường Bắc Sơn 0 7,08 88,69 0,97 96,74 
2 Xã Đông Sơn 0 139,82 231,35 347,44 718,61 
3 Phường Nam Sơn 0 21,94 120,85 175,23 318,02 
4 Xã Quang Sơn 0 151,86 1.382,09 578,67 2.112,63 
5 Phường Tân Bình 0 17,51 5,10 301,92 324,53 
6 Phường Tây Sơn 0 2,58 115,31 21,05 138,94 
7 Phường Trung Sơn 0 72,59 21,54 2,94 97,07 
8 Phường Yên Bình 0,40 14,87 253,89 269,16 
9 Xã Yên Sơn 0 65,88 115,36 453,02 634,25 
 Tổng 0,40 494,13 2.080,28 2.135,14 4.709,95 
3.3.2. Phân hạng thích hợp tương lai 
Trong tương lai, để nâng cao hiệu quả trên diện 
tích canh tác, tăng năng suất và chất lượng dứa có 
thể cải tạo một số tính chất đất như điều chỉnh pH 
đất và nâng cao OM của đất. Khi cải thiện được hai 
tính chất này của đất mức độ thích hợp của một số 
đơn vị đất đai sẽ được nâng lên (LMU 25, 27, 29, 31, 
44, 46, 48, 50, 69, 70, 72, 77, 85). 
Các đơn vị đất 69 và 70 có yếu tố hạn chế là độ 
chua nên cần bón thêm vôi để có thể nâng hạng 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 145 
thích hợp; còn các LMU 25, 27, 29, 31, 44, 46, 48, 50, 
70, 72, 77, 85 có yếu tố hạn chế là hàm lượng hữu cơ 
thấp nên cần bón bổ sung thêm phân hữu cơ để có 
thể được nâng hạng thích hợp. 
Bảng 13. Mức độ thích hợp đất đai tương lai cho cây 
dứa ở thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình 
Phân 
hạng 
Diện tích 
hiện tại 
(ha) 
Diện tích 
tương lai 
(ha) 
Các LMU được 
nâng hạng nhờ 
cải tạo đất 
S1 0,40 25,30 69, 70, 72 
S2 494,13 779.57 
25, 27, 29, 31, 
44, 46, 48, 50, 
77, 85 
S3 2.080,28 1.794,85 0 
N 2.135,14 2.135,14 0 
Tổng 4.709,95 4.709,95 
3.4. Định hướng phát triển vùng trồng dứa cho 
thành phố thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đến 
năm 2025 
Như vậy thành phố Tam Điệp có 2.599,72 ha có 
thể trồng dứa (từ S1-S3). Hiện tại diện tích dứa đang 
có của Tam Điệp là 2.369 ha. Kết quả chồng xếp bản 
đồ hiện trạng sử dụng đất với bản đồ thích hợp hiện 
tại của cây dứa cho thấy có 761,77 ha hiện đang 
trồng dứa ở diện tích đất không thích hợp (LMU: 37 - 
42, 55, 56, 58, 59, 94, 97) với yếu tố hạn chế chủ yếu 
là tầng dày và độ dốc. Trong tương lai diện tích này 
cần chuyển sang các cây trồng khác phù hợp hơn. 
Diện tích thích hợp để mở rộng vùng trồng dứa 
còn 992,49 ha, tuy nhiên 739,82 ha trong số đó hiện 
đang trồng cây ăn quả lâu năm như bưởi, nhãn, 
xoài... nên chỉ còn 252,67 ha có thể chuyển sang 
trồng dứa (trên các LMU 9, 10, 12, 14, 24 – 35, 44, 46, 
47, 50, 52 – 54, 61, 63, 65, 69, 70, 72, 76 – 82, 84 – 86, 
88, 90, 92, 93). Trong 252,67 ha đề xuất trồng mới 
dứa có 199,70 ha đất trồng cây hằng năm khác, 45,22 
ha đất bằng chưa sử dụng và 7,75 ha đất đồi núi chưa 
sử dụng. Như vậy vùng trồng dứa đến năm 2025 của 
thành phố Tam Điệp sẽ là 1.860 ha (trong đó 1.607,23 
ha đất dứa cũ và 252,67ha trồng mới). 
4. KẾT LUẬN 
Phân hạng thích hợp đất đai cho hai giống dứa 
Queen và Cayen ở thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh 
Bình cho thấy, diện tích thích hợp (S1, S2, S3) cho 
cây dứa là 2.574,81 ha, gồm 61 đơn vị đất đai, chiếm 
54,67% tổng diện tích đánh giá. Trong đó, diện tích ở 
mức rất thích hợp cho dứa (S1) có 0,40 ha, mức thích 
hợp (S2) có 494,13 ha và mức ít thích hợp (S3) có 
2.080,28 ha. 
Hiện tại có 761,77 ha của Tam Điệp hiện đang 
trồng dứa ở diện tích đất không thích hợp cần 
chuyển đổi sang trồng cây khác. Đề xuất diện tích 
đất trồng dứa đến năm 2025 là 1.860 ha (trong đó 
1.607,23 ha đất dứa cũ và 252,67 ha trồng mới). 
Trong số 252,67 ha đất trồng mới dứa có 45,22 ha đất 
bằng chưa sử dụng, 199,70 ha đất trồng cây hằng 
năm khác và 7,75 ha đất đồi núi chưa sử dụng. 
Để nâng cao hiệu quả trên diện tích canh tác, 
tăng năng suất và chất lượng dứa, trong tương lai cần 
tiến hành các biện pháp cải tạo đất như bón vôi, tăng 
cường bón phân hữu cơ, để lại tàn dư thực vật sau 
thu hoạch để từ đó làm tăng mức độ thích hợp đất 
đai đối với cây dứa. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009). Cẩm nang 
sử dụng đất nông nghiệp - Tập 2: Phân hạng đánh giá 
đất đai. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 
2. Bartholomew D. P. & S. B. Kadzimann (1987). 
Ecophysiology of tropical crops. In: P. T. Alvin and T. 
T. Kozlowski (Eds). New York. Academic Press. 
3. Bartholomew D. P., R. E. Paul & K. G. 
Rohrbach (Eds) (2002). The pineapple: Botany, 
production and uses. New York: CABI Publishing: 
167-202. 
4. Chi cục Thống kê thành phố Tam Điệp 
(2019). Niên giám Thống kê thành phố Tam Điệp 
năm 2018. 
5. FAO (1976). A Framework for Land 
Evaluation. Soil Bulletin 32. Food and Agriculture 
Organisation of the United Nations, Rome, Italy. 
6. FAO (1990). Guidelines. Land Evaluation for 
agricultural Development. Soil bulletin 64, FAO, 
Rome. 
7. Phạm Văn Duệ (2005). Giáo trình Kỹ thuật 
trồng cây ăn quả. Nhà xuất bản Hà Nội. 
8. Pratibha T. Das & S. Sudhakar (2014). Land 
Suitability Analysis for Orange & Pineapple: A Multi 
Criteria Decision Making Approach Using Geo 
Spatial Technology. Journal of Geographic 
Information System. Vol. 6: 40-44. 
9. Tổng cục Thống kê (2019). Báo cáo thống kê 
tình hình sản xuất cây lâu năm năm 2018. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1- TH¸NG 11/2020 146 
10. Trần Thế Tục & Vũ Mạnh Hải (2000). Kỹ 
thuật trồng dứa. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 
11. Trung tâm Thẩm định Chỉ dẫn địa lý và Nhãn 
hiệu quốc tế (2019). Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Đồng 
Giao” cho sản phẩm dứa. Trang thông tin điện tử của 
Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ: 
 truy cập ngày 30/6/2020. 
12. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp 
(2016). Điều tra phân tích đánh giá chất lượng đất đai 
và đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên 
địa bàn tỉnh Ninh Bình. Báo cáo dự án cấp tỉnh. 
LAND SUITABILITY EVALUATION FOR PINEAPPLE IN TAM DIEP CITY, NINH BINH PROVINCE 
Cao Viet Ha, Pham The Tuyen 
Summary 
In order to orient the development of the pineapple growing region for processing in Tam Diep city, Ninh 
Binh province, land suitability was evaluated for pineapple following FAO methodology in the area of 
4,496.57 ha agricultural land and 213.38 ha unused land likely to grow pineapple. Land unit map and land 
suitability map were developed for pineapple with scale of 1/10,000. The result of land suitability 
classification for pineapple in Tam Diep city showed that suitable land area (S1, S2, S3) for pineapple was 
2,574.81 ha, included 61 land units, accounted for 54.67% of total evaluated area. In which, very suitable land 
area (S1) was 0.40 ha, suitable land area (S2) was 494.13 ha, less suitable area (S3) was 2,080.28 ha. There 
was 761.77 ha of Tam Diep city growing pineapple at unsuitable level, which need to transfer to other crops. 
An area of 1,860 ha was proposed to grow pineapple in 2025 (in which, 1,607.23 ha previously grown 
pineapple and 252.67 ha newly grown pineapple). Among 252.67ha land newly grown pineapple, there is 
45.22 ha of unused flat land, 199.70 ha land for other annual crops, and 7.75 ha unused mountainous land. 
Keywords: Land suitability evaluation for pineapple, land unit map, land suitability classification map, Tam 
Diep city. 
Người phản biện: TS. Bùi Huy Hiền 
Ngày nhận bài: 15/5/2020 
Ngày thông qua phản biện: 15/6/2020 
Ngày duyệt đăng: 22/6/2020 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_thich_hop_dat_dai_cho_cay_dua_tren_dia_ban_thanh_ph.pdf