Chuyển biến trong hoạt động trồng trọt của kinh tế hộ gia đình người Cơ Ho Srê ở Lâm Đồng từ 1986 đến 2015

Lâm Đồng là tỉnh thuộc khu vực Nam Tây Nguyên với nhiều đồng bào dân tộc

thiểu số sinh sống, trong đó có nhóm người Cơ ho Srê. Hoạt động trồng trọt, đóng vai trò

quan trọng trong kinh tế các hộ gia đình Cơ ho Srê. Nhìn chung từ 1986-2015, hoạt động

trồng trọt của họ đã có những chuyển biến tích cực so với trước, giúp đời sống các hộ gia

đình được nâng lên. Tuy vậy sự phát triển trong trồng trọt vẫn chậm, bấp bênh, tình trạng

lệ thuộc vào cây lúa, cây cà phê cao, đời sống so với người Kinh trong tỉnh vẫn còn

khoảng cách chênh lệch. Bài viết chỉ ra những thành tựu và cả khó khăn trong hoạt động

trồng trọt của hộ gia đình Cơ ho Srê trong tỉnh, từ đó nêu ra một số giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả hoạt động trồng trọt của họ, góp phần phát triển bền vững kinh tế hộ gia

đình người Cơ ho Srê.

Chuyển biến trong hoạt động trồng trọt của kinh tế hộ gia đình người Cơ Ho Srê ở Lâm Đồng từ 1986 đến 2015 trang 1

Trang 1

Chuyển biến trong hoạt động trồng trọt của kinh tế hộ gia đình người Cơ Ho Srê ở Lâm Đồng từ 1986 đến 2015 trang 2

Trang 2

Chuyển biến trong hoạt động trồng trọt của kinh tế hộ gia đình người Cơ Ho Srê ở Lâm Đồng từ 1986 đến 2015 trang 3

Trang 3

Chuyển biến trong hoạt động trồng trọt của kinh tế hộ gia đình người Cơ Ho Srê ở Lâm Đồng từ 1986 đến 2015 trang 4

Trang 4

Chuyển biến trong hoạt động trồng trọt của kinh tế hộ gia đình người Cơ Ho Srê ở Lâm Đồng từ 1986 đến 2015 trang 5

Trang 5

Chuyển biến trong hoạt động trồng trọt của kinh tế hộ gia đình người Cơ Ho Srê ở Lâm Đồng từ 1986 đến 2015 trang 6

Trang 6

Chuyển biến trong hoạt động trồng trọt của kinh tế hộ gia đình người Cơ Ho Srê ở Lâm Đồng từ 1986 đến 2015 trang 7

Trang 7

Chuyển biến trong hoạt động trồng trọt của kinh tế hộ gia đình người Cơ Ho Srê ở Lâm Đồng từ 1986 đến 2015 trang 8

Trang 8

Chuyển biến trong hoạt động trồng trọt của kinh tế hộ gia đình người Cơ Ho Srê ở Lâm Đồng từ 1986 đến 2015 trang 9

Trang 9

Chuyển biến trong hoạt động trồng trọt của kinh tế hộ gia đình người Cơ Ho Srê ở Lâm Đồng từ 1986 đến 2015 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 1780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chuyển biến trong hoạt động trồng trọt của kinh tế hộ gia đình người Cơ Ho Srê ở Lâm Đồng từ 1986 đến 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyển biến trong hoạt động trồng trọt của kinh tế hộ gia đình người Cơ Ho Srê ở Lâm Đồng từ 1986 đến 2015

Chuyển biến trong hoạt động trồng trọt của kinh tế hộ gia đình người Cơ Ho Srê ở Lâm Đồng từ 1986 đến 2015
rê dao động khoảng 25 - 30tạ/ha tương đương với bình quân của tỉnh nhưng 
không cao bằng người Kinh (30 - 35 tạ/ha). 
Nếu như ở huyện Di Linh, Lâm Hà, người Cơ ho Srê trồng 2 loại cây chủ đạo là lúa và cà 
phê, thì ở huyện Đức Trọng, do đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng không thật phù hợp nên diện tích 
trồng cà phê không nhiều. Trong 50 hộ mà chúng tôi điều tra tại N’thol Hạ, không có hộ nào có 
diện tích cà phê quá 01 ha, chủ yếu từ 3-5 sào; hay ở xã Hiệp An, Đức Trọng, diện tích cà phê 
không đáng kể. Ở các khu vực này, đồng bào Cơ ho Srê chuyển đất ruộng và đất rẫy sang trồng 
hoa, rau màu ... Nhiều hộ đã phát triển trồng trọt theo hướng công nghệ cao, đầu tư nhà kính, hệ 
thống bơm, tưới, thu hoạch... tự động như hộ ông K’Ku (với 6 sào vườn được đầu tư theo hướng 
công nghệ cao). 
Bảng 4. Những loại cây trồng của hộ gia đình 
Loại cây trồng của hộ gia đình 
1986-2015 
Tần số Tỉ lệ (%) 
Lúa nước 376 94.0 
Lúa rẫy 1 0.2 
Màu (ngô, đậu..) 63 15.8 
Hoa, cây cảnh 6 1.5 
Rau 74 18.5 
Cây ăn quả 12 3.0 
Cỏ 4 1.0 
Cà phê 361 90.2 
Chè 4 1.0 
Khác 0 0.0 
N 400 225.2 
Nguồn: Số liệu khảo sát 
Các tổ vần đổi công giúp nhau làm đất, gieo sạ, thu hoạch... không còn. Nhưng trong dòng 
họ, thôn, người Cơ ho Srê vẫn tiếp tục giúp nhau theo kiểu đổi công... Tuy nhiên, với cây cà 
phê, vào mùa thu hoạch, làm cỏ, cắt cành, tưới nước, bón phân..., các hộ đồng bào Cơ ho Srê có 
ruộng vườn nhiều buộc phải thuê, khoán công. Có nhiều hộ gia đình ở Tân Châu, Liên Đầm... 
(Di Linh), vào mùa thu hoạch cà phê phải nuôi 20 – 30 lao động ngoài rẫy. 
Chuyển biến trong hoạt động trồng trọt của kinh tế hộ gia đình người Cơ ho Srê 
143 
Nhìn chung, từ 1986 – 2015, trồng trọt của đồng bào Cơ ho Srê đã có những thay đổi sâu 
sắc, trình độ thâm canh cây lúa của đồng bào ngày càng cao, nguồn lương thực từ cây lúa giúp 
các hộ gia đình thoát khỏi tình trạng thiếu ăn, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực. Cây cà phê, 
cây chè đã từng bước phủ kín các nương rẫy trước đây, diện tích đất hoang gần như không có. 
Nếu cây lúa đưa bà con thoát đói thì cây công nghiệp nhất là cây cà phê đã đưa họ thoát khỏi 
nghèo khó, những rẫy cây công nghiệp đã thay đổi đời sống bà con. Khác với các nhóm Cơ ho 
khác, người Cơ ho Srê trong những năm giá cà phê bấp bênh, đời sống của họ cũng không quá 
khó khăn vì còn cây lúa... đảm bảo “an ninh lương thực”. Bên cạnh cây lúa, cây công nghiệp, 
nhiều nơi bà con chuyển đổi đất ruộng lúa, đất rẫy thâm canh rau, màu, hoa... cho hiệu quả kinh 
tế cao trong điều kiện đất trồng trọt ngày càng thu hẹp, đây là hướng đi mới cần quan tâm. 
2.2.2.2. Những vấn đề tồn tại 
Dù đạt được những bước tiến dài nhưng trong lĩnh vực trồng trọt của người Cơ ho Srê vẫn 
còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Tư duy kinh tế tiểu nông, tự cấp tự túc vẫn sâu đậm, tầm nhìn 
còn ngắn hạn, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm, tính đột phá chưa cao. Đây cũng là 
vấn đề không chỉ ở người Cơ ho Srê, mà cả các DTTS khác tại Lâm Đồng như nhận định của 
tác giả Bùi Minh Đạo trong tác phẩm Một số vấn đề cơ bản của xã hội Tây Nguyên trong phát 
triển bền vững: “Ở vùng chuyên canh cây cà phê, dù cây công nghiệp đã có mặt trong sản xuất 
và giữ vai trò quan trọng trong đời sống và thu nhập, nhưng tư duy kinh tế nương rẫy, du canh, 
tiểu nông, tự cấp tự túc còn tồn tại đậm nét và nặng nề, thể hiện ở chỗ, người dân chỉ biết sản 
xuất nông sản với kĩ thuật và năng suất thấp kém, lệ thuộc tự nhiên, các khâu sơ chế, tiêu thụ, 
thị trường, giá cả vật tư, phân bón đều do người Kinh đảm nhiệm” [4;215,216]. Chính tư duy 
tiểu nông với tính chất nhỏ lẻ, manh mún là một trong những rào cản khiến kinh tế của người 
Cơ ho Srê chưa phát triển theo kịp người Kinh trong tỉnh. 
Tình trạng độc canh cây lúa, cây cà phê ở một số vùng trong điều kiện đất sản xuất ngày 
càng giảm, giá cả nông sản bấp bênh. Các hộ gia đình Cơ ho Srê chủ yếu đầu tư công sức, khai 
thác tài nguyên vốn có, chưa đầu tư kĩ thuật và tri thức nhiều nên sản lượng nông sản còn hạn 
chế. Khả năng cung ứng và đáp ứng những thay đổi của thị trường còn chậm. Tính tự cấp tự túc, 
tiểu nông còn thấy rõ, trong các vườn, rẫy của mình bà con xen canh thêm một số cây ăn trái, 
rau, củ, quả... điều này đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm an toàn cho gia đình nhưng lại 
thiếu tính đột phá trong phát triển giá trị thương phẩm cho thị trường, cũng như tăng cường thu 
nhập cho gia đình. 
Theo khảo sát của chúng tôi, có đến 303/400 hộ thu nhập chính là dựa vào cây cà phê; 
trong khi đó, giá cà phê thường bấp bênh, không ổn định. 
Giá trị của của các giống lúa gạo, nếp, bầu, bí, dưa... địa phương chưa được phát huy hiệu 
quả, giá trị thương phẩm chưa được khuếch trương. 
Tác động của quá trình di dân tự do, nhất là giai đoạn 1986 - 2015 đã làm cho dân số Lâm 
Đồng tăng nhanh, tình trạng khai thác nguồn đất đai, việc luân canh các cây trồng ở các ruộng 
lúa nước chưa hiệu quả. Tình trạng thiếu đất sản xuất trong đồng bào người Cơ ho Srê vẫn còn 
khá phổ biến. Trong 400 mẫu khảo sát của chúng tôi, vẫn còn 46 hộ (11,5%) thiếu đất sản xuất, do 
nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do nhiều hộ gia đình bán hoặc sang nhượng đất sản xuất. 
2.2.3. Những giải pháp để hoạt động trồng trọt trong kinh tế hộ gia đình Cơ ho Srê phát 
triển bền vững 
Thứ nhất, tập trung nguồn lực giải quyết hợp lí vấn đề đất sản xuất. Theo khảo sát 281/400 
hộ có nhu cầu cần giúp đỡ để phát triển kinh tế, trong đó 168/281 hộ có nhu cầu về đất sản xuất 
(59,8%), đây là một con số khá lớn. Chính vì thế, nhà nước cần có sự can thiệp chính sách vào 
đất đai để bố trí và sử dụng đất hợp lí, như: cấp quyền sử dụng đất; thu hồi diện tích đất đã giao 
cho các tổ chức, cá nhân... nhưng chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả để giao lại cho các 
hộ thiếu đất; kịp thời chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất hoang hóa, đất không có cây 
Phan Văn Bông 
144 
rừng ven sông, suối, đất rừng nghèo kiệt... phù hợp với quy hoạch địa phương để đồng bào yên 
tâm sản xuất. 
Tăng cường quản lí quỹ đất hiện có của đồng bào, kiểm tra, rà soát lại việc mua bán trái 
phép đất đai trong vùng đồng bào DTTS nói chung và Cơ ho Srê nói riêng trong địa bàn tỉnh 
Lâm Đồng để có biện pháp xử lí thích hợp. Nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng đất trái 
phép, kiên quyết xử lí sai phạm, phát huy vai trò của chính quyền, Mặt trận, đoàn thể... cũng 
như các thiết chế khác ở cơ sở, một mặt chế tài, một mặt tăng cường tuyên truyền, vận động, 
giúp họ ý thức được việc giữ đất làm sinh kế lâu dài cho gia đình. 
Thứ hai, chú trọng đến vấn đề hỗ trợ vốn và cơ sở vật chất, hạ tầng cho phát triển kinh tế 
vùng đồng bào Cơ ho Srê. Theo khảo sát của chúng tôi có 206/281 hộ có nhu cầu hỗ trợ về vốn 
(73,3%). Điều này cho thấy nhu cầu vốn rất cấp thiết. Vì thế, cần tăng cường nguồn vốn vay từ 
ngân sách, mở rộng hạn ngạch vốn vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại, phát huy tính 
tương trợ trong dòng họ để huy động nguồn vốn giữa các hộ gia đình với nhau; tránh tình trạng 
rơi vào bẫy tín dụng đen; hoặc bán, cầm cố sản phẩm, bán non sản phẩm chưa đến thu hoạch 
cho thương lái. Nguồn vốn đầu tư đến hộ gia đình phải đúng đối tượng, tránh tình trạng cào 
bằng, hoặc bên trọng bên khinh, cục bộ dòng họ, quen biết... làm mất lòng tin của dân. 
Trong quá trình đầu tư, phát triển ở địa phương cần có trọng điểm, tránh dàn trải, chú ý đầu 
tư các công trình phục vụ cho kinh tế vừa và nhỏ như đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ cho 
trồng lúa, tưới cà phê, hệ thống cầu cống, đường giao thông nông thôn thuận lợi cho việc vận 
chuyển phục vụ sản xuất. 
Thứ ba, cần đa dạng hóa cây trồng, phát huy các thế mạnh đặc thù trong trồng trọt ở cộng 
đồng người Cơ ho Srê. Khi đưa ra chính sách, nhà nước cần chú ý đến từng tộc người, nhóm tộc 
người cụ thể. Người Cơ ho Srê có truyền thống trồng trọt lúa nước lâu đời, vì thế cần phát huy 
thế mạnh này, phát triển hệ thống thủy lợi, đảm bảo tưới tiêu để thâm canh 2 vụ một năm. 
Những khu vực nguồn nước hạn chế, chỉ làm được 1 vụ lúa cần có chính sách chuyển đổi giống 
cây trồng hoặc luân canh trồng các loại cây khác phù hợp trong thời gian thiếu nước. Việc 
chuyển đổi ruộng lúa sang trồng hoa, màu... ở K’Long (Hiệp An, Đức Trọng) là một ví dụ. Đối 
với cây cà phê, dù có kinh nghiệm canh tác gần 40 năm nhưng đa phần cà phê được trồng từ 
những năm 80, 90 (thế kỉ XX). Vì thế, cần phải đầu tư lại các rẫy cà phê phù hợp, trồng mới 
hoặc ghép cây để đảm bảo chất lượng, năng suất. Tiếp tục thực hiện chương trình tái canh, 
chuyển đổi giống mới thay cho cây cà phê già cỗi (Kế hoạch tái canh, cải tạo giống cà phê được 
UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 872/QĐ-UBND ngày 09/5/2013). Những nơi cà phê 
không hiệu quả, có thể trồng xen canh các loại cây ăn trái thương phẩm như sầu riêng, bơ... 
(Liên Đầm, Đinh Trang Hòa, Gia Hiệp... Di Linh) hoặc chuyển đổi đất trồng cà phê sang trồng 
hoa, rau, màu... hoặc đầu tư theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. 
Trong quá trình quan sát, chúng tôi nhận thấy, đồng bào Cơ ho Srê trung bình có khoảng 5 
đến 6 sào ruộng lúa, gần 1 ha rẫy cà phê, số diện tích đất không phải ít, nhưng việc phát huy giá 
trị thương phẩm trên đất đai chưa hiệu quả. Vì thế, việc chuyển đổi đa dạng hóa cây trồng là vấn 
đề quan trọng, góp phần tăng giá trị thương phẩm trên diện tích đất. 
Thứ tư, cần tạo dựng các thương hiệu mang tính “đặc sản” và nâng cao năng lực tiếp 
cận thị trường cho đồng bào Cơ ho Srê. Những giống lúa truyền thống như gạo đỏ (kòi me), 
nếp đen (mbar jù)...; những giống rau, quả như dưa gang (rơpung kho), bầu hồ lô (n’hồng)... 
là những sản vật rất ngon của người Cơ ho Srê. Để tạo nên “thương hiệu” với những chuỗi giá 
trị riêng về nông sản trong vùng đồng bào Cơ ho Srê, chính quyền các cấp cần phối hợp với 
các doanh nghiệp hỗ trợ tận tình cho người dân, nhất là trong việc nâng cao chất lượng sản 
phẩm và năng lực tiếp cận thị trường, điều mà đồng bào Cơ ho Srê còn hạn chế. Từ trước đến 
nay, đồng bào chủ yếu bán sản phẩm cho các thương lái tại vườn hoặc chở ra đại lí, ngoài ra 
có bán lẻ ra thị trường và thường xảy ra tình trạng bị thương lái ép giá, bán thấp hơn giá thị 
Chuyển biến trong hoạt động trồng trọt của kinh tế hộ gia đình người Cơ ho Srê 
145 
trường. Mặc dù đa phần các hộ gia đình hiện nay đều có smarphone nhưng việc tìm hiểu kĩ 
thuật canh tác và giá cả thị trường còn hạn chế. Một thực tế cũng cho thấy, người Cơ ho Srê 
có quan hệ xã hội không rộng, chủ yếu trong cộng đồng tộc người trong ƀòn mà chưa có sự 
kết giao rộng rãi với đồng bào khác, nhất là đối với những hộ người Kinh có kinh tế khá giả 
để nắm bắt kĩ thuật, thông tin thị trường, hoặc nếu có quan hệ thì có vẻ quan hệ đó “không 
bình đẳng”. Việc nắm vững thông tin thị trường không chỉ giúp bà con bán hàng đúng giá, mà 
còn tránh bị lôi kéo vào những đợt thay đổi cây trồng, vật nuôi kiểu “phong trào”, biết tỉnh táo 
lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với gia đình, địa phương mình. Để làm được điều này, 
cần phải hướng dẫn cho các gia đình, nhất là người trẻ cách thức tiếp cận và khai thác thông 
tin thị trường một cách hợp lí. 
3. Kết luận 
Hoạt động trồng trọt đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ gia đình của người Cơ ho Srê 
tại Lâm Đồng. Từ 1986-2015, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta từ trung 
ương đến địa phương, đã dành rất nhiều quan tâm, ưu đãi cho công cuộc phát triển kinh tế đồng 
bào các DTTS nói chung và người Cơ ho Srê ở Lâm Đồng nói riêng. Đồng thời, sự tác động của 
di dân, khoa học kĩ thuật, kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và khu vực đã làm cho kinh tế hộ 
gia đình người Cơ ho Srê có nhiều chuyển biến trong đó thể hiện cụ thể ở hoạt động trồng trọt. 
Việc áp dụng KHKT vào thâm canh cây lúa đã giúp các hộ gia đình người Cơ ho Srê thoát 
khỏi tình trạng đói kém trước đây. Trong khi đó, việc phát huy giá trị thị trường từ cây công 
nghiệp, nhất là cây cà phê giúp đồng bào từng bước thoát nghèo, điều kiện kinh tế gia đình 
nhiều hộ khá giả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn đó những khó khăn, thách thức, đất sản 
xuất, vốn vẫn còn thiếu, chuyển dịch cơ cấu cây trồng đến nay còn rất chậm, kết cấu hạ tầng tuy 
đã được cải thiện nhưng còn nghèo nàn, kéo theo thu nhập hộ gia đình chưa cao 
Về lâu dài, để giải quyết vấn đề này cần phải có các giải pháp đồng bộ ở tầm vĩ mô của địa 
phương Lâm Đồng, đồng thời bản thân các hộ gia đình người Cơ ho Srê phải có ý thức vươn lên 
làm giàu, tránh tâm lí tự vừa lòng hoặc dựa vào chính sách của Nhà nước. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] BCH Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, 2010. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (1975 – 2005). Nxb 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[2] Cục thống kê Lâm Đồng, 2015. Niên giám thống kê Lâm Đồng, Đà Lạt. 
[3] Bùi Minh Đạo (chủ biên), Vũ Thị Hồng, 2003. Người Cơ ho ở Việt Nam. Nxb Khoa học 
Xã hội, Hà Nội. 
[4] Bùi Minh Đạo, 2012, Một số vấn đề cơ bản của xã hội Tây Nguyên trong phát triển bền 
vững. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
[5] Nguyễn Xuân Kiền, 1994. Chương trình phát triển cây công nghiệp dài ngày - ngắn ngày 
tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 1994-1995 và đến năm 2000, đề tài nghiên cứu khoa học cấp 
tỉnh, Kho lưu trữ, số 1845, Lâm Đồng. 
[6] Tỉnh ủy Lâm Đồng, 2010. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của 
Bộ Chính trị về phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây 
Nguyên thời kỳ 2001-2010 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 
[7] Tỉnh ủy Lâm Đồng, 14/3/2014. Báo cáo số 223-BC/TU về tổng kết lí luận thực tiễn 30 
năm đổi mới ngành nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng. 
Phan Văn Bông 
146 
[8] Cao Thế Trình (chủ nhiệm đề tài), 1996. Văn hóa truyền thống Cơ ho – Mạ (đề tài khoa 
học cấp tỉnh), Lâm Đồng. 
[9] Ủy Ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, 1989. Những kết quả nghiên cứu kinh tế – xã hội Lâm 
Đồng, Xí nghiệp in Lâm Đồng. 
ABSTRACT 
Changes in the cultivation activities of the ethnic minority household economy 
of Coho Sre in Lam Dong from 1986 to 2015 
Phan Van Bong 
Department of Social and Science, Pedagogical College of Dalat 
Lam Dong is a province in the South Central Highlands and also home of many ethnic 
minorities including the Co ho Sre group. Farming activities plays a vital role in the economy of 
Co ho Sre households. In general, from 1986-2015, their farming activities have experienced 
some positive changes compared to the past, which improves the living standard of households. 
However, the development in cultivation is still slow and precarious. Relying on rice and coffee 
is still popular, and there is a gap in term of income between the Kinh people in the province. 
The article points out the achievements and difficulties in this conventional farming activities of 
Co ho Sre households in the province so as to come up with some solutions to improve the 
efficiency of their farming activities, contribute to the development and economic sustainability 
of Co ho Sre households as well. 
Keywords: cultivation activities, Co ho Sre, household economy, Lam Dong. 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_bien_trong_hoat_dong_trong_trot_cua_kinh_te_ho_gia_di.pdf