Chức năng xã hội trong nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ

Nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ được thực hiện dành cho mỗi cá

nhân kể từ khi chuẩn bị sinh ra đến lúc qua đời, gồm các nghi lễ như liên quan

đến việc sanh nở, đầy tháng, xuất gia, vào bóng mát, hôn lễ, chúc thọ và tang lễ.

Mỗi nghi lễ đều thực hiện nhiều nghi thức quan trọng. Những nghi thức này

không chỉ dành cho cá nhân người thụ hưởng nghi lễ mà còn biểu thị các chức

năng xã hội nhằm duy trì sự toàn vẹn hệ thống xã hội tộc người. Các chức năng

xã hội được thể hiện qua nghi lễ vòng đời của người Khmer gồm: biểu thị chuẩn

mực của cộng đồng xã hội, mang tính giáo dục và cố kết cộng đồng, giữ gìn văn

hóa truyền thống của tộc người. Bài viết dựa trên quan điểm chức năng xã hội

của Alfred Radcliffe - Brown (1881-1955) để phân tích nguồn tư liệu thứ cấp và

sơ cấp do chúng tôi thu thập trong các cuộc điền dã tại một số địa bàn trong thời

gian từ 2017 - 2019.

Chức năng xã hội trong nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ trang 1

Trang 1

Chức năng xã hội trong nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ trang 2

Trang 2

Chức năng xã hội trong nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ trang 3

Trang 3

Chức năng xã hội trong nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ trang 4

Trang 4

Chức năng xã hội trong nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ trang 5

Trang 5

Chức năng xã hội trong nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ trang 6

Trang 6

Chức năng xã hội trong nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ trang 7

Trang 7

Chức năng xã hội trong nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ trang 8

Trang 8

Chức năng xã hội trong nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ trang 9

Trang 9

Chức năng xã hội trong nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang xuanhieu 5940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chức năng xã hội trong nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chức năng xã hội trong nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ

Chức năng xã hội trong nghi lễ vòng đời của người Khmer ở Nam Bộ
Pho-lâu). Vị Achar nối một sợi chỉ 
trắng từ đầu giường người hấp hối 
đến khay lễ (Tùm-rông) đặt hướng 
đông bắc. Sau đó, thỉnh các vị tăng 
đến tụng kinh. Con cháu ngồi xung 
quanh giường cùng lắng nghe và hồi 
hướng quả phước cho người hấp hối. 
Nghi thức này nhằm trợ duyên, 
chuyển nghiệp cho người sắp qua đời. 
Khi người hấp hối trút hơi thở cuối 
cùng, gia đình thỉnh chư tăng đến tụng 
kinh để đưa người chết về cảnh giới 
an lạc (Oi-Pô-Tức). Sau đó, gia đình 
tiến hành các nghi thức tiếp theo trong 
tang lễ. 
Vị Achar được mời đến để chọn ngày, 
giờ lành t chức tang lễ và thực hiện 
nghi thức trong lễ tang. Tang lễ của 
người Khmer ở Nam Bộ thường diễn 
ra trong 3 ngày 2 đêm tính từ ngày 
chết). 
- Đầu tiên là nghi thức khâm liệm. Gia 
đình mời các vị tăng đến tụng kinh 
khâm liệm và nhập quan. Vị Achar và 
các vị đạo tỳ (neak-phlúc) dùng vải 
trắng bọc thi thể người quá cố và 
dùng dây vải trắng buộc thành 5 đoạn 
trên thi thể, tượng trưng cho 5 sự ràng 
buộc của đời người, gồm: con, cháu, 
vợ chồng, tài sản, cha mẹ; nhưng các 
dây này đều không được thắc nút, 
nhằm tượng trưng cho sự buông bỏ 
những ràng buộc để thanh thản về với 
cõi an lành. Sau đó, vị Achar, các đạo 
tỳ thực hiện nghi thức quán tưởng 
(Boong-quâl-pô-pưl) cho người quá cố 
với các điều cần nhớ như quán tưởng 
về Phật, pháp, tăng, về bố thí, về trì 
giới, về thân, về sự chết Tiếp theo, 
thi thể được đưa vào áo quan. Trong 
áo quan có đặt 3 nẹp bằng ván hoặc 
bằng tre, tượng trưng cho 3 cõi: cõi 
người, cõi trời và cõi niết bàn; và làm 
bệ đỡ thi hài. Kế tiếp, con cháu thắp 
nhang, tay cầm miếng trầu cau phát 
nguyện từ biệt rồi đặt vào quan tài, vị 
Achar đóng nắp quan tài lại, kết thúc 
nghi thức khâm liệm. 
- Tiếp theo là nghi thức xin phép. Vị 
Achar chuẩn bị các mâm lễ cúng đất 
đai th công (Kroong Pea Li), cúng 
Neak Ta để xin phép được t chức 
tang lễ; kế đó cúng và mời chư thiên 
(Tho-vai Đoong Quai Tê Vđa) đến 
chứng minh, hồi hướng phước báu 
cho người chết; tiếp đến là nghi thức 
lễ bái tam bảo, thỉnh các vị tăng tụng 
kinh cầu siêu, cầu an và thuyết pháp. 
- Nghi thức động quan và đưa tang: 
Đến giờ động quan, vị Achar thỉnh các 
vị tăng làm lễ cầu siêu; sau đó thực 
hiện lại nghi thức quán tưởng để bắt 
đầu động quan và đưa tang. Đội hình 
đưa tang được xếp theo thứ tự: kiệu Á 
Phi Thom nơi vị sư trụ trì ngồi) đi 
trước, kế đến là người thân bưng di 
ảnh, tiếp theo là người đội lễ vật 
(Tean Tbông), rồi đến người bắn cung 
 người tu trước lửa), người rải nếp 
rang, bông gòn bách leach), người 
thân đội dây tranh đan So-bâu Pho-
lăng) được nối từ kiệu Á Phi Thom 
đến quan tài; đi sau cùng là xóm giềng. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 7 (263) 2020 
61 
- Nghi thức hỏa táng: Khi đoàn đưa 
tang đến đài hỏa táng, vị Achar và 
đoàn đạo tỳ khiêng quan tài đi quanh 
đài hỏa táng 3 vòng, rồi đặt quan tài 
trên đài hoả táng. vị sư trụ trì tụng 
kinh để quán tưởng về sự vô thường 
của đời người. Sau khi tụng xong, vị 
Achar châm lửa. Lúc này người tu 
trước lửa (Buốs Múc Pho-lơng) sẽ 
phải ngồi thiền ngay đài hỏa thiêu để 
thực hiện nghi thức quán tưởng, hồi 
hướng phước báu nhằm tăng quả 
phước cho người mất được tái sanh 
vào cõi an lành. Người này phải ngồi 
cho đến khi thu cốt của người quá cố. 
Khi thu cốt về, gia đình t chức đại lễ 
cầu siêu Ma ha Chhac Băng Skôl), lễ 
trai tăng Đa Chho-lon Bun) để hồi 
hướng phước báu cho người đã mất. 
Sau đó, vị Achar thực hiện nghi thức 
qua thời (Chho-lon Brah Kal), mang ý 
nghĩa thời gian tang lễ đã kết thúc. 
3. CHỨC NĂNG CỦA NGHI LỄ VÒNG 
ĐỜI TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA 
NGƯỜI KHMER Ở NAM BỘ 
Theo quan điểm của Radcliffe-Brown: 
“Chức năng của mỗi tập tục là vai trò 
mà nó nắm giữ trong việc duy trì sự 
toàn vẹn của hệ thống xã hội” dẫn 
theo Robert Layton, 1997: 28). Ông 
nhấn mạnh, khi nghiên cứu tập tục, 
cần phân tích chức năng xác định vai 
trò của chúng trong sự ổn định của xã 
hội (Radcliffe-Brown, 1951). Đối với 
người Khmer, sự n định đó được thể 
hiện cụ thể qua việc xác định sự chuẩn 
mực của cộng đồng, sự giáo dục của 
thế hệ, tính cố kết tộc người và giữ gìn, 
bảo lưu văn hóa truyền thống tộc người. 
* Quy chuẩn của cộng đồng qua 
nghi lễ vòng đời 
Quy chuẩn của cộng đồng được quy 
định bởi giá trị văn hóa và giá trị tôn 
giáo của tộc người. Người Khmer ở 
Nam Bộ hiện nay có trên 90% theo 
Phật giáo Nam tông, do đó, các quy 
chuẩn của cộng đồng đều dựa trên 
quy chuẩn của Phật giáo Nam tông, 
trong đó có nghi lễ đời người. 
Mỗi nghi lễ được diễn ra đều có vai trò 
của các vị tăng và Achar. Trong đó, 
các vị tăng giữ vai trò thực hiện nghi lễ, 
hoằng pháp, như: tụng kinh chúc phúc, 
cầu an, cầu siêu; còn Achar giữ vai trò 
t chức, lo việc hướng dẫn và thực 
hành nghi lễ mang tính “mật pháp” 
của tôn giáo, như: trì chú, cột chỉ tay, 
gọi hồn, cúng dâng lễ, quán tưởng... 
Những điều này đã trở thành nguyên 
tắc và “chuẩn mực” phải tuân thủ theo, 
nếu không sẽ bị cộng đồng người 
Khmer ở Nam Bộ xem là “lệch chuẩn”. 
Bên cạnh quy chuẩn tôn giáo, giá trị 
đạo đức và quy chuẩn cộng đồng 
cũng được xem trọng khi tiến hành 
các nghi lễ liên quan đến đời người. 
Điều này được khẳng định qua nghi lễ 
xuất gia, vào bóng mát và hôn lễ của 
từng cá nhân. Trong đó, lễ xuất gia 
làm giới tử của nam giới không phải 
hướng đến việc đi tu trọn đời nhưng 
nếu đều này xảy ra là vinh dự của gia 
đình và cộng đồng) mà hướng đến 
việc được học giáo lý, đạo đức và lối 
sống theo nguyên tắc của Đức Phật 
để trở thành con người có ích cho 
cộng đồng, xã hội. Một nam giới đã 
từng xuất gia làm giới tử luôn được 
DANH LÙNG – CHỨC NĂNG XÃ HỘI TRONG NGHI LỄ 
62 
cộng đồng xem trọng, các gia đình có 
con gái luôn muốn gả con của họ cho 
những người này. Hoặc lễ vào bóng 
mát của nữ giới cũng nhằm để khẳng 
định đức hạnh của người con gái, vì 
đã được người mẹ giáo dục tử tế. 
Hiện nay, lễ vào bóng mát không còn 
duy trì trong cộng đồng người Khmer 
ở Nam Bộ, song việc giáo dục đức 
hạnh dành cho các cô gái trong gia 
đình luôn được các bà mẹ chú trọng. 
Điều này thể hiện qua hành vi của cô 
gái trong cuộc sống, như: sự lễ phép, 
khiêm nhường, cung kính ở chỗ đông 
người, nơi trang nghiêm; khả năng 
quán xuyến công việc nhà, tài may vá, 
thêu thùa, làm bánh Đó chính là 
đức hạnh theo quy định của cộng 
đồng, và các gia đình có con trai luôn 
muốn cưới những cô gái như vậy. 
Trong hôn lễ, hàng loạt nghi thức diễn 
ra đều hướng đến sự chuẩn mực về 
đạo đức của đôi nam nữ. Lễ cưới chỉ 
diễn ra khi đôi nam nữ này chưa có 
quan hệ tính dục trước hôn nhân; nếu 
đã quan hệ, gia đình chỉ t chức mâm 
cơm và tuyên bố với họ hàng về sự 
thành hôn của đôi trai gái này. Các 
nghi thức trong lễ cưới như mở c ng 
rào, xin vào nhà, cắt tóc, cắt hoa cau, 
truyền đèn cầy, chung giường tại 
nhà gái, ngoài việc mang ý nghĩa 
phong tục, còn mang hàm ý “khai mở 
lần đầu tiên” trong quan hệ vợ chồng 
của đôi nam nữ. Mọi thứ đều mới, đều 
phải được xin phép và được đồng ý, 
được sự hướng dẫn cụ thể tận tình 
của những người đi trước có kinh 
nghiệm. Màu sắc và lễ vật trong đám 
cưới cũng thể hiện sự mới mẽ, trong 
sạch. Đây được xem là quy chuẩn bắt 
buộc về đạo đức mà cộng đồng luôn 
hướng đến. 
Ngoài ra, quy chuẩn báo hiếu, tạ ơn 
được thể hiện qua lễ chúc thọ và tang 
lễ. Việc thực hiện nghi thức tắm gội, 
tặng phẩm vật, chúc phúc, chúc bình 
an dành cho người thụ hưởng nghi lễ 
chúc thọ đều hướng đến ý nghĩa báo 
hiếu và đền ơn, đáp nghĩa của con 
cháu dành cho cha mẹ, của đệ tử 
dành cho thầy. Bởi, cha mẹ và thầy đã 
tốn nhiều công sức trong việc sinh 
thành, dưỡng dục. Các nghi thức: cầu 
siêu, quán tưởng, tu trước lửa trong 
tang lễ nhằm hướng đến sự báo hiếu 
của người sống dành cho người quá 
cố, mong muốn giảm bớt tội nghiệp, 
tăng phần quả phước để được tái sinh 
vào cõi an lành. 
Như vậy, quy chuẩn của cộng đồng về 
tín ngưỡng, đạo đức luôn được thể 
hiện một cách rõ ràng qua việc thực 
hiện các nghi lễ liên quan đến đời 
người. Đây là một trong những chức 
năng xã hội quan trọng mà nghi lễ 
vòng đời thể hiện nhằm duy trì sự 
toàn vẹn của hệ thống xã hội trong 
cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ. 
Từ chức năng khẳng định chuẩn mực 
của cộng đồng nêu trên, nghi lễ vòng 
đời còn mang tính giáo dục trong cộng 
đồng. Tính giáo dục đó được thể hiện 
qua vai trò và vị thế của người thụ 
hưởng nghi lễ mà gia đình, cộng đồng 
xã hội dành cho họ để chính bản thân 
họ cũng như những người khác trong 
* Sự giáo dục trong cộng đồng Khmer
 Nam Bộ qua nghi lễ vòng đời 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 7 (263) 2020 
63 
cộng đồng, đặc biệt là các thế hệ kế 
tiếp học tập, noi theo. 
Với người Khmer, cách giáo dục tốt 
nhất là noi theo tấm gương mẫu mực 
của ông bà, cha mẹ. Do đó, việc thực 
hiện các nghi lễ vòng đời người theo 
đúng quy chuẩn của cộng đồng cũng 
là cách mà cha mẹ muốn giáo dục con 
cái. Việc được cộng đồng xem trọng 
sau khi hoàn thành các nghi lễ này là 
thành quả trong giáo dục không chỉ 
dành cho người thụ hưởng nghi lễ mà 
còn dành cho các thế hệ tiếp theo sau 
trong cộng đồng. 
tố văn hóa tộc người và văn hóa tôn 
giáo chi phối. 
Trong các nghi lễ vòng đời, người 
Khmer thường có hành vi cúng dường 
và đón nhận sự chúc phúc từ các vị 
tăng; vì quan niệm của người Khmer, 
cúng dường chư tăng và nhận sự 
chúc phúc sẽ được phước báu, được 
an vui, hạnh phúc không chỉ ở kiếp 
hiện tại mà còn ở cả kiếp sau. Ngoài 
ra, khi tham dự nghi lễ, những người 
trong cộng đồng còn góp công sức và 
vật chất lẫn tinh thần cho cá nhân và 
gia đình thực hiện nghi lễ để sau đó, 
các cá nhân và gia đình này đáp lễ lại 
khi những gia đình khác thực hiện 
nghi lễ liên quan. Điều này thể hiện 
tinh thần đoàn kết, hòa hợp của cộng 
đồng tộc người trong khu vực. 
Ngoài ra, qua quan sát chúng tôi nhận 
thấy, nghi lễ vòng đời của người 
Khmer còn thể hiện sự bình đẳng giữa 
các cá nhân và gia đình trong cộng 
đồng, (nếu các cá nhân và gia đình đó 
tuân thủ đúng chuẩn mực quy định 
của cộng đồng). Các nghi thức được 
t chức trong nghi lễ đều được tuân 
thủ theo nguyên tắc đã được “chuẩn 
hóa” trong cộng đồng, như là một 
“thiết chế xã hội” hoàn chỉnh. Tất cả 
điều này đã tạo nên sự cố kết cộng 
đồng rõ rệt qua các nghi lễ vòng đời 
được thực hiện của người Khmer. 
- Thể hiện sự giữ gìn văn hóa truyền 
thống: Điều này được khẳng định qua 
việc duy trì tập quán văn hóa của 
cộng đồng. Chứng kiến nghi lễ vòng 
đời người được diễn ra trong nhiều 
gia đình Khmer ở Nam Bộ, chúng tôi 
Hoặc khi thực hiện các nghi lễ như 
hôn lễ, chúc thọ, tang lễ những nghi 
thức đi kèm trong từng nghi lễ đều 
hướng đến tính giáo dục về đạo đức, 
lối sống. Nói cách khác, nghi lễ liên 
quan đến đời người của cộng đồng 
Khmer ở Nam Bộ đã thể hiện chức 
năng giáo dục đạo đức, lối sống theo 
quy chuẩn của tôn giáo và văn hóa tộc 
người rất rõ. 
- Thể hiện sự cố kết cộng đồng: Qua 
việc tham dự các nghi lễ vòng đời 
được t chức trong cộng đồng người 
Khmer ở Nam Bộ, chúng tôi nhận 
thấy mặc dù đây là các nghi lễ liên 
quan trực tiếp đến cá nhân và gia 
đình của người thụ hưởng nghi lễ, 
nhưng đều có sự tham gia tích cực 
của các thành viên trong cộng đồng, 
nhất là đối với lễ xuất gia tu học, hôn 
lễ, tang lễ. Điều này khẳng định, tính 
cố kết trong cộng đồng Khmer ở Nam 
Bộ được thể hiện rất cao, do bởi yếu 
* Sự cố kết và giữ gìn văn hóa của 
cộng đồng Khmer Nam Bộ qua nghi 
lễ vòng đời 
DANH LÙNG – CHỨC NĂNG XÃ HỘI TRONG NGHI LỄ 
64 
nhận thấy, sự lặp đi lặp lại của từng 
nghi thức khi thực hiện nghi lễ. Phỏng 
vấn nhiều đối tượng tại cộng đồng 
đều cho thấy họ giải thích ý nghĩa, 
chức năng của từng nghi thức trong 
nghi lễ, kể cả sự cảm nhận của bản 
thân về nghi lễ tương đối giống nhau 
khi cho rằng chúng thể hiện chuẩn 
mực, sự giáo dục, truyền thống văn 
hóa của tộc người. Họ cũng cho rằng 
sẽ cố gắng duy trì các nghi thức và ý 
nghĩa của các nghi thức này trong 
việc thực hiện nghi lễ để bảo lưu văn 
hóa truyền thống của tộc người. 
Tuy nhiên, có những nghi lễ, nghi thức 
đã bị mai một hoặc không còn. 
Nguyên nhân là do môi trường sống 
thay đ i nên một số nghi thức bị lược 
bỏ. Thực tế, sự mất đi hoặc bỏ bớt 
một số nghi thức trong các nghi lễ 
vòng đời vẫn không làm mất đi các 
chức năng vốn có của nghi lễ. Do đó 
có thể khẳng định, nghi lễ vòng đời 
của người Khmer ở Nam Bộ hiện nay 
vẫn thể hiện đầy đủ những chức năng 
xã hội quan trọng. 
4. KẾT LUẬN 
Nghi lễ vòng đời của người Khmer ở 
Nam Bộ được thể hiện cụ thể qua các 
nghi lễ như lễ liên quan đến sinh nở, 
đầy tháng, xuất gia, vào bóng mát, 
hôn lễ, chúc thọ, tang lễ. Các nghi lễ 
này thường được thực hiện với nhiều 
nghi thức thể hiện các quan niệm về 
văn hóa, ý thức và tôn giáo của người 
Khmer. Việc thực hiện các nghi lễ 
không chỉ có ý nghĩa đối với đời sống 
của cá nhân người thụ hưởng nghi lễ 
mà còn có chức năng xã hội đối với 
cộng đồng như thể hiện các quy 
chuẩn của cộng đồng, giáo dục thế hệ 
sau, cố kết và giữ gìn văn hóa truyền 
thống. Đây là những chức năng quan 
trọng nhằm duy trì sự toàn vẹn hệ 
thống xã hội của người Khmer ở Nam 
Bộ.  
CHÚ THÍCH 
(1)
 Tu i hạ lạp là tu i thực hiện an cư kiết hạ. Sau khi trải qua một mùa an cư kiết hạ được 
xem là một tu i hạ lạp. 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Danh Lùng. 2017, 2018, 2019. Tư liệu điền dã và tư liệu phỏng vấn người Khmer tại 
các tỉnh, thành ở Tây Nam Bộ. 
2. Đặng Thị Kim Oanh. 2008. Hôn nhân gia đình của người Khmer ở Đồng bằng sông 
Cửu Long. Luận án Tiến sĩ Dân tộc học. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 
- Đại học Quốc gia TPHCM. 
3. Mai Thị Ngọc Diệp. 2008. Tang ma của người Khmer An Giang. Luận văn Thạc sĩ 
ngành Văn hóa học. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM. 
4. Radcliffe-Brown A.R. 1940. On Social Structure. Journal of the Royal Anthropological 
Institute of Great Britain and Ireland. 
5. Radcliffe-Brown A.R. 1951. The Comparative Method in Social Anthropology. Journal 
of the Royal Anthropological Institute of Great Britain and Ireland. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 7 (263) 2020 
65 
6. Radcliffe-Brown A.R. 1957. A Natural Science of Society. Glencoe, Illinois: The 
Free Press. 
7. Robert Layton. 1997. An Introduction to Theory in Anthropology. Cambridge 
University press. 
8. T ng cục Thống kê Việt Nam. 2019. Bảng số liệu kết quả điều tra dân số và nhà ở 
thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019. Hà Nội.  truy cập 
ngày 15/4/2020. 
9. Thạch Xuyên Ba. 2015. Pithi Chuol mlop - lễ vào bóng mát. https://baotintuc.vn/dan-
toc-mien-nui/pithi-chuol-mlop-le-vao-bong-mat-20151008142931954.htm, truy cập ngày 
20/12/2019. 
10. Trần Văn B n. 1999. Một số lễ tục dân gian người Khmer Đồng bằng sông Cửu 
Long. Hà Nội: Nxb. Văn hóa Dân tộc. 
11. Trần Văn B n. 2002. Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ. Hà Nội: 
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfchuc_nang_xa_hoi_trong_nghi_le_vong_doi_cua_nguoi_khmer_o_na.pdf