Đặc trưng của Phật giáo Hoa tông qua khảo sát dân tộc học một số ngôi chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, người Hoa sinh sống ở tất cả 63 tỉnh thành của Việt Nam nhưng hơn

50% dân số tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy họ có thể bảo lưu những đặc

trưng văn hóa tộc người trong đó có Phật giáo Hoa tông. Dựa vào tư liệu thành văn là

kết quả của những nghiên cứu trước, tiến hành nghiên cứu điền dã dân tộc học (quan

sát tham dự nghi lễ, phỏng vấn sâu và phỏng vấn hồi cố tăng, ni, phật tử) tại các ngôi

chùa Hoa như Thảo Đường thiền tự, chùa Phổ Đà Sơn (quận 6), chùa Quan Âm, chùa

Từ Ân (quận 11), chùa Hoa Nghiêm (quận Bình Thạnh), chùa Vạn Phật (quận 5), chùa

Long Hoa, chùa Sùng Chính (quận 8) bài viết nhận diện những đặc trưng của Phật giáo

Hoa tông tại Thành phố Chí Minh qua: (1) Lịch sử hình thành Phật giáo Hoa tông; (2)

Hệ thống thờ tự; (3) Nghi thức cúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Phật giáo Hoa tông

ở chùa Hoa khác với Phật giáo Bắc tông ở chùa Việt là việc đặt tượng Phật trong

khánh để đảm bảo sự tinh khiết. Hình thức thờ Tam thế Phật bên cạnh bộ tượng năm vị

tại bàn ngoài cùng là Phổ Hiền, Di Lặc, Quan Âm, Văn Thù, Địa Tạng Vương Bồ tát,

thờ Phật Di Lặc và Ngọc Hoàng Thượng đế. Hàng năm chùa tổ chức Đạo tràng bái

sám, Pháp lôi Vu Lan và Lễ tạ chư Thiên. Tín ngưỡng dân gian in đậm trong nghi thức

thờ cúng tại chùa Hoa.

Đặc trưng của Phật giáo Hoa tông qua khảo sát dân tộc học một số ngôi chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Đặc trưng của Phật giáo Hoa tông qua khảo sát dân tộc học một số ngôi chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Đặc trưng của Phật giáo Hoa tông qua khảo sát dân tộc học một số ngôi chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Đặc trưng của Phật giáo Hoa tông qua khảo sát dân tộc học một số ngôi chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Đặc trưng của Phật giáo Hoa tông qua khảo sát dân tộc học một số ngôi chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Đặc trưng của Phật giáo Hoa tông qua khảo sát dân tộc học một số ngôi chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Đặc trưng của Phật giáo Hoa tông qua khảo sát dân tộc học một số ngôi chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Đặc trưng của Phật giáo Hoa tông qua khảo sát dân tộc học một số ngôi chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Đặc trưng của Phật giáo Hoa tông qua khảo sát dân tộc học một số ngôi chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

Đặc trưng của Phật giáo Hoa tông qua khảo sát dân tộc học một số ngôi chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 5200
Bạn đang xem tài liệu "Đặc trưng của Phật giáo Hoa tông qua khảo sát dân tộc học một số ngôi chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc trưng của Phật giáo Hoa tông qua khảo sát dân tộc học một số ngôi chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh

Đặc trưng của Phật giáo Hoa tông qua khảo sát dân tộc học một số ngôi chùa Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh
 tại chùa Vạn Phật (quận 5), chùa Hoa Nghiêm (quận Phú 
Nhuận), chùa Ân Phước (quận Bình Thạnh), chùa Nam Phổ Đà (quận 6), 
Trong năm, mỗi chùa thường tổ chức nhiều ngày lễ lớn, tuỳ theo từng chùa lớn 
hay nhỏ, nhiều hay ít tín đồ Phật tử. Tuy nhiên, cho dù chùa lớn hay nhỏ, tín đồ nhiều 
hay ít, thì cũng sẽ có những nghi lễ trọng như: 
- Đạo tràng bái sám 
Trong việc thực hành tín ngưỡng Phật giáo, người Hoa thường tổ chức các Đạo 
tràng bái sám như: Lương Hoàng sám, Vạn Phật sám, Tam Thiên Phật sám cho các 
pháp hội trong năm. Trước khi tổ chức pháp hội bái sám, các chùa thường dán Thông 
bạch cho các Phật tử biết, để họ tiến hành đăng ký tên cúng cầu an và cầu siêu. Thông 
thường, nếu cúng cầu an sẽ được ghi trên một tờ sớ bằng giấy màu đỏ và tờ sớ này sẽ 
được vị Hòa thượng chủ sám xướng đọc tên trong thời khóa tụng cúng Phật. Còn cúng 
Cầu siêu thì nhà chùa sẽ thiết lập bài vị cho ông bà, cha mẹ quá vãng để các Phật tử có 
thể dâng cúng ông bà, cha mẹ mình trong suốt thời gian cử hành pháp hội. Sau mỗi một 
pháp hội kết thúc, vào chiều ngày cuối cùng của pháp hội, nhà chùa thường tổ chức 
“Mông Sơn Thí Thực” hay “Du Già Diệm Khẩu” (Chẩn tế) để cúng tiễn các vong linh, 
lúc này các bài vị sẽ được gỡ xuống và đốt đi. 
Khi tổ chức bái sám xong, chùa người Hoa thường tổ chức cúng dường Chư 
Thiên. Hình thức này không thấy tổ chức ở các chùa Phật giáo của người Việt. Lễ tạ 
Chư Thiên, còn gọi là lễ tạ ơn công đức viên mãn. Đối với Phật giáo người Hoa, lễ cúng 
dường Chư Thiên hay lễ tạ Chư Thiên là một lễ rất quan trọng và thường được tổ chức 
trong khoảng thời gian từ 6g sáng đến 10g sáng là phải kết thúc. Vì theo họ, buổi sáng 
chính là giờ của các chư thiên. 
Cúng dường Chư Thiên là một hình thức cầu an, mà trong giới Phật giáo người 
Hoa gọi là “kỳ phước 祈福”. Thời gian cúng dường Chư Thiên trước đây thường vào 
42 
khoảng 3 - 4 giờ sáng, nhưng hiện nay, đối với các chùa Hoa ở Thành phố Hồ Chí 
Minh, vì muốn thuận tiện cho các Phật tử tín đồ tham gia, nên thường cử hành từ 6g 
hoặc 7g sáng. Cúng Chư Thiên không có hạn định, phàm khi khánh thành chùa, chúc 
thọ, đều có thể cử hành pháp hội cúng Chư Thiên. Nơi dựng đàn cúng Chư Thiên thông 
thường là tại chính điện của chùa, hoặc là nơi pháp đường. Đàn cúng Chư Thiên thường 
được dựng vào tối ngày hôm trước, gồm hình tượng của 24 vị chư thiên bằng tranh 
kiếng, được sắp xếp ngay ngắn trên kệ thờ. Các lễ vật dâng cúng được chuẩn bị công 
phu hay đơn giản tuỳ theo kinh tế mỗi chùa, nhưng các phẩm vật dâng cúng phải có đủ 
24 phần, gồm: Nhang trầm, hoa, bánh bao, trái cây, thuốc bắc, thức ăn chay nấu chín, 
đèn Nghi lễ cúng dường Chư Thiên là một nghi lễ rất quan trọng đối với tín ngưỡng 
Phật giáo người Hoa, vì vậy mà nó rất được xem trọng. Bất cứ khi kết thúc một khóa lễ 
bái sám hay một pháp hội lớn nào, thì chùa đều phải thực hành nghi cúng dường 24 vị 
chư thiên. 
Vào tháng Tư âm lịch hằng năm, các chùa Hoa thường tổ chức lễ sám Vạn Phật. 
Lễ được tổ chức theo từng chùa, có thể diễn ra trong từ 7 đến 10 ngày. Ngày mùng tám 
tháng Tư là lễ chính, các chùa trang trí bàn thờ Thái Tử Đản Sanh, trên bàn thờ được kết 
hoa lài và đèn màu lộng lẫy, trang nghiêm. Trước khi vào ngọ, các Phật tử đọc kệ tắm 
Phật và mỗi người tự tay rải một ít hoa lài và một gáo nước sạch lên mình Thái Tử, với 
hy vọng được đức Phật chứng minh lòng thành kính. 
Tháng Mười nhằm lễ Hạ Ngươn, các chùa Hoa lại tổ chức lễ sám Lương Hoàng, 
đến ngày rằm thì lạy Thuỷ Sám, cầu mong sám hối hết tội lỗi do nghiệp tạo. 
Tháng Chạp, người Hoa đến chùa tổ chức lễ tạ ơn, còn được gọi là tạ lễ cuối năm. 
Họ nghĩ rằng trong suốt một năm, được chư Phật, chư Bồ tát gia hộ, gia đình êm thắm, 
công việc làm ăn thuận lợi, nên đến cuối năm, họ đến chùa để tạ ơn. 
- Pháp hội Vu Lan 
Một pháp hội quan trọng nhất đối với Phật giáo người Hoa tại Tp.HCM là pháp 
hội Vu Lan. Theo phong tục dân gian, ngày rằm tháng bảy được gọi là “Lễ Trung 
Nguyên”, còn đối với đạo Phật thì gọi là “Hội Vu Lan Bồn 盂蘭盆” hay gọi tắt là “Lễ 
Vu Lan”, còn theo cách gọi của Đạo giáo là “Lễ Trung Nguyên”. Đối với Phật giáo Bắc 
truyền, ngày Rằm tháng Bảy cũng là ngày lễ có liên quan đến đạo Phật, bởi ngày này 
chính là ngày của chư Tăng sau khi an cư kiết hạ 3 tháng, đến ngày Rằm tháng Bảy thì 
mãn hạ, và tập hợp lại để cử hành sám hối, nên ngày này được gọi là ngày “Chư Tăng 
tự tứ”. Nghi thức của “Chư Tăng tự tứ” chỉ có trong đạo Phật, không liên quan đến Đạo 
giáo hay Nho giáo, cũng như các tín ngưỡng dân gian. Nhưng từ câu chuyện Mục Kiền 
Liên cứu mẹ của Phật giáo mà diễn hóa ra “Hội Vu Lan Bồn”, lại có ảnh hưởng rất lớn 
đối với nhân gian. Từ đó, hình thành nên một ngày lễ hội “Vu Lan” chung của Phật giáo 
và của nhân gian. 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(50)-2021 
43 
Lễ Hội Vu Lan Bồn là một trong những nghi thức quan trọng của đạo Phật, thông 
thường thì được cử hành vào ngày Rằm tháng Bảy. Ở Trung Quốc trước đây, khi Phật 
giáo hòa nhập với Đạo giáo, thì Vu Lan Bồn (tức thau Vu Lan) của họ có nghĩa là một 
cái thau được đan bằng tre, phía dưới bồn được dựng bằng 3 chân đỡ, trong hộp bằng 
tre sẽ chứa đầy vàng mã, được gọi là “Vu Lan Bồn”. Vào ngày Rằm tháng Bảy, Vu Lan 
Bồn sẽ được đốt đi, và các giấy tiền vàng mã cũng được đốt hóa cho tổ tiên quá vãng và 
các vong hồn ngạ quỷ, cho nên gọi là “Hội Vu Lan Bồn”, vì thế mà lễ Trung Nguyên 
cũng được gọi là “Hội Vu Lan Bồn”. 
Ngoại trừ lễ Trung Nguyên của Đạo giáo và pháp hội Vu Lan Bồn của Phật giáo, 
theo tín ngưỡng dân gian của người Hoa, ngày Rằm tháng Bảy cũng là ngày “lễ Quỷ ma 
“鬼節”. Như vậy có thể cho rằng “lễ Quỷ ma” của tín ngưỡng dân gian Hoa và lễ Trung 
Nguyên của Đạo giáo hay lễ Vu Lan của Đạo Phật đều có quan hệ mật thiết với nhau, 
nhưng mỗi tôn giáo lại có sắc thái riêng. Và cứ như vậy, Tăng sĩ, Đạo sĩ, và dân gian thế 
tục hợp lại cùng nhau, làm nên nhiều hoạt động phong phú vào ngày Rằm tháng Bảy. 
Điểm đặc sắc trong các ngôi chùa Phật giáo người Hoa tại Thành phố Hồ Chí 
Minh là lễ Vu Lan bắt đầu từ mồng 1 tháng Bảy đến hết ngày 30 tháng Bảy (âm lịch) 
với pháp hội Vu Lan cầu siêu hoành tráng và quy mô. Lễ Vu Lan tháng bảy được Phật 
giáo người Hoa xem là một trong những ngày lễ cầu siêu trọng đại nhất. Vào những 
ngày này, các ngôi chùa đều thiết lập các bài vị tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã quá vãng. 
Người Hoa cũng như người Việt đều quan niệm “tháng Bảy là lễ Xá tội Vong Nhân” họ 
tin tưởng nhờ vào lời kinh câu kệ, tổ tiên ông bà của họ sẽ được siêu sanh về cõi thanh 
tịnh. 
Trong những ngày của pháp hội, tại các chùa Hoa đều dựng lên các kệ nhiều tầng, 
hoặc là những bàn thờ cầu kỳ với nhiều kiểu dáng, tín chủ có thể tùy theo khả năng tài 
chính để đăng ký các loại bài vị tại chùa. Có thể cho rằng, vào ngày này, hầu hết tại các 
chùa Hoa đều có khói hương nghi ngút. Chùa Hoa thường không tổ chức lễ hội dâng y, 
cúng dường trai tăng, hay cài hoa hồng như trong các chùa Việt, vì tu sĩ người Hoa 
không tổ chức lễ an cư kiết hạ. 
Y theo kinh Vu Lan Bồn của Phật dạy, nơi chính điện đặt một cái thau nhựa thật 
to, bên ngoài thau dán giấy đỏ ghi “Vu Lan Bồn”. Phật tử đặt vật phẩm như: Đường, 
gạo, dầu ăn, bánh hoặc các phẩm vật tứ sự vào trong Vu Lan Bồn này để cúng dường 
cho các chư tăng trong chùa. Sau khi pháp hội kết thúc, vị trụ trì chùa sẽ chia đều các 
vật phẩm cúng dường này cho chư tăng trong chùa, với ý nghĩa “Lợi Hoà Đồng Quân” 
của Lục Hoà Kính Pháp. 
- Ngày vía Đức Quán Thế Âm 
Một trong những tín ngưỡng quan trọng của người Hoa không thể nào không đề 
cập đến là tín ngưỡng Quán Thế Âm Bồ Tát, một hình ảnh thân thiết của cộng đồng tộc 
người Hoa, cũng như tất cả những người Á Đông nói chung. Đối với người Hoa, Quán 
44 
Thế Âm Bồ Tát không những chỉ hiện diện trong ngôi chùa Phật giáo, mà ngay cả trong 
các hội quán, miếu, đều có đặt hình ảnh, tôn tượng của Ngài. Vì vậy, có thể cho rằng Bồ 
tát Quan Thế Âm chiếm một vị trí quan trọng trong lòng các tín đồ Phật tử người Hoa. 
Cùng với bước chân di dân của người Hoa, tín ngưỡng và hình ảnh Đức Quán Thế 
Âm được họ mang theo đến Việt Nam. Những di dân Hoa đã gặp không ít khó khăn 
trong việc chuyển cư, trong cuộc sống cơ cực nơi đất khách quê người, vì vậy hình ảnh, 
danh hiệu Đức Quán Thế Âm luôn luôn gắn bó với họ trong suốt cuộc hành trình này. 
Do vậy, trong giới Phật giáo người Hoa tại Tp.HCM, không chỉ có những ngôi chùa 
thuần túy tôn thờ vị bồ tát này, mà ngay cả các miếu, hội quán cũng có tôn tượng của 
ngài, như tại Hội Quán Ôn Lăng (thường được gọi là chùa Quan Âm), hầu như mọi nhà 
đều có tôn tượng của Đức Quán Thế Âm . Như vậy, trong tín ngưỡng, trong Phật giáo, 
vị Bồ tát này có đầy đủ phẩm chất của một người Mẹ. Người Hoa cũng thường xưng gọi 
vị này một cách trìu mến là Quán Âm nương nương (觀音娘娘). 
Về hình ảnh phụng thờ tôn tượng Đức Quán Thế Âm thì hầu như các chùa Việt và 
Hoa cũng như các ngôi miếu, Hội quán tại Thành phố Hồ Chí Minh đều không có sự 
khác biệt nhiều, với hình dáng tôn tượng là người nữ, để tượng trưng cho lòng thương 
yêu không bờ bến của Quán Thế Âm. Đối với người Hoa, ngoài lễ vía Quán Thế Âm Bồ 
tát theo truyền thống của Phật giáo như vào 19 tháng 2; 19 tháng 6 và 19 tháng 9 âm 
lịch, còn có ngày 19 tháng 11 hàng năm là ngày vía Đức Quán Thế Âm Tống Tử (một 
vị Bồ tát theo tín ngưỡng dân gian người Hoa, đối với các chùa thuần túy Phật giáo thì 
không tổ chức pháp hội vào ngày vía này). Ngày vía Đức Quán Thế Âm được các chùa 
người Hoa xem trọng và xem như là một ngày lễ lớn. Vào những ngày này, các chùa 
thường tổ chức bái Đại Bi Sám, trì tụng 21 biến chú Đại Bi. Đức Quán Thế Âm Bồ tát, 
người Hoa cũng thường gọi là Phật Bà Quan Âm, là biểu tượng của sự kết hợp giữa tín 
ngưỡng với Phật giáo người Hoa. Đối với người Hoa, Phật Bà Quán Thế Âm là một phụ 
nữ có đức tính cao đẹp, vị cứu khổ cứu nạn, luôn làm phúc cho mọi người. Điều này 
định hướng cho sự giáo dục về mối quan hệ giữa người với người, luôn mang lại điềm 
lành cho mọi người, giúp người Hoa vượt qua khó khăn để tìm đến hạnh phúc, an vui 
trong cuộc sống. 
- Lễ Thập Phương 
Một nghi lễ mang tính truyền thống trong Phật giáo người Hoa là “Lễ Thập 
Phương”. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng của Phật giáo Trung Hoa cũng 
như Phật giáo người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ý nghĩa của Lễ Thập Phương là 
tri ân với những vị pháp sư hay những người đã vì mình mà có những thời khóa tụng 
cầu an hay những thời khóa tụng cầu siêu cho bổn sư đã viên tịch hoặc người thân của 
mình đã quá vãng. Bằng phương thức đảnh lễ ở nhiều hướng khác nhau trong pháp hội, 
khi tiến hành thực hành nghi lễ Lễ Thập Phương. Nếu là lễ cầu an, người Duy Na và đại 
chúng tham dự phải khởi “Bài Tán Dược Sư”, còn nếu là lễ cầu siêu, thì khởi “Bài Tán 
Di Đà”, vừa tán vừa thực hành “Lễ Thập Phương”. 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(50)-2021 
45 
Khi lễ lạy, người hành lễ trước hết là hướng về phía trước của Phật đài đảnh lễ 
chư Phật, Bồ tát 3 lễ, sau đó hướng về bên phải đảnh lễ đại chúng (những người tham 
gia khóa tụng) lạy 1 lễ, hướng trở về Phật đài đảnh lễ chư Phật, Bồ tát 1 lễ, hướng về đại 
chúng bên trái lạy 1 lễ, sau đó đi theo hình chữ Vạn của Phật giáo卐 đến gần vị thầy 
Duy Na (tức người cầm khánh) lạy 1 lễ, sau đó trở về vị trí cũ, hướng về phía Phật đài 
lạy 1 lễ, tiếp tục đi theo hình chữ Vạn, về phía tay trái, đến vị trí người đánh mõ đảnh 1 
lễ, sau đó trở về vị trí cũ, hướng về phía Phật đài lạy 1 lễ, sau đó tiếp tục đến vị trí của 
vị Hòa thượng chủ trì đàn tràng đảnh 1 lễ. Nghi lễ Thập Phương được thực hiện với bài 
tán “Dược Sư” hoặc bài tán “Di Đà”, sau khi chuẩn bị kết thúc các thời khóa lễ như: 
Cúng Phật cầu an, hoặc trong các nghi thức điếu giác linh của các tu sĩ. 
Nghi thức này chỉ là một phương tiện trong các nghi lễ, mà thông qua các Phật sự 
như cầu an tiêu tai để được tăng phước thọ, hoặc là siêu độ. Mục đích của “Lễ Thập 
Phương” là để biểu thị lòng cung kính và tri ân, bởi thông qua nhiều lần và lễ lạy nhiều 
người như vậy, là để tiêu trừ tâm lý “cống cao ngã mạn”, đồng thời với lòng thành đảnh 
lễ mà cảm niệm tri ân Thập phương tam thế chư Phật, hồi hướng công đức cho tất cả 
chúng sanh cùng thành Phật đạo; cũng như qua việc hành “Lễ Thập Phương” và gieo 
duyên lành nơi Mười phương chư Phật, gieo duyên lành với tất cả chúng sanh. 
4. Kết luận 
Tóm lại, trải qua nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển, nghi thức thờ cúng trong Phật 
giáo người Hoa vẫn còn chứa đựng nhiều nét truyền thống do chư Tổ từ Trung Quốc 
mang sang (PVS. ĐĐ Truyền Cường chùa Vạn Phật Q.5). Phật giáo người Hoa đã và 
đang hoà nhập vào hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng và văn hoá tín 
ngưỡng - tôn giáo của người Hoa ở Tp.HCM nói chung. Trong đó, thông qua nghi thức 
thờ, nghi thức cúng, nghi lễ Phật giáo người Hoa vẫn là kho tàng chứa đựng đặc trưng 
văn hóa của tộc người Hoa tại vùng đất mới, ở đó thể hiện sinh động đời sống tín 
ngưỡng - tôn giáo của cộng đồng người Hoa, vốn cộng cư hơn 300 năm qua với người 
Việt. Nghi lễ của Phật giáo người Hoa tại Tp.HCM chính là sự biểu đạt, sự cung kính 
đối với chư Phật và Bồ tát. Lễ bái chư Phật cũng là lễ bái Phật tánh nội tại trong chính 
mình. Nghi lễ Phật giáo chính là lấy sức mạnh cùng tu của tập thể, để từ đó mà “trên 
cầu Phật đạo”, dưới thì “độ hóa chúng sanh” vậy. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ban Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh (2019). Báo cáo kết quả sơ bộ tổng điều tra tình 
hình dân tộc thiểu số năm 2019 tại TP.HCM (lưu hành nội bộ). 
[2] Châu Thị Hải (1993). Tính dung hợp trong tôn giáo tín ngưỡng của người Hoa ở Việt Nam. 
Tạp chí Văn hóa dân gian, số 44, 75-81. 
46 
[3] Đại học Quốc gia TP.HCM - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – Khoa Nhân học 
(2013). Nhân học đại cương. NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM. 
[4] Mã Thư Điền, Đào Nam Thắng dịch (2002). Các vị thần trong Phật Giáo Trung Quốc. 
NXB Văn hóa Thông tin. 
[5] Phan An, Phan Thị Yến Tuyết, Trần Hồng Liên, Phan Ngọc Nghĩa (1990). Chùa Hoa thành 
phố Hồ Chí Minh. NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 
[6] Thích Đồng Bổn (2019). Phật giáo từ những góc nhìn đa chiều. NXB Hồng Đức. 
[7] Trần Hồng Liên (1996). Phật giáo Nam bộ. NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 
[8] Trần Hồng Liên (2004). Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam bộ. NXB Khoa học Xã hội. 
[9] Trần Hồng Liên (2016). Đặc điểm Phật giáo Hoa tông ở Nam bộ. 
https://phatgiao.org.vn/dac-diem-cua-phat-giao-hoa-tong-o-nam-bo-d24212.html (truy cập 
07/05/2020) 
[10] Tylor E.B (2000).Văn hoá nguyên thuỷ.Hà Nội: Tạp chí văn hoá nghệ thuật xuất bản. 
[11] Võ Thanh Bằng (2005). Tín ngưỡng – tôn giáo của người Hoa ở Nam Bộ (Luận án tiến sĩ). 
Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ. 
[12] Vũ Minh Chi (2004). Nhân học văn hoá – con người với thiên nhiên, xã hội và thế giới siêu 
nhiên. NXB Chính trị Quốc gia. 
"Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG-HCM), 
mã số đề tài T2020-05, tên đề tài: "Phật giáo của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh". 

File đính kèm:

  • pdfdac_trung_cua_phat_giao_hoa_tong_qua_khao_sat_dan_toc_hoc_mo.pdf