Đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương, năm 2020

Nhằm đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình, nghiên cứu được thực hiện tại 15 vị trí trên sông Thái Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương vào tháng 5 năm 2020. Kết quả cho thấy, đa số các thông số chất lượng nước sông Thái Bình đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08 - MT: 2015/BTNMT, một số thông số TSS, COD, BOD5, NO2- vượt giới hạn cho phép của QCVN 08 - MT: 2015/BTNMT từ 1,1 - 4,8 lần. Nhìn chung, chất lượng nước sông ở các đoạn nghiên cứu có sự biến động mạnh từ xấu - trung bình - khá; chỉ số chất lượng nước (WQI) của nước sông Thái Bình dao động từ 28 - 78. Một số đoạn sông Thái Bình chất lượng xấu đang chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải sinh hoạt, đô thị, công nghiệp, làng nghề từ hai bên bờ sông đổ vào. Điều này cho thấy cần có các biện pháp quản lý và bảo vệ tốt hơn chất lượng nước sông Thái Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương

Đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương, năm 2020 trang 1

Trang 1

Đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương, năm 2020 trang 2

Trang 2

Đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương, năm 2020 trang 3

Trang 3

Đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương, năm 2020 trang 4

Trang 4

Đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương, năm 2020 trang 5

Trang 5

Đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương, năm 2020 trang 6

Trang 6

Đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương, năm 2020 trang 7

Trang 7

Đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương, năm 2020 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 5740
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương, năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương, năm 2020

Đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương, năm 2020
liệu xây dựng, bao bì, 
may mặc. Tổng lưu lượng nước thải CCN Kỳ Sơn và 
Ngọc Sơn xả vào kênh Bá Liễu - Trại Vực là 0,85 
m3/s và cả 2 CCN trên đều chưa xây dựng hệ thống 
xử lý nước thải tập trung. 
3.2. Thống kê một số nguồn thải trực tiếp tác 
động đến chất lượng nước sông Thái Bình 
3.2.1. Đối với hoạt động nuôi cá lồng 
Theo kết quả thống kê được: trên sông Thái 
Bình có 1.030 lồng nuôi cá, trong đó, thành phố Hải 
Dương có 513 lồng (chiếm 49,81%), huyện Nam Sách 
có 310 lồng (chiếm 30,09%), Thanh Hà có 195 lồng 
(chiếm 18,93%) và thành phố Chí Linh có 12 lồng 
(chiếm 1,17%). 
Trong những năm qua, nghề nuôi cá lồng trên 
sông phát triển mạnh, tuy nhiên, do thiếu quy hoạch 
và mang tính tự phát, các lồng nuôi được đặt sát nhau 
làm cản trở dòng chảy, thức ăn dư thừa không được 
đẩy trôi gây ô nhiễm một số vùng nuôi và dịch bệnh 
trên cá. Theo Chi cục Thủy sản Hải Dương, để có 1 
kg cá thương phẩm, người nuôi cần 1,3 - 1,8 kg thức 
ăn công nghiệp hoặc 2 - 2,5 kg thức ăn tự chế. Trong 
đó, lượng thức ăn thất thoát ra môi trường chiếm 
khoảng 15%. 
Theo kết quả quan trắc môi trường và bệnh thủy 
sản của Chi cục Thủy sản tỉnh Hải Dương, tất cả các 
chỉ tiêu lý, hóa, sinh gồm: Nhiệt độ, pH, DO, COD, P-
PO4
3-, N-NH4
+, N-NO2
-, H2S, động, thực vật phù du 
đều có giá trị phù hợp với môi trường nuôi thủy sản 
[6]. 
Qua khảo sát thực tế, chính quyền địa phương 
đánh giá việc nuôi cá lồng trên dòng chính sông Thái 
Bình chưa ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước do 
lòng sông rộng, có dòng chảy lớn và mật độ nuôi 
chưa nhiều. 
3.2.2. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh 
vùng bãi ven sông 
Kết quả khảo sát các hoạt động vùng bãi có ảnh 
hưởng đến chất lượng nước sông Thái Bình như sau: 
Có 51 bãi tập kết buôn bán vật liệu xây dựng, trong 
đó, thành phố Hải Dương có 14 bãi; huyện Cẩm 
Giàng có 5 bãi; huyện Tứ Kỳ có 18 bãi; thành phố Chí 
Linh có 3 bãi; huyện Nam Sách có 5 bãi; huyện 
Thanh Hà có 6 bãi. Có 2 điểm bán dầu cho tàu bè 
trên sông ở huyện Nam Sách. Có 49 lò gạch thủ công 
đã dừng hoạt động. Có 10 tuyến đò ngang sông đang 
hoạt động. Có 1 cảng thủy nội địa là cảng Cống Câu 
thuộc phường Hải Tân, thành phố Hải Dương có 
công suất khoảng 300.000 tấn/năm, cỡ tàu lớn nhất 
là 600 tấn. Hoạt động tàu thuyền trên sông Thái Bình 
có ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Thái Bình 
[8]. 
3.3. Hiện trạng môi trường nước mặt sông Thái 
Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương 
Khảo sát thực tế, hiện nay nước sông Thái Bình 
đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương được sử dụng chủ yếu 
cho mục đích tưới tiêu, phục vụ cho hoạt đồng trồng 
trọt hoa màu của người dân hai bên bờ sông. Vì vậy 
việc xác định giá trị của một số thông số nước mặt 
sông Thái Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương được 
so sánh với cột B1 (dùng cho mục đích tưới tiêu, 
thủy lợi) của QCVN 08 - MT: 2015/BTNMT - Quy 
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt [8]. 
Kết quả được thể hiện ở bảng 2. 
Kết quả ở bảng 2 cho thấy tại nhiều vị trí lấy mẫu 
có các thông số đạt giới hạn cho phép của QCVN 08 - 
MT: 2015/BTNMT, như: pH, DO, P-PO4
3-, N-NO3
-, 
coliforms, một số kim loại nặng như Pb, Cd. Nồng độ 
oxi hòa tan trong nước (DO) dao động từ 5,27 - 7,85 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 101 
mg/L tại 15 vị trí; nồng độ P-PO4
3- dao động từ 0,018 - 
0,3 mgP/L. Số lượng coliforms dao động từ 400 - 
9300 MPN/100 mL. 
Bảng 2. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Thái Bình đoạn qua tỉnh Hải Dương 
Nhiệt 
độ 
pH DO TSS COD BOD5 N-NO2
- N-NO3
- P-PO4
3- Fe Pb Cu Coliform 
TT 
Kí hiệu 
mẫu 
oC - mg/L mg/L mgO2/L mgO2/L mgN/L mgN/L mgP/L mg/L mg/L mg/L 
MPN/ 
100 mL 
1 HD1 30,8 7,47 7,51 52 0,8 32 0,8 3,9 0,5 0,084 2,507 0,052 0,786 0,048 0,056 9300 
2 HD2 31,0 7,44 7,16 46 0,8 24 1,5 3,9 0,6 0,134 1,145 0,057 0,768 0,048 0,049 7950 
3 HD3 31,2 7,38 6,88 36 1,8 16 1,2 3,6 0,8 0,026 1,158 0,061 0,732 0,029 0,043 6600 
4 HD4 30,8 7,43 6,61 18 3,3 32 2,3 3,9 1,8 0,069 1,296 0,063 0,581 0,029 0,049 3900 
5 HD5 30,8 7,39 5,27 46 2,6 24 1,5 3,8 0,6 0,052 1,502 0,048 1,140 0,048 0,049 2550 
6 HD6 31,3 7,38 6,28 38 2,2 24 1,4 3,8 0,5 0,159 0,924 0,058 0,766 0,048 0,056 1200 
7 HD7 31,0 7,36 7,85 68 1,0 40 1,6 3,9 0,5 0,098 1,117 0,058 0,892 0,110 0,048 2000 
8 HD8 31,3 7,37 6,36 52 1,0 16 0,8 5,3 0,5 0,028 0,594 0,058 0,620 0,150 0,043 1500 
9 HD9 31,4 7,36 6,13 30 1,5 16 1,5 5,3 0,5 0,152 1,322 0,062 0,052 0,038 0,042 400 
10 HD10 31,6 7,4 6,39 41 1,2 32 1,4 5,2 0,6 0,100 1,902 0,038 0,034 0,058 0,068 700 
11 HD11 31,3 7,42 6,41 72 1,5 16 2,0 4,9 0,8 0,136 2,000 0,059 0,032 0,032 0,047 600 
12 HD12 31,5 7,44 6,59 28 1,0 16 0,8 5,1 0,3 0,210 1,405 0,118 0,034 0,075 0,078 900 
13 HD13 31,6 7,38 6,42 30 0,8 40 1,0 4,8 0,3 0,150 1,217 0,280 0,055 0,052 0,066 400 
14 HD14 31,5 7,5 7,7 34 0,8 23 0,5 4,8 0,4 0,241 1,821 0,062 0,031 0,045 0,058 700 
15 HD15 31,4 7,27 7,0 32 1,0 24 0,6 3,5 0,3 0,232 1,211 0,047 0,061 0,058 0,079 900 
QCVN08-
MT:2015/B
TNMT (B1) 
 5,5 -9 > 4 50 30 15 0,05 10 0,3 1,5 0,05 0,01 7500 
Kết quả xác định hàm lượng tổng chất rắn lơ 
lửng (TSS) của nước sông Thái Bình đoạn qua tỉnh 
Hải Dương được thể hiện ở hình 1 
Hình 1. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích giá trị 
TSS nước sông Thái Bình 
Hình 1 cho thấy, giá trị TSS ở hầu hết tại các vị 
trí quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép theo 
QCVN 08 - MT: 2015/BTNMT (cột B1). Hàm lượng 
TSS dao động từ 18 mg/L - 72 mg/L. Tuy vậy giá trị 
TSS vẫn khá cao. Nguyên nhân là do hoạt động khai 
thác cát và hoạt động giao thông đường thủy của các 
thuyền chở cá vì vậy ảnh hưởng đến giá trị TSS của 
nước sông. Vị trí HD11 có hàm lượng TSS cao nhất là 
72 mg/L tại xã Tân Việt nơi neo đậu của các tàu khai 
thác cát. Vị trí HD4 có hàm lượng TSS thấp nhất là 18 
mg/L. 
Hình 2. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích giá trị 
COD nước sông Thái Bình 
Hình 2 cho thấy, giá trị COD ở các vị trí đều khá 
cao, có 4 vị trí vượt 1,07 - 1,6 lần so với quy chuẩn cho 
phép QCVN 08 - MT: 2015/BTNMT (cột B1). Hàm 
lượng COD dao động từ 16 - 40 mg/L. Hàm lượng 
COD tại các vị trí quan trắc cao nguyên nhân có thể 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1- TH¸NG 11/2020 102 
do nước thải sinh hoạt của hộ dân cư sống ven sông 
và nước thải chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ của 
người dân sống ven sông thải trực tiếp ra sông. HD1, 
HD4, HD7, HD10, HD13 là năm khu vực có giá trị 
COD cao vượt giá trị cho phép của QCVN 08 - MT: 
2015/ BTNMT (cột B1) lần lượt là 32 mg/L, 40 
mg/L và 49 mg/L. Trong đó tại HD7 tại xã Tân Việt 
có hàm lượng COD cao là khu vực có dấu hiệu ô 
nhiễm, cá chết nổi nhiều trên mặt nước gây mùi khó 
chịu và là bến neo đậu của các tàu lớn khai thác cát. 
Hình 3. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích giá 
trị nitrit nước sông Thái Bình 
Hình 3 cho thấy, hàm lượng nitrit trong 
nước sông Thái Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải 
Dương rất cao, dao động từ 0,026 mgN/L - 0,24 
mgN/L, tại vị trí cao nhất là HD13 vượt gần 5 
lần so quy chuẩn cho phép QCVN 08 - MT: 
2015/BTNMT (cột B1). Nguyên nhân gây ô 
nhiễm chủ yếu do phân bón trong nông 
nghiệp, bể phốt, chất thải gia súc gia cầm từ 
khu chăn nuôi, chất thải sinh hoạt của các hộ 
dân thải ra. Hàm lượng nitrit trong nước cao 
chứng tỏ nước ở đây đã bị ô nhiễm và cần có 
các biện pháp phù hợp để khắc phục. 
So sánh với kết quả phân tích mẫu của 
Trung tâm Quan trắc tỉnh Hải Dương [8], nước 
sông Thái Bình đoạn qua tỉnh Hải Dương có 
nhiều thông số đạt QCVN 08 - MT: 
2015/BTNMT. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu 
của tác giả năm 2020 có hàm lượng các thông 
số quan trắc tương đối cao. 
Đánh giá chất lượng nước mặt sông Thái Bình 
đoạn qua tỉnh Hải Dương theo chỉ số chất lượng 
nước (WQI) [5] và giá trị WQI tại các điểm quan trắc 
được thể hiện ở hình 4. 
Hình 4 cho thấy, nước sông tại hầu hết các vị trí 
quan trắc có chất lượng nước trung bình kém. Các vị 
trí HD8, HD10 chỉ số chất lượng đạt mức khá, tương 
ứng sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng 
cần các biện pháp xử lý phù hợp. Tại các vị trí HD3, 
HD4, HD7, HD9, HD11, HD13, HD15 chỉ số chất 
lượng nước đạt mức trung bình được đánh giá màu 
vàng là sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục 
đích tương đương khác. Tại các vị trí HD1, HD2, 
HD5, HD6, HD12, HD14 chỉ số chất lượng nước được 
đánh giá màu da cam là sử dụng cho giao thông thủy 
và các mục đích tương đương. Chỉ số chất lượng 
nước tại các vị trí này khá thấp. Điều này cho thấy 
nước sông Thái Bình đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Hải 
Dương đang bị ô nhiễm ở mức xấu vẫn có khả năng 
xử lý. Vì vậy cần có những biện pháp bảo vệ, xử lý 
kịp thời nhằm khắc phục hiện trạng ô nhiễm trên. 
Hình 4. Bản đồ phân vùng chất lượng nước sông Thái 
Bình đoạn qua tỉnh Hải Dương 
Từ việc phân vùng chất lượng nước sông Thái 
Bình ở hình 4 cho thấy một số vị trí trên dòng chính 
sông Thái Bình đã có biểu hiện ô nhiễm cục bộ hoặc 
gần đến ngưỡng ô nhiễm. Tại vị trí thôn Mỹ Xá, xã 
Minh Tân, huyện Nam Sách và Cầu Hàn, phường 
Cẩm Thượng, thành phố Hải Dương là những vị trí 
đã và có khả năng bị ô nhiễm nhiều nhất. Các vị trí 
này ngoài việc ô nhiễm bởi hàm lượng tổng chất rắn 
lơ lửng (TSS) vượt quá giới hạn cho phép ở cả ba 
mức A1, A2, B1 còn bị ô nhiễm hoặc gần tới mức cho 
phép bởi các thông số khác như COD, BOD5. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 103 
Nguyên nhân chính là các đoạn sông từ xã Minh 
Tân, huyện Nam Sách đến cảng Cống Câu, thành 
phố Hải Dương là nơi nhận nhiều nguồn nước thải 
sinh hoạt, đô thị, công nghiệp, làng nghề từ hai bên 
bờ sông đổ vào như: Kênh tiêu trạm bơm Văn Thai, 
kênh xả trạm bơm Tiên Kiều, kênh xả trạm bơm Chu 
Đậu, cửa xả trạm bơm Đồng Niên, cửa xả kênh T2. 
Kết quả đánh giá chất lượng nước sông Thái 
Bình đoạn chảy qua thành phố Hải Dương (HD8, 
HD9, HD10) năm 2020 không có sự thay đổi nhiều 
so với kết quả nghiên cứu năm 2016 [9], chỉ số chất 
lượng nước sông Thái Bình đoạn qua thành phố Hải 
Dương được biểu diễn bằng màu vàng. Điều này cho 
thấy chất lượng nước sông Thái Bình đoạn qua thành 
phố Hải Dương tương đối ổn định, biến đổi không 
nhiều theo thời gian. 
So sánh với kết quả quan trắc của Trung tâm 
Quan trắc Môi trường miền Bắc [7], kết quả quan 
trắc 3 đợt đầu năm 2020 trên lưu vực sông Hồng - 
Thái Bình khá tốt, sử dụng được cho mục đích 
NTTS, tưới tiêu và các mục đích tương đương khác. 
Nhiều điểm nước sông sử dụng tốt cho mục đích cấp 
nước sinh hoạt, đặc biệt thời điểm quan trắc (tháng 
3/2020, tháng 4/2020), 100% các điểm quan trắc trên 
sông Hồng và sông Thái Bình có giá trị WQI đạt ở 
mức tốt đến rất tốt (WQI = 84 - 97). Điều này cho 
thấy thời điểm quan trắc và có các vị trí quan trắc có 
ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng nước sông Thái 
Bình. Chất lượng sông Thái Bình vào cuối mùa khô 
có chất lượng kém hơn các thời điểm trước đó. 
4. KẾT LUẬN 
Đánh giá chất lượng nước sông Thái Bình đoạn 
chảy qua tỉnh Hải Dương năm 2020 cho thấy, đa số 
các thông số nằm trong giới hạn cho phép, một số 
thông số TSS, COD, BOD5 vượt giới hạn cho phép 
của QCVN 08 - MT: 2015/BTNMT từ 1,1 - 4,8 lần tại 
một số vị trí như HD1, HD7, HD8. Đây là những 
đoạn nước sông Thái Bình chịu ảnh hưởng của nhiều 
nguồn nước thải sinh hoạt, đô thị, công nghiệp, làng 
nghề, khai thác cát từ hai bên bờ sông đổ vào như: 
Kênh tiêu trạm bơm Văn Thai, kênh xả trạm bơm 
Tiên Kiều, kênh xả trạm bơm Chu Đậu, cửa xả trạm 
bơm Đồng Niên, cửa xả kênh T2. 
Chỉ số chất lượng nước (WQI) của nước sông 
Thái Bình đoạn chảy qua tỉnh Hải Dương dao động 
từ 28 - 77, chất lượng nước sông tương ứng ở các 
mức: xấu - trung bình - khá. Đoạn sông qua vị trí 
HD1, HD2, HD5, HD6, HD12, HD14 có giá trị WQI = 
28 - 47 tương ứng chất lượng nước xấu, nước sông sử 
dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương 
đương khác; vị trí HD3, HD4, HD9, HD11, HD13, 
HD15 có giá trị WQI = 52 - 70 tương ứng với chất 
lượng trung bình, nước sông sử dụng cho mục đích 
tưới tiêu và các mục đích tương đương khác; các vị trí 
HD8 và HD10 có giá trị WQI = 76 - 78 tương ứng với 
chất lượng khá, nước sông sử dụng cho mục đích cấp 
nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù 
hợp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban Quản lý Quy hoạch Lưu vực sông Hồng - 
Thái Bình (2019). Giới thiệu chung về lưu vực sông 
Hồng - Thái Bình. 
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Thông 
tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 
2012, Quy định việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát 
chất lượng trong quan trắc môi trường. 
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). QCVN 
08 - MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc 
gia về chất lượng nước mặt. 
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017). Thông 
tư 24/2017/TT-BTNMT ngày 01 tháng 9 năm 2017, 
Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường. 
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019). Quyết 
định số 1460/QĐ-TCMT ngày 12 tháng 11 năm 2019 
về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật tính toán và 
công bố chỉ số chất lượng nước Việt Nam 
(VN_WQI). 
6. Chi cục Thủy sản tỉnh Hải Dương (2017). 
Thông báo kết quả quan trắc môi trường và bệnh 
thủy sản tháng 6 năm 2017. 
7. Trần Thị Minh Hương, Nguyễn Hữu Thắng 
(2020). Diễn biến chất lượng môi trường nước trên 
các lưu vực sông khu vực phía Bắc (3 đợt năm 2020). 
Tạp chí Môi trường, số 6/2020. 
8. Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương 
(2016). Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hải 
Dương giai đoạn 2011- 2015. 
9. Lê Thị Hồng Vân (2016). Đánh giá chất lượng 
nước sông Thái Bình, đoạn chảy qua thành phố Hải 
Dương, tỉnh Hải Dương 6 tháng đầu năm 2016. Đồ án 
tốt nghiệp Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường 
Hà Nội. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1- TH¸NG 11/2020 104 
ASSESSMENT OF WATER QUALITY OF THAI BINH RIVER THAT THROUGH HAI DUONG PROVINCE 
IN 2020 
Bui Thi Thu, Nguyen Tuan Anh, Nguyen Ha Linh 
Summary 
In order to assess the quality of Thai Binh river water, the study was conducted at 15 locations on the Thai 
Binh river that flows through Hai Duong province in may 2020. The results show that, most parameters 
insite Thai Binh river surface water are within the permissible limits of QCVN 08 - MT: 2015/MONRE. 
Some parameters such as TSS, COD, BOD5, NO2
- exceed the permissible limits of QCVN 08 - MT: 
2015/MONRE from 1.1 to 4.8 times. In general, the water quality in the study area was varied from bad, 
moderate and good. The water quality index (WQI) ranges from 28 to 78. Some sections of Thai Binh river 
have bad water quality by wastewater from urban, industrial and craft villages from the two sides of the 
river. This indicates that better management and protection of Thai Binh river that flows through Hai 
Duong province 
Keywords: Water quality, water quality index, Thai Binh river, Hai Duong province. 
Người phản biện: PGS.TS. Lê Đức 
Ngày nhận bài: 9/9/2020 
Ngày thông qua phản biện: 9/10/2020 
Ngày duyệt đăng: 16/10/2020 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_nuoc_song_thai_binh_doan_chay_qua_tinh_h.pdf