Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa SHPT15 tại các tỉnh phía Bắc

Bài báo này trình bày kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và khả năng chống chịu

sâu bệnh của giống lúa thuần SHPT15, được chọn ở thế hệ BC3F6 từ tổ hợp lai BT7 x FL478. Tại các tỉnh

phía Bắc, giống SHPT15 có thời gian sinh trưởng khoảng 119 ngày (vụ xuân) và 104 - 109 ngày (vụ mùa).

Giống vẫn giữ được các đặc điểm nông sinh học chính tương tự so với giống gốc BT7. Đặc biệt, tại các điểm

khảo nghiệm, giống SHPT15 có năng suất thực thu vượt trội hơn so với BT7, năng suất đạt 5,02 - 6,77

tấn/ha (vụ xuân) và 4,99 - 6,71 tấn/ha (vụ mùa). Giống thể hiện tính kháng - kháng vừa với một số sâu bệnh

hại chính tốt hơn so với BT7. Trong khảo nghiệm DUS, giống có tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn

định. Kết quả của nghiên cứu này đã tạo tiền đề cho việc phát triển SHPT15 vào cơ cấu giống tại các tỉnh

phía Bắc.

Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa SHPT15 tại các tỉnh phía Bắc trang 1

Trang 1

Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa SHPT15 tại các tỉnh phía Bắc trang 2

Trang 2

Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa SHPT15 tại các tỉnh phía Bắc trang 3

Trang 3

Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa SHPT15 tại các tỉnh phía Bắc trang 4

Trang 4

Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa SHPT15 tại các tỉnh phía Bắc trang 5

Trang 5

Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa SHPT15 tại các tỉnh phía Bắc trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 1340
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa SHPT15 tại các tỉnh phía Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa SHPT15 tại các tỉnh phía Bắc

Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa SHPT15 tại các tỉnh phía Bắc
ành tại 
Viện Bảo vệ Thực vật vào vụ xuân 2020. Các chủng 
rầy nâu, vi khuẩn bạc lá và nấm đạo ôn thu thập tại 
Nam Định và Yên Bái được sử dụng làm nguồn vật 
liệu để đánh giá mức độ kháng/nhiễm của giống lúa 
SHPT15 trong điều kiện nhân tạo. Các bước tiến 
hành và thang đánh giá được thực hiện theo phương 
pháp tiêu chuẩn của Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế 
[8]. 
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Số liệu 
đồng ruộng được thu thập và phân tích trên 
IRRISTAT 4.0 và Microsoft Excel 2003 [9]. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Tóm tắt quá trình chọn tạo giống lúa thuần 
SHPT15 
Trải qua chín vụ (từ vụ xuân 2009 - xuân 2013), 
đã tiến hành xây dựng các quần thể con lai F1 → 
BC1F1 → BC2F1 → BC3F1 → BC3F2 → BC3F3 từ tổ hợp 
lai BT7 x FL478 bằng phương pháp MAS. Kiểm tra 
kiểu gen và kiểu hình đã chọn ra được dòng cá thể 
ưu thế ở thế hệ BC3F3 mang các đặc điểm nông sinh 
học khá, năng suất cao, khả năng chống chịu tốt và 
có khả năng chịu mặn 6‰. Để phục vụ cho các thí 
nghiệm tiếp theo, dòng triển vọng được đặt tên là 
SHPT15. 
Hình 1. Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển 
của giống lúa thuần SHPT15 tại các tỉnh phía Bắc 
Đánh giá khảo nghiệm tác giả trong hai vụ (vụ 
xuân 2014 và vụ mùa 2014) tại các tỉnh phía Bắc cho 
thấy, giống SHPT15 có thời gian sinh trưởng ngắn, 
dạng thấp cây, dáng gọn, thể hiện khả năng chống 
đổ tốt. Năng suất thực thu của giống SHPT15 tỏ ra 
ưu thế hơn với giống nền BT7, đạt 6,37 tấn/ha (trong 
điều kiện vụ xuân) và 6,14 tấn/ha (trong điều kiện vụ 
mùa). Đặc biệt, giống SHPT15 thể hiện đặc tính 
chống chịu sâu bệnh hại chính (bao gồm bệnh đạo 
ôn, bệnh bạc lá, bệnh khô vằn, sâu cuốn lá, sâu đục 
thân và rầy nâu) kháng tốt hơn so với BT7. Chính vì 
vậy, giống SHPT15 tiếp tục được sử dụng để tiến 
hành cho đánh giá khả năng sinh trưởng và phát 
triển tại các tỉnh phía Bắc. 
3.2. Khảo nghiệm DUS giống lúa thuần SHPT15 
Để xem xét tính khác biệt, tính đồng nhất và 
tính ổn định, giống lúa thuần SHPT15 được tiếp tục 
đánh giá khảo nghiệm DUS. Kết quả đánh giá 58/65 
tính trạng đã chỉ ra rằng SHPT15 có sự khác biệt với 
các giống được biết đến rộng rãi. Sự khác biệt với 
giống tương tự VS1 (thuộc Công ty CP Giống cây 
trồng Trung ương) được thể hiện ở tính trạng số 13 - 
Phiến lá: Chiều dài và số 17 - Khóm: Tập tính sinh 
trưởng (Bảng 1). 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 16 
Bảng 1. Sự khác biệt của giống SHPT15 với giống 
tương tự VS1 trong khảo nghiệm DUS 
Tính trạng SHPT15 VS1 
Khoảng 
cách tối 
thiểu 
13 
Phiến lá: 
Chiều dài 
4 (42,5 
cm) 
5 (52,0 
cm) 
2 
17 
Khóm: Tập 
tính sinh 
trưởng 
1 3 2 
Khảo sát trên đồng ruộng cho thấy số cây khác 
dạng không vượt quá số cây khác dạng tối đa cho 
phép (3/1000 cây), chứng tỏ giống SHPT15 có tính 
đồng nhất. Qua hai vụ khảo nghiệm, giống SHPT15 
thể hiện tính đồng nhất nên được xem là có tính ổn 
định. 
Như vậy, trải qua khảo nghiệm tác giả và khảo 
nghiệm DUS, giống lúa thuần SHPT15 đã thể hiện các 
đặc điểm nông sinh học và năng suất nổi trội, đồng 
thời giống cũng được ghi nhận có tính khác biệt, tính 
đồng nhất và tính ổn định. Vì vậy, để đánh giá khả 
năng thích ứng của giống trong điều kiện canh tác 
khác nhau, giống SHPT15 đã được gửi khảo nghiệm 
cơ bản tại các vùng sinh thái phía Bắc. 
3.3. Đánh giá đặc tính nông sinh học và năng 
suất của giống lúa thuần SHPT15 trong khảo nghiệm 
VCU 
Để đánh giá khả năng thích ứng và năng suất 
của giống lúa thuần SHPT15 tại các tỉnh phía Bắc, 
khảo nghiệm cơ bản đã được tiến hành tại các địa 
phương đại diện cho năm tiểu vùng sinh thái của các 
tỉnh phía Bắc. Cụ thể, giống lúa thuần SHPT15 được 
gửi vào hệ thống khảo nghiệm quốc gia trong ba vụ 
liên tiếp (vụ mùa 2018, vụ xuân 2019 và vụ mùa 2019) 
tại năm điểm đại diện cho các tiểu vùng sinh thái đặc 
trưng cho các tỉnh phía Bắc (Hưng Yên, Thái Bình, 
Yên Bái, Hòa Bình và Thanh Hoá). Kết quả theo dõi 
các đặc điểm nông sinh học chính và năng suất của 
giống SHPT15 tại từng điểm khảo nghiệm thuộc hệ 
thống khảo nghiệm quốc gia trong vụ xuân và vụ 
mùa 2018 được trình bày ở bảng 2. 
Cụ thể, kết quả theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng 
trong khảo nghiệm cơ bản cho thấy, trong điều kiện 
vụ xuân và vụ mùa, hầu hết các đặc điểm nông sinh 
học chính của giống lúa thuần SHPT15 ở mức tương 
đương với đối chứng BT7 (Bảng 2). Trong điều kiện 
canh tác ở các tỉnh phía Bắc, SHPT15 được đánh giá 
là giống cảm ôn, ngắn ngày. Thời gian sinh trưởng 
của giống SHPT15 được ghi nhận trong vụ xuân là 
119 ngày, ngắn hơn với BT7 (121 - 123 ngày), trong 
vụ mùa là 104 - 109 ngày, tương đương với BT7 (103 - 
107 ngày) (Bảng 1). Giống SHPT15 thuộc dạng thấp 
cây, chiều cao đạt 101,8 - 110,1 cm, xấp xỉ với đối 
chứng (105,2 - 115,6 cm) (Bảng 2). 
Bảng 2. Đặc điểm sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất của giống SHPT15 trong khảo nghiệm cơ bản 
Chỉ tiêu 
Giống 
Chiều cao cây 
(cm) 
TGST 
(ngày) 
Số bông/khóm Số hạt/bông 
Tỷ lệ lép 
(%) 
KL1.000 
hạt (g) 
Vụ mùa 2018 
BT7 106,1-107,1 105-107 5,2-5,4 140 7,7-8,1 18,8 
SHPT15 110,1 109 5,2 149 14,0 24,4 
Vụ xuân 2019 
BT7 105,2-107,8 121-123 5,2-5,4 150-157 6,3-8,6 18,8-19,3 
SHPT15 101,8 119 5,5 136 15,4 24,5 
Vụ mùa 2019 
BT7 111,6-115,6 103-104 5,6-5,9 138-140 11,6-12,6 18,5-18,7 
SHPT15 109,3 104 5,9 129 15,3 24,2 
TGST: Thời gian sinh trưởng; KL1.000 hạt: Khối lượng 1000 hạt. 
Kết quả đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất 
cho thấy, hai chỉ tiêu, số bông/khóm và số hạt/bông 
của giống SHPT15 ở mức tương đương với BT7 trong 
cả ba vụ khảo nghiệm (Bảng 2). Đáng chú ý, tỷ lệ lép 
của giống SHPT15 lại tương đối cao, 14,0 - 15,4% 
(Bảng 2), nhưng khối lượng 1000 hạt của giống 
SHPT15 (24,2 - 24,5 g) tỏ ra vượt trội so với BT7 (18,5 
- 19,3 g) trong cả ba vụ khảo nghiệm liên tiếp (Bảng 
2). 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 17 
Bảng 3. Năng suất thực thu của giống SHPT15 trong khảo nghiệm cơ bản 
Điểm khảo nghiệm 
Tên giống Hưng 
Yên 
Thái 
Bình 
Yên 
Bái 
Hòa 
Bình 
Thanh 
Hoá 
Trung 
bình 
% vượt đối 
chứng 
Vụ mùa 2018 
BT7 5,22 4,56 5,33 5,90 4,21 5,04 - 
SHPT15 5,93 5,24 6,56 6,70 5,28 5,94 18,0 
CV (%) 6,5 5,9 7,3 5,6 6,5 - 
LSD0,05 6,26 5,14 6,94 5,22 4,79 - 
Vụ xuân 2019 
BT7 5,22 5,51 5,20 6,03 4,49 5,43 - 
SHPT15 6,12 5,60 5,02 6,77 5,23 5,75 5,8 
CV (%) 5,7 6,2 6,9 3,7 3,2 - 
LSD0,05 6,17 7,71 6,44 4,02 2,75 - 
Vụ mùa 2019 
BT7 5,10 4,39 4,68 4,82 4,82 4,71 - 
SHPT15 6,71 4,99 6,83 5,07 5,95 5,91 25,5 
CV (%) 6,1 6,4 5,0 4,7 4,4 - 
LSD0,05 6,23 5,05 4,69 4,48 3,69 - 
Ghi chú: Năng suất thực thu tại điểm khảo nghiệm được tính là tấn/ha 
Tiếp theo, kết quả đánh giá năng suất thực thu 
của giống lúa SHPT15 trong 3 vụ khảo nghiệm được 
thể hiện ở bảng 3. Cụ thể, năng suất thực thu của 
giống SHPT15 trong vụ mùa 2018 tại năm điểm khảo 
nghiệm trung bình đạt 5,94 tấn/ha, vượt đối chứng 
BT7 0,9 tấn/ha, tương đương 18% (Bảng 3). Tương 
tự, trong điều kiện vụ mùa 2019, năng suất thực thu 
của giống SHPT15 đạt 5,91 tấn/ha, vượt trội so với 
BT7 là 1,2 tấn/ha, tương đương 25,5%. Điều này được 
giải thích do vụ mùa 2018 và 2019, tình hình bệnh 
bạc lá tại các tỉnh phía Bắc diễn ra khá mạnh, ảnh 
hưởng tương đối rõ rệt đến sản xuất của BT7. Giống 
SHPT15 có khả năng kháng bạc lá tốt hơn nên ít bị 
nhiễm bệnh bạc lá, năng suất giảm nhẹ hơn so với 
BT7 (Bảng 3). Trong khi đó, năng suất thực thu của 
giống SHPT15 trong điều kiện vụ xuân 2019 đạt 5,75 
tấn/ha, ở mức vượt giống BT7 khoảng 5,8% (Bảng 3). 
Tóm lại, năng suất thực thu của giống SHPT15 cao 
hơn so với BT7, sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức 
có ý nghĩa 95%. 
3.4. Đánh giá khả năng kháng/nhiễm sâu bệnh 
hại của giống lúa thuần SHPT15 
Để đánh giá mức độ chống chịu sâu bệnh hại 
chính của giống lúa SHPT15, các thí nghiệm đánh 
giá trong điều kiện nhân tạo đã được tiến hành tại 
Viện Bảo vệ Thực vật nhằm theo dõi khả năng mở 
rộng diện tích của giống ra ngoài sản xuất. Kết quả 
đánh giá mức độ chống chịu một số sâu bệnh hại 
chính cho thấy giống SHPT15 có phản ứng kháng - 
kháng vừa đối với rầy nâu, bệnh đạo ôn và bạc lá, 
vượt trội so với đối chứng BT7 (Bảng 4). Cụ thể, 
giống lúa SHPT15 có phản ứng kháng với cả hai 
nguồn rầy nâu thu thập tại vùng sinh thái tỉnh Nam 
Định (cấp hại 3,4) và vùng sinh thái tỉnh Yên Bái 
(cấp hại 3,0) (Bảng 4). Trong khi đó, giống lúa BT7 
trồng phổ biến trong sản xuất tại các địa phương có 
mức phản ứng nhiễm nặng với rầy nâu ở mức cấp hại 
từ 7,0 - 8,0 (Bảng 4). 
Tiếp theo, giống lúa SHPT15 có phản ứng kháng 
vừa với cả nguồn đạo ôn hại lá tại hai vùng sinh thái 
tỉnh Nam Định (cấp bệnh 5,0) và tỉnh Yên Bái (cấp 
bệnh 4,5) (Bảng 4). Giống SHPT15 tỏ ra ưu thế vượt 
trội so với BT7, có mức phản ứng nhiễm - nhiễm 
nặng với đạo ôn lá (cấp bệnh 7,0 - 7,5) (Bảng 4). Cuối 
cùng, đánh giá phản ứng với bệnh bạc lá lúa cho thấy 
giống SHPT15 có phản ứng kháng vừa với bạc lá (cấp 
bệnh 4,0), trong khi giống BT7 có mức phản ứng 
nhiễm - nhiễm nặng với bạc lá (cấp bệnh 7,0 - 8,5) 
(Bảng 4). Kết quả đánh giá mức độ chống chịu sâu 
bệnh của giống lúa SHPT15 cho thấy, trong điều 
kiện vụ xuân 2019 (có sử dụng thuốc bảo vệ thực 
vật), giống tỏ ra vượt trội về tính chống chịu sâu 
bệnh hại chính so với BT7. Đây là ưu điểm của giống 
khi mở rộng diện tích giống ra ngoài sản xuất. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 18 
Bảng 4. Khả năng kháng/nhiễm sâu bệnh hại của giống lúa thuần SHPT15 
Rầy nâu Đạo ôn Bạc lá 
TT Tên giống 
NĐ YB NĐ YB NĐ YB 
1 SHPT15 3,4 3,0 5,0 4,5 4,0 4,0 
2 BT7 8,0 7,0 7,5 7,0 8,5 7,0 
3 TN1 (chuẩn nhiễm bạc lá) - - - - 9,0 9,0 
4 IRBB7 (chuẩn kháng bạc lá) - - - - 2,5 2,0 
5 B40 (chuẩn nhiễm đạo ôn) - - 9,0 8,0 - - 
6 Tẻ tép (chuẩn kháng đạo ôn) - - 2,5 1,0 - - 
7 TN1 (chuẩn nhiễm rầy nâu) 9,0 9,0 - - - - 
8 Ptb33 (chuẩn kháng rầy nâu) 2,0 1,0 - - - - 
Ghi chú: NĐ - Nam Định, YB - Yên Bái. 
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
4.1. Kết luận 
- Giống lúa SHPT15 được chọn tạo và làm thuần 
từ thế hệ BC3F3 ở tổ hợp lai BT7 x FL478 bằng 
phương pháp chọn dòng cá thể sử dụng chỉ thị phân 
tử kết hợp thanh lọc mặn nhân tạo. Giống lúa 
SHPT15 có đặc điểm nông sinh học tương tự BT7, có 
khả năng chịu mặn 6‰. Đánh giá tác giả cho thấy 
giống SHPT15 có năng suất và khả năng chống chịu 
tốt hơn BT7. 
- Khảo nghiệm DUS đã kết luận rằng giống 
SHPT15 đảm bảo tính khác biệt, tính đồng nhất và 
tính ổn định. 
- Khảo nghiệm cơ bản tại năm tỉnh phía Bắc đã 
ghi nhận giống SHPT15 có đặc điểm nông sinh học 
chính tương đương so với BT7. Năng suất thực thu 
của giống SHPT15 đạt 5,02 - 6,77 tấn/ha (vụ xuân) và 
4,99 - 6,71 tấn/ha (vụ mùa), vượt trội so với BT7. 
- Giống lúa SHPT15 nhìn chung thể hiện kháng - 
kháng vừa với rầy nâu, bạc lá và đạo ôn, có phản ứng 
kháng tốt hơn so với BT7. 
4.2. Đề nghị 
Cần tiếp tục theo dõi khả năng thâm canh và 
chất lượng gạo của giống lúa SHPT15. 
LỜI CẢM ƠN 
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn sự tài trợ từ 
đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ 
sinh học trong chọn tạo giống lúa chịu mặn ứng phó 
biến đổi khí hậu tại Việt Nam” thuộc Chương trình 
Công nghệ Sinh học Nông nghiệp Thủy sản - Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
(2013). Quyết định số 2765/QĐ-BNN-KHCN, ngày 
22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn phê duyệt Đề án khung phát triển 
sản phẩm Quốc gia "Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất 
lượng cao, năng suất cao". 
2. Nguyễn Văn Bộ (2015). Phát triển lúa gạo 
trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập ở Việt 
Nam. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần 
thứ hai, 38-49. 
3. Trần Xuân Định, Nguyễn Như Hải, Nguyễn 
Văn Vương, Phạm Văn Thuyết (2015). Kết quả điều 
tra, rà soát giống lúa toàn quốc 2015 phục vụ tái cấu 
trúc ngành lúa gạo. Hội thảo Quốc gia về Khoa học 
Cây trồng lần thứ hai, 89-104. 
4. Lê Hùng Lĩnh, Lê Huy Hàm, Nguyễn Thúy 
Kiều Tiên, Lê Hà Minh, Chu Đức Hà, Khuất Thị Mai 
Lương (2020). Kết quả chọn tạo giống lúa chịu mặn 
SHPT15 bằng phương pháp chọn dòng cá thể sử 
dụng chỉ thị phân tử. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật - Đại 
học Thái Nguyên, 225(7): 11-17. 
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
(1998). Quyết định số 1224 QĐ/BNN-KHCN ngày 
21/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn về việc công nhận các giống cây 
trồng, các biện pháp kỹ thuật mới cho phổ biến trong 
sản xuất ở các tỉnh phía Bắc. 
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
(2011). QCVN 01-65: 2011/BNNPTNT. Quy chuẩn 
kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, 
tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa. QCVN 
01-55: 2011/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 19 
gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của 
giống lúa. 
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
(2011). Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo 
nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống 
lúa - QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT. Trích Thông tư 
số 48/2011/TT-BNNPTNT về Ban hành Quy chuẩn 
kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng. 
8. IRRI (2011). "Standard evaluation system for 
rice". 
9. Kwanchai A. Gomez AAG (1984). "Statistical 
Procedures for Agricultural Research", 2nd Edition 
John Wiley & Sons. 
EVALUATION OF THE GROWTH, DEVELOPMENT AND YIELD OF 'SHPT15' INBRED RICE 
VARIETY IN THE NORTHERN PROVINCES OF VIETNAM 
Le Hung Linh1, Khuat Thi Mai Luong1, Le Duc Thao1, 
Le Ha Minh1, Chu Duc Ha1, Pham Xuan Hoi1 
1Agricultural Genetics Institute, Vietnam Academy of Agricultural Sciences 
Summary 
This study showed the results of evaluating plant growth, grain yield and resistance ability to pest of 
'SHPT15' rice variety, which was selected from the BC3F6 generation of combination BT7 x FL478. During 
the DUS test, 'SHPT15' rice variety was fully described to exhibit the distinctness, uniformity and stability in 
the field. In North of Vietnam, the growth duration of SHPT15 was about 119 days in spring season and 104 
- 109 days in summer season. Besides, the grain yield of SHPT15 rice variety was significantly higher 
compared with BT7 rice variety, with 5.02 - 6.77 tons/ha in spring season and 4.99 - 6.71 tons/ha in summer 
season. SHPT15 rice variety showed medium or good resistance ability with some main pest in comparison 
with BT7 rice variety. In the DUS test, SHPT15 rice variety was fully described to exhibit the distinctness, 
uniformity and stability in the field. The results of this study have paved the way for the development of 
SHPT15 rice variety in the Northern provinces. 
Keywords: Rice, SHPT15, testing, yield, characteristics, agronomy. 
Người phản biện: TS. Nguyễn Như Hải 
Ngày nhận bài: 8/6/2020 
Ngày thông qua phản biện: 8/7/2020 
Ngày duyệt đăng: 15/7/2020 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_sinh_truong_phat_trien_va_nang_suat_cua_giong_lua_s.pdf