Cải thiện mật độ năng lượng từ trường trong động cơ từ trở
Động cơ từ trở có nhiều ưu điểm nổi bật, dần trở thành sự lựa chọn
trong các hệ thống truyền động tốc độ cao. Trong động cơ từ trở, mô men điện từ và
năng lượng từ trường có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu suất làm việc của động cơ. Mô men điện từ trong động cơ từ trở được xác định
là biến thiên của đối năng lượng từ trường khi rotor quay. Bài báo trình bày quá
trình chuyển đổi năng lượng điện cơ và mối quan hệ giữa mô men điện từ và năng
lượng từ trường trong động cơ từ trở. Đồng thời, nhóm tác giả phân tích, đánh giá
giải pháp thay đổi cấu trúc rotor trong nghiên cứu trước đó của nhóm cũng cải
thiện mật độ năng lượng từ trường phân bố trong động cơ từ trở. Kết quả bước đầu
cho thấy, giá trị mật độ năng lượng từ trường phân bố trong động cơ từ trở mới
tăng, góp phần nâng cao giá trị mô men điện từ.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cải thiện mật độ năng lượng từ trường trong động cơ từ trở
đổi đ ờng từ thông qua cuộn dây [10] ặc tính từ thông ão hòa cho tr ơn nhi ộ b λ(i, θ) v ên cu điện I, cuộn dây sẽ có thông l 65 ài khe h ão hòa m ình thi ược xác định ở đầu cực stator, kể từ khi chuyển đổi ư ỘNG C ộn dây điện nh , 02 ơ đ ớc h khung và lõi là x - 20 đó, ượng chế độ ngắt mạch ượng ọc trong mỗi chu kỳ l ồ từ thông v ở không khí đủ nhỏ để máy b ều d ết kế v ình h à do đó, năng lư trình thi 20 Δ đi ư òng ạch của . N Ơ T ư W - chế độ lý t ện thế biến đổi xấp ờng hợp d đi ếu không, tổn thất sắt sẽ tăng quá cao ọc cũng nh À NĂNG LƯ Ừ TRỞ ợc tính toán dựa tr ư trong (2) tăng. dòng ện đỉn à phân tích đ ết kế. ư h ợng đi à dòng SRM c ình 3 [10]. Cu ΔW ện ưởng òng h. Đi ợng chuyển đổi ượng v 1 . đi ải thiện hiệu suất của nó, ư c ư và x c tăng so v ; . àm vi ện. Đối với đ điện đỉnh. Điều n ều đó tối đa hóa mật độ -Ampe. Nói cách khác, ộng c ấu tạo của động c ỢNG TỪ TR ợng à l 2 . xỉ bằng hai lần năng ên nguyên lý c ực từ động (F) đ , trong đó ệc tỷ lệ với diện ư ơ. Tr ộn . B ới năng l ão hòa t ờng hợp không dây đi ằng cách tăng ư ạng thái b - cơ s , x ờng cong ày cho ại vị trí ƯỜNG ện có N 1>x 111 ượng ơ ảnh ở cho ơ b ư 2 như ão ản ợc Kỹ thuật điều khiển & Điện tử P. H. Nhã, Đ. Q. Thủy, P. H. Phi, “Cải thiện mật độ năng lượng trong động cơ từ trở.” 112 Hình 4. Mối quan hệ giữa từ thông và lực từ động [10]. Thông lượng và lực điện từ cho x=x1 là tuyến tính vì từ trở của khe hở không khí lớn hơn, do đó thông lượng nhỏ hơn so với trong mạch từ. Năng lượng điện cung cấp được viết: . . . .elec dN W ei dt i dt Ni d Fd dt (4) trong đó, e là sức điện động và F là lực điện từ. Năng lượng điện cung cấp Welec chính bằng tổng năng lượng chứa trong cuộn dây Wstorage và năng lượng chuyển thành công cơ năng Wmech: 0 0 W . . . i storage i d i di (5) Welec = Wstorage + Wmech (6) Xét khi lõi thép đang ở vị trí x1, nghĩa là chưa có công cơ học nào được thực hiện, giá trị năng lượng chứa trong cuộn dây Wstorage sẽ được tính ở công thức (4) tương ứng với diện tích hình OBEO ở trên hình 1.10. Đối năng lượng (co-energy) của Wstorage được gọi là Wc chính là diện tích hình OBAO và có giá trị tính bằng dF . Tương tự ở vị trí x2, Wstorage tương ứng với diện tích OCDO và đối năng lượng Wc tương ứng diện tích OCAO. Ta có thể viết lại công thức (6) như sau: W W Welec storage mech (7) Với lực từ kích thích liên tục F1( tại điểm A trên hình 4), ta có năng lượng biến thiên có nguồn gốc: 2 1 1 1 2 1W ( )elec BCDEBF d F S (8) ( 2) ( 1)W W Wstorage storage x storage x OCDO OBEOS S (9) Từ (7), (8) và (9), công cơ khí được thực hiện là sự chênh lệch giữa năng lượng điện năng và năng lượng từ trường tích lũy: W W Wmech elec storage OBCOS (10) và đó là diện tích giữa hai đường cong cho bởi lực điện từ. Khi rotor quay, năng lượng cơ năng được tính bằng mô men điện từ và độ dịch chuyển vị trí rotor: Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 65, 02 - 2020 113 W .mech eT (11) ở đó, Te là mô men điện từ và δθ là góc quay gia tăng của rotor. Do đó, mô men điện từ được đưa ra bằng: Wmech eT (12) Trong trường hợp lực từ là hằng số, mức tăng năng lượng cơ học chính bằng tỉ lệ độ thay đổi của đối năng lượng (co-energy) Wc, đó là không có sự bổ sung năng lượng từ trường. Do đó, cơ năng gia tăng: 0 W . i c di (13) W Wmech c (14) Mặt khác, giá trị đối năng lượng Wc được tính: W ( ) = ( ) ( , ) ( , )c dF d Ni N di i di L i idi (15) trong đó, L là điện cảm, λ là từ thông liên kết, là hàm giữa vị trí rotor và dòng điện. Độ thay đổi đối năng lượng Wc xảy ra giữa hai vị trí góc rotor là θ1 và θ2. Do đó, mô men của góc hở không khí được biểu diễn như là hàm của vị trí rotor và dòng điện, chính bằng: W W W ( , )mech c c e i T (16) trong đó, i=const. 4. MẬT ĐỘ NĂNG LƯỢNG TỪ TRƯỜNG PHÂN BỐ TRONG ĐỘNG CƠ TỪ TRỞ MỚI Mật độ phân bố năng lượng từ trường trong động cơ là kết quả sơ bộ đánh giá độ lớn của mô men điện từ. Từ đó quyết định hiệu suất làm việc của động cơ. Qua nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ràng buộc giữa năng lượng từ trường và mô men điện từ. Theo (16), năng lượng từ trường trong SRM càng lớn dẫn tới khả năng sinh công cơ học lớn, và mô men điện từ tăng. Hơn nữa, mức năng lượng từ trường này do chính kết cấu hình học và vật liệu chế tạo động cơ quyết định. Trạng thái bão hòa từ (trên đường đặc tính B-H) của động cơ là điều mong muốn, bởi giá trị điện cảm tạo ra ở trạng thái này là lớn (hình 2b). Trong nghiên cứu trước [6] của mình, nhóm tác giả đã đề xuất giải pháp thay đổi cấu trúc động cơ và cho thấy kết quả khả quan trong cải thiện và nâng cao mật độ phân bố lực của SRM. Giải pháp này không chỉ cho thấy tính ưu việt đó, mà còn góp phần nâng cao năng lượng từ trường trong động cơ. Với giải pháp thay đổi cấu trúc rotor, giá trị điện cảm ở trạng thái bão hòa được nâng cao, từ đó cải thiện giá trị mật độ năng lượng từ trường, góp phần nâng cao hiệu suất của động cơ từ trở. 4.1. Cấu trúc động cơ từ trở mới Động cơ từ trở mới được đề xuất có cấu trúc như hình 5a. Stator của động cơ có cấu tạo như SRM truyền thống [10]. Cấu trúc rotor được thay đổi: vật liệu chế tạo rotor vẫn là thép Silic thông thường nhưng sử dụng thanh nhôm nguyên khối phân chia rotor thành hai phần. Với cấu trúc này, mạch vòng từ thông trong động cơ được thay đổi. Đường đi của từ trường thay đổi, tập trung ở vùng cực stator và rotor nhiều hơn, được thể hiện đầy đủ như hình 5b. Thông số cấu trúc động cơ từ trở được cho trong bảng 1. Kỹ thuật điều khiển & Điện tử P. H. Nhã, Đ. Q. Thủy, P. H. Phi, “Cải thiện mật độ năng lượng trong động cơ từ trở.” 114 Bảng 1. Thông số kích thước động cơ từ trở. Ns/Nr (Số cực stator/rotor) 6/4 βs/βr (Góc cực stator/rotor) 20/24 độ g (Chiều dài khe khí) 0,3 mm D0 (Đường kính ngoài stator) 190 mm D (Đường kính trong Stator) 89,7 mm l (Chiều dài động cơ) 114 mm Dsh (Đường kính trục) 28 mm ys, yr (Độ dày gông stator, rotor) 12,5 mm Dr (Đường kính ngoài rotor) 100 mm hs (Chiều cao cực stator) 77,2 mm hr (Chiều cao cực rotor) 59,5 mm Vật liệu Silic (a) (b) Hình 5. Cấu trúc động cơ từ trở mới. a. Cấu trúc động cơ; b. Phân bố đường sức từ trong động cơ. 4.2. Kết quả và thảo luận Động cơ từ trở được mô phỏng để đánh giá mật độ năng lượng từ trường phân bố trong động cơ là loại 6/4 cực 3 pha. Theo nghiên cứu [6], lực từ F tỉ lệ thuận với số vòng dây và dòng điện: F = N.i = H.l = R.Ф (17) Trong SRM, lực từ F sinh ra là không đổi nếu giữ nguyên dòng điện và số vòng dây quấn trên cực stator (17). Khi đó, nếu chiều dài mạch từ l ngắn thì cường độ từ trường H sinh ra sẽ lớn (vật liệu nhanh đạt trạng thái bão hòa) hoặc từ trở R nhỏ thì từ thông Ф sẽ lớn. Trong cấu trúc động cơ từ trở mới, đường đi của từ thông khép mạch trong mạch từ l ngắn hơn, như hình 6a. Trong hình 6a, mạch từ được khép giữa các cực stator gần nhau, dẫn đến chiều dài đường sức từ cũng ngắn hơn so với đường sức từ sinh ra ở hình 6b, làm giá trị cường độ từ trường H ở SRM mới được nâng cao. Chính sự bố trí 2 thanh nhôm (vật liệu không dẫn từ) ở gông rotor đã điều hướng đường đi của từ trường. Kết quả mô phỏng cho thấy, xét ở trường hợp 2 cực stator và rotor gối chồng nhau, giá trị mật độ cảm ứng từ B lớn nhất ở SRM cấu trúc mới đạt 2,292 Tesla, cao hơn so với SRM cấu trúc cơ bản 2,159 Tesla. Ở trường hợp các cực stator và rotor Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 65, 02 - 2020 115 trong động cơ từ trở thẳng hàng cũng như trường hợp không thẳng hàng, khả năng điều hướng của từ trường nhằm giảm chiều dài mạch từ trong cấu trúc SRM mới này cũng thể hiện tính ưu việt trong nâng cao giá trị từ thông và từ trường trong động cơ từ trở. (a) (b) Hình 6. Đường sức từ trong SRM khi cực stator và rotor gối chồng nhau. a. Động cơ từ trở cấu trúc mới; b. Động cơ từ trở cấu trúc truyền thống. Kết quả mô phỏng mật độ năng lượng từ phân bố trong stator, rotor giữa SRM truyền thống với SRM mới - cấu trúc rotor thay đổi, thể hiện trong hình 7, 8 và hình 9. Năng lượng từ trường được hình thành kể từ khi dòng điện được kích trong cuộn dây. Chính tại vị trí các cực stator và rotor thẳng hàng, giá trị điện cảm là lớn nhất, sau đó nhanh chóng sụt giảm khi rotor dịch chuyển và dòng điện bị dừng kích thích. Khi các cực stator, rotor không thẳng hàng, điện cảm sinh ra là nhỏ nhất, mật độ năng lượng từ trường tăng nhanh khi dòng điện kích thích tăng dần. Tại vị trí cực stator, rotor gối chồng nhau, giá trị dòng điện là lớn nhất nên mật độ từ trường ở vị trí này là cao nhất. Với cấu trúc động cơ từ trở mới, mật độ năng lượng từ trường ở cả 3 trường hợp vị trí cặp cực stator, rotor thẳng hàng, không thẳng hàng, gối chồng đều được nâng cao đáng kể so với động cơ từ trở cấu trúc cơ bản. Giá trị mật độ năng lượng từ trường sẽ quyết định đến giá trị mô men điện từ trong động cơ theo (16). Trường hợp SRM có cực stator và rotor ở vị trí gối chồng, vị trí thẳng hàng hoàn toàn và vị trí không thẳng hàng, mật độ phân bố năng lượng của SRM mới và SRM truyền thống cho trong bảng 2. (a) (b) Hình 7. Mật độ năng lượng trong SRM khi cực stator và rotor gối chồng nhau. a. Động cơ từ trở cấu trúc mới; b. Động cơ từ trở cấu trúc truyền thống. Kỹ thuật điều khiển & Điện tử P. H. Nhã, Đ. Q. Thủy, P. H. Phi, “Cải thiện mật độ năng lượng trong động cơ từ trở.” 116 (a) (b) Hình 8. Mật độ năng lượng trong SRM khi cực stator và rotor thẳng hàng. a. Động cơ từ trở cấu trúc mới; b. Động cơ từ trở cấu trúc truyền thống. (a) (b) Hình 9. Mật độ năng lượng trong SRM khi cực stator và rotor không thẳng hàng. a. Động cơ từ trở cấu trúc mới; b. Động cơ từ trở cấu trúc truyền thống. Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 65, 02 - 2020 117 Bảng 2. Giá trị mật độ năng lượng lớn nhất trong động cơ từ trở tại các vị trí cực từ. Cực rotor, stator thẳng hàng Cực rotor, stator không thẳng hàng Cực stator, rotor gối chồng SRM truyền thống SRM mới SRM truyền thống SRM mới SRM truyền thống SRM mới 2,0548x106 J/m3 2,2014x106 J/m3 2,2547x106 J/m3 2,2734x106 J/m3 2,3400x106 J/m3 2,9831x106 J/m3 Kết quả mô phỏng cho thấy, SRM cấu trúc mới cho giá trị mật độ năng lượng từ trường cao hơn hơn so với SRM truyền thống. Với mật độ năng lượng từ phân bố trong động cơ lớn, SRM mới được dự báo sẽ đạt hiệu suất cao hơn. Kết quả của nhóm tác giả công bố là kết quả phân tích, đánh giá bước đầu, để có kết quả đánh giá đầy đủ về năng lượng từ trường sinh ra và mô men trong SRM mới cần xây dựng được mô hình toán mới cho động cơ và sẽ được công bố trong những nghiên cứu tiếp theo. 5. KẾT LUẬN Bài báo trình bày những phân tích, đánh giá về mối quan hệ giữa năng lượng từ trường và mô men điện từ. Năng lượng từ trường sinh ra trong động cơ và mô men điện từ tỉ lệ thuận với nhau, qua đó quyết định đến hiệu suất của động cơ từ trở. Mật độ năng lượng tích trữ trong SRM cấu trúc mới được so sánh với SRM cấu trúc truyền thống. Kết quả bước đầu khẳng định ưu điểm vượt trội của SRM mới trong nâng cao mật độ năng lượng từ trường so với SRM cũ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. S. Mir, M. E. Elbuluk and I. Husain, “Torque-rippleMinimization in Switched Reluctance Motors Using Adaptive Fuzzy Control”, IEEE Transactions on Industry Applications, vol. 35, no. 2 (1999), pp. 461-468. [2]. D. S. Reay, T. C. Green and B. W. Williams, “Application of Associative Memory Neural Networks to the Control of a Switched Reluctance Motor”, IECON, vol. 1 (1993), pp. 200-206. [3]. Wadah Abass Aljaism, “Switched reluctance motor: Design, simulation and control”, Dortor of philosophy in electrical engineer, University of Western Sydney (2007). [4]. Lingquan Zeng,Haiwei Yu, “Research on a novel Rotor Structure Switched Reluctance Motor”, International Conference on Applied Physics and Industrial Engineering, Physics Procedia, vol. 24 (2012), pp. 320 – 327. [5]. Phí Hoàng Nhã, Đào Quang Thủy, Phạm Hùng Phi, “Cải thiện mật độ phân bố lực trong động cơ từ trở”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, vol.17, no. 1.1 (2019), pp. 63-67. [6]. Phí Hoàng Nhã, Phạm Hùng Phi, Đào Quang Thủy, “Mô hình mạch từ trở tương đương trong động cơ từ trở mới”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự, số 54 (2018), tr 67 - 74. [7]. Torsten Wichert, “Design and Construction Modifications of Switched Reluctance Machines”, Dortor of philosophy in electrical engineer, Warsaw university of technology (2008). [8]. Lawrenson, P.J, “Variable-speed Switched Reluctance Motors”, IEEE Proceedings, vol. 127, no. 4 (1980), pp. 253-265. Kỹ thuật điều khiển & Điện tử P. H. Nhã, Đ. Q. Thủy, P. H. Phi, “Cải thiện mật độ năng lượng trong động cơ từ trở.” 118 [9]. Stephenson, J.M, Khazendar, M.A, “Saturation in doubly salient reluctance motors”, IEEE Transactions on electric Power Applications, vol. 136, no. 1 (1989). [10]. R. Krishnan, “Switched Reluctance Motor Drives – modeling, Simulation, Analysis, Design, and Application”, Industrial Electronics Series (2001). ABSTRACT IMPROVED MAGNETIC FIELD ENERGY DENSITY IN SWITCHED RELUCTANCE MOTOR Switched reluctance motor has the advantages, gradually become the choice for high speed drive systems. In switched reluctance motor, the electromagnetic torque and magnetic field energy have a mutual relationship, directly affects the performance of the motor. The electromagnetic torque in the switched reluctance motor is defined as the variation of the magnetic co-energy when the rotor rotates. The article presents the electromechanical energy conversion process and the relationship between electromagnetic torque and magnetic field energy in the switched reluctance motor. At the same time, the authors analyze and evaluate the solution to change the rotor structure in the previous research of the group also improve the magnetic field energy density distributed in the motor. Initial results show that the magnetic energy distribution density in the new switched reluctance motor increases, contributing to increase the electromagnetic torque. Keywords: Magnetic field energy density; Electromagnetic torque; Switched reluctance motor; SRM; New switched reluctance motor. Nhận bài ngày 14 tháng 9 năm 2019 Hoàn thiện ngày 16 tháng 12 năm 2019 Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 02 năm 2020 Địa chỉ: 1Đại học Bách khoa Hà Nội; 2Đại học Công nghiệp Hà Nội; 3Bộ Khoa học và Công nghệ. *Email: phihoangnha@gmail.com; phihoangnha@haui.edu.vn.
File đính kèm:
- cai_thien_mat_do_nang_luong_tu_truong_trong_dong_co_tu_tro.pdf