Cộng đồng người Việt ở Khăm Muộn (Lào) - Cầu nối của quan hệ hợp tác hữu nghị Quảng Bình - Khăm Muộn

Cộng đồng người Việt có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, xã hội của tỉnh Khăm Muộn (Lào). Trong

nửa đầu thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân, khá đông người Việt ở Quảng Bình đã sang Khăm Muộn

(Lào) trú ngụ và dần ổn định cuộc sống. Tại đây, họ lập nên các làng bản và tổ chức Hội Việt kiều tỉnh

Khăm Muộn, từ đó có nhiều đóng góp trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hai tỉnh Quảng Bình và

Khăm Muộn cũng như mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, góp phần vào việc bảo lưu văn hóa truyền

thống, hòa nhập văn hóa của cộng đồng người Việt vào xã hội Lào.

Cộng đồng người Việt ở Khăm Muộn (Lào) - Cầu nối của quan hệ hợp tác hữu nghị Quảng Bình - Khăm Muộn trang 1

Trang 1

Cộng đồng người Việt ở Khăm Muộn (Lào) - Cầu nối của quan hệ hợp tác hữu nghị Quảng Bình - Khăm Muộn trang 2

Trang 2

Cộng đồng người Việt ở Khăm Muộn (Lào) - Cầu nối của quan hệ hợp tác hữu nghị Quảng Bình - Khăm Muộn trang 3

Trang 3

Cộng đồng người Việt ở Khăm Muộn (Lào) - Cầu nối của quan hệ hợp tác hữu nghị Quảng Bình - Khăm Muộn trang 4

Trang 4

Cộng đồng người Việt ở Khăm Muộn (Lào) - Cầu nối của quan hệ hợp tác hữu nghị Quảng Bình - Khăm Muộn trang 5

Trang 5

Cộng đồng người Việt ở Khăm Muộn (Lào) - Cầu nối của quan hệ hợp tác hữu nghị Quảng Bình - Khăm Muộn trang 6

Trang 6

Cộng đồng người Việt ở Khăm Muộn (Lào) - Cầu nối của quan hệ hợp tác hữu nghị Quảng Bình - Khăm Muộn trang 7

Trang 7

Cộng đồng người Việt ở Khăm Muộn (Lào) - Cầu nối của quan hệ hợp tác hữu nghị Quảng Bình - Khăm Muộn trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 1760
Bạn đang xem tài liệu "Cộng đồng người Việt ở Khăm Muộn (Lào) - Cầu nối của quan hệ hợp tác hữu nghị Quảng Bình - Khăm Muộn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cộng đồng người Việt ở Khăm Muộn (Lào) - Cầu nối của quan hệ hợp tác hữu nghị Quảng Bình - Khăm Muộn

Cộng đồng người Việt ở Khăm Muộn (Lào) - Cầu nối của quan hệ hợp tác hữu nghị Quảng Bình - Khăm Muộn
 nhất là người 
Việt Nam khi đến Thà Khẹt nhắc là khách 
sạn Mê Kông. Đây là một trong những 
điểm dừng chân quen thuộc với những 
đoàn khách từ Việt Nam sang. Khách sạn 
nằm bên bờ sông Mê Kông, gần với các 
điểm tham quan du lịch, có đội ngũ nhân 
viên người Lào và người Việt có thể giao 
dịch được các ngôn ngữ Lào, Việt, Anh - 
một lợi thế giúp cho việc kinh doanh hiệu 
quả hơn. 
Hiện nay, nhiều Việt kiều ở Khăm 
Muộn đã và đang tham gia một số dự án 
phát triển du lịch trong khuôn khổ Tiểu vùng 
sông Mê Kông với tiêu đề “ba quốc gia, bảy 
thành phố” (Việt Nam, Lào, Thái Lan). 
Trong lĩnh vực nông - công nghiệp, 
người Việt tại Khăm Muộn cũng tiến hành 
các hoạt động kinh tế tương đối hiệu quả. 
Về nông nghiệp, tại Khăm Muộn chỉ 
có bộ phận người Việt ở làng Xiềng Vang 
(huyện Noong Bốc) - còn gọi với tên Làng 
Việt kiều (khoảng 30% dân số) vẫn duy trì 
và phát triển hoạt động kinh tế nông 
nghiệp. Trước năm 1993, do luật định của 
Chính phủ Lào không cho phép người 
nước ngoài cư trú ở Lào được sở hữu ruộng 
đất, nên người Việt ở đây phải thuê đất của 
người Lào để làm ruộng. Từ sau năm 1993, 
với những thay đổi trong chính sách của 
Nhà nước Lào về vấn đề dân nhập cư, cộng 
đồng người Việt ở làng Xiềng Vang được 
nhập quốc tịch Lào, điều này đã khuyến 
khích tinh thần hăng hái sản xuất của cộng 
đồng cư dân Việt tại đây. Cuộc sống của cư 
dân làng Việt kiều ngày một ổn định. Tuy 
nhiên, với số hộ gia đình làm nông nghiệp 
tương đối ít, nông nghiệp không trở thành 
hoạt động kinh tế chủ đạo của cộng đồng 
người Việt tại đây. 
Về thủ công nghiệp, người Việt tại 
Khăm Muộn thành thạo nhiều nghề thủ 
công khác nhau, phần lớn những nghề 
mang tính gia truyền như mộc, rèn, gò hàn, 
sửa chữa máy móc, v.v. Những nghề thủ 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) 
44 
công này đưa lại nguồn thu đáng kể cho 
các gia đình người Việt tại đây. Đặc biệt, 
nghề làm bánh gai và sợi phở của người 
Việt ở làng Xiềng Vang khá nổi tiếng. 
Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Vân - một 
trong những người lớn tuổi ở làng thì nghề 
này xuất phát từ cư dân Quảng Bình sang 
(Tư liệu điền dã của tác giả tại Khăm 
Muộn tháng 4/2019). Nhiều bạn trẻ và 
Meksavanh - một học sinh Lào từng tham 
gia học tập tại Việt Nam, hiện làm việc tại 
nhà lưu niệm Hồ Chí Minh tại Xiềng Vang 
nói rằng “Ai sang Khăm Muộn mà không 
được ăn bánh gai có nghĩa là chưa đến 
Khăm Muộn” (Tư liệu điền dã của tác giả 
tại Khăm Muộn tháng 4/2019). 
Có thể thấy, những hoạt động kinh tế 
của người Việt tại Khăm Muộn khá phong 
phú về ngành nghề. Có được những hoạt 
động kinh tế phong phú và đa dạng, người 
Việt tại Khăm Muộn gặp nhiều thuận lợi, 
đó là sự quan tâm và tạo điều kiện từ Nhà 
nước Lào, sự gần gũi trong đời sống văn 
hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng cư 
dân hai dân tộc Việt - Lào giúp người Việt 
sớm thích nghi và hội nhập vào đời sống 
kinh tế tại vùng đất mới. Đồng thời, những 
hoạt động nói trên đã góp phần quan trọng 
trong việc đảm bảo đời sống của cộng đồng 
cư dân Việt tại Khăm Muộn và làm thay 
đổi diện mạo bức tranh kinh tế truyền 
thống của Lào. Một số dự án kinh tế của 
người Việt trên đất Khăm Muộn đã góp 
phần giải quyết công ăn việc làm cho chính 
người dân Lào tại đây. Thông qua các hoạt 
động kinh tế, sự gần gũi và hiểu biết giữa 
nhân dân các địa phương Quảng Bình - 
Khăm Muộn được tăng cường. Đây là điều 
kiện thuận lợi để chính quyền hai tỉnh 
Quảng Bình và Khăm Muộn có thể đưa ra 
các chính sách phù hợp, thúc đẩy sự hợp 
tác hơn nữa trên lĩnh vực kinh tế trong giai 
đoạn mới hiện nay. 
2.2. Hoạt động văn hóa - xã hội của 
cộng đồng người Việt ở Khăm Muộn 
Sự ra đời và hoạt động tích cực của 
Hội Việt kiều có ý nghĩa to lớn trong việc 
thúc đẩy và phát triển các hoạt động văn 
hóa - xã hội của cộng đồng người Việt tại 
Khăm Muộn cũng như ở Lào nói chung. 
Dưới sự lãnh đạo và tổ chức của Hội, các 
hội viên được thường xuyên tham gia 
những sinh hoạt xã hội mang tính dân tộc 
trong cộng đồng. Đặc biệt, Hội còn giúp 
cộng đồng Việt kiều nhận thức được nhiệm 
vụ quan trọng của từng thành viên trong 
việc phát huy tình đoàn kết, giúp đỡ, 
thương yêu nhau, bảo tồn và phát huy bản 
sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, nêu 
cao tinh thần yêu nước và không ngừng 
hướng về quê hương. 
Năm 1982, với sự chấp thuận của 
chính quyền sở tại, Hội đã lãnh đạo cộng 
đồng người Việt tại Khăm Muộn xây dựng 
một trường tiểu học, số lượng ban đầu chỉ 
gồm 2 lớp có 30 học sinh. Theo lời ông 
Trần Văn Thọ, “Hồi đó các gia đình còn 
nghèo lắm nhưng khi nói đến việc mở 
trường dạy Tiếng Việt thì ai cũng háo hức 
và nhiệt tình ủng hộ. Nhà nào khá giả thì 
góp tiền vàng, khó khăn thì góp công, góp 
gạo” (Tư liệu điền dã của tác giả tại 
Khăm Muộn tháng 4/2019). Dù còn nhiều 
khó khăn vất vả, nhưng sự ủng hộ và đóng 
góp của những cư dân người Việt xa xứ để 
thành lập nên Trường Tiểu học Việt kiều 
Thà Khẹt (nay đổi tên là Thống Nhất) là 
một nỗ lực rất lớn, chứng minh rằng dù ở 
bất cứ đâu, người Việt luôn có ý thức gìn 
giữ truyền thống văn hóa, hướng về cội 
nguồn. Việc giữ gìn truyền thống văn hóa 
của dân tộc được thể hiện trước hết về 
ngôn ngữ, tiếng Việt trong cộng đồng 
người Việt ở Lào. Sau thời gian dài xây 
LẠI THỊ HƯƠNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
45 
dựng và phát triển, cùng với sự vững mạnh 
của Hội Việt kiều Khăm Muộn, tính đến 
năm học 2018-2019, số lượng học sinh 
theo học tại ngôi trường này lên đến hơn 
500 học sinh (Tư liệu điền dã của tác giả 
tại Khăm Muộn tháng 4/2019). 
 Mặt khác, từ sau ngày tỉnh Quảng 
Bình được tái lập (31/7/1989) và việc 
Quảng Bình kết nghĩa với Khăm Muộn đã 
khiến cho những hoạt động đối ngoại hữu 
nghị giữa hai tỉnh được đẩy mạnh. Một 
trong những sợi dây gắn kết tình hữu nghị 
giữa hai nước Việt - Lào cũng như hai tỉnh 
Quảng Bình - Khăm Muộn chính là sự hợp 
tác trong lĩnh vực giáo dục, đó là việc giúp 
cho tỉnh bạn đào tạo đội ngũ cán bộ có chất 
lượng. Cùng với Trường Tiểu học Thống 
nhất, ở Khăm Muộn còn có Trường Hữu 
nghị Quảng Bình - Khăm Muộn (được khởi 
công xây dựng từ năm 2010). Đây là một 
trong những cơ sở ghi dấu ấn cho mối quan 
hệ hữu nghị hợp tác tác giữa hai tỉnh Quảng 
Bình và Khăm Muộn. Ngoài việc cử giáo 
viên sang dạy Tiếng Việt tại Trường Tiểu 
học Thống Nhất, tỉnh Quảng Bình còn có 
các chính sách hỗ trợ và giúp đỡ tỉnh Khăm 
Muộn trong việc xây dựng Trường Hữu 
nghị Quảng Bình - Khăm Muộn với tổng 
kinh phí ban đầu hơn 9 tỷ đồng. Trong năm 
2016 và 2017, tỉnh Quảng Bình đã hỗ trợ 
tỉnh Khăm Muộn thêm kinh phí hơn 7 tỷ 
đồng để xây dựng hệ thống nhà lớp học tại 
Trường Hữu nghị Quảng Bình - Khăm 
Muộn. Trong quá trình xây dựng và sửa 
chữa Trường Hữu nghị Quảng Bình - Khăm 
Muộn, cộng đồng cư dân Việt tại tỉnh Khăm 
Muộn cũng có những đóng góp tích cực. 
Trường Hữu nghị Khăm Muộn - Quảng Bình 
là món quà của chính quyền và nhân dân tỉnh 
Quảng Bình tặng tỉnh Khăm Muộn. Trường 
hiện có 75 giáo viên, trong đó có 2 giáo 
viên người Việt Nam tình nguyện sang 
giảng dạy ở đây. Toàn trường có trên 1350 
học sinh thuộc 4 cấp học, trong đó, tỉ lệ học 
sinh người Việt chiếm hơn 50% (Báo cáo 
số 08-BC/TU, tr.4). 
Trong hợp tác giáo dục giữa hai tỉnh 
Quảng Bình và Khăm Muộn, nổi bật lên 
vai trò của những người dạy tiếng Việt. Là 
tỉnh kết nghĩa với Khăm Muộn, tỉnh Quảng 
Bình đã cử giáo viên sang dạy tiếng Việt 
theo định kỳ 3 năm tại Trường Hữu nghị 
Khăm Muộn - Quảng Bình và Trường Tiểu 
học Thống nhất. Trong chuyến thực tế tại 
Khăm Muộn vào tháng 4 năm 2019, chúng 
tôi đã được gặp gỡ và trò chuyện với 
những giáo viên người Việt đang công tác 
tại Trường Tiểu học Thống Nhất. Trong số 
họ, có những người còn rất trẻ, như cô giáo 
Đinh Thị Thơm (25 tuổi), sau khi tốt 
nghiệp cử nhân Sư phạm Tiểu học tại 
Trường Đại học Quảng Bình, cô đã sang 
Khăm Muộn đến nay được hơn 2 năm. 
Hoặc có những người đã “bám trụ” lại với 
công việc dạy chữ ở đây khá lâu, như thầy 
giáo Trương Văn Phương (quê ở Lệ Thủy, 
Quảng Bình) sống, giảng dạy đến nay là 10 
năm và đã đưa vợ (cũng là giáo viên) sang 
dạy học (Tư liệu điền dã của tác giả tại 
Khăm Muộn tháng 4/2019). Cuộc sống của 
họ khá giản dị và với họ, được dạy tiếng 
Việt cho con em Việt kiều là một hạnh 
phúc rất lớn, bởi thông qua đó, họ đã góp 
phần gìn giữ tiếng nói của quê hương 
mình. Mặt khác, một trong những việc làm 
quan trọng thúc đẩy hợp tác là Hội hữu 
nghị Việt kiều Khăm Muộn kết hợp với 
phòng đối ngoại (nay đổi thành Sở Ngoại 
vụ) tỉnh Quảng Bình đã mở các lớp dạy 
học tiếng Lào cho cán bộ giáo viên của tỉnh 
Quảng Bình, nhờ vậy sự hiểu biết và giao 
lưu, hợp tác lẫn nhau giữa nhân dân hai 
tỉnh ngày càng dễ dàng hơn. 
Trong các cộng đồng của người Việt 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) 
46 
tại Lào nói chung và tại tỉnh Khăm Muộn 
nói riêng, bản Xiềng Vang (huyện Nông 
Bốc) là một điển hình. Bản này là nơi Bác 
Hồ đã từng sống, hoạt động cách mạng 
trong những năm 1928-1929. Tại đây, 
Người đã soạn tài liệu tuyên truyền, mở 
lớp dạy chữ, đào tạo cán bộ cách mạng cho 
các Việt kiều yêu nước và những người 
Lào tiến bộ. Để ghi nhớ công ơn của Chủ 
tịch Hồ Chí Minh, được sự cho phép của 
Chính phủ nước CHDCND Lào, vào năm 
2009, Khu Lưu niệm Hồ Chí Minh bắt đầu 
được xây dựng ngay tại vùng đất này trên 
khuôn viên diện tích gần 2.000m² do 13 gia 
đình cư dân Việt kiều Xiềng Vang hiến 
tặng. Năm 2012, Khu lưu niệm Hồ Chí 
Minh được khánh thành như là biểu tượng 
tình cảm gắn kết mối quan hệ hữu nghị 
giữa nhân dân hai nước. Nhà lưu niệm Chủ 
tịch Hồ Chí Minh còn được coi là mái ấm 
cho Hội Việt kiều hướng về quê hương, 
cũng là điểm sáng cho tình hữu nghị Việt - 
Lào mà mỗi người con Việt Nam khi đến 
đất nước Triệu Voi đều ghé thăm. 
Trong quá trình hoạt động, Hội Việt 
kiều tỉnh Khăm Muộn cũng rất chú trọng 
công tác giáo dục cho con em người Việt, 
chú ý đến việc gìn giữ tiếng Việt và văn 
hóa dân tộc. Năm 2009, trong chuyến thăm 
và làm việc của Hội Việt kiều tỉnh Khăm 
Muộn tại tỉnh Quảng Bình, Hội đã trao 
tặng số tiền 600 USD cho Hội khuyến học 
tỉnh Quảng Bình với mong muốn được góp 
phần động viên, khuyến khích tinh thần 
học tập của con em quê nhà (Báo cáo số 
08-BC/ TU, tr.4). Hội cũng đã xây dựng 
quỹ và làm công tác nhân đạo đối với quê 
hương Quảng Bình như khi bị bão lụt vào 
các năm 2013, 2014. 
Cộng đồng Việt kiều tại Lào thông qua 
tổ chức Hội của mình cũng đã tích cực 
tham gia các hoạt động do Đại sứ quán, 
Tổng hội Việt kiều tại Lào tổ chức như các 
hoạt động thể thao, văn nghệ chào mừng 
các ngày lễ lớn của hai dân tộc, ủng hộ 
phong trào đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ đồng 
bào bị thiên tai, chăm lo khu lưu niệm Chủ 
tịch Hồ Chí Minh tại bản Xiềng Vang, v.v. 
Một việc làm rất có ý nghĩa của cộng đồng 
người Việt tại tỉnh Khăm Muộn là thường 
xuyên tổ chức các Hội diễn văn nghệ quần 
chúng trong cộng đồng người Việt tại Lào. 
Tuy chưa đạt trình độ nghệ thuật như mong 
muốn, nhưng có thể nói đây là một biện 
pháp thiết thực có hiệu quả của cộng đồng 
người Việt đang làm ăn, sinh sống, công 
tác và học tập tại tỉnh Khăm Muộn, nhằm 
giáo dục truyền thống và ghi nhớ công ơn 
to lớn của lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với đất 
nước cũng như vai trò của Người trong 
việc vun đắp mối quan hệ đặc biệt Việt 
Nam - Lào. 
Có thể nói, việc người Việt tại Khăm 
Muộn thông qua vai trò của Hội Việt kiều - 
mở trường, lớp dạy tiếng Việt cùng với 
những hoạt động cộng đồng được tổ chức 
thường xuyên, có tác động rất lớn đến việc 
gìn giữ văn hóa ngôn ngữ dân tộc trong thế 
hệ trẻ Việt kiều. Những hoạt động trên 
cũng động viên toàn thể hội viên là kiều 
bào người Việt chấp hành tốt mọi chủ 
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của 
Nhà nước và được tặng thưởng nhiều bằng 
khen, giấy khen từ Nhà nước Lào. Đây là 
những việc làm có ý nghĩa thúc đẩy sự phát 
triển của mối quan hệ hữu nghị giữa hai 
tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộn trong 
tương lai. 
3. Kết luận 
Hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộn 
với hơn 180km đường biên giới chung, có 
sự gần gũi về vị trí địa lý, có mối quan hệ 
chặt chẽ nhiều mặt trong quá khứ cũng như 
trong hiện tại, có nhiều nét tương đồng về 
LẠI THỊ HƯƠNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
47 
điều kiện tự nhiên và văn hóa. Nhân dân 
hai tỉnh có truyền thống đoàn kết hữu nghị 
lâu đời. Vì lẽ đó, sự giao lưu giữa nhân dân 
hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộn sớm 
được hình thành. Trong tiến trình lịch sử, 
do nhiều nguyên nhân, một bộ phận người 
Việt Nam đã di cư tới các vùng khác nhau 
của Lào từng bước hình thành nên cộng 
đồng Việt kiều ngày càng đông đảo ở một 
số địa phương trên nước bạn, trong đó có 
Khăm Muộn. Sự thân thiết, tính cởi mở của 
người Lào cũng như sự quan tâm của chính 
phủ hai nước Việt Nam, Lào đã tạo điều 
kiện cho một bộ phận cư dân người Việt 
hội nhập, trở thành một bộ phận của xã hội 
Lào. Cùng với người Lào, người Việt đã 
đóng góp nhiều mặt cho sự nghiệp xây 
dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Lào. 
Đồng thời, họ cũng đóng vai trò quan 
trọng, là cầu nối thúc đẩy mối quan hệ hữu 
nghị giữa hai tỉnh Quảng Bình và Khăm 
Muộn nói riêng, quan hệ giữa hai nước 
Việt Nam và Lào nói chung ngày càng trở 
nên tốt đẹp hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương. (2017). Lịch sử quan hệ đặc biệt 
Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1939-2007). Tài liệu tuyên truyền. Hà Nội: NXB 
Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
Nguyễn Thị Tuyết Nhung. (2016). Quá trình di cư và hoạt động chính trị - xã hội của 
người Việt ở Lào. Hà Nội: Luận án Tiến sĩ Lịch sử, ĐHSP Hà Nội. 
Singapo Sikhotchounamaly, Nguyễn Chánh. (1990). “Thị xã Thà Khẹt tỉnh Khăm Muộn - 
Cách mạng mùa thu năm 1945”. Tài liệu lưu tại Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh 
bản Xiềng Vang, huyện Nong-Bốc. 
Phạm Đức Thành. (2008). Vai trò của cộng đồng người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt 
Nam - Lào. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. 
Trần Văn Thọ. (2012). “Biên bản họp Ban chấp hành Hội người Việt tỉnh Khăm Muộn, 
ngày 23 tháng 4 năm 2012”, Hội người Việt tỉnh Khăm Muộn. 
Lương Duy Tâm. (1998). Địa lý - Lịch sử Quảng Bình, Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình. 
Tỉnh ủy Quảng Bình. (28/10/2010). Báo cáo số 08 - BC/ TU “Đánh giá tình hình và quan 
hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Bình với các địa phương nước CHDCND Lào”. Trung 
tâm lưu trữ tỉnh ủy Quảng Bình. 
Tư liệu điền dã của tác giả tại Khăm Muộn tháng 4/2019. 
ຄະ ນະ ກ ຳ ມະ ກຳນ ຄ ົ້ ນ ຄວົ້ ຳ, ສັງ ລວມ ແລະ ຂຽນ ປະ ຫວັດ ສຳດ ຂອງ ແຂວງ ຄ ຳ ມ່ວນ 
(2015), "ປະ ຫວັດ ຄວຳມ ເປັນ ມຳ ຂອງ ແຂວງ ຄ ຳ ມ່ວນ (ເມື ອງ ສີ ໂຄດ ຕະ ບອງ ວັດ 
ທະ ນະ ທ ຳ ແຫ່ງ ຊຳດ ບູ ຮຳນ)", ສ ຳ ນັກ ພິມ ແຫ່ງ ລັດ (Ủy ban nghiên cứu, biên soạn 
và viết lịch sử tỉnh Khăm Muộn. (2015). Lịch sử tỉnh Khăm Muộn (Lãnh thổ văn minh 
quốc gia Sikhottabong cổ xưa), tr.7, 22, 82. Viêng Chăn: NXB Nhà nước). 
Ngày nhận bài: 09/9/2020 Biên tập xong: 15/02/2021 Duyệt đăng: 20/02/2021 

File đính kèm:

  • pdfcong_dong_nguoi_viet_o_kham_muon_lao_cau_noi_cua_quan_he_hop.pdf