Đánh giá sinh trưởng của các giống bạch đàn lai up (Eucalyptus urophylla x Eucalyptus pellita) và bạch đàn lai PB (Eucalyptus pellita x Eucalyptus brassiana) trong khảo nghiệm mở rộng tại Yên Bình, Yên Bái và Hữu Lũng, Lạng Sơn

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ sinh trưởng, năng suất, chất lượng của các giống Bạch đàn lai UP (Eucalyptus urophylla x Eucalyptus pellita), Bạch đàn lai PB (Eucalyptus pellita x Eucalyptus brassiana) khảo nghiệm tại một số vùng sinh thái khác so với nơi đã được công nhận. Nghiên cứu được tiến hành trên hai khảo nghiệm mở rộng tại Yên Bình, Yên Bái và Hữu Lũng, Lạng Sơn với 9 dòng Bạch đàn lai UP, 3 dòng Bạch đàn lai PB, 2 giống Bạch đàn lai nhập từ Trung Quốc (DH32-29, CT3) và 2 giống U6, PN14 làm đối chứng. Sau 24 tháng tuổi, khảo nghiệm tại Yên Bình, Yên Bái có tỷ lệ sống đạt 92,86%; các giống Bạch đàn lai có sinh trưởng nhanh, năng suất cao nhất và phù hợp tại Yên Bình, Yên Bái là UP164, UP95, DH32-29, UP99, UP171, UP223 với năng suất trung bình đạt 10,00 m3/ha/năm, vượt từ 10,91 - 30,56% so với trung bình khảo nghiệm và vượt từ 179,42 - 228,93% so với giống đối chứng U6. Sau 36 tháng tuổi, khảo nghiệm tại Hữu Lũng, Lạng Sơn có tỷ lệ sống đạt 72,00%; các giống có sinh trưởng nhanh, năng suất cao nhất và phù hợp tại Hữu Lũng, Lạng Sơn là UP223, UP35, UP54, UP164, UP171, DH32-29, UP97 với năng suất trung bình đạt 22,74 m3/ha/năm, vượt từ 2,11 - 38,47% so với trung bình khảo nghiệm và vượt từ 68,86 - 128,98% so với trung bình của các giống đối chứng U6 và PN14; các giống Bạch đàn lai PB có sinh trưởng và năng suất ở mức trung bình tại Hữu Lũng, Lạng Sơn

Đánh giá sinh trưởng của các giống bạch đàn lai up (Eucalyptus urophylla x Eucalyptus pellita) và bạch đàn lai PB (Eucalyptus pellita x Eucalyptus brassiana) trong khảo nghiệm mở rộng tại Yên Bình, Yên Bái và Hữu Lũng, Lạng Sơn trang 1

Trang 1

Đánh giá sinh trưởng của các giống bạch đàn lai up (Eucalyptus urophylla x Eucalyptus pellita) và bạch đàn lai PB (Eucalyptus pellita x Eucalyptus brassiana) trong khảo nghiệm mở rộng tại Yên Bình, Yên Bái và Hữu Lũng, Lạng Sơn trang 2

Trang 2

Đánh giá sinh trưởng của các giống bạch đàn lai up (Eucalyptus urophylla x Eucalyptus pellita) và bạch đàn lai PB (Eucalyptus pellita x Eucalyptus brassiana) trong khảo nghiệm mở rộng tại Yên Bình, Yên Bái và Hữu Lũng, Lạng Sơn trang 3

Trang 3

Đánh giá sinh trưởng của các giống bạch đàn lai up (Eucalyptus urophylla x Eucalyptus pellita) và bạch đàn lai PB (Eucalyptus pellita x Eucalyptus brassiana) trong khảo nghiệm mở rộng tại Yên Bình, Yên Bái và Hữu Lũng, Lạng Sơn trang 4

Trang 4

Đánh giá sinh trưởng của các giống bạch đàn lai up (Eucalyptus urophylla x Eucalyptus pellita) và bạch đàn lai PB (Eucalyptus pellita x Eucalyptus brassiana) trong khảo nghiệm mở rộng tại Yên Bình, Yên Bái và Hữu Lũng, Lạng Sơn trang 5

Trang 5

Đánh giá sinh trưởng của các giống bạch đàn lai up (Eucalyptus urophylla x Eucalyptus pellita) và bạch đàn lai PB (Eucalyptus pellita x Eucalyptus brassiana) trong khảo nghiệm mở rộng tại Yên Bình, Yên Bái và Hữu Lũng, Lạng Sơn trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 2020
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá sinh trưởng của các giống bạch đàn lai up (Eucalyptus urophylla x Eucalyptus pellita) và bạch đàn lai PB (Eucalyptus pellita x Eucalyptus brassiana) trong khảo nghiệm mở rộng tại Yên Bình, Yên Bái và Hữu Lũng, Lạng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá sinh trưởng của các giống bạch đàn lai up (Eucalyptus urophylla x Eucalyptus pellita) và bạch đàn lai PB (Eucalyptus pellita x Eucalyptus brassiana) trong khảo nghiệm mở rộng tại Yên Bình, Yên Bái và Hữu Lũng, Lạng Sơn

Đánh giá sinh trưởng của các giống bạch đàn lai up (Eucalyptus urophylla x Eucalyptus pellita) và bạch đàn lai PB (Eucalyptus pellita x Eucalyptus brassiana) trong khảo nghiệm mở rộng tại Yên Bình, Yên Bái và Hữu Lũng, Lạng Sơn
15 công thức, 4 
lần lặp, 49 cây/ô (7 cây x 7 cây). 
- Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng: 
+ Làm đất và bón lót phân: phát dọn thực bì toàn 
diện (không đốt thực bì), đào hố thủ công kích thước 
40 x 40 x 40 cm, bón lót 500 g phân hữu cơ vi sinh + 
200 g NPK/hố. 
+ Chăm sóc năm thứ nhất: Sau khi trồng 1 tháng 
tiến hành trồng dặm, phát dọn thực bì, xới vun gốc, 
bảo vệ và phòng chống cháy rừng. 
+ Chăm sóc năm thứ hai và năm thứ ba: mỗi năm 
chăm sóc 2 lần, gồm phát dọn thực bì, xới vun gốc, 
phòng chống cháy rừng và bón thúc 200 g NPK/cây. 
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: 
Các chỉ tiêu sinh trưởng gồm đường kính ngang 
ngực (D1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn) được đo đếm 
theo các phương pháp thông dụng trong điều tra 
rừng của Vũ Tiến Hinh và Phạm Ngọc Giao (1997) và 
các Tiêu chuẩn Quốc gia hiện hành (TCVN). 
+ Thể tích thân cây được tính bằng công thức: 
fxHxDV vn
2
3,1
40
Trong đó: V là thể tích thân cây (dm3); D1,3 là 
đường kính ngang ngực (cm); Hvn là chiều cao vút 
ngọn (m); f là hình số (giả định là 0,5). 
+ Năng suất (NS) được tính theo công thức: 
(m3/ha/năm) 
+ Đánh giá các chỉ tiêu về độ thẳng thân (Dtt), 
sức khỏe (Sk) bằng phương pháp cho điểm (thang 
điểm từ 1 đến 5) theo TCVN 8755: 2017. 
+ Xử lý số liệu theo các phương pháp của 
Williams et al. (2002) sử dụng các phần mềm thống 
kê thông dụng trong cải thiện giống bao gồm phần 
mềm DATA PLUS 3.0, Genstat 12.0 (VSN 
International) và SAS 8.0 (SAS Institute, 2002). 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Khảo nghiệm mở rộng các giống Bạch đàn 
lai tại Yên Bình, Yên Bái 
Kết quả đánh giá khảo nghiệm mở rộng các 
giống Bạch đàn lai tại Yên Bình, Yên Bái ở giai đoạn 
24 tháng tuổi cho thấy, các giống có tỷ lệ sống rất 
cao, trung bình đạt 92,86%. Giữa các giống đưa vào 
khảo nghiệm có sự sai khác rõ rệt về các chỉ tiêu 
sinh trưởng (Fpr<0,001); các giống Bạch đàn lai 
UP164, UP95, DH32-29, UP99, UP171, UP223 là 
nhóm có sinh trưởng tốt nhất với đường kính ngang 
ngực đạt từ 6,43 đến 6,7 cm, chiều cao vút ngọn đạt 
từ 6,75 đến 7,24 m; giống U6 làm đối chứng có sinh 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 145 
trưởng kém với đường kính ngang ngực chỉ đạt 4,27 
cm và chiều cao vút ngọn đạt 5,03 m. Kết quả ở bảng 
1 cũng cho thấy, giữa các giống có sự sai khác rõ rệt 
về các chỉ tiêu chất lượng thân cây như độ thẳng thân 
và sức khỏe, tương ứng với nhóm các giống có sinh 
trưởng nhanh thì chỉ tiêu về chất lượng thân cây 
cũng thuộc nhóm có chỉ tiêu cao. 
Bảng 1. Sinh trưởng của các giống Bạch đàn lai ở giai đoạn 24 tháng tuổi tại Yên Bình, Yên Bái 
(trồng 6/2018, đo 6/2020) 
D1,3 (cm) Hvn (m) Dtt (điểm) Sk (điểm) 
STT Dòng 
TB V% TB V% TB V% TB V% 
V 
(dm3) 
TLS 
(%) 
Năng 
suất 
(m3/ha/ 
năm) 
1 UP164 6,70 17,60 7,24 10,54 4,54 4,92 4,70 3,62 14,52 91,84 11,07 
2 UP95 6,49 16,28 7,11 8,14 4,30 6,14 4,58 4,67 13,27 95,41 10,51 
3 DH32-29 6,42 14,98 6,75 10,22 4,27 7,42 4,35 7,89 12,23 95,92 9,74 
4 UP99 6,21 20,62 7,08 11,41 4,39 7,35 4,43 6,50 12,41 92,35 9,51 
5 UP171 6,25 18,50 7,18 10,82 4,42 7,00 4,59 5,97 12,38 92,35 9,49 
6 UP223 6,43 15,81 6,96 8,55 4,29 6,90 4,41 7,30 12,76 88,78 9,40 
7 CT3 6,08 14,24 7,10 19,24 4,40 7,19 4,50 5,73 10,86 97,45 8,78 
8 UP97 6,02 17,14 6,61 6,98 4,27 8,68 4,44 5,70 10,46 95,41 8,28 
9 UP72 5,66 17,08 6,91 7,83 4,24 7,08 4,43 5,55 9,55 91,84 7,28 
10 UP54 5,53 17,21 7,01 8,96 4,18 8,34 4,35 5,90 9,36 92,86 7,21 
11 UP35 5,65 18,81 6,97 8,62 4,11 9,11 4,35 7,50 9,73 87,76 7,09 
12 U6 4,27 22,01 5,03 19,52 3,69 12,49 3,85 14,90 4,39 92,35 3,36 
TB 5,973 6,828 4,257 4,14 10,99 92,86 8,48 
Fpr <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 0,474 
Lsd 0,709 0,646 0,299 0,256 4,126 8,219 
Ghi chú: V là thể tích thân cây (dm3); D1,3 là đường kính ngang ngực (cm); Hvn là chiều cao vút ngọn 
(m); Dtt là độ thẳng thân; Sk là sức khỏe; TLS là tỷ lệ sống; TB là trung bình; V% là hệ số biến động; Fpr là 
mức ý nghĩa thống kê; Lsd là sai khác có ý thống kê nhỏ nhất. 
Bảng 1 cho thấy, năng suất trung bình của toàn 
khảo nghiệm ở giai đoạn 24 tháng tuổi đạt 8,48 
m3/ha/năm và giữa các giống có sự biến động lớn về 
năng suất. Trong đó, nhóm các giống sinh trưởng 
nhanh và cũng có năng suất cao gồm UP164, UP95, 
DH32-29, UP99, UP171, UP223 với năng suất trung 
bình đạt 10,00 m3/ha/năm, vượt từ 10,91 - 30,56% so 
với trung bình khảo nghiệm và vượt từ 179,42 - 
228,93% so với giống đối chứng. Giống đối chứng 
Bạch đàn lai U6 có năng suất rất thấp, chỉ đạt 3,36 
m3/ha/năm. 
Bảng 2. Độ vượt về năng suất của các giống Bạch đàn lai ở giai đoạn 24 tháng tuổi tại Yên Bình, Yên Bái 
STT Dòng 
Năng suất 
(m3/ha/năm) 
Độ vượt so với trung 
bình khảo nghiệm (%) 
Độ vượt so với giống đối 
chứng U6 (%) 
1 UP164 11,07 30,56 228,93 
2 UP95 10,51 23,96 212,29 
3 DH32-29 9,74 14,85 189,36 
4 UP99 9,51 12,21 182,69 
5 UP171 9,49 11,93 182,00 
6 UP223 9,40 10,91 179,42 
7 CT3 8,78 3,61 161,04 
8 UP97 8,28 -2,29 146,16 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 146 
9 UP72 7,28 -14,13 116,34 
10 UP54 7,21 -14,9 114,39 
11 UP35 7,09 -16,4 110,62 
12 U6 3,36 -60,31 0 
TB 8,48 
Hình 1. Năng suất của các giống Bạch đàn lai ở giai 
đoạn 24 tháng tuổi tại Yên Bình, Yên Bái 
Từ kết quả đánh giá sinh trưởng, năng suất và 
chất lượng thân cây ở trên cho thấy, các giống Bạch 
đàn lai đã được công nhận có sinh trưởng và năng 
suất vượt trội so với giống đối chứng. Trong số các 
giống Bạch đàn lai đã được đưa vào khảo nghiệm thì 
có 6 giống là UP164, UP171, UP223, UP95, UP99 và 
DH32-29 có sinh trưởng nhanh, năng suất cao và phù 
hợp cho vùng Yên Bình, Yên Bái. 
3.2. Khảo nghiệm mở rộng các giống Bạch đàn 
lai tại Hữu Lũng, Lạng Sơn 
Bảng 3. Sinh trưởng của các giống Bạch đàn lai ở giai đoạn 36 tháng tuổi tại Hữu Lũng, Lạng Sơn 
(trồng 9/2017, đo 9/2020) 
D1,3 (cm) Hvn (m) Dtt (điểm) Sk (điểm) TT Dòng 
TB V% TB V% TB V% TB V% 
V (dm3) 
TLS 
(%) 
Năng suất 
(m3/ha/năm ) 
1 UP223 10,95 12,88 12,56 11,73 4,23 5,54 4,52 5,29 65,00 70,40 25,32 
2 UP35 10,77 13,28 12,57 12,07 4,33 4,97 4,67 4,24 61,40 74,00 25,14 
3 UP54 10,48 8,57 12,43 8,10 4,46 5,09 4,72 3,67 56,70 79,10 24,82 
4 UP164 10,42 8,93 12,39 7,37 4,32 4,49 4,67 4,11 54,90 74,00 22,48 
5 UP171 10,24 8,95 12,08 7,84 4,16 4,40 4,52 6,31 53,00 76,00 22,29 
6 DH32-29 9,83 11,32 11,73 9,62 4,19 5,32 4,59 4,82 47,10 78,60 20,48 
7 UP97 9,73 11,31 11,58 10,40 4,24 5,00 4,60 4,67 45,60 74,00 18,67 
8 UP95 9,58 9,45 11,31 9,66 4,26 5,63 4,50 5,31 42,90 73,50 17,45 
9 PB48 9,13 10,69 10,91 10,03 4,24 4,39 4,49 5,02 39,10 77,00 16,66 
10 UP99 9,32 9,36 11,27 9,39 4,32 5,52 4,62 4,20 40,40 72,40 16,18 
11 PB7 9,10 11,84 10,85 11,85 4,14 4,59 4,54 6,32 38,10 73,00 15,39 
12 UP72 9,04 12,22 10,88 11,87 4,25 4,78 4,52 5,68 38,00 73,00 15,35 
13 U6 9,01 14,43 10,89 12,60 4,06 6,38 4,29 6,97 38,70 65,80 14,09 
14 PB55 8,88 13,66 10,39 13,44 4,05 3,96 4,41 6,49 35,00 61,70 11,95 
15 PN14 7,48 16,27 9,11 16,70 3,70 14,00 3,98 13,64 25,40 57,10 8,03 
TB 9,600 11,400 4,196 4,507 45,40 72,00 18,29 
Fpr <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 0,719 
Lsd 1,221 1,322 0,255 0,248 15,499 20,12 
Ghi chú: V là thể tích thân cây (dm3); D1,3 là đường kính ngang ngực (cm); Hvn là chiều cao vút ngọn 
(m); Dtt là độ thẳng thân; Sk là sức khỏe; TLS là tỷ lệ sống; TB là trung bình; V% là hệ số biến động; Fpr là 
mức ý nghĩa thống kê; Lsd là sai khác có ý thống kê nhỏ nhất. 
Kết quả ở bảng 3 cho thấy, khảo nghiệm mở 
rộng các giống Bạch đàn lai tại Hữu Lũng, Lạng Sơn 
ở giai đoạn 36 tháng tuổi có tỷ lệ sống trung bình đạt 
72,0%; giữa các giống có sự sai khác rõ rệt về các chỉ 
tiêu sinh trưởng và chỉ tiêu chất lượng thân cây 
(Fpr<0,001). Nhóm các dòng Bạch đàn lai UP223, 
UP35, UP54, UP164, UP171, DH32-29 và UP97 có 
sinh trưởng vượt trội với đường kính ngang ngực 
trung bình đạt 10,35 cm, chiều cao vút ngọn trung 
bình đạt 12,19 m và thể tích thân cây trung bình đạt 
54,81 dm3/cây; nhóm các dòng Bạch đàn lai PB7, 
PB48, PB55 có sinh trưởng trung bình; các giống đối 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 147 
chứng là U6 và PN14 có sinh trưởng kém nhất trong 
khảo nghiệm. 
Kết quả đánh giá cho thấy, ở giai đoạn 36 tháng 
tuổi khảo nghiệm mở rộng các giống Bạch đàn lai có 
năng suất trung bình toàn khảo nghiệm đạt 18,29 
m3/ha/năm và có sự biến động lớn giữa các giống. 
Trong đó, các dòng Bạch đàn lai UP223, UP35, UP54, 
UP164, UP171, DH32-29 và UP97 có sinh trưởng 
nhanh và cũng có năng suất cao nhất, trung bình đạt 
22,74 m3/ha/năm, vượt từ 2,11 - 38,47% so với trung 
bình khảo nghiệm và vượt từ 68,86 - 128,98% so với 
các giống đối chứng. Nhóm các giống Bạch đàn lai 
PB7, PB48, PB55 có năng suất trung bình đạt từ 
11,95 - 16,66 m3/ha/năm, thấp hơn so với năng suất 
trung bình của toàn khảo nghiệm. Các giống đối 
chứng U6 và PN14 có năng suất thấp, chỉ đạt lần lượt 
là 14,09 m3/ha/năm và 8,03 m3/ha/năm. 
Bảng 4. Độ vượt về năng suất của các giống Bạch đàn lai ở giai đoạn 36 tháng tuổi tại Hữu Lũng, Lạng Sơn 
STT Dòng 
Năng suất 
(m3/ha/năm) 
Độ vượt so với trung bình 
khảo nghiệm (%) 
Độ vượt so với trung bình giống 
đối chứng U6 và PN14 (%) 
1 UP223 25,32 38,47 128,98 
2 UP35 25,14 37,48 127,36 
3 UP54 24,82 35,71 124,43 
4 UP164 22,48 22,93 103,29 
5 UP171 22,29 21,88 101,56 
6 DH32-29 20,48 12,02 85,25 
7 UP97 18,67 2,11 68,86 
8 UP95 17,45 -4,59 57,78 
9 PB48 16,66 -8,9 50,66 
10 UP99 16,18 -11,49 46,37 
11 PB7 15,39 -15,84 39,18 
12 UP72 15,35 -16,06 38,81 
13 U6 14,09 -22,95 27,42 
14 PB55 11,95 -34,66 8,06 
15 PN14 8,03 -56,11 -27,42 
TB 18,29 
Hình 2. Năng suất của các giống Bạch đàn lai ở giai 
đoạn 36 tháng tuổi tại Hữu Lũng, Lạng Sơn 
Từ kết quả đáng giá khảo nghiệm tại Hữu Lũng, 
Lạng Sơn cho thấy, các giống Bạch đàn lai UP223, 
UP35, UP54, UP164, UP171, DH32-29 và UP97 là 
những giống có sinh trưởng nhanh, năng suất cao 
nhất và phù hợp với vùng Hữu Lũng, Lạng Sơn. 
4. KẾT LUẬN 
Khảo nghiệm mở rộng các giống Bạch đàn lai ở 
giai đoạn 24 tháng tuổi tại Yên Bình, Yên Bái có tỷ lệ 
sống đạt 92,86%, giữa các giống có sự sai khác rõ rệt 
về sinh trưởng, năng suất và chất lượng thân cây. 
Nhóm các giống Bạch đàn lai có sinh trưởng nhanh 
và năng suất cao nhất là UP164, UP95, DH32-29, 
UP99, UP171, UP223 với năng suất trung bình đạt 
10,00 m3/ha/năm, vượt từ 10,91 - 30,56% so với trung 
bình khảo nghiệm và vượt từ 179,42 - 228,93% so với 
giống đối chứng U6. 
Khảo nghiệm mở rộng các giống Bạch đàn lai ở 
giai đoạn 36 tháng tuổi tại Hữu Lũng, Lạng Sơn có tỷ 
lệ sống đạt 72,00%, giữa các giống cũng có sự sai 
khác rõ rệt về sinh trưởng, năng suất cũng như chất 
lượng thân cây. Nhóm các giống có sinh trưởng 
nhanh và năng suất cao nhất là UP223, UP35, UP54, 
UP164, UP171, DH32-29 và UP97 với năng suất trung 
bình đạt 22,74 m3/ha/năm, vượt từ 2,11 - 38,47% so 
với trung bình khảo nghiệm và vượt từ 68,86 - 
128,98% so với các giống đối chứng. Các giống Bạch 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 148 
đàn lai PB có sinh trưởng và năng suất ở mức trung 
bình tại Hữu Lũng, Lạng Sơn. 
Đã xác định được 6 giống Bạch đàn lai có sinh 
trưởng nhanh, năng suất cao và phù hợp với vùng 
Yên Bình, Yên Bái và 7 giống phù hợp với vùng Hữu 
Lũng, Lạng Sơn. Các giống Bạch đàn lai trong hai 
khảo nghiệm này cần được tiếp tục theo dõi và đánh 
giá ở giai đoạn tiếp theo. 
LỜI CẢM ƠN 
Nghiên cứu được hoàn thành dưới sự hỗ trợ của 
dự án cấp Bộ “Sản xuất thử các giống Bạch đàn lai 
UP và PB nhằm cung cấp gỗ lớn cho vùng Đông 
Bắc bộ và Nam Trung bộ” giai đoạn 2017 - 2021. Các 
tác giả xin trân trọng cảm ơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao (1997). Giáo 
trình điều tra rừng. Trường Đại học Lâm nghiệp. 
2. Lê Đình Khả và Nguyễn Việt Cường (2001). 
Kết quả nghiên cứu một số loài bạch đàn lai tại Việt 
Nam. Báo cáo khoa học, Viện Khoa học Lâm nghiệp 
Việt Nam, 55 trang. 
3. Nguyễn Đức Kiên và cộng sự (2015). Nghiên 
cứu chọn tạo giống Bạch đàn lai mới giữa Bạch đàn 
pellita và các loài bạch đàn khác. Báo cáo tổng kết đề 
tài cấp Bộ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 
4. Hà Huy Thịnh, Phí Hồng Hải, Nguyễn Đức 
Kiên (2011). Chọn tạo giống và nhân giống cho một 
số loài cây trồng rừng chủ yếu. Tập 4. Nhà xuất bản 
Nông nghiệp. 
5. Hà Huy Thịnh và cộng sự (2015). Nghiên 
cứu chọn tạo giống có năng suất và chất lượng cao 
cho một số loài cây trồng rừng chủ lực. Báo cáo 
tổng kết đề tài cấp Bộ. Viện Khoa học Lâm nghiệp 
Việt Nam. 
6. Williams, E. R., Matheson, A. C. and Harwood, 
C. E. (2002). Experimental design and analysis for 
use in tree improvement. CSIRO publication, 174 pp. 
ISBN: 0643062599. 
ANALYSIS OF THE GROWTH TRAITS FOR UP HYBRID (Eucalyptus urophylla x Eucalyptus pellita) AND 
PB HYBRID (Eucalyptus pellita x Eucalyptus brassiana) AT EXTENDED TRIALS IN YEN BINH, YEN BAI 
AND HUU LUNG, LANG SON 
Tran Thi Thanh Thuy1, Do Huu Son1, Nguyen Duc Kien1, 
Ngo Van Chinh1, Duong Hong Quan1, Trinh Van Hieu1, 
La Truong Giang1, Ha Huy Nhat1, Pham Minh Toai2 
1Institute of Forest tree Improvement and Biotechnology 
2Vietnam National University of Forestry 
Summary 
The objectives of the study was to evaluate the growth, productivity and quality of UP hybrid (Eucalyptus 
urophylla x Eucalyptus pellita), PB hybrid (Eucalyptus pellita x Eucalyptus brassiana) tested in some 
ecological regions other than recognized. The study was conducted at two sites (extended trials) in Yen 
Binh, Yen Bai in North Central and Huu Lung, Lang Son in East Northern region with 9 clones of UP 
hybrid, 3 clones of PB hybrid, 2 clones from China (DH32-29, CT3) and 2 clones U6 and PN14 as clonal 
control. After 24 months of age, the trial at Yen Binh, Yen Bai the survival rate reached 92.86%; The group of 
Eucalyptus hybrid clones with the fast growth and highest productivity are UP164, UP95, DH32-29, UP99, 
UP171, UP223 with mean productivity of 10 m3/ha/year (exceeded from 10.91% to 30.56% than mean value 
of the trial and exceeded from 179.42% to 228.93% than the control clonal U6. After 36 months of age, the 
trial at Huu Lung, Lang Son, the survival rate reached 72%; The clones which the highest growth and 
highest productivity are UP223, UP35, UP54, UP164, UP171, DH32-29, UP97 with mean productivity 
reached 22.74 m3/ha/year, exceeding from 2.11% to 38.47% than the mean values of the trial and exceeded 
from 68.86% to 128.98% than the control clones U6 and PN14. The Eucalyptus hybrid PB clones have 
average growth and productivity in Huu Lung, Lang Son. 
Keywords: Eucalyptus hybrid UP, Eucalyptus hybrid PB, expanded trial, growth, productivity. 
Người phản biện: PGS.TS. Đặng Thái Dương 
Ngày nhận bài: 10/8/2020 
Ngày thông qua phản biện: 10/9/2020 
Ngày duyệt đăng: 17/9/2020 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_sinh_truong_cua_cac_giong_bach_dan_lai_up_eucalyptu.pdf