Đánh giá mức độ phân bố và tích lũy của polybrom diphenyl ete trong trầm tích tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên

DE-28, BDE-47, BDE-100, BDE-99, BDE-154, BDE-153, BDE-183) trong trầm tích

bùn và hai loại động vật nhuyễn thể sinh sống tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, tỉnh Hưng

Yên là trai sông (Anodonta cygnea) và ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata). Các mẫu được chiết

bằng kỹ thuật chiết Soxhlet và định lượng trên thiết bị GC/MS sử dụng phương pháp nội chuẩn.

Hàm lượng tổng PBDEs trong mẫu bùn dao động trong khoảng 6,03 ÷ 183 ng/g trong lượng khô

(dry wt) và trong mẫu nhuyễn thể là 10,2 ÷ 129 ng/g trọng lượng ướt (wet wt). Kết quả nghiên cứu

cho thấy sự tích lũy PBDEs trong trầm tích bùn tại các khu vực nghiên cứu là khá cao, đồng thời,

có mối tương quan thuận giữa hàm lượng PBDEs trong mẫu sinh học và mẫu trầm tích. Chỉ số

BSAF cũng cho thấy mức độ tích lũy cao của PBDEs trong các sinh vật nghiên cứu tại khu vực

làng nghề. Đây là cơ sở khoa học cho việc đánh giá các rủi ro sinh thái và rủi ro môi trường đối

với sự ô nhiễm PBDEs trong môi trường tại làng nghề.

Đánh giá mức độ phân bố và tích lũy của polybrom diphenyl ete trong trầm tích tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên trang 1

Trang 1

Đánh giá mức độ phân bố và tích lũy của polybrom diphenyl ete trong trầm tích tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên trang 2

Trang 2

Đánh giá mức độ phân bố và tích lũy của polybrom diphenyl ete trong trầm tích tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên trang 3

Trang 3

Đánh giá mức độ phân bố và tích lũy của polybrom diphenyl ete trong trầm tích tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên trang 4

Trang 4

Đánh giá mức độ phân bố và tích lũy của polybrom diphenyl ete trong trầm tích tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên trang 5

Trang 5

Đánh giá mức độ phân bố và tích lũy của polybrom diphenyl ete trong trầm tích tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên trang 6

Trang 6

Đánh giá mức độ phân bố và tích lũy của polybrom diphenyl ete trong trầm tích tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên trang 7

Trang 7

Đánh giá mức độ phân bố và tích lũy của polybrom diphenyl ete trong trầm tích tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên trang 8

Trang 8

pdf 8 trang duykhanh 20840
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá mức độ phân bố và tích lũy của polybrom diphenyl ete trong trầm tích tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá mức độ phân bố và tích lũy của polybrom diphenyl ete trong trầm tích tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên

Đánh giá mức độ phân bố và tích lũy của polybrom diphenyl ete trong trầm tích tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên
BDEs là cột Restex -
1614, pha tĩnh Poly (5% diphenyl, 95% 
dimethyl siloxan), kích thước 15m × 0,25mm × 
0,10µm. 
Bên cạnh đó, hỗn hợp chuẩn đánh dấu đồng 
vị gồm 8 đồng loại PBDEs như chuẩn thường 
được sử dụng làm chất đồng hành trong quá 
trình xử lý mẫu và phân tích nhằm đánh giá độ 
thu hồi của phương pháp phân tích. Độ thu hồi 
của các chuẩn đánh dấu đồng vị thu được biến 
thiên từ 62,1 đến 146,6%, thỏa mãn về độ thu 
hồi trên nền mẫu rắn tham chiếu từ tiêu chuẩn 
US-EPD 1614. Giới hạn phát hiện của phương 
pháp phân tích PBDEs trong trầm tích và mẫu 
sinh học thấp nhất đối với BDE-153 là 0,175 ng/g 
và MQL cao nhất là 2,901 ng/g đối với BDE-100. 
2.4. Đánh giá mức độ tích lũy 
Hàm lượng các đồng loại PBDEs trong mẫu 
trầm tích được biểu diễn bằng đơn vị ng/g trọng 
lượng khô và trong mẫu sinh học được biểu 
diễn bằng ng/g trọng lượng ướt của mô thịt. 
Ngoài ra, hệ số tích lũy sinh học trầm tích 
(BSAF) được sử dụng để đánh giá mức độ tích 
lũy PBDEs trong mẫu nhuyễn thể được tính 
theo công thức sau [9][10]: 
Trong đó: 
- Co là hàm lượng của PBDEs trong cơ thể 
sống (ng/g wet wt); 
- fl là tỷ lệ lipit trong cơ thể sống (g lipit/g 
wet wt); 
- Cs là hàm lượng của PBDEstrong trầm 
tích mặt (ng/g dry wt); 
- fsoc là hệ số cacbon hữu cơ trong trầm tích 
(gOC/g dry wt) 
Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng phần mềm 
thống kê SPSS (Statistical Product and Service 
Solutions) để đánh giá mối tương quan giữa 
hàm lượng PBDEs trong trầm tích và trong sinh 
vật bằng hàm phân tích tương quan Pearson. 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1 Hàm lượng PBDEs trong mẫu 
3.1.1. Hàm lượng PBDEs trong trầm tích 
Trong trầm tích tại làng nghề tái chế nhựa 
Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, tỉnh Hưng 
Yên, hàm lượng các đồng loại PBDEs khá cao 
so với các nghiên cứu trong nước. Hàm lượng 
các PBDEs trong mẫu trầm tích dao động từ 
6,03 đến 159 ng/g trọng lượng khô (dry wt), 
trong khi đó PBDEs trong trầm tích sông nội đô 
Hà Nội dao động từ 0,03 đến 17,5 ng/g (dry wt) 
[5]; tại các hồ ở Hà Nội (0,035 đến 0,26 ng/g 
dry wt) [6], tại các cống rãnh nội thành Thành 
phố Hồ Chí Minh (1,5 đến 11 ng/g dry wt), các 
cống rãnh ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh 
T.T. Thắm và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 2 (2018) 51-58 55 
(KPH – 1,5 ng/g dry wt, cửa sông Sài Gòn – 
Đồng Nai (KPH – 0,065 ng/g dry wt) [11]. 
Hàm lượng PBDEs trong các mẫu bùn 
MK06 đến MK10 khá cao so với các điểm còn 
lại. Các điểm lấy mẫu này là nơi tiếp nhận nước 
thải từ quá trình sản xuất hạt nhựa và các hộp 
nhựa dùng một lần tại làng nghề. Các vị trí 
MK02 đến MK05 là các điểm thuộc ao làng 
tiếp nhận nước thải riêng lẻ từ các hộ gia đình 
có hoạt động tái chế nhựa. Kết quả khảo sát khu 
vực nghiên cứu cũng cho thấy mức độ ô nhiễm 
môi trường tại làng nghề là rất nghiêm trọng. 
Tại các ao hồ, sông tại khu vực, nước có màu 
đen và mùi khó chịu. Ngoài ra, hàm lượng 
Cacbon hữu cơ trong các mẫu bùn tại các vị trí 
lấy mẫu cũng khá cao, dao động từ 5,42 đến 
21,6%. 
Xét về tỷ lệ đóng góp của các đồng loại, tỷ 
lệ các đồng loại BDE-47, BDE-99, BDE-100 
chiếm tới 62,4% tổng hàm lượng PBDEs (Hình 
1). Kết quả này tương đồng với thông tin được 
cung cấp tại “Hướng dẫn kỹ thuật kiểm kê phát 
thải và bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản 
xuất công nghiệp có sử dụng các chất ô nhiễm 
hữu cơ khó phân hủy” – Tổng cục Môi trường 
(2014), thành phần của BDE47 chiếm 32%, 
BDE99 và BDE100 chiếm 56% trong tổng các 
đồng loại của C-PentaBDE (gồm BDE-17, 
BDE-28, BDE-47, BDE-99, BDE-100, BDE-
153, BDE-154, BDE-183) [12]. 
Hàm lượng PBDEs trong mẫu sinh học 
Kết quả hàm lượng các đồng loại PBDEs 
trong mẫu ốc bươu vàng và trai sông được thể 
hiện trong Bảng 2. 
Kết quả Bảng 2 cho thấy, các đồng loại 
PBDEs được phát hiện thấy ở tất cả các mẫu 
sinh học. Tuy nhiên, tổng hàm lượng PBDEs 
trong ốc bươu vàng dao động từ 10,2 đến 129 
ng/g (wet wt); trong trai sông từ 11,6 đến 79,6 
ng/g (wet wt). 
Hình 1. Hàm lượng PBDEs trong mẫu trầm tích bùn.
Bảng 2. Hàm lượng tổng PBDEs trong mẫu sinh học 
STT Ký hiệu mẫu 
PBDEs 
(ng/g wet 
wt) 
STT 
Ký hiệu 
mẫu 
PBDEs 
(ng/g wet 
wt) 
STT Ký hiệu mẫu 
PBDEs 
(ng/g wet 
wt) 
1 OBV 1-1 10,2 13 OBV 6-2 51,5 25 OBV 10-3 129 
2 OBV 1-2 12,3 14 OBV 7-1 36,7 26 TrS 4-1 11,6 
3 OBV 2-1 23,4 15 OBV 7-2 56,2 27 TrS 4-2 40,6 
4 OBV 2-2 33,5 16 OBV 7-3 121 28 TrS 4-3 61,1 
5 OBV 3-1 34,3 17 OBV 8-1 32,0 29 TrS5.1 18,0 
6 OBV 3-2 40,3 18 OBV 8-2 79,3 30 TrS5.2 38,4 
7 OBV 4-1 27,6 19 OBV 8-3 90,7 31 TrS8.1 31,6 
8 OBV 4-2 45,9 20 OBV 9-1 33,2 32 TrS8.2 35,7 
9 OBV 4-3 63,2 21 OBV 9-2 47,9 33 TrS8.3 60,1 
10 OBV 5-2 29,0 22 OBV 9-3 55,6 34 TrS9.1 35,5 
11 OBV 5-3 40,5 23 OBV 10-1 91,7 35 TrS9.2 36,5 
12 OBV 6-1 38,7 24 OBV 10-2 118 36 TrS9.3 79,6 
T.T. Thắm và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 2 (2018) 51-58 
56 
Trong các điểm lấy mẫu, hàm lượng PBDEs 
trung bình trong mẫu ốc bươu vàng tại vị trí 
MK10 có giá trị cao nhất. 
Vị trí MK10 là một ao chứa nhân tạo tiếp 
nhận nước thải của các hộ sản xuât xung quanh, 
thời điểm lấy mẫu ao ở dạng sinh lầy, có rau 
khoai, rau muống mọc hoang và bên cạnh bớ là 
bãi rác tập kết phế thải tự phát của người dân. 
Nghiên cứu này chưa xác định được độ tuổi 
của các sinh vật nghiên cứu, nhưng theo kết quả 
phân loại dựa vào kịch cớ và kết quả phân tích 
cho thấy về xu hướng chung mức độ tích lũy 
PBDEs trong các động vật nhuyễn thể có kích 
thước lớn cao hơn so với các loại có kích thước 
bé. Sự tích lũy PBDEs trong ốc bươu vàng cao 
hơn trai sông có thể được giải thích do đặc tính 
hô hấp và trao đổi chất của trai và ốc. Sự trao 
đổi chất của trai sông được lọc qua mang, còn 
ốc bươu vàng có đặc tính ăn tạp với sự hấp 
thụ trực tiếp các chất ô nhiễm từ bùn đáy, 
chất thải phát tán trong môi trường nước và 
trầm tích bùn. 
Hàm lượng PBDEs trong ốc và trai của 
nghiên cứu này cao hơn rất nhiều so với hàm 
lượng trong vẹm tại vùng ven biển Trung Quốc 
(tổng của 13 đồng loại PBDEs trừ BDE-209 là 
0,68 ÷2,43 ng/g dry wt) [10]; trong động vật 
nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại ven biển Hàn Quốc 
(trung bình là 2,94 ng/g wet wt) [13] và gần 
bằng với hàm lượng tổng 15 đồng loại PBDEs 
trong vẹm xanh ở vùng biển Hồng Kong (27,0 
÷ 83,7 dry wt) [10]. Sự tích lũy PBDEs trong 
trầm tích, sinh vật có nguồn gốc từ các nguồn 
thải nước, khí, chất thải rắn. Từ các số liệu này 
có thể khẳng định hoạt động sản xuất của làng 
nghề Minh Khai có phát thải PBDEs vào môi 
trường và đã có sự tích lũy trong sinh vật đáy ở 
khu vực này. Điều đó cũng đồng thời đưa đến 
những cảnh báo về ảnh hưởng của môi trường 
làng nghề đến hệ sinh thải và sức khỏe của cộng 
đồng dân cư sinh sống tại làng nghề. 
3.2. Đánh giá mức độ tích lũy sinh học 
Trong nghiên cứu này, hệ số tương quan 
Pearson và phần mềm SPSS được sử dụng để 
đánh giá mối tương quan giữa hàm lượng 
PBDEs trong mẫu trầm tích và trong mô thịt 
của sinh vật (ốc bươu vàng, trai sông). Hệ số 
tương quan Pearson chỉ ra mối tương quan có 
ý nghĩa thống kê đo lường cho hai biến số là 
hàm lượng PBDEs trong trầm tích và trong 
sinh vật. Giá trị hệ số tương quan Pearson thu 
được là: 0,6 < r = 0,644 < 0,8 điều đó chứng 
tỏ hàm lượng PBDEs tích lũy trong ốc bươu 
vàng và trai sông có mối tương quan mạnh 
với hàm lượng PBDEs trong trầm tích nơi 
chúng sinh sống. 
Kết quả tính toán hệ số tích lũy sinh học 
trầm tích của ốc bươu vàng và trai sông tại khu 
vực nghiên cứu được thể hiện trong biểu đồ 
Hình 2. 
Hình 2. BSAF trung bình của các mẫu sinh học tại các 
điểm lấy mẫu. 
Hình 3. Mối tương quan giữa BSAF và logKow. 
T.T. Thắm và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 2 (2018) 51-58 57 
Hệ số BSAF tính toán được của ốc bươu 
vàng và trai sông dao động từ 2,19 đến 11,6 
chứng tỏ sự khả năng tích lũy sinh học của 
PBDEs trong các loài nhuyễn thể là khá cao. 
Điều này cho thấy nguy cơ tích lũy sinh học của 
PBDEs trong chuỗi thức ăn và nguy cơ ảnh 
hưởng đến sức khỏe con người. 
Bên cạnh đó, sự tích lũy sinh học trầm tích 
(BSAF) cao hơn với các đồng loại PBDE có hệ 
số octanol – nước thấp (logKow) chỉ ra rằng các 
đồng loại có Kow cao có khả năng được giữ lại 
trong trầm tích tốt hơn (Hình 3). Điều này có 
thể được giải thích do ái lực cao của các hợp 
chất này đối với các chất hấp thụ hữu cơ trong 
trầm tích và sự cản trở của các chất hữu cơ cao 
phân tử kỵ nước thâm nhập trong màng tế bào [9]. 
4. Kết luận 
Kết quả nghiên cứu về mức độ tích lũy 
PBDEs trong trầm tích và mẫu nhuyễn thể tại 
làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, thị trấn Như 
Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên cho 
thấy nguy cơ ô nhiễm các hợp chất hữu cơ gây 
ô nhiễm môi trường tại khu vực là rất lớn. Hàm 
lượng tổng PBDEs trong cả mẫu trầm tích và 
mẫu sinh học đều khá cao với giá trị hàm lượng 
tổng PBDEs cao nhất tương ứng là 183 ng/g 
(dry wt) và 129 ng/g (wet wt). Mặt khác, hệ số 
tương quan Pearson cho thấy mối tương quan 
cao giữa hàm lượng PBDEs trong trầm tích và 
trong mô thịt của hai loài nhuyễn thể sinh sống 
tại khu vực. Đồng thời, hệ số tích lũy sinh học 
trầm tích (BSAF) cao (lớn nhất là 11,6) cho 
thấy nguy cơ tích lũy sinh học của PBDEs trong 
động vật đáy tại khu vực là tương đối lớn. 
Kết quả nghiên cứu này là cơ cở khoa học 
ban đầu cho các nhà quản lý thúc đẩy triển khai 
các hoạt động kiểm kê và kiểm soát phát thải 
PBDEs trong môi trường. Vì vậy, cần có các 
nghiên cứu mở rộng theo không gian và thời 
gian về hàm lượng PBDEs trong các đối tượng 
môi trường như nước, không khí, đất, trầm tích 
và các sinh vật trong nước. 
Lời cảm ơn 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Bộ Tài 
nguyên và Môi trường, Đề tài mã số: 
13.01.17.K.01. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nouira T., Risso C., Chouba L., Budzinski H., 
Boussetta H., (2013), Polychlorinated biphenyls 
(PCBs) and Polybrominated Diphenyl Ethers 
(PBDEs) in surface sediments from Monastir Bay 
(Tunisia, Central Mediterranean): occurrence, 
distribution and seasonal variations, Chemosphere 
93(3), pp. 487-493. 
[2] Amelie Kierkegaard (2007), PBDEs in the 
Environment, Doctor thesis, Department of 
Applied Environmental Science, Stockholm 
University. ISBN: 91-7155-410-6. 
[3] US Department of Health and Human Services, 
Agency for Toxic Substances and Disease registry 
(ATSDR) (2015), Draft toxicological profile for 
Polybrominated diphenyl ethers (PBDEs), Public 
Health Service, Atlanta, GA. 
[4] Moon, H.-B., Kannan, K., Choi, M., Choi, H.-G., 
(2007), Polybrominated diphenylethers (PBDEs) 
in marine sediments from industrialized bays of 
Korea, Marine Pollution Bulletin, 54, pp. 1402-
1412. 
[5] Hoang Quoc Anh, Vu Duc Nam, Tran Manh Tri, 
Nguyen Manh Ha, Nguyen Thuy Ngoc, Pham Thi 
Ngoc Mai, Duong Hong Anh, Nguyen Hung 
Minh, Nguyen Anh Tuan, Tu Binh Minh (2016), 
Polybrominated diphenyl ethers in plastic 
products, indoor dust, sediment and fish from 
informal e-waste recycling sites in Vietnam: a 
comprehensive assessment of contamination, 
accumulation pattern, emissions, and human 
exposure, Environ Geochem Health 39(4), pp. 
935-954. 
[6] Pham Thi Ngoc Mai, Nguyen Van Thuong, Trinh 
Thi Tham, Nguyen Khanh Hoang, Hoang Quoc 
Anh, Tran Manh Tri, Le Si Hung, Dao Thi Nhung 
(2015), Distribution, accumulation profile, and 
risk assessment of polybrominateddiphenyl ether 
in sediment from lake and river systems in Hanoi 
Metropolitan Area, Vietnam, Environmental 
Science and Pollution Research, pp. 1-10 
[7] Tổng cục môi trường (2014), Kiểm kê phát thải và 
bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất 
công nghiệp có sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ 
khó phân hủy. 
T.T. Thắm và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 2 (2018) 51-58 
58 
[8] U.S. Environmental Protection Agency (2007), 
Method 1614: Brominated Diphenyl Ethers in 
Water Soil, Sediment and Tissue by 
HRGC/HRMS. 
[9] Ying Liu, Gene J.Zheng, Hongxia Yu, Michael 
Martin, Bruce J.Richardson, Michael H.W. Lam, 
Paul K.S. Lam (2005), Polybrominated diphenyl 
ethers (PBDEs) in sediments and mussel tissues 
from Hong Kong marine waters, Marine Pollution 
Bulletin 50 (11), pp. 1173-1184. 
[10] Zhen Wang, Xindong Ma, Zhongsheng Lin, 
Guangshui Na, Ziwei Yao (2009), Congener 
specific distributions of polybrominated diphenyl 
ethers (PBDEs) in sediment and mussel (Mytilus 
edulis) of the Bo Sea, China, Chemosphere 74(7), 
pp. 896-901. 
[11] Tu Binh Minh, Hisato Iwta, Shin Takahashi, 
Pham Hung Viet, Bui Cach Tuyen, and Shinsuke 
Tanabe (2008), Persistent Organic Pollutants in 
Vietnam: Environmental contamination and 
human exposure, Rev Environmenal 
Contamination Toxicology, Springer, pp. 213-285 
[12] Tran Manh Tri, Hoang Quoc Anh, Trinh Thi 
Tham, Tran Van Quy, Masafumi Nakamura, 
Masayo Nishida, Yasuaki Maeda, Luu Van Boi, 
Tu Binh Minh (2016), Distribution and Depth 
Profiles of Polychlorinated Dibenzo-p-Dioxins, 
Polychlorinated Dibenzofurans, and 
Polychlorinated Biphenyls in Sediment Collected 
from Offshore Waters of Central Vietnam, Marine 
Pollution Bulletin 106, pp. 341-346. 
[13] Moon, H.-B., Kannan, K., Lee, S.J., Choi, M., 
(2007b), Polybrominated diphenyl ethers 
(PBDEs) in sediment and bivalves from Korean 
coastal waters, Chemosphere 66(2), pp. 243-251. 
Assessment of the Distribution and Accumulation 
of Polybrominated Diphenyl Ethers in the Environment 
in the Plastic Recycling Village of Minh Khai, 
Nhu Quynh Town, Hung Yen Province 
Trinh Thi Tham1, Nguyen Thi Huong2, Bui Thi Phuong1, Le Thi Trinh1 
1
Hanoi University of Natural Resources & Environment, 41A Phu Dien, Bac Tu Liem, Hanoi, Vietnam 
2
Hanoi University of Public Health, 1A Duc Thang, Dong Ngac, Bac Tu Liem, Hanoi, Vietnam 
Abstract: This study assessed the accumulation of 07 polybrominated diphenyl ether (PBDEs) 
indicator congeners (BDE-28, BDE-47, BDE-100, BDE-99, BDE-154, BDE-153, BDE-183) in 
sediment, in tissue of the Anodonta cygnea and Pomacea canaliculata in the Minh Khai Plastic 
Recycling Village, Hung Yen Province. Samples were extracted by Soxhlet Extraction and quantified 
on GC/MS using internal standard calibration. The concentration of total PBDEs in the sediments and 
biota samples ranged from 6.03 to 183 ng/g in dry wt and 10.2 to 129 ng/g in wet wt, in respectively. 
The results showed that the accumulation of PBDEs in sludge sediments in this areas was rather high, 
and there was a positive correlation between PBDEs content in biological samples and sediment 
samples. The high values of BSAF demonstrated the high bioaccumulation potential of PBDEs in 
biota. This is the scientific basis for the assessment of ecological and environmental risks of PBDEs 
pollution in the village environment. 
Keywords: PBDEs, BSAF, sediment, accumulation. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_muc_do_phan_bo_va_tich_luy_cua_polybrom_diphenyl_et.pdf