Cơ sở khoa học cho xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm miến dong riềng tỉnh Bắc Kạn
Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp, là thông tin về nguồn
gốc địa lý của sản phẩm từ một quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương sản xuất ra sản phẩm đó.
Việc bảo hộ và khai thác giá trị của CDĐL đối với nông sản của Việt Nam là yêu cầu cấp bách hiện
nay khi hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu này nhằm xác lập cơ sở khoa học phục vụ xây dựng
CDĐL cho sản phẩm miến dong riềng tỉnh Bắc Kạn. Bằng các phương pháp phân tích định tính, định
lượng kết hợp sử dụng các kỹ thuật xử lý thống kê và so sánh, tính toán tần suất và kiểm định sự sai
khác giữa các đặc trưng đã chỉ ra được những đặc thù hình thái và chất lượng củ dong riềng nguyên
liệu, đặc thù chất lượng miến dong riềng của tỉnh Bắc Kạn khác biệt so với các vùng địa lý so sánh
khác. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp các dẫn liệu khoa học có độ tin cậy để xây dựng CDĐL cho
sản phẩm miến dong riềng tỉnh Bắc Kạn, góp phần quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất, đảm bảo chất
lượng, phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm và nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh của sản
phẩm mang CDĐL trên thị trường.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ sở khoa học cho xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm miến dong riềng tỉnh Bắc Kạn
ại Bắc Kạn và các vùng địa lý so sánh được trình bày trong Bảng 2 dưới đây. Bảng 2. Một số chỉ tiêu chất lượng của củ dong riềng theo vùng xuất xứ STT Chỉ tiêu Vùng thu thập mẫu Bắc Kạn Cao Bằng Quảng Ninh 1 Độ ẩm (%) 70,62 ± 0,95 71,01 ± 0,62 72,69 ± 0,05 2 Tinh bột (%) 21,05 ± 1,14 20,87 ± 1,08 18,07 ± 1,27 3 Đường (%) 3,22 ± 0,56 3,21 ± 0,76 2,20 ± 0,25 4 Xenluloza (%) 3,71 ± 0,10 3,65 ± 1,11 4,65 ± 0,10 5 Protein (%) 1,25 ± 0,15 1,22 ± 0,21 1,18 ± 0,15 6 Lipit (%) 0,07 ± 0,02 0,10 ± 0,02 0,20 ± 0,03 7 Vitamin B1 (µg/100g tinh bột) 7,68 ± 0,02 7,01±0,02 6,76±0,02 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu xây dựng chỉ dẫn địa lý cho miến dong riềng đỏ tại tỉnh Bắc Kạn” Độ ẩm của củ dong riềng trung bình đạt 70,62 ± 0,95% (so với củ tươi), thấp hơn rất nhiều so với mẫu tại các vùng Quảng Ninh và Cao Bằng. Hàm lượng tinh bột trung bình 21,05 ± 1,14%, cao hơn so với mẫu củ dong riềng thu thập được tại Quảng Ninh và Cao Bằng. Hàm lượng đường trung bình đạt 3,22 ± 0,56%, cao hơn so với mẫu tại Quảng Ninh và không có sự khác biệt đáng kể đối với mẫu tại Cao Bằng. Hàm lượng xenluloza trung bình đạt 3,71 ± 0,10%, thấp hơn rất nhiều so với mẫu tại Quảng Ninh và cao hơn so với mẫu củ dong riềng thu thập tại Cao Bằng. Hàm lượng vitamin B1 trung bình đạt 7,68 mg/100 g tinh bột, cao hơn rất nhiều so với mẫu củ thu thập được tại các vùng so sánh. Hàm lượng protein trung bình đạt 1,25 ± 0,15%; hàm lượng lipit trung bình đạt 0,07 ± 0,02%. Hàm lượng protein và lipit không có sự khác biệt trong các mẫu tại các vùng so sánh. 3.3. Chất lượng đặc thù của miến dong riềng Kết quả đánh giá các chỉ tiêu cảm quan đối với 20 mẫu sản phẩm miến dong riềng thu được tại tỉnh Bắc Kạn được trình bày chi tiết ở Bảng 3. Kết quả đánh giá cảm quan của các chuyên gia độc lập đã xác định: Màu sắc của miến dong Bắc Kạn là đặc thù, có sự khác biệt về màu sắc so với các sản phẩm cùng loại tại các vùng địa lý so sánh khác, cụ thể: - Không có sự khác biệt về hình dạng, mùi vị của miến dong Bắc Kạn so với sản phẩm cùng loại tại các vùng địa lý so sánh khác. Nguyễn Hiệu & NNC - Cơ sở khoa học cho xây dựng chỉ dẫn địa lý 15 Bảng 3. Đặc trưng cảm quan của sản phẩm miến dong riềng Bắc Kạn STT Chỉ tiêu Đặc điểm miến Bắc Kạn 1 Dạng sợi 7 - 15 mm 2 Dạng bánh 50,0 - 60,5 mm 3 Hình dạng Mảnh, dài 4 Trạng thái Vắt miến nguyên vẹn, không vụn nát, khô dai 5 Màu sắc Trắng xám sáng, hơi đục 6 Mùi vị Không có mùi lạ, không có mùi ẩm mốc. Có mùi thơm dịu đặc trưng của miến dong riềng 7 Tạp chất lạ Không có xác côn trùng, không có tạp chất lạ Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu xây dựng chỉ dẫn địa lý cho miến dong riềng đỏ tại tỉnh Bắc Kạn” - Miến dong Bắc Kạn sản xuất theo phương pháp truyền thống (miến rút) và phương pháp máy tráng (miến máy) có sự khác biệt về màu sắc và khác biệt với các sản phẩm cùng loại tại các vùng địa lý so sánh khác. Nó được quyết định bởi kinh nghiệm/bí quyết của các hộ/cơ sở sản xuất trong giai đoạn ngâm bột để tẩy trắng bột dong riềng. Các tính chất vật lý và hóa học của sản phẩm miến dong riềng Bắc Kạn như sau: - Protein: Hàm lượng protein của miến dong riềng Bắc Kạn trung bình từ 3,11% ± 0,01; lớn hơn so với TCVN 6348:1998 (> 0,3%); không có sự khác biệt so với các sản phẩm tại các vùng địa lý so sánh. - Hàm lượng tro không tan trong HCl 10%: Giá trị trung bình hàm lượng tro không tan của miến dong riềng Bắc Kạn là 0,033% ± 0,002. Như vậy, hàm lượng tro không tan của miến dong riềng Bắc Kạn thấp hơn so với TCVN 6348:1998 (< 0,1%). Kết quả so sánh ANOVA cho thấy, giá trị trung bình hàm lượng tro không tan của miến dong Bắc Kạn có khác biệt thực sự so với sản phẩm cùng loại có xuất xứ Cao Bằng và Quảng Ninh. Sự khác nhau giữa giá trị trung bình hàm lượng tro không tan trong các cặp so sánh Bắc Kạn - Quảng Ninh và Bắc Kạn - Cao Bằng có ý nghĩa thống kê trong khoảng tin cậy 95%. - NaCl: Hàm lượng trung bình của miến dong Bắc Kạn từ 0,74% ± 0,05; thấp hơn so với TCVN 6348:1998 (< 7,0%); không có sự khác biệt với các sản phẩm cùng loại tại các vùng địa lý so sánh. - Độ ẩm: Độ ẩm trung bình của miến dong riềng Bắc Kạn là 12,2% ± 0,2; thấp hơn so với TCVN 6348:1998 (< 12,5%). Kết quả phân tích cho thấy, có 93% số mẫu nghiên cứu có độ ẩm thấp hơn và 7% mẫu nghiên cứu có độ ẩm cao hơn TCVN 6348:1998. Độ ẩm của các mẫu miến dong tại các vùng địa lý không có sự khác biệt lớn và không có ý nghĩa so sánh. - Độ chua: Độ chua (tính bằng số ml NaOH) trung bình của miến dong riềng Bắc Kạn là 0,26 ± 0,03 ml NaOH/100 g mẫu. Kết quả phân tích cho thấy, 100% số mẫu nghiên cứu có độ chua thấp hơn rất nhiều so với TCVN 6348:1998 (< 2,0 ml NaOH/100 g mẫu). - Vitamin B1: Hàm lượng vitamin B1 của miến dong riềng Bắc Kạn là 7,23 ± 0,05 µg/100g. Kết quả so sánh ANOVA cho thấy, giá trị trung bình hàm lượng vitamin B1 của miến dong Bắc Kạn có sự khác biệt thực sự so với sản phẩm cùng loại có xuất xứ Cao Bằng và Quảng Ninh. Sự khác nhau giữa giá trị trung bình hàm lượng vitamin B1 trong các cặp so sánh Bắc Kạn - Quảng Ninh và Bắc Kạn - Cao Bằng có ý nghĩa thống kê trong khoảng tin cậy 95%. Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 16 Bảng 4. Giá trị một số chỉ tiêu chất lượng của miến dong theo vùng xuất xứ TT Chỉ tiêu Miến dong Bắc Kạn Miến dong Phia Đén (Cao Bằng) Miến dong Bình Liêu (Quảng Ninh) Min Max Mean Min Max Mean Min Max Mean 1 Protein (%) 3,11 3,12 3,11 2,98 3,12 3,10 3,01 3,11 3,09 2 Tro không tan (%) 0,030 0,036 0,033 0,035 0,046 0,042 0,037 0,043 0,041 3 NaCl (%) 0,64 0,81 0,74 0,62 0,79 0,73 0,64 0,81 0,74 4 Độ ẩm (%) 11,8 12,8 12,2 11,1 12,3 12,1 11,9 12,5 12,2 5 Độ chua (ml NaOH/100 g) 0,15 0,45 0,26 0,19 0,41 0,25 0,21 0,44 0,27 6 Vitamin B1 (µg/100 g) 6,17 9,04 7,23 3,24 6,03 5,58 4,11 6,25 5,42 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu xây dựng chỉ dẫn địa lý cho miến dong riềng đỏ tại tỉnh Bắc Kạn” 3.4. Xác lập chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm miến dong riềng Bắc Kạn - Cây dong riềng lấy củ làm nguyên liệu có tên khoa học Canna edulis ker gaw trồng tại các khu vực địa lý của tỉnh Bắc Kạn tương ứng với CDĐL “Miến dong Bắc Kạn”, được đề xuất xác lập CDĐL với 04 chỉ tiêu đặc thù như sau: 1) Chiều dài củ: Trung bình 27,25 ± 0,2 cm; khoảng giá trị 25,18 - 30,88 cm; 2) Đường kính củ: Trung bình 5,56 ± 0,2 cm; khoảng giá trị 5,12 - 6,06 cm; 3) Hàm lượng đường: Trung bình 3,22 ± 0,56%; 4) Hàm lượng tinh bột: Trung bình 21,05 ± 1,14%. - Sản phẩm miến dong riềng: Là sản phẩm được chế biến từ 100% tinh bột từ củ dong riềng nguyên liệu mang CDĐL “Miến dong Bắc Kạn”. Sản phẩm miến dong riềng được chế biến theo phương pháp truyền thống (miến rút) và phương pháp máy tráng bánh. Sản phẩm miến dong riềng được xác lập CDĐL với 03 chỉ tiêu đặc thù: 1) Màu sắc: Trắng xám sáng, hơi đục; 2) Hàm lượng tro không tan: Trung bình 0,033 ± 0,002%; khoảng giá trị từ 0,03 - 0,036%; 3) Hàm lượng vitamin B1: Trung bình 7,23 ± 0,05 µg/100g; khoảng giá trị từ 6,17 - 9,04 µg/100g. - Bản đồ vùng bảo hộ sản phẩm miến dong riềng mang CDĐL Bắc Kạn được đề xuất bao gồm các khoanh vi đất thuộc địa giới hành chính tỉnh Bắc Kạn có tọa độ từ 21°48’22’’ đến 22°44’17’’ vĩ độ Bắc và từ 105°25’08’’ đến 106°24’47’’ kinh độ Đông. Diện tích vùng bảo hộ sản phẩm miến dong riềng mang CDĐL “Miến dong Bắc Kạn” nằm hoàn toàn trong địa giới hành chính tỉnh Bắc Kạn. Vùng bảo hộ CDĐL đã được xác lập trên cơ sở thực tiễn vùng trồng cây dong riềng nguyên liệu và các địa phương sản xuất miến dong riềng. Khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý “Miến dong Bắc Kạn”, bao gồm các xã, phường: 1) Thành phố Bắc Kạn (04 xã): Dương Quang, Nông Thượng, Sông Cầu, Xuất Hóa. 2) Huyện Pác Nặm (10 xã): Ăn Thắng, Bằng Thành, Bộc Bố, Cổ Linh, Cao Tân, Công Bằng, Giáo Hiệu, Nghiên Loan, Nhạn Môn, Xuân La. 3) Huyện Ba Bể (16 xã): Bành Trạch, Cao Thượng, Cao Trĩ, Chợ Rã, Chu Hương, Địa Linh, Đồng Phúc, Hà Hiệu, Hoàng Trĩ, Khang Ninh, Mỹ Phương, Nam Mẫu, Phúc Lộc, Quảng Khê, Thượng Giáo, Yến Dương. 4) Huyện Ngân Sơn (07 xã): Cốc Đán, Đức Vân, Nà Phặc, Thuần Mang, Thượng Ân, Thượng Quan, Trung Hòa. Nguyễn Hiệu & NNC - Cơ sở khoa học cho xây dựng chỉ dẫn địa lý 17 Hình 2. Bản đồ vùng xây dựng CDĐL cho sản phẩm miến dong riềng Bắc Kạn Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 18 5) Huyện Bạch Thông (11 xã): Cao Sơn, Đôn Phong, Dương Phong, Lục Bình, Mỹ Thanh, Nguyên Phúc, Quang Thuận, Sĩ Bình, Tú Trĩ, Vi Hương, Vũ Muộn. 6) Huyện Chợ Đồn (13 xã): Bằng Lãng, Bằng Lũng, Bằng Phúc, Đại Sảo, Đồng Lạc, Đông Viên, Nam Cường, Nghĩa Tá, Phong Huân, Rã Bản, Tân Lập, Yên Mỹ, Yên Nhuận. 7) Huyện Chợ Mới (08 xã): Cao Kỳ, Hòa Mục, Mai Lạp, Quảng Chu, Tân Sơn, Thanh Mai, Thanh Vận, Yên Cư. 8) Huyện Na Rì (21 xã): Ân Tình, Côn Minh, Cư Lễ, Cường Lợi, Đống Xá, Dương Sơn, Hảo Nghĩa, Hữu Thác, Kim Hỷ, Kim Lư, Lạng San, Lam Sơn, Lương Hạ, Lương Thành, Lương Thượng, Quang Phong, Văn Học, Văn Minh, Vũ Loan, Xuân Dương, Yến Lạc. Về quy định, sản phẩm miến dong riềng mang CDĐL Bắc Kạn được bảo hộ là các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về đặc tính sản phẩm mang CDĐL. Sản phẩm được sản xuất, chế biến bởi các tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn) cho phép sử dụng CDĐL miến dong Bắc Kạn. Sản phẩm được sản xuất, sơ chế, chế biến và đóng gói trong khu vực CDĐL được bảo hộ. Sản phẩm miến dong riềng được chế biến từ 100% bột của củ dong riềng nguyên liệu được bảo hộ CDĐL miến dong Bắc Kạn. Sản phẩm được kiểm soát theo quy định trong quá trình sản xuất và có khả năng truy xuất về nguồn gốc. 4. Kết luận Sản phẩm miến dong riềng Bắc Kạn được chế biến từ 100% bột nguyên chất từ củ dong riềng được trồng tại địa bàn các huyện của tỉnh Bắc Kạn có thể xác lập CDĐL với ba (03) điểm đặc thù khác biệt so với sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ vùng địa lý khác gồm: (i) Màu sắc: trắng xám sáng, hơi đục; (ii) Hàm lượng tro không tan: Trung bình 0,033±0,002%; (iii) Hàm lượng vitamin B1: 7,23 ± 0,05 µg/100g. Sản phẩm miến dong riềng được đề xuất xây dựng CDĐL là sản phẩm nông nghiệp đặc thù (đặc sản) có danh tiếng của tỉnh Bắc Kạn. Danh tiếng của sản phẩm miến dong riềng Bắc Kạn được cộng đồng người dân địa phương tạo lập trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp từ những năm 1980. Sản phẩm đặc sản này đã được người tiêu dùng trong nước biết đến một cách rộng rãi với danh tiếng sản phẩm (tên thường gọi) là miến dong Bắc Kạn. Giống cây dong riềng trồng lấy củ làm nguyên liệu đề xuất đăng ký bảo hộ CDĐL Bắc Kạn có tên khoa học Canna edulis ker gaw, lớp Liliopsida, họ Cannaceae (họ chuối hoa). Củ dong riềng nguyên liệu xuất xứ từ Bắc Kạn có bốn (04) điểm đặc thù về hình thái, hàm lượng đường, hàm lượng tinh bột là những điểm khác biệt so với sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ vùng địa lý khác gồm: (i) Chiều dài củ trung bình 27,25 ± 0,2 cm; (ii) đường kính củ trung bình 5,56 ± 0,2 cm; (iii) hàm lượng đường trung bình 3,22 ± 0,56%; (iv) hàm lượng tinh bột trung bình 21,05 ± 1,14%. Vùng đăng ký bảo hộ CDĐL cho sản phẩm miến dong riềng Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong địa giới hành chính tỉnh Bắc Kạn, có tọa độ từ 21°48’22’’ đến 22°44’17’’ vĩ độ Bắc và từ 105°25’08’’ đến 106°24’47’’ kinh độ Đông. Lời cảm ơn: Bài báo là một phần kết quả của đề tài KH&CN cấp Quốc gia thuộc Chương trình KH&CN phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020: “Nghiên cứu xây dựng chỉ dẫn địa lý cho miến dong riềng đỏ tại tỉnh Bắc Kạn”. Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ NN&PTNT đã tài trợ kinh phí cho đề tài. Nguyễn Hiệu & NNC - Cơ sở khoa học cho xây dựng chỉ dẫn địa lý 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Addor, F., Grazioli, A. (2002), Geographical indications beyond wines and spirits, Journal World Intellectual Property, 5(6):865-897. 2. Nguyễn Tiến Bân- chủ biên (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Allaire, G. and Sylvander, B. (2011), Globalization and geographical indication in Sylvander, B. and Barham, E. (eds), Geographical indication and globalizatuon in agro-food supply chains, (Waliingford, Oxon: CABI books), pp.21-106. 4. Vũ Văn Chuyên (1971), Thực vật học, tập 2. Nhà xuất bản Y học. 5. Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn (2019), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 2018. 6. Chính phủ (2007), Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/200/NĐ- CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. 7. Cục Sở hữu trí tuệ. Chỉ dẫn địa lý: Khái niệm, thủ tục đăng ký CDĐL, Cổng thông tin điện tử Cục sở hữu trí tuệ 8. Durand, C. and Fournier, S. (2015), Can Geographical Indications modernize Indonesian and Vietnamese agriculture? Analyzing the role of national and local Governments and producers’ strategies, World Development Jounal, 98:93-104. 9. Bramley, C., & Bienabe, E. (2012), Developments and considerations around geographical indications in the developing world. Queen Mary Journal of Intellectual Property, 2(1):14-37. 10. Đào Đức Huấn và cộng sự (2018), Tài liệu hướng dẫn “Đổi mới về tiếp cận trong xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam”. 11. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Đinh Thế Lộc (2005), Dong riềng và cây có củ khác, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội. 12. Bùi Thị Hằng Nga, Nguyễn Minh Bách Tùng (2020), Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: yêu cầu của phát triển nông nghiệp bền vững, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 17(417). 13. Mancini, M.C. (2013), Geographical Indications in Latin America Value Chains: A “branding from below” strategy or a mechanism excluding the poorest? Journal of Rural Studies, 32:295-306. 14. Vittori, M. (2010), The international debate on geographical indications (GIs): The point of view of the global coalition of GI producers. Journal of World Intellectual Property, 13(2):304-314. 15. Đỗ Thị Minh Thủy (2014), Bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhìn từ góc độ nước đang phát triển, 16. Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12. 17. WTO (1994), Agreement on trade-related aspects of IPR-TRIPS. Thông tin tác giả: Nguyễn Hiệu, Ban Tổ chức Cán bộ, Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Thị Lan Phương, Lưu Thế Anh, Đỗ Nhật Huỳnh, Phạm Việt Hùng, Bùi Hà Ly - Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Đức Thành - Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Địa chỉ: 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà nội ĐT: 0974826969; Email: luutheanhig@yahoo.com. Nhật ký tòa soạn: Ngày nhận bài: 18/01/2021 Biên tập: 03/2021
File đính kèm:
- co_so_khoa_hoc_cho_xay_dung_chi_dan_dia_ly_doi_voi_san_pham.pdf