Đa dạng tôn giáo ở Tây Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Kiên Giang)

Bài viết đề cập đến đa dạng tôn giáo ở miền Tây Nam

Bộ qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Kiên Giang. Đa dạng tôn

giáo ở Kiên Giang không chỉ thể hiện ở số lượng: 11 tôn giáo, 21

tổ chức tôn giáo mà còn thể hiện đa dạng ở mỗi tôn giáo. Đa

dạng tôn giáo thể hiện qua dung thông các tôn giáo, tôn giáo với

tín ngưỡng, tôn giáo với văn hóa tộc người. Đa dạng tôn giáo ở

Kiên Giang có những đặc điểm như cố kết cá nhân thành những

cộng đồng tôn giáo nhỏ; góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn

hóa tộc người; làm đậm tính thiêng của đối tượng thờ cúng.

Đa dạng tôn giáo ở Tây Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Kiên Giang) trang 1

Trang 1

Đa dạng tôn giáo ở Tây Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Kiên Giang) trang 2

Trang 2

Đa dạng tôn giáo ở Tây Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Kiên Giang) trang 3

Trang 3

Đa dạng tôn giáo ở Tây Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Kiên Giang) trang 4

Trang 4

Đa dạng tôn giáo ở Tây Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Kiên Giang) trang 5

Trang 5

Đa dạng tôn giáo ở Tây Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Kiên Giang) trang 6

Trang 6

Đa dạng tôn giáo ở Tây Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Kiên Giang) trang 7

Trang 7

Đa dạng tôn giáo ở Tây Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Kiên Giang) trang 8

Trang 8

Đa dạng tôn giáo ở Tây Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Kiên Giang) trang 9

Trang 9

Đa dạng tôn giáo ở Tây Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Kiên Giang) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 29 trang xuanhieu 4160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đa dạng tôn giáo ở Tây Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Kiên Giang)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đa dạng tôn giáo ở Tây Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Kiên Giang)

Đa dạng tôn giáo ở Tây Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Kiên Giang)
 bè nhấp nhô, bọt nước tụ tán 
Ngài ngộ nhập lý khổ, không, vô ngã, vô sinh. Đất Kiên Giang thân 
thương từ đó đón chào một nguồn sáng mới, ánh sáng từ ngọn đèn 
chân lý Tổ sư”38. 
Như vậy, Hà Tiên, Kiên Giang là nơi Tổ Sư Minh Đăng Quang 
thành đạo để rồi sau đó Tổ sư “hóa phổ đạo màu”. 
Tại Phú Quốc, quan đốc phủ Ngô Văn Chiêu hai lần chứng thị 
Thiên Nhãn được Tiên Ông giáng cơ dạy vẽ Thiên Nhãn như Ngài đã 
thấy mà thờ và xưng tên là “Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha 
Tát”. Đó là cơ duyên đầu tiên khai mở đạo Cao Đài. 
116 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2018 
Kiên Giang là nơi xuất hiện những ngôi chùa Nam tông Khmer cổ, 
đó là chùa Phật Lớn, pháp danh Ut Đôn Men Chi, xây dựng từ năm 
1504; Thiên Trúc Tự (Phật Lớn) có thể trước năm 1616 Chùa cổ 
Bắc tông ra đời với cuộc khai phá đất Hà Tiên của Mạc Cửu, đó là 
chùa Tam Bảo (hay Sắc tứ Tam Bảo) thành lập năm 1730, hiện tọa lạc 
tại phường Bình San, thị xã Hà Tiên. 
Hà Tiên, Kiên Giang với sự xuất hiện của linh mục Gaspar da Cruz 
năm 1550 ở cửa Cầu Cạo có lẽ là nhà truyền giáo được ghi rõ tên tuổi 
xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam. Để rồi từ đây hình thành nên cộng 
đồng Dân Chúa sớm nhất. Cũng tại Kiên Giang, Chủng viện Hòn Đất 
là chủng viện đầu tiên của Công giáo không chỉ của Việt Nam mà của 
một số nước Đông Nam Á. 
Với việc ông Nguyễn Ngọc An đắc đạo tại Tà Lơn, xuống núi trở 
về Việt Nam truyền đạo, buổi đầu ở Tân Hội (Tân Hiệp) cho thấy Phật 
giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn được khai đạo tại Kiên Giang. 
Quảng Tế Phật đường - cơ sở thờ tự của Minh Sư đạo do Trưởng 
Lão Đông sơ lập ở Hà Tiên 1863 (phường Bình San ngày nay) là niên 
điểm đánh dấu sự hiện diện sớm nhất của tôn giáo này. 
Là vùng đất mà ở đó nhiều tôn giáo khai mở, hoặc là nơi thành đạo 
của vị sáng lập, hay là nơi có các giáo sĩ ngoại quốc đầu tiên đặt chân 
đến đã không chỉ là một đặc điểm mà còn là nguyên nhân quan 
trọng dẫn đến sự đa dạng tôn giáo ở Kiên Giang. 
3.2. Đa dạng các tôn giáo và đa dạng các hệ phái trong từng tôn giáo 
 Với sự hiện diện 11/15 tôn giáo, 21/41 tổ chức tôn giáo cho thấy 
Kiên Giang là địa bàn đa dạng các tôn giáo. Song đa dạng tôn giáo ở 
Kiên Giang còn là sự đa dạng hệ phái trong mỗi tôn giáo. Phật giáo có 
Bắc Tông, Nam Tông, Khất sĩ. Bắc Tông có Thiền tông, Tịnh Độ 
tông, Lâm Tế chính tông, Thiền Lâm. Nam tông có Nam tông Khmer, 
Nam tông Kinh. Cao Đài 6 hệ phái và một pháp tu. Đạo Tin Lành có 
06 hệ phái. 
3.3. Dung thông các tôn giáo, tôn giáo với tín ngưỡng, tôn giáo 
với văn hóa tộc người 
Dung thông giữa các tôn giáo thể hiện rõ nhất là “dòng tôn giáo 
bản địa”, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hiếu 
Nguyễn Hồng Dương, Nguyễn Thị Bích Thủy. Đa dạng tôn giáo 117 
117 
Nghĩa Tà Lơn, Phật giáo Hòa Hảo, tuy có những biểu hiện khác nhau 
về nghi lễ, song chủ đạo vẫn là Phật giáo. Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà 
Lơn nét chủ đạo là Phật giáo nhưng còn là yếu tố Tam giáo. 
Sự hỗn dung hay dung thông các tôn giáo thể hiện rõ nét ở đạo Cao 
Đài, dù yếu tố chính là Tam giáo, trong đó Đạo giáo có phần nổi trội. 
Dung thông tôn giáo với tín ngưỡng là một trong những nét nổi bật đa 
dạng tôn giáo ở Kiên Giang. Các tôn giáo như Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật 
giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, Phật giáo Hòa Hảo, v.v ngoài đối tượng thờ 
chính còn phối thờ Cửu huyền thất tổ, Tiền hiền, Hậu hiền, Bà Chúa 
Xứ, Phật Bà Quan Âm, Ông Tà (Naak Tà), Thổ Thần, Thiên (thờ Trời). 
Với Phật giáo Hòa Hảo, Nguyễn Trung Trực là quan Thượng đẳng 
Đại Thần. “Toàn thể tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tin tưởng thời này là 
thời của quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực, nên khi 
gặp khó khăn luôn cầu xin sự gia hộ của Ngài”39. 
Tài liệu khảo sát cá nhân tại cơ sở thờ tự Tứ Ân Hiếu Nghĩa thôn 
Tân Hòa B, xã Tân Hòa, huyện Tân Hội cho thấy phía trước cơ sở thờ 
tự của đạo là đền thờ Nguyễn Trung Trực. Người dân ở đây cho biết 
các ngày (26, 27, 28 tháng Tám Âm lịch) kỷ niệm ngày hy sinh của 
ông, tín đồ ngoài nghi lễ dâng hương ở cơ sở thờ tự trên còn tập trung 
về Thành phố Rạch Giá nơi có đền thờ ông để tham dự và thọ chay. 
Sự đa dạng tôn giáo ở Kiên Giang thể hiện trong đời sống tôn giáo 
còn là dung thông sinh hoạt tôn giáo với văn hóa tộc người. Nhiều nghi 
lễ tôn giáo của Phật giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, cả Công giáo sử 
dụng các làn điệu dân ca, dân vũ của các tộc người. Một số làn điệu 
vọng cổ, cải lương được biến tấu sử dụng trong nghi lễ Cao Đài, nghi lễ 
Phật giáo. Với Phật giáo Nam Tông Khmer là các lễ Chol Chnam 
thmay (chúc mừng năm mới), Ok Om Bok (lễ cúng Trăng), v.v 
Kết luận 
Do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, văn hóa, tín ngưỡng, tộc người, 
Kiên Giang trở thành “linh địa” khai mở một số tôn giáo, góp một 
phần hết sức quan trọng tạo nên “Dòng tôn giáo nội sinh”. Tại “linh 
địa” này còn là nơi ngộ đạo hay đắc đạo của một số nhân vật để rồi 
sau đó sáng lập ra các tôn giáo mới như Ngô Văn Chiêu với đạo Cao 
118 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2018 
Đài, Minh Đăng Quang với hệ phái Phật giáo Khất Sĩ, Nguyễn Ngọc 
An với Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn. Kiên Giang - nơi cực Nam của 
Tổ quốc, là nơi một số giáo sĩ Công giáo đặt chân sớm nhất trong tiến 
trình truyền đạo Công giáo ở Việt Nam. 
Đa dạng tôn giáo ở Kiên Giang trong bối cảnh đa dạng tôn giáo 
Nam Bộ nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng bắt đầu từ cuối thế 
kỷ XIX, nhưng “nở rộ” vào nửa đầu thế kỷ XX. 
Đa dạng tôn giáo ở Kiên Giang khác với đa dạng tôn giáo thời hiện 
tại với sự tác động của toàn cầu hóa, của thời kỳ hậu công nghiệp, là 
sự phân ly, là đề cao vai trò cá nhân, chủ nghĩa cá nhân làm giảm tính 
cộng đồng, làm biến thể một số loại hình tôn giáo, đặc biệt là đậm tính 
thế tục, giải thiêng, Ngược lại, đa dạng tôn giáo ở Kiên Giang là sự 
cố kết cá nhân thành những cộng đồng tôn giáo nhóm nhỏ, là góp 
phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tộc người. Về tôn giáo là 
sự dung thông các tôn giáo, các tôn giáo với tín ngưỡng tộc người; 
làm đậm tính thiêng của các đối tượng thờ cúng. 
Đa dạng tôn giáo đáp ứng nhu cầu tâm linh của một địa bàn mới 
được khai phá, một địa bàn đa phức về tộc người, về văn hóa, một địa 
bàn mà các tôn giáo truyền thống (Nho, Phật, Đạo) không đủ hấp lực. 
Trong tình hình mới của đất nước với vị thế địa lý, văn hóa, tộc 
người, đa dạng tôn giáo ở Kiên Giang sẽ tiếp tục có những biến đổi 
làm phong phú, sinh động hơn đa dạng tôn giáo ở vùng “linh địa”. /. 
CHÚ THÍCH: 
1 Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang, Ban Tôn giáo, Báo cáo Tổng hợp thực trạng tôn 
giáo trên địa bàn Kiên Giang, năm 2017. 
2 Toàn tỉnh Kiên Giang có 15 huyện thị, thành phố (trong đó có 02 huyện đảo: Phú 
Quốc và Kiên Hải); 01 thành phố, 01 thị xã. Tổng dân số trên 1,7 triệu người. có 
03 dân tộc chính: Kinh chiếm 85,5%, Khmer chiếm 12%, Hoa chiếm 1,77% và 
dân tộc khác chiếm 0, 07% (Xem; Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Văn kiện Đại 
hội đại biểu Phật giáo tỉnh Kiên Giang, khóa VIII nhiệm kỳ 2012 – 2017, tr. 23). 
3 Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc (2006), Tôn giáo - Tín ngưỡng của 
các cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Phương Đông, tr. 58, 59. 
4 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang, Nguyễn Trung Trực người 
anh hùng bất tử đất Nam Bộ, Kiên Giang, tháng 12 năm 2009, tr. 5. 
5 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang, Nguyễn Trung Trực người 
anh hùng bất tử đất Nam Bộ, Sđd, tr. 6. 
Nguyễn Hồng Dương, Nguyễn Thị Bích Thủy. Đa dạng tôn giáo 119 
119 
6 Đó là Đại đức: Lâm Hùng, Danh Hoi, Danh Hom, Danh Tấp. Ngày 10/6/1964, hai 
trăm sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer xuống đường đấu tranh chống Mỹ-ngụy. 
Kẻ địch đã thẳng tay đàn áp cuộc biểu tình, bắn vào đoàn người làm 4 Đại đức trên 
hy sinh và bị thương 16 người khác. Nhân dân xây tháp thờ 04 vị sư liệt sĩ ở chùa 
Cù Là, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành (còn gọi là Tháp bốn sư liệt sĩ). Di 
tích được xếp hạng dic tích Quốc gia ngày 28/9/1990 số 993/QĐ-BVHTT. 
7 Cá Voi được thờ dưới hình thức bộ xương được đưa vào năm 1992. 
8 Xem: Nguyễn Thanh Lợi (2018), “Tục thờ bà Thủy Long ở Kiên Giang”, Nguyệt 
san Công giáo và dân tộc, số 279, tháng 3, tr. 140-144. 
9 Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc, Tôn giáo, tín ngưỡng của các cư dân 
vùng đồng bằng sông Cửu Long, Sđd, tr. 159. 
10 Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang, Ban Tôn giáo, Báo cáo Tổng hợp thực trạng tôn 
giáo trên địa bàn Kiên Giang, Sđd. 
11 Hiện tại trong Phật giáo và giới nghiên cứu Phật học chủ trương thay vì gọi Bắc 
tông là Bắc truyền. Bởi theo Phật sử không có tông phái Bắc tông. Bắc truyền 
được hiểu là Phật giáo được truyền từ phía Bắc (Trung Quốc) vào Việt Nam. 
Tuy nhiên theo thói quen, nhiều văn bản của Nhà nước cũng như Giáo hội Phật 
giáo Việt Nam vẫn quen sử dụng khái niệm Bắc tông. 
12 Hoa tông chỉ là cách gọi để chỉ Phật giáo của một bộ phận người Hoa với cơ sở 
thờ tự riêng. 
13 Nguyễn Văn Sáu (2007), Bước đầu tìm hiểu Phật giáo Nam tông Việt Nam, Nxb. 
Tôn giáo, Hà Nội, tr.6. 
14 Nguyễn Văn Sáu (2007), Bước đầu tìm hiểu Phật giáo Nam tông Việt Nam, Sđd, tr. 6. 
15 Viết về chùa Phật Lớn, chúng tôi dựa vào tài liệu “Lịch sử chùa Phật Lớn” bản 
đánh vi tính, tháng 4 năm 1995, tài liệu khai thác ở địa phương. 
16 Viết về Thiên Trúc tự, chúng tôi dựa vào tài liệu: Dibba Velu – Arama Thiên 
Trúc tự (chùa Phật Lớn), bản vi tính do ông Thái Đông Thắng, Thành phố Rạch 
Giá biên soạn. 
17 Theo tác giả Nguyễn Văn Sáu trong Bước đầu tìm hiểu Phật giáo Nam tông Việt 
Nam thì “Những ngôi chùa Nam tông Khmer ở miền Nam Việt Nam có niên đại 
nhiều thế kỷ qua và tồn tại đến hôm nay. Cụ thể là chùa Samrông Ek ở Trà Vinh 
xây dựng vào năm 1642 (Phật lịch 1185), chùa Sanghamangala xây dựng hơn 
600 năm”, Sđd, tr. 9. 
18 Trần Khánh Dư (2001), Phật giáo Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long – 
Kiến nghị và giải pháp, Hà Nội, tr. 10. 
19 Dibba Velu - Arama Thiên Trúc tự (chùa Phật Lớn), tlđd. 
20 Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang, Lược sử những 
ngôi chùa ở Kiên Giang Bắc Tông và Khất Sĩ, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 
91-93. 
21 Phật giáo Cổ Sơn môn là một loại hình Phật giáo đặc thù của Phật giáo Việt 
Nam. Trụ trì chùa xây dựng gia đình và cư trú luôn trong chùa. Tháng 11/1981, 
Phật giáo Cổ Sơn Môn là một trong 9 hệ phái tham gia thành lập Giáo hội Phật 
giáo Việt Nam. 
22 Cuốn sách có ghi hệ phái Thiền Lâm và hệ phái Thiền Tông không rõ phân loại 
theo tiêu chí nào. 
120 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2018 
23 Đoàn Nô (Phật Quang) (2005), Người Hoa ở Kiên Giang, Nxb. Văn hóa dân tộc, 
Hà Nội, tr. 25. 
24 Trương Bá Cần (chủ biên, 2008), Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, tập 
1: Thời kỳ khai phá và hình thành (từ khởi thủy cho đến cuối thế kỷ XVIII), 
Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 26. 
25 Trương Bá Cần (chủ biên, 2008), Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, tập 
1, Sđd, tr. 27. 
26 Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam, Niên giám 2016, 
Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 942. 
27 Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam, Sđd, tr. 943. 
28 Giáo xứ Rạch Giá. Tài liệu chép tay, Linh mục chính xứ Nguyễn Văn Việt cung cấp. 
29 Giáo xứ Rạch Giá, tlđd. 
30 Giáo xứ Rạch Giá, tlđd. 
31 Giáo xứ Rạch Giá, tlđd. 
32 Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang, Báo cáo tổng hợp thực trạng tôn giáo 
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (2017) 
33 Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam thanh Vô Vi, Tiểu sử hành đạo của giáo chủ 
Ngô Minh Chiêu. Ấn bản 2011. Bản vi tính. 
34 Số liệu chi tiết các hệ phái và pháp môn Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi ở Kiên 
Giang dẫn theo Báo cáo Tổng hợp thực trạng tôn giáo trên địa bàn Kiên Giang 
(2017). 
35 Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc, Tôn giáo, Tín ngưỡng của các cư 
dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Sđd, tr. 421, 422. 
36 Viết về lịch sử Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, chúng tôi dựa vào luận văn thạc sĩ 
Triết học: Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu 
Long của Nguyễn Xuân Hậu, Hà Nội, 2011. 
37 Tài liệu điền dã cá nhân tháng 6/2018. 
38 Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang, Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội 
Phật giáo Việt Nam 07/11/1981 – 07/11/2016 (lưu hành nội bộ), tr. 68-69. 
39 Dã Hạc (2017),“Nguyễn Trung Trực quan Thượng Đẳng Đại Thần trong Phật 
giáo Hòa Hảo”, Công giáo và dân tộc, số 275 tháng 11, tr. 143. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ Kiên Giang (2017), Báo cáo Tổng hợp thực trạng tôn 
giáo trên địa bàn Kiên Giang. 
2. Trương Bá Cần (Chủ biên, 2008), Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, tập 
1, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 
3. Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc (2006), Tôn giáo, tín ngưỡng của cư 
dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Phương Đông. 
4. Trương Minh Đạt (2007), Nghiên cứu Hà Tiên - Họ Mạc với Hà Tiên, Nxb. Tổng 
hợp Tp. Hồ Chí Minh. 
5. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang, Lịch sử những 
ngôi chùa ở Kiên Giang - Bắc tông và Khất sĩ, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 2002. 
Nguyễn Hồng Dương, Nguyễn Thị Bích Thủy. Đa dạng tôn giáo 121 
121 
6. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Kiên 
Giang, khóa VIII - Nhiệm kỳ 2012-2017, lưu hành nội bộ. 
7. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang, Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập 
Giáo hội Phật giáo Việt Nam 07/11/1981 - 07/11/2016, lưu hành nội bộ. 
8. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang, Văn kiện Đại hội Đại biểu Phật 
giáo tỉnh Kiên Giang lần thứ IX (nhiệm kỳ 2017-2022), lưu hành nội bộ. 
9. Nguyễn Xuân Hậu (2011), Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn ở một số tỉnh Đồng 
bằng sông Cửu Long, luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội. 
10. Hội đồng Giám mục Việt Nam (2016), Giáo hội Công giáo Việt Nam Niên giám 
2016, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 
11. Trần Hữu Hợp (2012), Cộng đồng người Việt Công giáo Đồng bằng sông Cửu 
Long, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 
12. Đỗ Quang Hưng (chủ biên, 2001), Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam Bộ, 
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
13. Nguyễn Văn Sáu (2007), Bước đầu tìm hiểu Phật giáo Nam tông Việt Nam, Nxb. 
Tôn giáo, Hà Nội. 
14. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang (2009), Nguyễn Trung Trực - 
Người anh hùng bất tử đất Nam Bộ, Kiên Giang, tháng 12. 
Abstract 
RELIGIOUS DIVERSITY IN THE SOUTH WEST PART OF 
THE SOUTH VIETNAM 
(A case study of Kien Giang province) 
Nguyen Hong Duong 
Institute for Religious Studies, VASS 
Nguyen Thi Bich Thuy 
Rach Gia city, Kien Giang 
The article refers to religious diversity in the Southwest region 
through a case study of Kien Giang province. Religious diversity in 
Kien Giang does not only reflect in the number of 11 religions, 21 
religious organizations but it also manifests diversity in each religion. 
Religious diversity is expressed through fusion and harmony of 
religions, religions and beliefs, religions and ethnic culture. Religious 
diversity in Kien Giang has characteristics such as individual cohision 
into small religious communities; contribute to the preservation and 
promotion of ethnic cultural values; boldness of the sacred object. 
Keywords: Religious diversity; Southwest; Vietnam. 

File đính kèm:

  • pdfda_dang_ton_giao_o_tay_nam_bo_nghien_cuu_truong_hop_tinh_kie.pdf