Chuyên đề Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

1.1. Các loại thực hành nông nghiệp tốt - GAP

Cho đến nay vấn đề an toàn thực phẩm vẫn còn là mối lo chung của toàn xã hội

nhất là người tiêu dùng vì sự tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật trong thực phẩm còn

cao. Thực tế tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều quá mức cần thiết liên

tục xảy ra ở một số địa phương, điều này đã ảnh hưởng lâu dài tới môi trường sống

của con người, vật nuôi, nguồn nước ngầm và đất đai. Phân tích về thức ăn chăn nuôi

công nghiệp, kết quả cho thấy hàm lượng độc tố và thức ăn nhiễm các vi sinh vật gây

bệnh cũng như hàm lượng kim loại nặng như chì, đồng, kẽm trong thức ăn chăn nuôi

cao hơn mức quy định từ 1,8 đến 5,6 lần. Điều này đã gây tồn dư hóa chất và làm ảnh

hưởng đến tính an toàn của vật nuôi. Chính vì vậy mà từ năm 2000 đến nay nền nông

nghiệp nước ta đã tiếp cận và thực hiện các kiểu thực hành nông nghiệp tốt Good

Agricultural Practice như EuropGAP, GlobalGAP, AseanGAP, VietGAP, ThaiGAP,

MalayGAP.

Vậy GAP là gì và sự khác biệt của các GAP với khái niệm NÔNG NGHIỆP HỮU

CƠ như thế nào? Để nhận biết được những điểm khác biệt giữa sản xuất nông nghiệp

theo tiêu chuẩn GAP và tiêu chuẩn hữu cơ, trước hết chúng ta phải tìm hiểu khái niệm

sơ bộ về sự ra đời của GAP, các tiêu chuẩn để sản xuất nông nghiệp theo EuropGAP,

GlobalGAP, AseanGAP, VietGAP.

1.1.1. EuropGAP (Europ. Good Agricultural Practice)

EuropGAP là thực hành nông nghiệp tốt ở Châu Âu, xuất hiện đầu tiên vào

năm 1997 và được áp dụng cho các nhóm cây thực phẩm như rau, quả, thịt, cá, trứng,

sữa Đây là các loại thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây hại. Châu Âu bao gồm

các nước có nền công, nông nghiệp phát triển, do vậy các tiêu chuẩn về vệ sinh an

toàn thực phẩm (VSATTP) được đặt ra khá chặt chẽ và nghiêm khắc. Các chỉ tiêu về

VSATTP đã được kiểm soát và được đánh giá rất cẩn thận. Cho nên sự ra đời của

EuropGAP là nhu cầu tất yếu để sản xuất nông nghiệp của khu vực châu Âu.

Ngày 7 tháng 9 năm 2007, EuropGAP đã được đổi tên thành GlobalGAP áp

dụng cho tất cả các nước trên toàn thế giới, điều đó phản ánh rõ phạm vi ảnh hưởng

của EuropGAP trên toàn cầu.

1.1.2. GlobalGAP (Global Good Agricultural Practice )

GlobalGAP là thực hành nông nghiệp tốt trên toàn cầu do một tổ chức tư nhân,

một nhóm các siêu thị ở Châu Âu xây dựng. Mục đích của GlobalGAP là làm tăng sự

tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn, thông qua người sản xuất đã

thực hành nông nghiệp tốt. Trọng tâm của GlobalGAP là an toàn thực phẩm và truy4

xuất nguồn gốc, bên cạnh đó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn về sức

khỏe, phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên địch có ích.

GlobalGAP là một tiêu chuẩn về việc cấp chứng nhận cho các quá trình sản

xuất từ khi hạt giống được gieo trồng đến khi sản phẩm được xuất khỏi trang trại. Đây

là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp

(trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP là công cụ

kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa nhà sản xuất với người cung ứng

nông sản thực phẩm, vì thế nó không hướng tới việc gắn nhãn trên sản phẩm dành cho

người tiêu dùng, mà quan tâm tới sản lượng và địa điểm sản xuất.

Cho đến nay GlobalGAP đã xây dựng được các tiêu chuẩn cho rau và trái cây,

cây trồng xen, hoa và cây cảnh, cà phê, chè, thịt lợn, gia cầm, gia súc và cừu, bơ sữa

và thủy sản (Cá Hồi). Các sản phẩm khác đang được nghiên cứu, điều đó có thể hiểu

rằng EuropGAP khi được nhiều châu lục áp dụng thì trở thành GlobalGAP. Như vậy

nếu sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của EuropGAP thì rất dễ dàng lưu hành

ở mọi thị trường trên thế giới.

Về cơ bản EuropGAP và GlobalGAP không có gì khác nhau, tuy nhiên cũng

có một số ngoại lệ khi áp dụng trong phạm vi GlobalGAP. Vì có thể nước Nhật hay

nước Mỹ có một vài qui định khắt khe như về dư lượng thuốc hóa học, hoặc về khía

cạnh tôn giáo, tập quán hay thói quen của một số tộc người hay quốc gia nào đó

không phù hợp với tiêu chuẩn của EuropGAP, nhưng đó chỉ là những tiêu chuẩn thứ

yếu mà thôi.

Chuyên đề Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Chuyên đề Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Chuyên đề Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Chuyên đề Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Chuyên đề Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Chuyên đề Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Chuyên đề Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Chuyên đề Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Chuyên đề Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Chuyên đề Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 36 trang xuanhieu 5780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

Chuyên đề Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam
yên tổ chức các cuộc họp và hội thảo để cùng trao đổi về kỹ thuật và 
tiếp cận thị trƣờng, đây là hoạt động hữu ích để phát triển kiến thức và nâng cao năng 
lực cho nhóm. Nhà sản xuất có kinh nghiệm có thể chia sẻ thông tin với nhà sản xuất ít 
kinh nghiệm hơn. Ghi danh sách tham gia hội thảo hữu ích giúp họ biết ngƣời tham dự 
để thấy đƣợc cam kết của nhà sản xuất. 
3.3.4. Chia sẻ trách nhiệm 
Chia sẻ trách nhiệm chính là nhấn mạnh tính bình đẳng trong Hệ thống PGS, 
nhiều nhà sản xuất đƣợc bầu chọn làm lãnh đạo, vai trò lãnh đạo tốt nhất là nên luân 
chuyển để mỗi thành viên trong nhóm có thể học đƣợc hỏi kỹ năng và trách nhiệm. 
Trong Hệ thống PGS, sau khi đƣợc cấp chứng nhận, các sản phẩm hữu cơ đƣợc đóng 
gói và đƣợc dán nhãn PGS để giúp ngƣời mua phân biệt với các sản phẩm không hữu 
cơ. Liên nhóm sản xuất chịu trách nhiệm trƣớc ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng hữu cơ 
mà nhóm sản xuất ra. 
3.4. Giám sát sản xuất 
Liên nhóm chịu trách nhiệm giám sát chất lƣợng sản xuất của các nhóm trực 
thuộc, đây là cốt lõi đảm bảo sản phẩm PGS. 
Thanh tra đồng ruộng: 
Một thành viên trong nhóm sản xuất nếu vi phạm, nghĩa là cả nhóm cũng vi 
phạm. Mức độ xử lý sẽ đƣợc chiếu theo bảng mức phạt mà Hệ thống PGS quy định. 
Kế hoạch thanh tra định kỳ cho các nhóm trực thuộc sẽ đƣợc bộ phận quản lý 
chứng nhận do liên nhóm lập ra. Mỗi năm các khu sản xuất sẽ đƣợc thanh tra định kỳ hai 
lần có báo trƣớc, đó là thanh tra cấp mới chứng nhận và thanh tra duy trì chứng nhận sau 
6 tháng. Quản lý chứng nhận của liên nhóm sẽ điều phối công tác giám sát thanh tra và 
các đợt thanh tra đột xuất không báo trƣớc có lấy mẫu ngẫu nhiên. 
Ý nghĩa quan trọng trong Hệ thống PGS là nhà sản xuất giám sát lẫn nhau trong quá 
trình sản xuất và tham gia vào quá trình thanh tra chéo dƣới sự phân công của liên nhóm. 
Sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình giám sát và thanh tra của cán bộ công 
ty thu mua, hội nông dân, trạm bảo vệ thực vật địa phƣơng..., điều đó làm cho việc thanh 
tra đƣợc công khai, minh bạch và khách quan. 
 Liên nhóm sẽ ra quyết định chứng nhận và xử lý vi phạm và Ban Điều phối, Trung 
tâm Khoa học và Hợp tác sẽ chứng nhận trên cơ sở quyết định và kết quả thanh tra của 
liên nhóm gửi tới sau khi hoàn thành quá trình thanh tra. 
 31 
Hình 3.4. Sơ đồ giám sát trong Hệ thống PGS, Trung tâm Khoa học 
và hợp tác, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam 
3.5. Giám sát sau thu hoạch 
Hệ thống PGS giám sát và đảm bảo chất lƣợng dọc theo chuỗi giá trị của sản 
phẩm, để đảm bảo tính nguyên vẹn của vƣờn quả hữu cơ, các sản phẩm sau thu hoạch 
phải đƣợc xử lý tuân thủ theo tiêu chuẩn PGS và đảm bảo quy định vệ sinh an toàn 
thực phẩm. Công tác giám sát sau thu hoạch sẽ đƣợc các thành viên trong nhóm sản 
xuất phân công và thực hiện cùng với các nhân viên của công ty thu mua. Các sản 
phẩm đƣợc chứng nhận PGS đều phải đảm bảo dễ dàng cho truy nguyên tới nhóm và 
nhà sản xuất khi cần thiết (nếu ngƣời tiêu dùng đề nghị). 
a. Cơ sở đóng gói và các trang thiết bị: 
Thiết lập cơ sở đóng gói theo quy định PGS, mỗi địa điểm của nhóm sản xuất 
phải thiết lập một cơ sở sơ chế đóng gói đƣợc cải tạo trong điều kiện sẵn có của địa 
phƣơng.Vị trí cơ sở đóng gói gần khu sản xuất, sạch, thoáng mát, không tiềm ẩn nguy 
cơ ô nhiễm. Tùy quy mô các sản phẩm cần có thiết bị phù hợp. Các thiết bị cơ bản là 
cân, bàn phân loại, vật liệu đóng gói, sọt nhựa, thùng rửa, tuy đơn giản nhƣng đảm 
bảo không độc, đƣợc khử trùng thƣờng xuyên, cất giữ ở nơi không nhiễm bẩn. Các 
thùng, sọt đƣợc chế từ vật liệu không độc, vệ sinh thƣờng xuyên và lƣu giữ tại khu 
riêng cách ly với dụng cụ lao động. Nguồn nƣớc sử dụng phải đảm bảo theo tiêu 
Nông dân 
 Học phƣơng pháp canh tác và tiêu 
chuẩn PGS. Tham gia nhóm sản 
xuất. Hoàn thành bản “Cam kết” 
tham gia PGS và “Kế hoạch quản 
lý đồng ruộng” theo sơ đồ sản xuất 
 Tham gia các hoạt động của nhóm 
Nhóm sản xuất thanh tra chéo 
 Thanh tra/đánh giá theo mẫu 
từ các thành viên trong nhóm 
 Kiểm tra trực tiếp thực địa 
và đảm bảo nông dân hiểu 
cách làm hữu cơ 
 Nộp báo cáo tới liên nhóm 
Liên nhóm 
 Kiểm tra bản cam kết và kế hoạch 
quản lý đồng ruộng của nông dân 
 Tổ chức thanh tra từng hộ nông dân 
 Ra quyết định cấp chứng nhận 
 Gửi báo cáo tới nhóm điều phối 
Hàng năm tái kiểm tra ngẫu nhiên 
Nhóm điều phối 
 Kiểm tra các tài liệu đƣợc gửi tới từ liên 
nhóm. Tiếp tục theo dõi vi phạm 
 Cấp số nhận diện (ID) cho nhóm sản xuất 
và cấp chứng nhận cho nông dân 
 Lƣu giữ số liệu của các nhóm và của nông 
dân đƣợc cấp chứng nhận 
 Lấy mẫu kiểm tra dƣ lƣợng hóa học 
(1) 
(2) 
(3) 
(4) 
(5) 
(6) – (7) 
Tiến trình 
hàng năm 
(8) 
 32 
chuẩn Việt Nam. Không sử dụng nƣớc ao, hồ, sông, suối và hóa chất độc hại để lau 
chùi, tẩy rửa. 
b. Hệ thống giám sát quản lý PGS thuộc Trung tâm Khoa học và Hợp tác, Hiệp hội 
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam 
Trong nhóm sản xuất, các bộ phận đƣợc phân công không chỉ là giám sát sản 
xuất trên ruộng mà còn thực hiện các chức năng khác nhau trong quá trình vận hành 
xử lý sau thu hoạch. 
 Nhóm quản lý chung 
Nhóm trƣởng sản xuất đảm nhiệm trợ giúp cán bộ thu mua, nhiệm vụ của nhóm 
là: tiếp nhận đơn hàng, phân bổ nhân lực, quản lý nguyên liệu, trang thiết bị đóng gói, 
sắp xếp và lƣu giữ hồ sơ quản lý. 
 Nhóm sản xuất 
 Nhóm sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất tại kho đóng gói, có nhiệm vụ làm sạch, 
phân loại, cân và đóng gói sản phẩm hữu cơ, bốc dỡ, vận chuyển và làm sạch vật đựng 
và khu vực sản xuất. 
 Nhóm quản lý chất lượng 
Nhóm quản lý chất lƣợng chịu trách nhiệm đảm bảo chất lƣợng đóng gói và truy 
nguyên nguồn gốc của sản phẩm, có nhiệm vụ: kiểm tra chất lƣợng rau trƣớc và sau 
khi đóng gói. Hƣớng dẫn nông dân về tiêu chuẩn sản phẩm và yêu cầu về chất lƣợng. 
Giám sát chuỗi sản xuất và nghiệm thu thành phẩm. Ghi chép và lƣu giữ hồ sơ tiếp 
nhận và sản xuất. Thông báo kịp thời về những vấn đề cần cải tiến. Đảm bảo các điều 
kiện vệ sinh kho tàng, thiết bị. 
 Nhóm kế toán 
Nhóm kế toán bao gồm thủ quỹ và kế toán có nhiệm vụ duy trì các hoạt động sổ 
sách kế toán, ghi chép các khoản thu, chi, tạm ứng, lƣu giữ các hóa đơn giao, nhận 
hàng, chứng từ theo quy định tài chính và trả tiền cho nông dân theo cơ cấu phân chia 
lợi nhuận. 
Sản phẩm đóng gói có thể của nhiều nhóm nông dân, để phân biệt sản phẩm của 
các nhóm khác nhau, phải có hệ thống mã hóa dựa trên màu sắc. Mỗi nhóm gắn một 
màu khác nhau, sản phẩm của từng nhóm sẽ xếp trong sọt có màu tƣơng ứng và đặt 
riêng ở từng khu vực. Các sản phẩm của từng nhóm sẽ đƣợc đóng gói có thông tin của 
nhóm sản xuất trên nhãn, nhân viên kiểm tra chất lƣợng sẽ giám sát quá trình đóng 
gói. 
 Hình 3.5. Logo PGS 
c. Hệ thống truy nguyên nguồn gốc 
Hệ thống truy nguyên nguồn gốc giúp quản lý chuỗi sản phẩm hữu cơ, thông tin 
tới ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng sản phẩm và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm cung 
 33 
cấp cho thị trƣờng. Hệ thống này đƣợc áp dụng dựa trên mã nhóm nông dân in trên 
bao 
bì và tài liệu ghi chép từ kho đóng gói tới các địa điểm bán. Tại nơi đóng gói, hệ 
thống truy nguyên gồm hồ sơ tiếp nhận, sản xuất cũng nhƣ mã/tên nhóm nông dân 
đƣợc in trên bao bì và nhãn hiệu. 
 Mã nhóm nông dân đƣợc thiết lập từ Hệ thống PGS. Mã nhóm đƣợc cấp cho 
mỗi nhóm bao gồm năm gia nhập và số thứ tự của nhóm, ví dụ: 2014/C25. Chỉ các 
nhóm đƣợc chứng nhận PGS mới bán quả hữu cơ cho các đơn vị kinh doanh. Trên 
bao bì đóng gói, ngoài thông tin về sản phẩm cùng nhãn PGS, phải có đầy đủ thông 
tin của nhóm sản xuất và đơn vị phân phối bao gồm địa chỉ và số điện thoại liên hệ. 
Logo PGS vừa là ký hiệu của mạng lƣới PGS, vừa là dấu chứng nhận sản phẩm hữu cơ. 
3.6. Giám sát thị trƣờng tiêu thụ rau, quả hữu cơ 
Các sản phẩm quả hữu cơ mặc dù đã đƣợc chứng nhận, nhƣng khi đƣợc phân 
phối từ nhà sản xuất hay qua trung gian, dù bán lẻ hay bán buôn đều tiềm ẩn khả năng 
nhiễm tạp. Cũng nhƣ các nhóm sản xuất, các công ty muốn tiêu thụ sản phẩm hữu cơ 
PGS phải đăng ký là thành viên để đƣợc hƣởng lợi từ sản phẩm hữu cơ. Điều đó thể 
hiện sự chia sẻ nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan trong hệ thống PGS 
nhằm giám sát và bảo đảm sản phẩm hữu cơ tới ngƣời tiêu dùng. Tổ chức giám sát là 
Ban Điều phối PGS thuộc Trung tâm Khoa học và Hợp tác, Hiệp hội Nông nghiệp 
hữu cơ Việt Nam, trực tiếp điều phối, giám sát thị trƣờng tiêu thụ thông qua giám sát 
chéo giữa nhà sản xuất với các cửa hàng, giữa cửa hàng này với các cửa hàng khác và 
sử dụng thƣ điện tử và nhóm tình nguyện viên để tiếp nhận các thông tin phản ánh của 
ngƣời tiêu dùng. 
Các đợt thanh tra ngẫu nhiên thƣờng không báo trƣớc, khi nhóm sản xuất vi 
phạm nghiêm trọng, nhóm thanh tra sẽ xác minh lại thông tin, lập biên bản và xử phạt 
tùy theo mức quy định của Hệ thống PGS. Nếu cần phải lấy mẫu để xét nghiệm (đƣợc 
tiến hành để làm cơ sở cho việc ra quyết định xử phạm). 
3.7. Xử lý vi phạm 
3.7.1. Quy định xử lý vi phạm 
Nhiều trƣờng hợp nhà sản xuất không tuân thủ các tiêu chuẩn của Hệ thống 
PGS, nếu vi phạm là ghi chép sổ sách thì không nghiêm trọng. Một số trƣờng hợp vi 
phạm trầm trọng nhƣ sử dụng các vật tƣ đã bị cấm hoặc dán nhãn mác sản phẩm hữu 
cơ sai quy định, do đó phải phân loại mức độ vi phạm để xử phạt và việc xử lý vi 
phạm cần tuân thủ các quy định sau: Phải đƣợc sự đồng thuận của nhà sản xuất để 
giúp họ hiểu rõ hậu quả của vi phạm và có sự cam kết để tuân thủ nghiêm túc. Phải 
viết văn bản xử phạt đƣa tới nhà sản xuất, kèm theo bản thỏa thuận tuân thủ các tiêu 
chuẩn PGS của nhà sản xuất, thông thƣờng văn bản vi phạm phải đính kèm với bản 
cam kết của nhà sản xuất. Hình thức xử phạt đƣa ra phải phù hợp với thực tiễn, trƣờng 
hợp nhà sản xuất bị phát hiện mắc vi phạm thì mức xử phạt phải phù hợp với điều 
kiện kinh tế và năng lực tài chính của nhà sản xuất, việc áp dụng các mức xử phạt dựa 
trên mức đƣợc xây dựng và áp dụng nhất quán, công bằng. Quy trình xử phạt công 
khai, minh bạch và đƣợc công bố phạt trên website, nơi công cộng. 
3.7.2. Xử lý vi phạm trong Hệ thống PGS hữu cơ Việt Nam 
Trung tâm Khoa học và Hợp tác, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam sẽ đƣa 
ra tài liệu hƣớng dẫn quá trình xử lý vi phạm và bảng các mức xử phạt: 
 34 
a. Đối với nhà sản xuất 
Chỉ liên nhóm mới có thể phạt nhóm sản xuất trực thuộc, nếu vi phạm do liên 
nhóm hoặc nhóm sản xuất gây ra, Ban Điều phối PGS có thể phạt tùy theo mức độ vi 
phạm, đối chiếu theo các mức xử phạt trong Hệ thống PGS. Ban Điều phối có thể 
đình chỉ cấp chứng nhận của toàn bộ liên nhóm hoặc loại liên nhóm ra khỏi Hệ thống 
nếu vi phạm liên tục gây ảnh hƣởng đến tính minh bạch của Hệ thống. Ban Điều phối 
PGS có quyền từ chối cấp giấy chứng nhận cho liên nhóm, nếu nhƣ chất lƣợng thanh 
tra mà liên nhóm tổ chức và điều hành thực hiện không đạt yêu cầu. Ví dụ trƣờng hợp 
khi kiểm tra ngẫu nhiên nhóm sản xuất thấy có dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật, nhƣng 
liên nhóm vẫn đƣa vào danh sách cấp chứng nhận, lúc này Ban Điều phối, Trung tâm 
Khoa học và Hợp tác có quyền can thiệp hoặc từ chối cấp chứng nhận, hoặc thu hồi 
lại chứng nhận của các thành viên trong nhóm cho đến khi vấn đề đƣợc giải quyết rõ 
ràng và công khai. 
b. Đối với cửa hàng tiêu thụ 
Để đảm bảo sản phẩm hữu cơ cho thị trƣờng đƣợc công khai, các đơn vị bán lẻ 
phải tuân thủ những quy định trong Hệ thống PGS, mục đích là tránh cho ngƣời tiêu 
dùng hiểu nhầm giữa sản phẩm quả hữu cơ với sản phẩm không hữu cơ. Tùy theo 
mức độ vi phạm mà Ban Điều phối PGS, Trung tâm Khoa học và Hợp tác, Hiệp hội 
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam sẽ xử lý: 
- Mức độ nhẹ là nhắc nhở để sửa chữa 
- Mức độ trung bình là cảnh cáo. 
- Mức độ nặng cuối cùng là hủy bỏ tƣ cách thành viên và niêm yết công khai 
trên website của Hiệp hội, nếu sửa chữa và khắc phục thì sau một năm có thể làm đơn 
lại để gia nhập lại, lúc đó Trung tâm Khoa học và Hợp tác sẽ xem xét. 
Tóm lại: Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS hiện rất mới ở Việt Nam, để 
đảm bảo tính công khai, minh bạch trong sản xuất rau, quả hữu cơ thời gian tới, đòi 
hỏi các thành viên phải trung thực trong suốt quá trình vận hành nhằm đảm bảo chính 
xác các sản phẩm quả hữu cơ tới tay ngƣời tiêu dùng. 
 Rất mong các thành viên trong Hệ thống PGS có lòng tự trọng, nếu tổ chức và 
cá nhân nào kể cả ngƣời trong Ban Điều phối mà lợi dụng PGS để trục lợi thì Trung 
tâm Khoa học và Hợp tác sẽ khai trừ khỏi Hệ thống và thông báo công khai trên 
website cho mọi ngƣời cùng biết. Hiện hệ thống PGS thuộc hiệp hội Nông nghiệp hữu 
cơ Việt Nam, do vậy mọi xác nhận rau quả hữu cơ theo PGS Việt Nam là phải có dấu 
của Hiệp hội thì mới là rau, quả hữu cơ PGS thật sự./. 
 35 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. ADDA - Việt Nam, “Canh tác hữu cơ”  vietnamorganic.vn 
2. ADDA- Việt Nam, “Bảo vệ thực vật theo phương pháp tự nhiên”,  
vietnamorganic.vn 
 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Quy trình thực hành nông nghiệp 
tốt (VIETGAP) cho lúa. (Ban hành kèm theo Quyết định số 2998 /QĐ-BNN-TT 
ngày 9 tháng 11 năm 2010 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
4. Bộ Y tế (2007), Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực 
phẩm (Ban hành kềm QĐ số 46 /2007/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Bộ 
trƣởng Bộ Y tế) 
5. Phạm Thị Thùy (2005), Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông 
nghiệp tốt (GAP), Nhà xuất bản Nông nghiệp. 
6. Phạm Thị Thùy, Từ Thị Tuyết Nhung (2013), “Hệ thống đảm bảo cùng tham gia 
PGS, một hướng mới trong quản lí vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam”, Hội thảo 
quốc gia về Nông nghiệp hữu cơ - Thực trạng và định hƣớng phát triển, TP Hồ Chí 
Minh ngày 27/9/2013, NXB Nông nghiệp, trang 38-49. 
 36 
MỤC LỤC 
Chƣơng 1 
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP 
TỐT (GOOD AGRICUTURAL PRACTICE - GAP) 
1.1. Các loại thực hành nông nghiệp tốt - GAP 
1.2. Lợi ích của VietGAP 
1.3. Sự khác nhau giữa sản xuất nông nghiệp theo VietGAP và hữu cơ: 
1.4. Vì sao nông dân và ngƣời tiêu dùng lại chọn sản xuất và sản phẩm nông nghiệp 
hữu cơ? 
1.5. Phụ lục 
Chƣơng 2 
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CÁC TIÊU CHUẨN 
ĐỂ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ 
2.1. Sơ lƣợc về quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ 
2.2. Khái niệm cơ bản về sản xuất nông nghiệp hữu cơ 
2.3. Những nguyên tắc cơ bản để sản xuất nông nghiệp hữu cơ 
2.4. Các tiêu chuẩn trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ 
2.5. Những tiêu chuẩn bắt buộc trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ 
2.6. Cải tạo đất để tạo độ phì cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ 
2.7. Quản lý đất, nƣớc để sản xuất nông nghiệp hữu cơ 
Chƣơng 3 
GIÁM SÁT VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM HỮU CƠ 
THEO HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CÙNG THAM GIA 
 (PARTICIPATORY GUARANTEE SYSTEM - PGS) 
3.1. Khái niệm về Hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS) 
3.2. Hệ thống đảm bảo cùng tham gia PGS 
3.3. Hệ thống PGS đảm bảo chất lƣợng 
3.4. Giám sát sản xuất 
3.5. Giám sát sau thu hoạch 
3.6. Giám sát thị trƣờng tiêu thụ rau, quả hữu cơ 
3.7. Xử lý vi phạm 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_san_xuat_nong_nghiep_huu_co_o_viet_nam.pdf