Chọn tạo và phát triển một số giống lúa mới ngắn ngày, có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt phục vụ sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân Quảng Ngãi và một số tỉnh khu vực miền Trung

Ở tỉnh Quảng Ngãi cũng như các tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, việc

sản xuất lúa còn gặp nhiều bất cập như đồng ruộng manh mún, không tạo điều kiện tốt cho

sản xuất hàng hóa, hạn chế ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; thời tiết

biến đổi thất thường, gây thiệt hại lớn cho sản xuất lúa; thu nhập của người dân sản xuất lúa

còn thấp. Hơn nữa, trong cơ cấu giống lúa đang sản xuất hiện nay, chưa có giống lúa có chất

lượng gạo tốt, năng suất cao (trung bình đạt 60 tạ/ha trở lên) để tăng thu nhập và có lợi cho

người trồng lúa. Do vậy, việc chọn tạo giống lúa mới cho năng suất, chất lượng cao, ngắn

ngày, chống chịu được điều kiện thời tiết bất lợi, phù hợp với điều kiện sản xuất của Quảng

Ngãi và các tỉnh lân cận miền Trung để bổ sung vào cơ cấu, thay thế dần các giống lúa sản

xuất kém hiệu quả, góp phần sản xuất lúa bền vững là vấn đề cần thiết.

Chọn tạo và phát triển một số giống lúa mới ngắn ngày, có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt phục vụ sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân Quảng Ngãi và một số tỉnh khu vực miền Trung trang 1

Trang 1

Chọn tạo và phát triển một số giống lúa mới ngắn ngày, có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt phục vụ sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân Quảng Ngãi và một số tỉnh khu vực miền Trung trang 2

Trang 2

Chọn tạo và phát triển một số giống lúa mới ngắn ngày, có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt phục vụ sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân Quảng Ngãi và một số tỉnh khu vực miền Trung trang 3

Trang 3

Chọn tạo và phát triển một số giống lúa mới ngắn ngày, có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt phục vụ sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân Quảng Ngãi và một số tỉnh khu vực miền Trung trang 4

Trang 4

Chọn tạo và phát triển một số giống lúa mới ngắn ngày, có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt phục vụ sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân Quảng Ngãi và một số tỉnh khu vực miền Trung trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 8460
Bạn đang xem tài liệu "Chọn tạo và phát triển một số giống lúa mới ngắn ngày, có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt phục vụ sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân Quảng Ngãi và một số tỉnh khu vực miền Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chọn tạo và phát triển một số giống lúa mới ngắn ngày, có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt phục vụ sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân Quảng Ngãi và một số tỉnh khu vực miền Trung

Chọn tạo và phát triển một số giống lúa mới ngắn ngày, có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt phục vụ sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân Quảng Ngãi và một số tỉnh khu vực miền Trung
C VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Kết quả thí nghiệm tập đoàn, chọn dòng thuần ưu tú: Vụ ĐX 2016-2017, qua 64 dòng 
lúa ưu tú, kết quả đánh giá có 8 dòng lúa ưu tú nổi bật, gồm dòng ĐH 6-1-41-74, ĐH146T-24, 
ĐH 145Đ-12, ĐH 145Đ-15, ĐH 145T-17, ĐH 8-322-18, ĐH261-4-41cc và dòng ĐH 313-
84. Vụ HT 2017, qua 70 dòng được khảo sát, đánh giá kết quả đã xác định được 8 dòng 
thuần ưu tú nhất nổi bật, gồm ĐH145T.16, ĐH330T.7, ĐH145Đ.3, ĐH11-48, ĐH351.20, 
ĐH322.18.1, ĐH11-54, ĐH132.34.3. Trong 8 dòng ưu tú nhất vụ ĐX 2016-2017, 8 dòng 
thuần ưu tú nhất trong vụ HT 2017, các dòng có TGST từ ngắn ngày đến trung ngày, vụ ĐX 
từ 100-110 ngày, vụ HT từ (89 - 94 ngày); ít nhiễm sâu bệnh hại, chống chịu với rầy nâu 
(điểm 0-1) hơn các giống đối chứng, kháng bệnh đạo ôn (đ 0), tương đương với giống đối 
chứng (đ 0 -1), các dòng đều cứng cây; cho năng suất cao vụ ĐX đạt từ 81,3 - 88,6 tạ/ha, cao 
hơn giống đối chứng HT1 từ 18,1 - 28,7%; vụ HT các dòng đạt năng suất từ 66,8 - 74,3 tạ/
ha, cao hơn 2 giống đối chứng từ 4,2 – 22,4%, trong đó đặc biệt có dòng ĐH 6-1-41-74 năng 
suất đạt cao nhất ở vụ ĐX (88,6 tạ/ha); dòng ĐH11-48 năng suất đạt cao nhất ở vụ HT (74,3 
tạ/ha), chất lượng gạo tốt, cơm ngon tương đương giống đ/c HT1 và hơn giống đ/c KD đb.
Kết quả thí nghiệm so sánh đánh giá các dòng thuần ưu tú: 16 dòng lúa thuần ưu tú 
chọn ra từ thí nghiệm tập đoàn trong vụ ĐX16-17 - vụ HT17 và 4 dòng lúa ưu tú của vật 
liệu khởi đầu. 
3 dòng đạt năng suất cao nổi bật, có chất lượng gạo tốt, cơm ngon là dòng ĐH245T, 
ĐH145Đ-12 và ĐH11-48. Dòng ĐH245T có khả năng chịu lạnh trung bình, cho nên xác 
định 2 dòng lúa thuần ưu tú nhất là dòng ĐH145Đ-12 và ĐH11-48 đáp ứng mục tiêu đề 
tài đặt ra để tiếp tục tham gia khảo nghiệm Quốc gia. Dòng ĐH145Đ-12 có thời gian sinh 
trưởng (TGST) thuộc nhóm trung ngày (vụ ĐX: 107-108 ngày, vụ HT: 95 ngày), năng suất 
trung bình từ 66,9-67,6 tạ/ha và cao hơn giống đối chứng HT1 từ 10, 4 -10,6%, cứng cây, 
khối lượng 1000 hạt lớn (29 g), ít nhiễm sâu bệnh, chịu lạnh, chịu nóng khá; phẩm chất gạo 
tốt, tỉ lệ gạo nguyên và tỉ lệ gạo trắng trong trên 80%; điểm đặc biệt nổi bật đặc trưng là gạo 
lật màu đỏ huyết dụ; cơm ngon, mềm, có mùi, điểm tổng hợp trên 12 điểm; lấy tên giống 
chính thức TĐ 145 để tham gia khảo nghiệm Quốc gia. Dòng ĐH11-48 có TGST thuộc 
nhóm trung ngày (vụ ĐX: 110-111 ngày), năng suất trung bình đạt cao 75,8 tạ/ha và cao hơn 
giống đối chứng từ 23,7%, sức sinh trưởng của mạ mạnh, cứng cây, cao cây trung bình, bông 
to, dày gié, ít nhiễm sâu bệnh, chịu lạnh khá; phẩm chất gạo tốt; hạt dài 6,57 mm và có tỉ 
lệ dài/rộng là 3,22; có tỉ lệ gạo nguyên, tỉ lệ gạo trắng trong trên 80%; cơm ngon, đạt điểm 
tổng hợp là 12,3 điểm; lấy tên giống chính thức ĐH11 để tham gia khảo nghiệm Quốc gia.
Kết quả thí nghiệm xác định mật độ gieo sạ và liều lượng phân bón (phân Đạm, Kali) 
phù hợp; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật canh tác giống lúa mới có chất lượng tốt: Theo kết 
quả khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất tại các địa phương có 3 giống lúa có triển 
vọng đủ điều kiện công nhận sản xuất thử là QNg6, QNg13, QNg128. Đề tài thực hiện thí 
nghiệm xác định mật độ gieo sạ và liều lượng phân bón (Đạm, kali) phù hợp đối với 2 giống 
lúa QNg6 và QNg13. Đối với chân đất thịt hơi chua, có độ phì trung bình và đặc điểm giống 
lúa QNg6 có khối lượng 1.000 hạt cao (26 -28 gam), điểm hạn chế nổi bật của giống là vàng 
lá sinh lý giai đoạn làm đòng trong vụ ĐX, mật độ gieo sạ 80 kg giống /ha và liều lượng phân 
bón vụ ĐX 150 kg N + 90kg P
2
O5 + 110 kg K
2
O/ha, trong vụ HT 120 kg N + 90kg P
2
O5 + 
90 kg K
2
O/ha + nền là 10 tấn phân chuồng + 300,0 kg vôi/ha là phù hợp, đạt năng suất và 
hiệu quả kinh tế cao. Đối với giống lúa QNg13 có sức sinh trưởng mạnh, thân khỏe, cứng 
cây, có khối lượng 1.000 hạt cao (27-28 g), trên đất thịt chua, có độ phì trung bình thì mật 
độ gieo sạ 80 kg giống /ha và liều lượng phân bón vụ ĐX là 120 kg N + 90kg P
2
O5 + 90 kg 
129
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
K
2
O/ha và trong vụ HT là 150 kg N + 90kg P
2
O5 + 110kg K
2
O + nền là 10 tấn phân chuồng 
+ 300,0 kg vôi/ha là phù hợp, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Kết quả xây dựng hướng dẫn kỹ thuật canh tác giống lúa mới có chất lượng tốt: Giống 
lúa mới QNg6 gieo sạ được cả 2 vụ trong năm, gieo trồng được trên các loại đất trồng lúa 
chính, trên chân cao đất pha cát hay trên chân vàn, chân triền trũng đất thịt, đất thịt pha sét, 
đất thịt có bồi đắp phù sa, hạn chế gieo trồng trên đất chua, nhiễm phèn dễ bị vàng lá sinh lý 
trong vụ ĐX; từ 80 kg hạt giống để gieo cho 01 ha, đất tốt hoặc sạ hàng có thể gieo lượng 
giống thấp hơn 60-70 kg giống/ha; cần bón lót đầy đủ, bón cân đối NPK, bón đúng thời kỳ 
và đúng liều lượng, tùy theo loại đất và mùa vụ sử dụng loại phân bón và điều chỉnh lượng 
phân bón phù hợp, hiệu quả. Giống lúa mới QNg13 chân đất thích hợp là vùng chủ động tưới 
tiêu, có điều kiên thâm canh, có độ phì khá – tốt trên chân vàn, chân triền trũng; sử dụng hạt 
giống 80 kg hạt giống để gieo cho 01 ha, trên chân đất tốt hoặc sạ hàng thì gieo lượng giống 
trung bình (từ 60-70 kg giống /ha), sử dụng giống cấp nguyên chủng hoặc xác nhận để gieo; 
cần bón lót đầy đủ, bón cân đối NPK, bón đúng thời kỳ và đúng liều lượng và đúng cách, 
tùy theo loại đất và mùa vụ sử dụng loại phân bón và lượng phân bón phù hợp, hiệu quả.
b. Kết quả khảo nghiệm Quốc gia
 Kết quả khảo nghiệm VCU tại các tỉnh DHNTB: 
Kết quả khảo nghiệm cơ bản tại các tỉnh DHNTB: Các giống đều có TGST từ ngắn 
đến trung ngày, vụ ĐX từ 105-116 ngày, vụ HT từ 92-106 ngày (trong điều kiện cấy), tương 
đương với 2 giống đối chứng HT1 và KD đb, ngắn hơn 116 ngày; tình hình sâu bệnh hại các 
giống khảo nghiệm nhẹ hơn so với giống đối chứng, chống chịu tốt với rầy nâu (điểm 0-1) 
và bệnh đạo ôn (điểm 0-1), riêng giống QNg128 chống chịu vừa rầy nâu (điểm 1-3), chịu 
lạnh, chịu nóng khá tốt; năng suất trung bình đều trên 60 tạ/ha, cao hơn so với giống đ/c 
HT1 từ 10,5 – 14,5% trong vụ HT, từ 0,2 – 19,4% trong vụ ĐX; tỷ lệ gạo lật từ 78,8-81,4%, 
cao hơn giống đ/c HT1 (77,9%), KD đb (78,7%), tỷ lệ gạo nguyên có giống TĐ145 (74,6%) 
thấp hơn 2 giống đ/c, các giống còn lại tỷ lệ gạo nguyên từ 89,1 – 97%, cao hơn giống HT1 
(88,6%), KD đb (84,4%), cơm mềm, ngon tương đương giống HT1 đ/c. Giống lúa QNg6, 
QNg13, QNg128 và TĐ 145 “có chất lượng gạo tốt, cơm ngon”; Giống QNg11 “có chất 
lượng gạo tốt, chất lượng cơm chấp nhận được”.
Kết quả khảo nghiệm sản xuất tại các tỉnh DHNTB: 
Các giống có TGST ngắn đến trung ngày, từ 92-106 ngày trong vụ HT, từ 105-116 ngày 
trong vụ ĐX; các giống ít nhiễm sâu bệnh hại chính như bệnh đạo ôn lá (đ 0-3), bệnh đạo 
ôn cổ bông (0-3), rầy nâu (0-3) và tương đương giống đ/c; khả năng chịu lạnh của các giống 
tương đương giống đ/c, chịu nóng tốt hơn giống đ/c; năng suất các giống dao động từ 56,8 – 
65,0 tạ/ha ở vụ HT, cao hơn giống HT1 đ/c 5,6 – 14,6%, từ 66,2 – 74,4 tạ/ha ở vụ ĐX, cao 
hơn HT1 đ/c từ 3,7 – 16,4%; nổi bật các giống có năng suất cao là QNg6 (vụ ĐX đạt 71,7 
tạ/ha), giống QNg11 vụ ĐX đạt 74,4 tạ/ha, giống QNg13 vụ ĐX đạt 70,3 tạ/ha.
Kết quả khảo nghiệm VCU tại các tỉnh Tây Nguyên: 
Kết quả khảo nghiệm cơ bản tại các tỉnh Tây Nguyên: Các giống đều có TGST từ ngắn 
đến trung ngày, vụ ĐX từ 110-133 ngày, vụ HT từ 97-122 ngày (trong điều kiện cấy), tương 
đương với các giống đối chứng HT1, KD đb và KD18; sâu bệnh hại các giống khảo nghiệm 
nhẹ hơn so với giống đối chứng, chống chịu tốt với rầy nâu (điểm 0-1) và bệnh đạo ôn (điểm 
0-3); năng suất trung bình đều trên 60 tạ/ha; cao hơn so với giống đ/c HT1 từ 7 – 11,7% 
trong vụ HT, từ 7,9 – 17,5 % trong vụ ĐX; nổi bật trong vụ HT là các giống QNg13, QNg6 
130
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
(70,8 tạ/ha), TĐ 145 (71,3 tạ/ha), trong vụ ĐX là các giống QNg13 (74,2 tạ/ha), QNg11 
(89,3 tạ/ha), TĐ 145 (85,7 tạ/ha).
Kết quả khảo nghiệm sản xuất tại các tỉnh Tây Nguyên: 
Các giống có TGST ngắn đến trung ngày, tương đương với các giống đối chứng (HT1, 
OM4900), trong vụ ĐX có TGST từ 115-120 ngày, trong vụ HT có TGST từ 90-114 ngày 
(trong điều kiện gieo thẳng); các giống ít nhiễm sâu bệnh hại chính như bệnh đạo ôn, rầy 
nâu, khả năng chịu lạnh, chịu nóng tốt; năng suất các giống dao động từ 67,02 – 70,97 tạ/ha 
ở vụ HT, cao hơn giống HT1 đ/c 8,9 – 18,6%; từ 68,7 – 90,45 tạ/ha ở vụ ĐX, cao hơn HT1 
đ/c từ 10,9 – 13,8%, đủ điều kiện công nhận giống cây trồng mới về mặt năng suất; nổi bật 
các giống có năng suất cao là TĐ145 (vụ HT đạt 70,97 tạ/ha), giống QNg11 vụ ĐX đạt 90,45 
tạ/ha, giống QNg13 vụ ĐX đạt 76,00 tạ/ha.
Kết quả khảo nghiệm DUS: Các giống lúa khảo nghiệm DUS QNg6, QNg13, QNg128, 
TĐ 145 và QNg11 đều có tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định.
Kết quả Khảo nghiệm đánh giá phản ứng của giống mới đối với chủng bệnh đạo ôn 
và rầy nâu tại Quảng Ngãi trong điều kiện nhân tạo: 04 giống lúa QNg6, QNg13, QNg11, 
TĐ145 có phản ứng Kháng; 01 giống lúa QNg128 kháng vừa với bệnh đạo ôn từ nguồn bệnh 
đạo ôn lá tại Quảng Ngãi; so với giống đối chứng VN121 các giống lúa mới thí nghiệm có 
tính kháng bệnh đạo ôn cao hơn hẳn. Có 02 giống lúa QNg13, QNg11 có phản ứng kháng 
vừa; 02 giống lúa QNg6, TĐ145 có phản ứng nhiễm vừa với rầy nâu, so với giống KD18 
đối chứng 04 giống lúa này có khả năng chống chịu với rầy nâu cao hơn hẳn; 01 giống lúa 
QNg128 nhiễm rầy với nguồn rầy nâu tại Quảng Ngãi và so với giống đ/c KD18, giống 
QNg128 có tỉnh chống chịu cao hơn.
05 giống lúa mới (QNg6, QNg13, QNg11, QNg128, TĐ145) có phản ứng kháng - 
kháng vừa với bệnh đạo ôn lá đều có thể đưa vào sản xuất tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và 
một số tỉnh miền Trung; 02 giống lúa QNg13, QNg11 có phản ứng kháng vừa, 02 giống lúa 
QNg6, TĐ145 có phản ứng nhiễm vừa với rầy nâu đều có thể đưa vào sản xuất tại địa bàn 
tỉnh Quảng Ngãi và một số tỉnh miền Trung; giống lúa QNg128 nhiễm rầy vẫn có thể đưa 
vào sản xuất, nhưng không cơ cấu vào sản xuất ở những địa phương thường xảy ra dịch rầy 
nâu.
3. Kết quả phát triển nhân rộng giống lúa mới
Kết quả xây dựng mô hình trình diễn, nhân rộng: Mô hình trình diễn được xây dựng đối 
với 2 giống lúa mới QNg6 và QNg13, mỗi giống 6 mô hình.
+ Mô hình giống lúa QNg6 thực hiện vụ Đông Xuân 2018-2019 có TGST từ 103-110 
ngày, ít nhiễm sâu bệnh hại chính (đ 0-3), trên chân đất thịt độ phì khá – tốt cho năng suất đạt 
từ 70,5 – 75,6 tạ/ha, cao hơn giống đ/c HT1 từ 9 – 12,3%; trên chân đất cát bạc màu QNg6 
cho năng suất đạt từ 64,0 – 66,7 tạ/ha, cao hơn giống đ/c HT1 từ 10,3 – 14,2%. Về hiệu quả 
kinh tế cho thấy canh tác giống QNg6 cho lãi thuần trung bình trên 1 ha là 11.375.375 đồng, 
cao hơn 18,4% so với giống đ/c HT1.
+ Mô hình giống lúa QNg13 thực hiện vụ Hè Thu 2019 có TGST từ 90-97 ngày, ít 
nhiễm sâu bệnh hại chính (đ 0-3), trên chân đất thịt độ phì khá – tốt cho năng suất đạt từ 
65,1 – 67,5 tạ/ha, cao hơn giống đ/c HT1 từ 10,3– 12,6%; trên chân đất cát bạc màu QNg13 
cho năng suất đạt từ 64,1 tạ/ha – 68,5 tạ/ha, cao hơn giống đ/c HT1 13,5% - 14,2%. Về hiệu 
quả kinh tế cho thấy canh tác giống QNg13 cho lãi thuần trung bình trên 8.741.000 đồng/ha, 
131
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
cao hơn 16,0% so với giống đ/c HT1.
Sau khi thực hiện 12 mô hình trình diễn trong tỉnh với 5 ha/mô hình đạt kết quả và 
giống đã được Cục Trồng trọt – Bộ NN và PTNT công nhận sản xuất thử, Trung tâm giống 
tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với các địa phương xây dựng mô hình trình diễn, sản xuất thử 
giống lúa QNg6, QNg13 tại các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk, 
với qui mô mỗi mô hình từ 2- 50 ha. Kết quả các mô hình QNg6 cho năng suất trung bình tại 
Quảng Ngãi 78,1 tạ/ha, Gia Lai đạt 76,3 tạ/ha, Bình Định, Phú Yên và Đắk Lắk đạt từ 80,5 
– 90,5 tạ/ha, tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất giống lúa tạo ra từ đề tài cao hơn sản 
xuất các giống lúa thông thường từ 16 – 18 %. Giống QNg13, trong vụ ĐX 19-20 tại Nghĩa 
Hiệp – Tư Nghĩa đạt năng suất 79,5 tạ/ha, hiệu quả hơn giống lúa HT1 23,6 %; tại Tây Xuân 
– Tây Sơn- Bình Định đạt năng suất 82,5 tạ/ha, hiệu quả vượt giống đại trà từ 12 – 21 %.
4. Kết quả công nhận và bảo hộ quyền tác giả giống lúa mới
Kết quả lập báo cáo kết quả chọn tạo, khảo nghiệm giống lúa mới, thông qua Hội đồng 
KH&CN, trình công nhận sản xuất thử: Qua khảo nghiệm Quốc gia (KN. VCU, KN. DUS, 
KN. phản ứng sâu bệnh cho thấy cả 5 giống QNg6, QNg13, QNg128, TĐ 145 và QNg11 đủ 
điều kiện công nhận sản xuất thử theo Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27/11/2007 
của Bộ NN và PTNT Qui định về công nhận giống cây trồng mới, trong đó tốt nhất là giống 
QNg6, QNg13, tiếp theo thứ tự QNg128, TĐ 145 và QNg11. Đề tài đã lập 3 Báo cáo kết quả 
chọn tạo và khảo nghiệm của 2 giống lúa QNg6, QNg13 để trình công nhận sản xuất thử các 
tỉnh DHNTB và Tây Nguyên; giống QNg128 trình công nhận sản xuất thử các tỉnh DHNTB. 
Kết quả bảo hộ giống cây trồng: Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi đã đăng ký bảo hộ 
giống cây trồng mới đối với các giống lúa QNg6, QNg13, QNg128, TĐ 145, tăng 2 giống.
IV. KẾT LUẬN 
Đề tài đã thực hiện đầy đủ nội dung nghiên cứu (khảo nghiệm tác giả, khảo nghiệm 
quốc gia, lập hồ sơ công nhận giống mới sản xuất thử, bảo hộ giống cây trồng và xây dựng 
mô hình trình diễn phát triển giống lúa mới): Đạt 3/2 giống lúa mới được công nhận sản 
xuất thử; mở rộng được 2/1 vùng khảo nghiệm và công nhận sản xuất thử là DHNTB và Tây 
Nguyên cho 2 giống lúa mới; hoàn thành 2/2 hướng dẫn kỹ thuật canh tác giống lúa mới; 
xây dựng 60/60 ha mô hình trình diễn giống lúa mới tại 6 huyện thị trong tỉnh.
- Tuyển chọn được 16 dòng lúa thuần ưu tú từ 134 dòng lúa thuộc các tổ hợp lai hiện do 
Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi chọn tạo, từ đó khảo nghiệm so sánh chọn được 2 dòng 
lúa thuần ưu tú nhất là ĐH145-12 và ĐH11- 48 để tiếp tục tham gia khảo nghiệm Quốc gia 
và phát triển giống lúa mới sau này. 
- Giống lúa mới cho năng suất vượt hơn giống đối chứng từ 11,8 – 12,5 %, lợi nhuận 
hơn sản xuất giống cùng loại từ 3,66 - 7,30 triệu đồng/ha/vụ khi áp dụng vào đồng ruộng. 
Các giống lúa mới góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân trồng lúa trong tỉnh và khu 
vực; ổn định, bền vững nghề sản xuất lúa, hạn chế thiệt hại do thiên tai nhất là thời tiết cực 
đoan thường xuyên xảy ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay; tạo ra sản phẩm gạo phù 
hợp thị hiếu tiêu dùng thị trường hiện nay, giúp cho sản phẩm lúa gạo của tỉnh có sức cạnh 
tranh trong tiêu thụ nội và ngoại tỉnh; giúp tỉnh chủ động cơ cấu giống phù hợp để khai thác 
các vùng trồng lúa của tỉnh, chủ động nguồn giống tại chỗ với giá hợp lý, hạn chế phụ thuộc 
nguồn giống ngoài tỉnh 

File đính kèm:

  • pdfchon_tao_va_phat_trien_mot_so_giong_lua_moi_ngan_ngay_co_nan.pdf