Công bằng về cơ hội phát triển và tiếp cận nguồn lực giữa các thành phần kinh tế trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế là một vấn đề có ý nghĩa cấp
bách cả về lý luận lẫn thực tiễn trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Có nhiều tiêu chí khi xem xét về
công bằng giữa các thành phần kinh tế như: cơ hội phát triển; chính sách và
pháp luật; tiếp cận các nguồn lực; và phân phối. Bài viết phân tích, đánh giá
những kết quả chủ yếu đạt được trong thực hiện công bằng về cơ hội phát triển
và tiếp cận các nguồn lực, đảm bảo công bằng trên hai phương diện này là tiền
đề thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Công bằng về cơ hội phát triển và tiếp cận nguồn lực giữa các thành phần kinh tế trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Công bằng về cơ hội phát triển và tiếp cận nguồn lực giữa các thành phần kinh tế trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
sự bình đẳng giữa các loại hình DN đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật, nhưng theo phản ánh của cộng đồng DN, trên thực tế sự phân biệt đối xử vẫn còn khá lớn; một bộ phận lớn các doanh nghiệp dân doanh là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chưa thực sự được đối xử bình đẳng với khối DNNN, doanh nghiệp FDI. Kết quả điều tra PCI giai đoạn 2006- 2019 cho thấy vẫn tồn tại một “sân TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (270) 2021 21 chơi” chưa thật sự bình đẳng giữa các loại hình DN, mà thiệt thòi nhất vẫn là nhóm doanh nghiệp dân doanh nhỏ và vừa dù nhóm này đang chiếm số lượng không nhỏ trong nền kinh tế. Dù đã giảm so với các năm trước, nhưng vẫn còn 21% DN cho rằng “các doanh nghiệp có phần vốn nhà nước thường dễ dàng hơn trong việc có được hợp đồng từ cơ quan nhà nước”. Nghị quyết 02/NQCP ngày 1/1/2019, Chính phủ đã đánh giá rất thẳng thắn về tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, khi cho rằng “một số hành động cải cách chưa thực chất, còn hình thức” và “không ít nơi, ít lúc doanh nghiệp, người dân vẫn bị gây khó khăn, nhũng nhiễu bởi những quy định còn nặng tính cục bộ của một số cơ quan công quyền và một bộ phận công chức, viên chức” (Nghị quyết, 1/1/2019). Điều tra PCI những năm qua cho thấy một số lĩnh vực thủ tục hành chính được DN đánh giá là “còn nhiều phiền hà”, như đất đai (35%), thuế, phí (25%), bảo hiểm xã hội (23%) (Malesky, 2019: 63). 3.2. Công bằng trong tiếp cận các nguồn lực Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tất cả các chủ thể kinh tế trong nền KTTT đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận với tư liệu sản xuất và những điều kiện sản xuất, kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với năng lực phát triển của từng chủ thể kinh tế. Có thể kể đến một số quyền quan trọng như: quyền vay vốn, quyền chuyển nhượng, thế chấp tài sản, quyền sử dụng đất, quyền được bảo hộ sản xuất... Để thực hiện mục tiêu đó, Nhà nước đã xây dựng và thực hiện chính sách phát triển các loại thị trường, từng bước đồng bộ hóa các loại thị trường này. Nhà nước cũng chú ý đến sự thống nhất hữu cơ và mối quan hệ lẫn nhau của các loại thị trường, đặc biệt là các thị trường cung ứng tư liệu sản xuất đầu vào cho nền kinh tế, như: thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học và công nghệ-thông tin, thị trường bất động sản Trong đó, các thị trường quan trọng: sức lao động, tiền tệ, bất động sản đã được nhà nước đặc biệt quan tâm, ban hành nhiều chính sách điều chỉnh, định hướng phát triển theo hướng lành mạnh hóa, chống độc quyền và theo quy luật của KTTT. Nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2011 về 16 luật và khoảng 200 văn bản hướng dẫn của Chính phủ đang có hiệu lực, liên quan nhiều nhất và có nhiều vướng mắc đến thời điểm đó, trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, rà soát từng nội dung, quy định cụ thể, các chuyên gia đã chỉ ra 8 “cái được” của các luật này, trong đó quan trọng nhất là các quy định hiện hành đã tạo điều kiện cho các DN được tiếp cận thị trường, tiếp cận các nguồn lực: đất đai, vốn, nhân lực (Nguyễn Thị Lan Hương, 2016: 102-103). HỒ TRẦN HÙNG – CÔNG BẰNG VỀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN 22 Thứ nhất, nguồn lực đất đai. Các TPKT từng bước được xác định quyền bình đẳng, quyền tiếp cận, quyền được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, làm mặt bằng sản xuất kinh doanh và nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Luật Đất đai qua nhiều lần được sửa đổi đã quy định quyền sử dụng đất lâu dài của cá nhân, các TPKT, đồng thời có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn. DN thuộc các TPKT khác nhau được bình đẳng trong quyền sở hữu, sử dụng đất lâu dài. Không những thế, các DNNVV, phần lớn thuộc TPKT tư nhân, không những không bị phân biệt đối xử mà còn được trợ giúp phát triển. Luật Đất đai bổ sung (2013) quy định cụ thể, rõ ràng từ nguyên tắc đến nội dung việc mở rộng dân chủ, công khai trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Luật đã dành một chương để quy định về việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai, hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai được công khai, minh bạch và đảm bảo dân chủ trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân và đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đất đai của mọi người dân. Công dân có quyền tự mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện thực hiện quyền giám sát và phản ánh các sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. Ngoài ra, Luật Đất đai mới đã thiết lập sự bình đẳng hơn trong quyền được tiếp cận đất đai giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài; quy định cụ thể điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nhằm lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án Thứ hai, là nguồn lực vốn, một nguồn lực đặc biệt quan trọng mang tính sống còn của DN. Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ cho các DN, đặc biệt là các DNNVV (chủ yếu thuộc khu vực dân doanh). Để hỗ trợ các DNNVV, Chính phủ đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào giải pháp về nguồn vốn. Quỹ phát triển DNNVV được đưa vào hoạt động (từ năm 2014), là một trong những biện pháp quan trọng giúp DNNVV tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Đối tượng được hỗ trợ là các DN có tiềm năng phát triển tốt, có dự án, phương án kinh doanh khả thi và những DN nằm trong diện ưu tiên, như DN phụ trợ, DN chế biến nông sản, DN xuất khẩu... Thông tư số 39/2016/NHNN của Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ cho các DNNVV có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động. Theo đánh giá của cộng đồng DN, các chính sách này bước đầu đã phát huy hiệu quả nhất định trong việc giải bài toán khó về thiếu vốn cho các doanh nghiệp dân doanh, đặc biệt là DNNVV. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (270) 2021 23 Thứ ba, là việc phân bổ nguồn nhân lực. Có thể nói, việc chuyển dịch cơ cấu hợp lý của nền kinh tế trong thời gian qua đã tác động tích cực đến sự hình thành một cơ chế phân bổ nguồn nhân lực có hiệu quả, theo hướng hình thành các quan hệ thị trường lao động. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế là chuyển biến quan trọng trong phân bố nguồn lực lao động để khai thác tốt tiềm năng của các khu vực kinh tế trong nền KTTT hiện nay. Kết quả của sự chuyển dịch đó là tỷ trọng lao động của khu vực ngoài nhà nước (doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp FDI) tăng mạnh trong thời gian qua, từ 56,4% giai đoạn 2001-2005 lên 76,8% giai đoạn 2006-2010 và đến hết năm 2018, là 92,4%, trong đó khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 60,6%; khu vực doanh nghiệp FDI chiếm 31,8% (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020: 43). Nếu thời điểm 2006, số lượng lao động làm việc cho các DN khu vực ngoài nhà nước chỉ khoảng hơn 3 triệu, năm 2014 tăng hơn 10,5 triệu, đến cuối 2018 là 13,7 triệu, ngay cả trong những giai đoạn lạm phát và suy thoái kinh tế, số lượng lao động ở khu vực này thực tế vẫn không giảm. Ở tiêu chí “Dịch vụ hỗ trợ DN”, khảo sát PCI 5 nhóm dịch vụ gồm: (i) Cung cấp thông tin thị trường, (ii) Tư vấn thông tin pháp luật, (iii) Hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, (iv) Xúc tiến thương mại và hội chợ/triển lãm, (v) Công nghệ và các dịch vụ liên quan thì chất lượng cung cấp ở cả 5 dịch vụ đều được cải thiện nhiều so với thời điểm bắt đầu (năm 2009) khảo sát. Đó là những tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực của Chính phủ và các địa phương nhằm từng bước tạo lập quyền bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực phục vụ sản xuất, kinh doanh của các DN khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực ấy, vẫn còn những bất cập trong thực hiện công bằng, bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực đối với các TPKT. Các DN khu vực ngoài nhà nước khi được khảo sát vẫn đánh giá họ chưa thực sự được đối xử công bằng (so với DNNN). Trong khi doanh nghiệp dân doanh phải “gồng mình” đấu tranh để sinh tồn: tự bỏ vốn, tự tổ chức, tự chủ trong kinh doanh và tự bù lỗ, thì DNNN thường là những DN lớn được ưu tiên về đất đai, tín dụng, thuế, tiếp cận khoa học kỹ thuật, hợp đồng mua sắm, tiêu thụ sản phẩm thậm chí không sợ phá sản cho dù thua lỗ kéo dài, luôn tận dụng được “cơ chế xin - cho” trong phân phối và tiếp cận các nguồn lực Mặt khác, so sánh tương quan về hiệu quả đầu tư của hai khu vực này cũng cho thấy sự chưa phù hợp nhất định giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ nếu xét trên tiêu chí của “công bằng”. Số liệu nghiên cứu về tác động của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2012-2017 cho thấy, nếu tăng 1% tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ khu vực DNNN làm tăng 0,37% GDP; từ khu vực DN ngoài nhà nước, hộ cá HỒ TRẦN HÙNG – CÔNG BẰNG VỀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN 24 thể và hộ dân cư làm tăng 0,80%... (Đinh Trọng Thắng, 2019). Như vậy, xét trên hiệu quả đầu tư (riêng góc độ kinh tế), thì khu vực ngoài nhà nước vẫn đang phát huy hiệu quả tốt hơn khu vực KTNN. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng: a trụ cột của nền kinh tế, gồm DNNN, DN tư nhân và DN FDI đang phát triển tương đối đồng đều, xét ở quy mô đóng góp vào GDP. Nhưng hiệu quả sử dụng nguồn lực của xã hội và hiệu quả hoạt động thì khác nhau. Cụ thể, hiện nay, DNNN đóng góp gần 40% vào GDP, 60% còn lại của GDP là đóng góp từ DN tư nhân và DN FDI, mỗi bên gần 30%. Nhưng về sử dụng nguồn lực xã hội, khoảng 60% nguồn lực đang tập trung cho DNNN. Tức là trong 100 đồng tín dụng cho vay, DNNN vay 60 đồng song chỉ làm ra 40% GDP, các thành phần còn lại vay 40 đồng, làm ra 60% GDP. Con số này cho thấy khu vực DNNN sử dụng vốn chưa hiệu quả (Báo Nhân dân, ngày 29/6/2019). Bên cạnh đó, còn gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh, thủ tục hành chính liên quan đến đất đai hay rủi ro bị thu hồi đất kinh doanh. Đây cũng là một nguyên nhân khiến DN không tự tin mở rộng đầu tư và xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, đặc biệt là các DN FDI. Cả DN trong nước mà các DN FDI đều bày tỏ mong muốn được giảm thiểu thủ tục hành chính và chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, đảm bảo mặt bằng lãi suất phù hợp; giảm bớt các mức đóng góp của người sử dụng lao động; giảm giá thuê đất, giảm mức thu phí, một số loại phí, lệ phí; đồng thời được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, chính sách thuế; chính sách ưu đãi đầu tư; giải quyết các vấn đề của sau cổ phẩn hóa cũng cần được tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và cụ thể hóa trong các luật như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh trong thời gian tới (Đức Dũng, 2020). 4. KẾT LUẬN Với quyết tâm cải cách mạnh mẽ nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng việc thực hiện công bằng đối với các TPKT trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn, từ những thay đổi trong nhận thức của Đảng, đến những hoạch định, thực thi chính sách, điều hành của Nhà nước đã thu được nhiều kết quả tích cực. Kinh tế nhà nước ngày càng thể hiện tốt hơn vai trò đầu tàu, “chủ đạo”, dẫn dắt nền kinh theo định hướng XHCN; kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có những phát triển vượt bậc, để lại dấu ấn quan trọng trong những năm qua, góp phần nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình thực hiện công bằng giữa các TPKT ở nước ta còn tồn tại bất cập, hạn chế cần khắc phục để phát triển bền vững. Bởi thực hiện tốt công bằng trong kinh tế không chỉ là động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế mà còn là cơ sở cho việc TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (270) 2021 25 thực hiện công bằng xã hội nói chung, góp phần sớm đưa đất nước hoàn thành mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Bạch Huệ. 2019. “ ức tranh doanh nghiệp nhà nước 2018”. tranh-doanh-nghiep-nha-nuoc-2018-doanh-thu-193510-ty-lai-26425-ty- 20190417110733606.htm, truy cập ngày 18/01/2021. 2. an Mai. 2021. “Ngành thuế không để tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-noi/nganh-thue-khong-de-tinh-trang-tren-nong- duoi-lanh-176521.html, truy cập ngày 25/1/2021. 3. Báo Nhân dân. 2019. “Tìm lại sức mạnh cho doanh nghiệp nhà nước”. https://nhan dan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/tim-lai-suc-manh-cho-doanh-nghiep-nha-nuoc-362749, truy cập ngày 19/01/2021. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2020. Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020. Hà Nội: Nxb. Thống kê. 5. Chí Hiếu. 2020. “Cần công bằng, minh bạch trong tiếp cận nguồn lực”. https://thanh nien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/can-cong-bang-minh-bach-trong-tiep-can-nguon-luc- 1170635.html, truy cập ngày 18/1/2021. 6. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2006. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2006. Văn kiện Đảng toàn tập - tập 47. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2012. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2016. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Văn phòng Trung ương Đảng. Hà Nội. 11. Đinh Trọng Thắng. 2019. “Quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân trong phát triển kinh tế”. dau-tu-tu-nhan-trong-phat-trien-kinh-te-305137.html, truy cập ngày 25/1/2021. 12. Đức Dũng. 2020. “Doanh nghiệp kỳ vọng bình đẳng tiếp cận các nguồn lực”. nguon-luc-318395.html, truy cập ngày 18/1/2021. 13. Malesky, E.J. 2019. Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). 14. Nguyễn Thị Lan Hương (chủ biên). 2016. Thực hiện công bằng xã hội đối với các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 15. Tạp chí Tài chính. 2018. “Đến năm 2020, cả nước chỉ còn khoảng hơn 100 doanh nghiệp nhà nước”. chi-con-khoang-hon-100-doanh-nghiep-nha-nuoc-145833.html, truy cập ngày 19/1/2021. 16. Thông tấn xã Việt Nam. 2018. “Số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh”. https://baodautu.vn/infographic-so-luong-doanh-nghiep-nha-nuoc-giam-manh- d76783.html, truy cập ngày 19/1/2021.
File đính kèm:
- cong_bang_ve_co_hoi_phat_trien_va_tiep_can_nguon_luc_giua_ca.pdf