Đánh giá ổn định điện áp trong hệ thống điện truyền tải dùng phương pháp phân tích độ nhạy
Ổn định điện áp là khả năng của hệ thống giữ được điện áp tại tất cả các nút trong hệ
thống nằm trong giới hạn cho phép trong các điều kiện vận hành bình thường cũng như khi có
nhiễu xảy ra. Một hệ thống điện rơi vào trạng thái mất ổn định điện áp nếu như khi có nhiễu,
sự gia tăng phụ tải, hoặc khi có sự thay đổi về điều kiện vận hành hệ thống gây ra việc giảm
nhanh chóng và mất khả năng điều khiển điện áp. Nguyên nhân chính gây ra mất ổn định điện
áp là do hệ thống không thể đáp ứng được nhu cầu công suất phản kháng của tải.
Thông thường, ổn định điện áp được chia thành ba loại: ổn định điện áp quá độ (transient
voltage stability), ổn định điện áp tĩnh (static voltage stability) và ổn định điện áp động
(dynamic voltage stability) [1]. Việc tính toán biên giới ổn định điện áp tĩnh có thể trở thành
cơ sở để đánh giá độ ổn định điện áp của hệ thống điện. Sự mất ổn định điện áp tĩnh có thể
xảy ra khi điện áp giảm dần hoặc tăng dần của một vài hoặc tất cả các thanh cái trong hệ thống.
Điều này có thể xảy ra với các thanh cái yếu, từ đó lan rộng sang các thanh cái khác và cuối
cùng dẫn đến sự sụp đổ điện áp của toàn bộ hệ thống điện. Vì vậy, ổn định điện áp tĩnh đã trở
thành một trong những vấn đề quan trọng trong việc quy hoạch và vận hành hệ thống điện
ngay cả trong hiện tại và tương lai.
Ngày nay, vấn đề ổn định điện áp không còn là vấn đề mới lạ đối với tất cả chúng ta. Tuy
nhiên, nó đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với hệ thống điện, mà cụ thể ở đây là vấn đề
sụp đổ điện áp. Nếu không có những dự báo về sụp đổ điện áp để đưa ra những biện pháp cải
thiện kịp thời thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của
nền kinh tế cũng như an ninh của hệ thống điện. Việc dự báo sụp đổ điện áp trong hệ thống
điện là một trong những bài toán quan trọng trong quá trình phân tích ổn định điện áp, đặc biệt
là đối một hệ thống điện lớn và phức tạp [1-3].
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá ổn định điện áp trong hệ thống điện truyền tải dùng phương pháp phân tích độ nhạy
hống là dương thì hệ thống ổn định điện áp, và nếu độ nhạy V-Q của ít nhất một nút trong hệ thống là âm thì hệ thống mất ổn định điện áp. Do đó, trong phương pháp phân tích độ nhạy V-Q người ta dựa vào đặc điểm này để phân tích đánh giá ổn định điện áp cho hệ thống điện. Phương trình điện áp – công suất hệ thống trạng thái xác lập ở dạng tuyến tính hóa được cho như sau [5-7]: = P PV Q QV J JP J JQ V (1) Trong đó: P, Q, và V: lần lượt là độ thay đổi công suất thực tại các nút, độ thay đổi công suất phản kháng bơm vào nút, độ thay đổi góc pha của điện áp nút và độ thay đổi biên độ điện áp nút; P Q J J PV QV J J là ma trận Jacobi gồm 4 ma trận con: JP, JPV, JQ, JQV. Trong nghiên cứu này, mô hình phân bố công suất truyền thống được sử dụng để phân tích ổn định điện áp. Do đó, ma trận Jacobi trong phương trình (1) cũng giống như ma trận Jacobi được sử dụng trong phương pháp lập Newton-Raphson để giải phân bố công suất [5, 10]. Sự ổn định điện áp của hệ thống bị ảnh hưởng bởi cả 2 thành phần công suất (P, Q). Tuy nhiên, ở mỗi điểm làm việc, chúng ta có thể giữ công suất tác dụng P không đổi và đánh giá ổn định điện áp bằng cách xem xét sự thay đổi trong quan hệ giữa Q và V. Mặc dù không xét đến sự thay đổi của P, nhưng ảnh hưởng của sự thay đổi phụ tải hệ thống hoặc mức truyền công suất cũng được đưa vào tính toán bằng cách nghiên cứu quan hệ giữa Q và V trong các điều kiện vận hành với các mức tải công suất P khác nhau. Đánh giá ổn định điện áp trong hệ thống điện truyền tải dùng phương pháp phân tích độ nhạy 45 Từ (1), ta có hệ phương trình sau: P PV Q QV P J J V Q J J V = + = + (2) Có 2 thông số ảnh hưởng đến độ ổn định điện áp. Đó là công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q. Để phân tích xem P và Q ảnh hưởng như thế nào đến ổn định điện áp thì chúng ta cần giả sử công suất phản kháng hoặc công suất tác dụng bằng hằng số. Trong nghiên cứu này, ta cho sai số P = 0 [11, 12]. Do đó, hệ phương trình (2) được viết lại như sau: 1 P PV R J J V Q J V − = − = (3) Trong đó: RJ là ma trận Jacobi rút gọn của hệ thống, được viết lại như sau : 1 R QV Q P PVJ J J J J − = − (4) Từ (3), ta có: 1 RV J Q − = (5) Ma trận −1 R J là ma trận Jacobi V-Q rút gọn. Phần tử đường chéo thứ i của ma trận −1 R J là độ nhạy V-Q ở nút thứ i [10]. Độ nhạy V-Q ở một nút chính là độ dốc của đường cong Q-V tại điểm làm việc đã cho [11]. Nếu độ nhạy V-Q dương cho thấy điểm làm việc là ổn định, độ nhạy càng nhỏ hệ thống càng ổn định. Khi độ ổn định giảm, giá trị của độ nhạy sẽ tăng lên và bằng vô cùng khi hệ thống ở giới hạn ổn định. Nếu độ nhạy có giá trị âm cho thấy điểm làm việc là không ổn định. Để xác định ma trận −1 R J trong việc phân tích ổn định điện áp, trước tiên giải bài toán phân bố công suất theo phương pháp lập Newton-Raphson, khi bài toán hội tụ ta tìm được ma trận Jacobi tương ứng với các điều kiện vận hành đã cho. Sau đó tìm ma trận Jacobi rút gọn theo công thức (4) và cuối cùng tìm được ma trận −1 R J . 2.2. Sơ đồ thuật toán Thuật toán giải phân bố công suất theo phương pháp lập Newton-Raphson và xác định ma trận Jacobi rút gọn −1 R J gồm các bước sau: Giả thiết (0) j và (0) j V lần lượt là góc pha và biên độ điện áp ban đầu tại nút j. Xét vòng lặp thứ k gồm: Bước 1: Dùng các trị số (k) j và (k) j V , tính công suất tác dụng (k ) i P , và công suất phản kháng, (k) i Q , tại các nút i = 2,,N. Bước 2: Tính các sai số (k) i P và (k) i Q theo công thức sau: (k) (k) i o i i (k) (k) i o i i P P P Q Q Q − − = − = − (6) Nguyễn Ngọc Minh Đoàn, Văn Tấn Lượng 46 Bước 3: Kiểm tra điều kiện nếu (k) i (k) i P Q thì (k) i (k) i V là nghiệm và nhảy xuống bước 8, nếu không đạt điều kiện thì tính tiếp bước 4. Trong đó, sai số được chọn là 10-3. Bước 4: Tính các phần tử ma trận Jacobi. Bước 5: Tính lại góc pha và biên độ điện áp tại các nút (k) i (k) i V . Bước 6: Tính (k 1) (k) (k) j j j (k 1) (k) (k) j j j j 2, N V V V = ..., Bước 7: Quay lại bước 1. Bước 8: Tính các phần tử của ma trận Jacobi và các ma trận con JP, JPV, JQ và JQV khác với bước 4 là ở đây chúng ta tính cho cả các nút điều khiển điện áp, chỉ trừ nút cân bằng. Sau đó, ta tính ma trận R J và 1 R J . Sơ đồ giải thuật được thể hiện trong Hình 1. Bắt đầu Xác định thông số cấu trúc và dữ liệu về tải, nguồn của mạng điện Tính phân bố công suất Tính ma trận Jacobi và các ma trận con JPθ ,JPV ,JQθ ,JQV Tính ma trận Jacobi rút gọn JR Tính ma trận JR -1 Phân tích độ nhạy V-Q Kết luận đánh giá ổn định điện áp Kết thúc Hội tụ Đúng Sai Hình 1. Sơ đồ giải thuật Đánh giá ổn định điện áp trong hệ thống điện truyền tải dùng phương pháp phân tích độ nhạy 47 3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG Sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy V-Q đánh giá ổn định điện áp cho mạng điện 26 nút (IEEE 26-bus test system) như trong Hình 2. Số liệu phụ tải và máy phát lần lượt cho trong Bảng 1 và 2. Bảng 1. Số liệu phụ tải Nút P (MW) Q (MVAr) Nút P (MW) Q (MVAr) 1 51 41 14 24 12 2 22 15 15 70 31 3 64 50 16 55 27 4 25 10 17 78 38 5 50 30 18 153 67 6 76 29 19 75 15 7 0 0 20 48 27 8 0 0 21 46 23 9 89 50 22 45 22 10 0 0 23 25 12 11 25 15 24 54 27 12 89 48 25 28 13 13 31 15 26 40 20 Bảng 2. Số liệu máy phát Nút Điện áp (p.u) Công suất (MW) Giới hạn (MVAr) Qmin Qmax 1 1,025 2 1,020 79 40 250 3 1,025 20 40 150 4 1,050 100 40 80 5 1,045 300 40 160 26 1,015 60 15 50 Đầu phân áp chỉnh định cho trong Bảng 3, trong đó nút bên trái được giả thiết là có đầu phân áp. Thông số đường dây và máy biến áp cho trong Bảng 4. Số liệu về công suất kháng của tụ bù ngang ở các nút cho trong Bảng 5. Nút 1 được chọn là nút cân bằng với điện áp giữ cân bằng 1,02500 (p.u). Công suất cơ bản là 100 (MVA). Điện áp cơ bản là 132 (kV). Giải phân bố công suất bằng phương pháp Newton-Raphson, với sai số công suất = 0,0001. Bài toán hội tụ sau 4 lần lặp. Nguyễn Ngọc Minh Đoàn, Văn Tấn Lượng 48 Bảng 3. Đầu phân áp Nhánh máy biến áp Chỉnh định đầu phân áp Nhánh máy biến áp Chỉnh định đầu phân áp 2-3 0,96 4-12 1,050 2-13 0,96 6-19 0,950 3-13 1,017 7-9 0,950 4-8 1,050 Bảng 4. Số liệu đường dây và máy biến áp Đường dây R (p.u) X (p.u) 0,5B (p.u) Đường dây R (p.u) X (p.u) 0,5B (p.u) 1-2 0,0005 0,00480 0,03000 10-22 0,0069 0,0298 0,0050 1-18 0,0013 0,01100 0,06000 11-25 0,0960 0,2700 0,0100 2-3 0,0014 0,05130 0,05000 11-26 0,0165 0,0970 0,0040 2-7 0,0103 0,05860 0,01800 12-14 0,0327 0,0802 0 2-8 0,0074 0,03210 0,03900 12-15 0,0180 0,0598 0 2-13 0,00357 0,09670 0,02500 13-14 0,0046 0,0271 0,0010 2-26 0,0323 0,19670 0 13-15 0,0116 0,0610 0,0000 3-13 0,0007 0,00548 0,00050 13-16 0,01793 0,0888 0,0010 4-8 0,0008 0,02400 0,00010 14-15 0,0069 0,0382 0 4-12 0,0016 0,02070 0,01500 15-16 0,0209 0,0512 0 5-6 0,0069 0,03000 0,09900 16-17 0,0990 0,0600 0 6-7 0,00535 0,03060 0,00105 16-20 0,0239 0,0585 0 6-11 0,0097 0,05700 0,00010 17-18 0,0032 0,0600 0,0380 6-18 0,00374 0,02220 0,00120 17-21 0,2290 0,4450 0 6-19 0,0035 0,06600 0,04500 19-23 0,0300 0,1310 0 6-21 0,0050 0,09000 0,02260 19-24 0,0300 0,1250 0,0020 7-8 0,0012 0,00693 0,00010 19-25 0,1190 0,2249 0,0040 7-9 0,00095 0,04290 0,02500 20-21 0,0657 0,1570 0 8-12 0,0020 0,01800 0,02000 20-22 0,0150 0,0366 0 9-10 0,00104 0,04930 0,00100 21-24 0,0476 0,1510 0 10-12 0,00247 0,01320 0,01000 22-23 0,0290 0,0990 0 10-19 0,0547 0,23600 0 22-24 0,0310 0,0880 0 10-20 0,0066 0,01600 0,00100 23-25 0,0987 0,1168 0 Đánh giá ổn định điện áp trong hệ thống điện truyền tải dùng phương pháp phân tích độ nhạy 49 Bảng 5. Số liệu công suất kháng của tụ bù ngang Nút MVAr Nút MVAr 1 4 11 1,5 4 2 12 2 5 5 15 0,5 6 2 19 5 GG G G G 17 21 23 2022 24 15 101925 11 9 12 18 26 5 6 7 1614 4 3 13 2 8 1 I Hình 2. Sơ đồ mạng điện [7] Kết quả tính độ nhạy tại các nút thể hiện trong Bảng 6. Dựa vào kết quả tính toán ta thấy các giá trị của độ nhạy V-Q đều dương, do đó hệ thống điện ở trên là ổn định. Trong đó, nút số 25 có độ ổn định kém nhất. Khảo sát ổn định điện áp của hệ thống khi thay đổi tải trong vùng I, như trong Hình 2. Bằng cách tăng từ từ tải nút 25 từ 0 đến giá trị tới hạn (hệ số công suất không đổi, cos = 0,8944), ta được đường cong P-V tại nút 25 như Hình 3. Đ iệ n á p ( p .u ) Công suất (MW) A B C D Hình 3. Đường cong P-V tại nút 25, với cos = 0,8944 Nguyễn Ngọc Minh Đoàn, Văn Tấn Lượng 50 Bảng 6. Kết quả tính độ nhạy tại các nút Nút Độ nhạy Nút Độ nhạy 25 0,066390 22 0,015183 24 0,048239 4 0,014478 21 0,046079 3 0,013994 11 0,045915 6 0,011806 23 0,045453 13 0,011648 26 0,041745 20 0,010727 17 0,040469 7 0,008353 5 0,036727 18 0,008121 19 0,032200 10 0,007699 9 0,027500 12 0,007070 16 0,019085 8 0,006635 14 0,017477 2 0,003423 15 0,015319 Bảng 7. Kết quả tính độ nhạy tại các nút trong vùng I Điểm A: P25 = 12,5 MW Q25 = 14 MVAr Điểm B: P25 = 148,4 MW Q25 = 74,2 MVAr Nút Độ nhạy Nút Độ nhạy 25 0,066390 25 0,087271 24 0,048239 24 0,049643 21 0,046079 23 0,048294 11 0,045915 11 0,047174 23 0,045453 21 0,046926 Điểm C: P25 = 224 MW Q25 = 112 MVAr Điểm D: P25 = 232,4 MW Q25 = 116,2 MVAr Nút Độ nhạy Nút Độ nhạy 25 0,153586 25 0,273637 23 0,052506 23 0,054710 24 0,051785 24 0,053295 11 0,049448 11 0,050551 21 0,048226 21 0,049143 Bảng 7 thể hiện độ nhạy của các nút trong vùng I với 4 mức tải khác nhau tại nút 25. Từ Bảng 7, ta thấy khi tải tăng lên độ nhạy các nút tăng lên, khi tải tại nút 25 gần giá trị tới hạn (P25 = 232,4 MW) độ nhạy tại nút 25 lớn (0,273637), độ ổn định điện áp của hệ thống giảm mạnh. Khi cho tải tăng lên một lượng nhỏ P25 = 233,536 MW và Q25 = 116,768 MVAr, độ nhạy các nút 25, 24, 21, 11, 23 trong vùng I có giá trị âm (Bảng 8), hệ thống mất ổn định. Đánh giá ổn định điện áp trong hệ thống điện truyền tải dùng phương pháp phân tích độ nhạy 51 Bảng 8. Kết quả tính độ nhạy tại các nút trong vùng I (hệ thống mất ổn định) Nút Độ nhạy Nút Độ nhạy 25 -0,045842 11 -0,001925 23 -0,028734 21 -0,000542 24 -0,007316 4. KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN Trong bài báo, phương pháp phân tích ổn định điện áp dựa trên cơ sở phân tích độ nhạy V-Q của ma trận Jacobi được thành lập từ bài toán phân bố công suất Newton-Raphson đã được nghiên cứu. Với phương pháp này, đầu tiên bài toán phân bố công suất Newton-Raphson đã được áp dụng, từ đó các ma trận con của ma trận Jacobi được tính toán. Sau đó, phương pháp phân tích độ nhạy V-Q đã được thực hiện. Cuối cùng, mạng IEEE- 26 nút được áp dụng để kiểm chứng tính khả khi của phương pháp. Với phương pháp phân tích ổn định điện áp dựa trên cơ sở phân tích độ nhạy V-Q như trên, những ưu và khuyết điểm của phương pháp được liệt kê như sau: Việc giải bài toán phân bố công suất theo phương pháp Newton-Raphson thì ta nhận thấy rằng bài toán sẽ hội tụ với số vòng lặp ít (cụ thể trong mạng ta giải bài toán phân bố công suất với số vòng lặp là 4), do đó sai số công suất sẽ không đáng kể. Do vậy, kết quả sẽ có tính chính xác cao. Phương pháp phân tích độ nhạy có thể đưa ra được kết quả đánh giá sự ổn định điện áp một cách khái quát của các nút trong hệ thống. Từ đó, ta có thể biết được là hệ thống có ổn định hay không. Trong phương pháp này, độ nhạy của các nút càng cao thì hệ thống càng dễ mất ổn định. Hệ thống sẽ bị mất ổn định nếu một trong số các nút của hệ thống có độ nhạy âm. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào độ nhạy của hệ thống thì ta không biết được là hệ thống đã tiến tới điểm làm việc tới hạn hay chưa. Do vậy mà ta vẫn không biết được chính xác hệ thống đang ở mức nào so với ranh giới mất ổn định để từ đó ta có những giải pháp thích hợp hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Begovic M., Fulton D., Gonzalez M.R., Goossens J., Guro E.A., Haas R.W., Henville C.F., Manchur G., Michel G.L., Pastore R.C., Postforoosh J., Schmitt G.L., Williams J.B., Zimmerman K., Burzese A.A - Summary of “System protection and voltage stability”, IEEE Transactions on Power Delivery 10 (2) (1995) 631-663. 2. Ben-Kilani K. and Elleuch M. - Structural analysis of voltage stability in power systems integrating wind power, IEEE Transactions on Power Systems 28 (4) (2013) 3785-3794. 3. Vittal E., O’Malley M., and Keane K. - A steady-state voltage stability analysis of power systems with high penetrations of wind IEEE Transactions on Power Systems 25 (1) (2013) 433-442. 4. Zabaiou T., Dessaint L.-A. and Kamwa I. - Preventive control approach for voltage stability improvement using voltage stability constrained optimal power flow based on static line voltage stability indices, IET Generation, Transmission & Distribution 8 (5) (2014) 924-934. 5. Byung Ha Lee, Kwang Y. Lee - A study on voltage collapse mechanism in electric power systems, IEEE Transactions on Power System 6 (3) (1991) 966-974. Nguyễn Ngọc Minh Đoàn, Văn Tấn Lượng 52 6. Gao B., Morison G. K., Kundar P. - Voltage stability evaluation using modal analysis, IEEE Transactions on Power System 7 (4) (1992) 1529-1542. 7. Hồ Văn Hiến - Hệ thống điện Truyền tải và Phân Phối, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2005). 8. Aghatehrani R. and Kavasseri R. - Reactive power management of a DFIG wind system in microgrids based on voltage sensitivity analysis, IEEE Transactions on Sustainable Energy 2 (4) (2011) 451-458. 9. Gao Yajing, Yang Wenhai, Zhu Jing, Ren Jiafeng, Li Peng - Evaluating the effect of distributed generation on power supply capacity in active distribution system based on sensitivity analysis, Energies 10 (10) (1473) (2017) 1-14. 10. Hadi Saadat - Power System Analysis, McGraw-Hill International Editions (1999). 11. Jia-Hui Wu, Hai-Yun Wang, Wei-Qing Wang & Qiang Zhang - A comprehensive evaluation approach for static voltage stability analysis in electric power grids, Electric Power Components and Systems 47 (6-7) (2019) 573-588. 12. Prabha Kundur - Power system stability and control, McGraw-Hill International Editions (1994). ABSTRACT VOLTAGE STABILITY ASSESSMENT IN POWER TRANSMISSION SYSTEM USING SENSITIVITY ANALYSIS METHOD Nguyen Ngoc Minh Doan, Van Tan Luong* Ho Chi Minh City University of Food Industry *Email: luongvt@hufi.edu.vn In the paper, the V-Q sensitivity analysis based on Newton-Raphson method is applied for the voltage stability analysis. The proposed method gives the voltage stability-related information in the whole system and clearly identifies the areas that have the potential problems. The effectiveness of the proposed method is verified by Matlab-based simulation results for IEEE-26 node network. Keywords: Power system, voltage stability, sensitivity analysis, power flow.
File đính kèm:
- danh_gia_on_dinh_dien_ap_trong_he_thong_dien_truyen_tai_dung.pdf