Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Trịnh Bửu Hoài
Để hoàn thiện bức tranh về thế giới con người Nam Bộ, Trịnh Bửu Hoài đã vẽ nên những bức chân
dung quái dị, kệch cỡm, xấu xí, méo mó về nhân cách trước sự biến động của xã hội kinh tế thị trường.
Đó là những con người đầy tham vọng về vật chất và tinh thần, tha hóa và biến chất bởi sức mạnh ghê
gớm của đồng tiền. Bên cạnh đó, trang viết của ông cũng dành những khoảng lặng để con người có thể
chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời, nhất là cuộc đời của chính mình, với kiểu con người tự nhận thức và
cô đơn. Tất cả hiện lên một cách sinh động, chân thật để độc giả có thể nhìn nhận một cách đa diện về
con người Nam Bộ thời đương đại.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Trịnh Bửu Hoài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Trịnh Bửu Hoài
tận hưởng cái hạnh phúc tinh thần bất diệt. Nơi đó, con người có thể sống bằng tinh anh, tinh hoa, thoát khỏi cái vòng luân hồi tuần hoàn của sinh-lão-bệnh-tử với quan niệm: “Cuộc đời là bể khổ, làm sao mình vui sướng được. Mẹ ưu phiền là vì chúng sanh trầm luân trong bể khổ, chứ tâm mẹ rất an” (Trịnh Bửu Hoài, 1987, tr.14). Những con người tham vọng trong truyện ngắn Trịnh Bửu Hoài mê mải chạy theo những giá trị hư ảo, thường bị cuốn theo những guồng quay của thời kim tiền. Nhiều khi chính họ lại trở thành nạn nhân mà cuộc đời họ gây ra và chuốc nhận. Đứng trên phương diện con người cá nhân, họ luôn phải trả giá cho những tham vọng của mình. Bi kịch cuộc đời họ chính là bài học cho những ai quá điên cuồng kiếm tìm và chạy theo quyền lợi ảo vọng mà bất chấp tất cả. Nhà văn dường như cũng muốn đối thoại với người đọc rằng, khát vọng là điều đáng trân trọng nhưng quá tham vọng mà bất chấp thủ đoạn thì sẽ phải trả giá đắt. Bởi danh và lợi không mang lại hạnh phúc đích thực cho con người. Ở bất kì thời đại nào thì lương tri và đạo đức mới là điều đáng được suy tôn; những thứ đi ngược lại lương tri và đạo đức đó, dù có nhân danh bất cứ quyền lực nào cũng sẽ bị diệt vong. 2.2. Con người tha hóa trong truyện ngắn Trịnh Bửu Hoài Trên con đường kiếm tìm và phản ánh hiện thực, các tác phẩm đương đại thường ghi đậm dấu ấn về khủng hoảng niềm tin của con người trong bối cảnh đổ vỡ các thang bậc giá trị, sự hỗn loạn của trật tự thường hằng. Những tình huống bi hài, nghịch dị trở nên phổ biến. Cái đẹp, cái thiện dần vắng bóng, thay vào đó là cái xấu, cái ác, cái thô kệch.v.v. Cán cân thăng bằng giữa các cực xấu – tốt, thiên thần – ác quỷ bị phá vỡ trong xã hội hậu công nghiệp, dẫn đến sự “rối bời” không chỉ trong đời sống vật chất mà còn kéo theo cả niềm tin, lẽ sống, lý tưởng. Không phải là sự phó mặc, nhưng có lẽ Trịnh Bửu Hoài cũng như không ít nhà văn đương đại khác đều tin rằng cuộc sống vốn không thể khác một khi đồng tiền, địa vị, sự xấu xa, độc ác vẫn đang hiện hữu và bành trướng, làm tha hóa con người, đưa họ xa rời những giá trị đạo đức tốt đẹp, khiến cuộc sống bị cuốn vào vòng xoáy của luật mạnh được yếu thua. Sự tha hóa của con người trong truyện ngắn Trịnh Bửu Hoài có những biểu hiện khác biệt. Có khi đó là sự thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm, bất tri, mất nhân tính của con người trong truyện ngắn Chim xa cành. Tác phẩm đã vạch trần bản chất lòng lang dạ sói của một người con đại bất hiếu mang tên David Huỳnh. Điểm cách biệt giữa thằng Út hiếu thảo, trách nhiệm trong gia đình nghèo khó, bần hàn với David Huỳnh giàu có, bất nhân bên trời Tây là hai chữ “đồng tiền”. Có thể khẳng định, hai chữ ấy đã khiến David Huỳnh có thể an lòng mà rũ bỏ trách nhiệm, bổn phận của LÊ HOÀI HẬN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 121 một người con khi chứng kiến mẹ mình lâm trọng bệnh và nguy kịch: “David Huỳnh bỗng khựng lại bên cánh cửa có gắn tấm bảng cảnh báo lây nhiễm và nói “nô” Anh mở cặp lấy một cọc tiền đưa cho bà và quay về Mỹ” (Trịnh Bửu Hoài, 2004, tr. 92 – 93). Vì hai chữ ấy mà David Huỳnh sẵn sàng bán rẻ lương tri, bán nốt “phần người” còn sót lại trong hắn để hiện nguyên hình “phần con” không hơn, không kém. Âu đó là sự tha hóa ghê gớm của đồng tiền và chính nó đã lăn tròn và cuốn phăng mọi chuẩn mực đạo đức xã hội, làm cho con người dần đánh mất lương tri, lương năng, không còn chỗ dựa cho sự an yên về mặt tinh thần; làm cho con người trở nên xơ vữa, mất hết nhân tính, hủy hoại tình người. Sự ảnh hưởng tiêu cực của đồng tiền còn vươn cái “vòi bạch tuột” của mình ra để hút máu con người với tình trạng quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng trong Buồn ngủ và khát nước. Thì ra, trong mỗi con người đều có một “kẻ khác” xấu xa ẩn náu, chờ thời cơ ngoi lên, khống chế mọi ý nghĩ, mọi hành vi, làm lệch lạc, xói mòn nhân cách. Và cũng có khi đó là sự sa đọa về thể xác, sự hủy hoại về tinh thần khi chứng kiến bi kịch của một gia đình chỉ trong một đêm qua truyện ngắn Trong một đêm. Tác phẩm này là một sự vỡ mộng về cái đạo lý, về các chuẩn mực đạo đức trông đằng xa rất kiên cố, vững chắc nhưng lại gần thì lại là mảnh vỡ vô cùng mong manh – mong manh như tính cách con người, chỉ trong một đêm có thể dẫn con người đến địa ngục. Đó là bi kịch đau thương nhuốm màu dục vọng, nhục dục, xác thịt tầm thường trong một gia đình mà bấy lâu nay được che đậy rất kỹ, rất kín bằng sự đạo mạo, mực thước của con người. Chỉ trong một đêm dường như cả gia đình bị lật mặt, cái mặt nạ đầm ấm, hạnh phúc đời thường bị rơi xuống một cách tàn nhẫn: “Giống như Thiện đã ngủ say trong không khí đầm ấm, hạnh phúc của gia đình bấy lâu nay mà không hay bên cạnh mình còn có người đi đêm” (Trịnh Bửu Hoài, 2004, tr. 39). Có thể khẳng định, mỗi truyện ngắn của Trịnh Bửu Hoài là những nỗi hoang mang, ngắc ngoải, đánh mất phương hướng, bản ngã của con người khi đứng trước xã hội lộn xộn, xô bồ, nhếch nhác, kệch cỡm, nhố nhăng. Các tác phẩm của ông đã phanh phui, mổ xẻ những cái xấu, cái ác cũng như quá trình tha hóa, biến dạng của rất nhiều những số phận cá nhân, thông qua đó phản ánh bi kịch tha hóa của xã hội. Từ phương thức khắc chạm hệ thống hình tượng nhân vật tha hóa trong truyện ngắn Trịnh Bửu Hoài, có thể nói, trên hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, sự vong thân, vong bản của con người thời kim tiền là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với người nghệ sĩ này. Qua đó, nhà văn một mặt chỉ ra sự tha hóa, biến chất của con người, một mặt kêu gọi con người hãy cứu lấy lương tri và bảo toàn nhân cách. Đây là “liều vắc-xin” hữu hiệu để đặc trị bệnh chai sạn của tâm hồn con người trong sự phát triển, đổi thay chóng mặt của đời sống đương đại, đồng thời cũng đặt ra những câu hỏi lớn về ý nghĩa thật sự của tồn tại, của thang bậc giá trị xã hội, nhân sinh. 2.3. Con người cô đơn trong truyện ngắn Trịnh Bửu Hoài Kiểu người cô đơn cũng được Trịnh Bửu Hoài quan tâm, thể nghiệm. Khảo sát truyện ngắn của ông, chúng tôi nhận thấy phần lớn những nhân vật nữ trong sáng tác của Trịnh Bửu Hoài đều rơi vào trạng thái của sự cô đơn. Con người cô đơn trong sáng tác của Trịnh Bửu Hoài không phải là “những người phụ nữ tắt lửa lòng”, lạnh SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020) 122 lùng, thờ ơ, vô cảm trước đàn ông. Càng không phải là những người phụ nữ không còn cảm xúc yêu đương. Ngược lại, họ đều là những người phụ nữ mẫn cảm, khát khao tình yêu. Với những con người này, nhu cầu về tình cảm cũng như quan niệm về hạnh phúc không hề giản đơn. Cô đơn đôi lúc chỉ là trạng thái tạm thời trong quá trình họ không ngừng tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc đích thực của đời mình. Vì thế, các chân dung con người cô đơn trong sáng tác của Trịnh Bửu Hoài thường xoay quanh vấn đề tình yêu và hạnh phúc gia đình. Có khi họ một mình phải chống chọi với cuộc đời đầy rẫy những cạm bẫy xấu xa, đê hèn. Trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng ấy, con người vùng vẫy một cách đau đớn, tuyệt vọng. Họ bế tắc, không tìm được lối thoát trong công cuộc mưu sinh. Tất cả những điều ấy luôn hiện hữu ở cuộc đời đầy sóng gió, đầy bi kich của Sương – người phụ nữ bị lừa tình, lừa tiền trong tác phẩm Vụ án vườn Tao Ngộ: “Sương bước ra đường, cô khóc không thành tiếng, lầm lũi đi như trốn chạy. Tùng ơi, anh lừa gạt em rồi. Như vậy, anh giết chết cuộc đời em rồi. Sương vò đầu bức tóc rồi ôm mặt khóc nức nở. Sao nghịch cảnh phũ phàng lại cứ đến với mình” (Trịnh Bửu Hoài, 2003, tr. 27). Cũng có lúc, họ cô đơn ngay chính trong căn phòng hoa chúc khi hôn nhân không xuất phát từ tình yêu. Đó là sự chai sạn “tạm thời” về tình cảm, về cảm xúc, về lửa lòng của Ni trong truyện ngắn Căn phòng hoa chúc cũ. Ni là người sống nội tâm, trầm mặc, dịu dàng, ánh mắt, nụ cười tươi như cánh hoa hồng buổi sáng. Ni có cuộc tình vô cùng lãng mạn, đẹp tựa cổ tích với Hoàng. Trái tim Ni như vỡ vụn, như thổn thức, đập liên hồi từ khi gặp Hoàng – một chàng trai giản dị, khiêm tốn lại lịch lãm, hào hoa. Thế nhưng tình yêu của Ni say đắm rồi hờ hững, nồng nàn rồi lạnh lùng khi Hoàng xuất cảnh theo gia đình và bỏ lại Ni với cánh thư thưa dần rồi vắng bặt. Và “tôi không tìm được giọt nước mắt nào trên khóe mắt Ni, tất cả đã chảy ngược vào trong. Nỗi đau của Ni rất mênh mông và dữ dội vì có lúc tôi bắt gặp trong đôi mắt ấy một màu sương khói” (Trịnh Bửu Hoài, 1996, tr. 62). Dường như, trái tim Ni đã tắt lửa và từ từ băng giá. Trong lòng Ni là một khoảng trống mênh mông, vô định. Và cuộc đời Ni như rơi vào vực thẳm, không lối thoát. Cái trống rỗng trong lòng Ni không còn biên độ, vượt lên trên cái giới hạn của không gian khi Ni lấy chồng. Khốn khổ cho Ni vì đó là ý muốn của gia đình, vì chữ hiếu nên đành chấp nhận nhắm mắt đưa chân để bước vào cuộc đời của một người mà Ni chưa bao giờ quen biết và chẳng một chút rung động, thương yêu. Đối với Ni, Tân – chồng Ni, không gợi chút cảm xúc yêu thương và chỉ như một pho tượng biết đi trong mắt Ni. Tâm hồn Ni như hóa đá. Căn phòng hoa chúc – hiện thân của tình yêu, hạnh phúc, của sự lãng mạn, cuồng nhiệt và say mê đã trở nên lạnh lẽo, trống vắng bởi trái tim nguội lạnh của Ni. Cuộc đời Ni cứ trải dài miên man, vô tận, không lối thoát. Cũng có khi, họ cô đơn tột cùng với khát vọng sâu kín lấn át lí trí kể cả đạo lí, lẽ phải, cái nghĩa tào khang vợ chồng trong Khát vọng điên rồ. Khát vọng điên rồ là một khát vọng mãnh liệt, cuồng điên, một khát khao cháy bỏng và đáng thương của một người vợ, một người phụ nữ chưa từng được làm mẹ, chưa từng được nghe một tiếng gọi thiêng liêng của tình mẫu tử. Chính vì cái khát vọng ấy, Hạnh đã đánh mất nhân phẩm mình, tính cách mình và có thể đánh đổ cả cái hạnh phúc gia đình. LÊ HOÀI HẬN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 123 Cuộc đời Hạnh dường như vô nghĩa, rơi vào đáy sâu của sự tuyệt vọng, cô đơn cùng cực trong chính cái khát vọng chân chính của mình. Và còn đây, một người phụ nữ - người nghệ sĩ tài danh trong truyện ngắn Tiếng hót trong lồng lại bị đẩy vào vòng xoáy không lối thoát của cơm áo gạo tiền. Từ một tiếng hát có thể cuốn hút con người vào mây trời mưa gió, xô hồn người lạc vào cõi đau thương với danh vọng, tiền tài đến giọng hát đầy buồn đau, u uất để mưu sinh trên ánh đèn sân khấu khi nghệ thuật cải lương đã qua đi thời vàng son. Người nghệ sĩ ấy sống mòn với những sự giả tạo trên sân khấu bởi những lớp phấn son, trang phục lộng lẫy, uy nghi tráng lệ. Sau bức màn nhung, người nghệ sĩ này bị cuộc đời ném đi không thương tiếc. Từ những hình ảnh ấy, độc giả có thể nhận thấy có nhiều con đường dẫn người phụ nữ tới cuộc sống lẻ loi, trơ trọi. Đôi khi là sự xô đẩy của số phận như Ni trong Căn phòng hoa chúc cũ, đôi khi lại chính là sự lựa chọn của bản thân họ như người nghệ sĩ trong Tiếng hót trong lồng, hay cũng có thể, cô đơn là cách thức phản kháng theo một kiểu rất riêng của người phụ nữ đối với những bất công và ngang trái ở đời như Sương trong Vụ án vườn Tao Ngộ. Sau những nếm trải cay đắng trong tình yêu kết hợp với những bất công thuộc về số phận, những người phụ này thường lựa chọn con đường ra đi và sự cô đơn chính là cách thức phản kháng theo kiểu riêng của họ. 3. Kết luận Có thể nói, truyện ngắn của Trịnh Bửu Hoài đã phôi thai nên những con người có phần dị thường với đầy đủ những trò hề về nhân cách. Trong những bức tranh khiếm khuyết về nhân cách ấy, hiện lên một cách ghê tởm những con người đầy tham vọng, bất chấp thủ đoạn xấu xa, bỉ ổi, vô liêm sỉ cùng những con người tha hóa, biến chất trên mọi phương diện. Nhưng bên cạnh đó, Trịnh Bửu Hoài còn dành hẳn một “không gian” để bộc lộ sự cảm thương sâu sắc của mình đối với những thân phận phụ nữ cô đơn, bé nhỏ, gặp nhiều bất hạnh, thăng trầm, sóng gió trong cuộc đời. Qua kết quả khảo sát về các kiểu con người trong truyện ngắn Trịnh Bửu Hoài, chúng ta thấy có sự dịch chuyển từ những kiểu con người gắn với những giá trị văn hóa truyền thống đến những con người tha hóa, biến chất. Có lẽ, cái căn nguyên, gốc rễ, cội nguồn của sự thay đổi, dịch chuyển ấy là do sự tác động của nền kinh tế thị trường, của xu hướng toàn cầu hóa và đặc biệt là quá trình đô thị hóa nông thôn Nam Bộ đã làm thay đổi hệ hình giá trị và quan niệm đạo đức. Trong bối cảnh đó, con người bị cuốn vào vòng xoáy bất tận của thiện – ác, hiện đại – truyền thống; vật chất – tinh thần.v.v. Nhìn tổng thể, các kiểu con người này cũng nằm trong dòng chảy của văn xuôi sau thời kỳ đổi mới. Cảm hứng thế sự hóa đã dần chiếm lĩnh và thay thế cho cảm hứng lãng mạn và sử thi của giai đoạn văn học trước đó. Văn học sau 1986 đến nay không còn xây dựng nhân vật theo kiểu đơn tuyến, chú trọng vào cái bên ngoài, mà có xu hướng khắc họa con người với chiều sâu nội tâm bên trong, với những chiều kích đa dạng, phức tạp, qua đó khái quát nên bức tranh đa tuyến về tính cách. Lẽ cố nhiên, các dạng thức con người nêu trên cũng xuất hiện nhiều trong truyện ngắn Nam Bộ nói riêng và truyện ngắn Việt Nam nói chung. Điều đó cho thấy sự gặp gỡ, giao thoa về mặt tư tưởng của Trịnh Bửu Hoài với các ngòi bút đương đại về vấn đề mang tính phổ quát, cấp thiết của SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020) 124 nhân sinh. Suy cho cùng, nhân vật là một trong những khía cạnh tiêu biểu của thế giới nghệ thuật. Nó không thể tách rời các thành tố khác như cốt truyện, cảm hứng, ngôn ngữ, kết cấu.v.v. Do vậy, tìm hiểu các kiểu dạng con người trong truyện ngắn Trịnh Bửu Hoài tất yếu phải được đặt trong hệ thống của nó. Đây là một gợi mở thú vị cho những nghiên cứu tiếp theo chuyên sâu và hệ thống hơn về thi pháp trong truyện ngắn Trịnh Bửu Hoài. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Mạnh Hùng. (2011). Khảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay. Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Lê Thị Hường. (1994). Quan niệm con người cô đơn trong truyện ngắn hôm nay. Tạp chí Văn học, Số 2. Trịnh Bửu Hoài. (1987). Con chim tắm cát. NXB Văn nghệ Châu Đốc. Trịnh Bửu Hoài. (1996). Cái đẹp của ảo tưởng. NXB Đồng Nai. Trịnh Bửu Hoài. (2003). Vụ án Vườn Tao Ngộ. NXB Văn nghệ Châu Đốc. Trịnh Bửu Hoài. (2004). Chim xa cành. NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Kha. (2007). Đổi mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam 1975 – 2000. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tôn Phương Lan. (2001). Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kì đổi mới. Tạp chí Văn học, số 9. Nguyễn Kim Nương. (2005). Truyện ngắn An giang 1975 – 2000, Những thành tựu chủ yếu. NXB Văn nghệ An Giang. Ngày nhận bài: 12/5/2020 Biên tập xong: 15/6/2020 Duyệt đăng: 20/6/2020
File đính kèm:
- con_nguoi_nam_bo_trong_truyen_ngan_trinh_buu_hoai.pdf