Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng thuật toán lập lịch trên mạng chuyển mạch chùm quang OBS

Mạng truyền dẫn quang với những kỹ

thuật truyền tin tiên tiến là giải pháp hữu hiệu

nhằm đáp ứng nhu cầu truyền thông tăng cao.

Kiến trúc của mạng gồm các nút biên, nút lõi,

được kết nối với nhau bằng các sợi quang như

Hình 1. Mạng chuyển mạch chùm quang là kỹ

thuật giải quyết những vấn đề phát sinh trong

truyền tải thông tin quang. Áp dụng mô hình

chuyển mạch chùm quang tại các nút chuyển

mạch làm nâng cao hiệu năng truyền tải thông

tin đối với việc xử lý và định hướng thông tin từ

nguồn đến đích một cách hiệu quả.

Hình 1. Kiến trúc mạng chuyển mạch chùm quang [2]

Hơn nữa mạng chuyển mạch chùm

quang không yêu cầu các bộ đệm quang và

chuyển mạch nhanh [4], do đó việc điều khiển

lưu lượng, tránh tranh chấp xảy ra và nâng cao

hiệu quả sử dụng tài nguyên mạng phụ thuộc

vào các kỹ thuật lập lịch chùm tại các nút biên

và nút lõi. Việc điều khiển lưu lượng, tránh

tranh chấp xảy ra và nâng cao hiệu quả sử

dụng mạng có thể được thực hiện nhờ các kỹ

thuật lập lịch chùm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng thuật toán lập lịch trên mạng chuyển mạch chùm quang OBS trang 1

Trang 1

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng thuật toán lập lịch trên mạng chuyển mạch chùm quang OBS trang 2

Trang 2

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng thuật toán lập lịch trên mạng chuyển mạch chùm quang OBS trang 3

Trang 3

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng thuật toán lập lịch trên mạng chuyển mạch chùm quang OBS trang 4

Trang 4

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng thuật toán lập lịch trên mạng chuyển mạch chùm quang OBS trang 5

Trang 5

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng thuật toán lập lịch trên mạng chuyển mạch chùm quang OBS trang 6

Trang 6

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng thuật toán lập lịch trên mạng chuyển mạch chùm quang OBS trang 7

Trang 7

pdf 7 trang duykhanh 8540
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng thuật toán lập lịch trên mạng chuyển mạch chùm quang OBS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng thuật toán lập lịch trên mạng chuyển mạch chùm quang OBS

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng thuật toán lập lịch trên mạng chuyển mạch chùm quang OBS
hình chọn lựa các giải thuật tại 
mỗi nút khi thực hiện lập lịch. 
2. Một số giải thuật lập lịch cơ sở và các yếu 
tố ảnh hưởng đến hiệu năng thuật toán lập 
lịch trên mạng chuyển mạch chùm quang 
Phần này chỉ trình bày một số thuật toán 
lập lịch cơ sở của mạng chuyển mạch chùm 
quang bao gồm các giải thuật lấp đầy và không 
lấp đầy khoảng trống. Chi tiết đầy đủ về các giải 
thuật lập lịch trong mạng chuyển mạch chùm 
quang có thể xem trong [2], [3]. 
2.1. Tổng quan về kỹ thuật lập lịch trong mạng 
chuyển mạch chùm quang 
2.1.1. Lập lịch trên mạng chuyển mạch chùm quang 
Khi một gói tin điều khiển tới tại một nút 
lõi, một thuật toán lập lịch kênh được gọi để gán 
chùm chưa được lập lịch với một kênh dữ liệu ở 
cổng ra. Bộ lập lịch kênh nhận được thời gian 
đến của chùm và khoảng thời gian chùm chưa 
được lập lịch từ gói tin điều khiển. Thuật toán có 
thể cần duy trì thời điểm chưa lập lịch khả dụng 
gần nhất (LAUT), các khoảng hở (gap) và các 
khoảng trống (voids) trên mọi kênh dữ liệu ra. 
2.1.2. Phân loại các thuật toán lập lịch 
Các thuật toán lập lịch cho kênh dữ liệu có 
thể được phân thành 2 loại, trong phạm vi bài báo 
sẽ nghiên cứu các thuật toán tương ứng sau: Thuật 
toán không lấp đầy khoảng trống (without void 
filling) bao gồm thuật toán FFUC và LAUC. 
Thuật toán lấp đầy khoảng trống (with 
void filling) bao gồm thuật toán lấp đầy cả lỗ 
trống FFUC-VF, thuật toán lấp đầy một phần lỗ 
trống LAUC-VF và Min-EV, và thuật toán lấp 
đầy tối ưu lỗ trống BFUC-VF. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐHĐN - SỐ 8(03).2013. 
3 
D0
D1
D2
Thời gian
D3
LAUT3
LAUT2
LAUT1
LAUT0
Burst đến s
L
Hình 4. Lập lịch xét đến có hay không lấp đầy 
khoảng trống 
- L: độ dài chùm đến chưa được lập lịch. 
- Di: kênh dữ liệu ra thứ i. 
- LAUTi: thời điểm chưa lập lịch khả 
dụng gần nhất của kênh dữ liệu thứ i (i = 
0,1, 2...W-1). 
- s: thời điểm bắt đầu lập lịch. 
- e: thời điểm kết thúc lập lịch. 
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng lập 
lịch trên mạng chuyển mạch chùm quang 
2.2.1. Độ phức tạp thuật toán 
 Dựa trên bài báo [5] tác giả đã chỉ ra sự 
khác nhau về độ phức tạp của các thuật toán lập 
lịch không lấp đầy và lấp đầy khoảng trống. Để 
thấy rõ hơn điều này có thể được diễn giải qua 
việc cài đặt thuật toán trong ngôn ngữ lập trình 
C++, từ đó xác định độ phức tạp của từng thuật 
toán làm cơ sở để biết được thuật toán nào hiệu 
quả hơn trong việc làm giảm tỷ lệ mất chùm, qua 
đó rút ra kết luận độ phức tạp càng lớn thì tỷ lệ 
nghịch với tỷ lệ rơi chùm và chỉ ra rằng sự phức 
tạp thời gian của các thuật toán không lấp đầy 
khoảng trống là ít hơn các thuật toán lấp đầy 
khoảng trống, mà cụ thể được xác định như sau: 
a) Độ phức tạp thuật toán của các thuật 
toán lập lịch không lấp đầy khoảng trống 
Thuật toán FFUC (O(logW)) 
for( u_int i = ncc_; i < maxChannels_; i++ ) 
{ 
 if( schedTime >= unschTime_[i] ) 
 { 
 result.channel() = i; 
 result.startTime() = schedTime; 
 break; 
 } 
} 
Thuật toán LAUC (O(W)) 
for( u_int i = ncc_; i < maxChannels_; i++ ) 
{ 
 if( schedTime >= unschTime_[i] ) 
 if( ( schedTime - unschTime_[i] ) < diffTime ) 
 { diffTime = schedTime - unschTime_[i]; 
 result.channel() = i; 
 result.startTime() = schedTime; 
 }} 
b) Độ phức tạp thuật toán của các thuật 
toán lập lịch lấp đầy khoảng trống 
Thuật toán FFUC-VF (O(WlogNb)) 
for( u_int i = ncc_; i < maxChannels_; i++ ) 
{ 
 if( schedTime >= startTime_[i] ) 
 if( ( endTime_[i] - schedTime >= schedDur ) 
 { 
result.channel() = i; 
 result.startTime() = schedTime; 
 } 
 if( schedTime >= unschTime_[i] ) 
 { 
 result.channel() = i; 
 result.startTime() = schedTime; 
 break; 
 } 
} 
Thuật toán LAUC-VF (O(WlogNb)) 
for( u_int i = ncc_; i < maxChannels_; i++ ) 
{ 
 if( schedTime >= startTime_[i] ) 
 if( ( endTime_[i] - schedTime >= schedDur) 
 if( ( schedTime - startTime_[i] ) < diffTime) 
 {diffTime = schedTime - startTime_[i]; 
 result.channel() = i; 
 result.startTime() = schedTime; 
 } 
if( schedTime >= unschTime_[i] ) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 3 (2013) 
4 
 if( ( schedTime - unschTime_[i] ) < diffTime) 
 {diffTime = schedTime - unschTime_[i]; 
 result.channel() = i; 
 result.startTime() = schedTime; 
 } 
} 
Thuật toán Min-EV (O(log2Nb)) 
for( u_int i = ncc_; i < maxChannels_; i++ ) 
{ 
if( schedTime >= startTime_[i] ) 
if( ( endTime_[i] - schedTime ) >= schedDur ) 
if( ( schedTime - startTime_[i] ) < diffTime ) 
{ 
diffTime = schedTime - startTime_[i]; 
 result.channel() = i; 
 result.startTime() = schedTime; 
} 
} 
if (result.channel() >= 0) 
break; 
for( u_int i = ncc_; i < maxChannels_; i++ ) 
{ if(schedTime >= unschTime_[i] ) 
if((schedTime - unschTime_[i]) < diffTime) 
 {diffTime = schedTime - unschTime_[i]; 
 result.channel() = i; 
 result.startTime() = schedTime; 
 }} 
Thuật toán BFUC-VF (O(log2Nb)) 
for( u_int i = ncc_; i < maxChannels_; i++ ) 
{ 
if( schedTime >= startTime_[i] ) 
if(( endTime_[i] - schedTime ) >= schedDur ) 
if(( endTime_[i] - startTime_[i] ) < diffTime ) 
{ diffTime = endTime_[i] - startTime_[i]; 
 result.channel() = i; 
 result.startTime() = schedTime; 
 } 
} 
if (result.channel() >= 0) 
break; 
for( u_int i = ncc_; i < maxChannels_; i++ ) 
{ if(schedTime >= unschTime_[i] ) 
 if((schedTime - unschTime_[i] ) < diffTime ) 
 { diffTime = schedTime - unschTime_[i]; 
 result.channel() = i; 
 result.startTime() = schedTime; 
 } 
 } 
c) So sánh độ phức tạp 
Bảng 1. So sánh độ phức tạp giữa các thuật toán lập 
lịch [1], [3] 
Trong đó, W: Số bước sóng tại mỗi cổng ra. 
 Nb: Số chùm đã lập lịch trên mỗi kênh 
dữ liệu. 
2.2.2. Số lượng thông tin trạng thái 
 Thuật toán lập lịch lấp đầy khoảng trống 
sử dụng nhiều thông tin trạng thái được lưu để so 
sánh chùm đến. Thuật toán lập lịch không lấp 
đầy khoảng trống chỉ lưu giữ thông tin về 
Horizon và LAUT, còn thuật toán lập lịch lấp 
đầy khoảng trống lưu thời điểm kết thúc và bắt 
đầu của chùm đã lập lịch để so sánh chùm mới 
đến chưa lập lịch. 
Bảng2. So sánh số lượng thông tin trạng thái các 
thuật toán lập lịch [1] 
Trong đó: Horizoni: Horizon của kênh dữ liệu 
thứ i. 
 Si,j và Ei,j: Thời gian bắt đầu và kết thúc 
của số lượng tối đa các chùm dữ liệu j trên kênh i. 
2.2.3. Mức độ sử dụng băng thông 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐHĐN - SỐ 8(03).2013. 
5 
Thuật toán lập lịch được coi là đạt hiệu 
quả cao khi tỷ lệ mất chùm rơi ít trong quá trình 
lập lịch, điều đó được thể hiện ngược lại qua 
việc sử dụng băng thông (tức là băng thông sử 
dụng cao thì số lượng gói tin rơi sẽ thấp). Câu 
hỏi đặt ra là làm thế nào để nắm được việc sử 
dụng băng thông trong các thuật toán lập lịch, 
trong phần tiếp theo sẽ nêu ra 2 phương pháp để 
thực hiện điều này: 
a) Đánh giá mức độ sử dụng băng thông 
thông qua mô phỏng 
Bảng 3. So sánh mức độ sử dụng băng thông của các 
thuật toán lập lịch [1], [3] 
b) Đánh giá mức độ sử dụng băng thông 
qua việc sử dụng khoảng trống 
Hình 5. Sự mất khoảng trống của thuật toán LAUC-
VF và Min-EV [5] 
 Tính toán yếu tố việc sử dụng khoảng 
trống trong thuật toán lập lịch lấp đầy khoảng 
trống qua công thức sau: 
utilization = ( a × 100 ) / x 
với a là chiều dài chùm dữ liệu, x là chiều dài 
khoảng trống. Giá trị số thể hiện trong hình 5: t2 
- t1 = 12μs, t4 - t3 = 10μs, t6 - t5 = 8μs, và chiều 
dài của chùm dữ liệu B0 = 5μs. Khoảng trống sử 
dụng trong thuật toán: 
• LAUC-VF, sử dụng = (5 * 100) / 12 = 41,67% 
• MIN-EV, sử dụng = (5 * 100) / 10 = 50% 
• BFUC-VF, sử dụng = (5 * 100) / 8 = 62,5%. 
Điều này cho thấy, khoảng trống sử 
dụng trong thuật toán BFUC-VF được tốt hơn 
so với 2 thuật toán so sánh [5]. 
2.2.4. Dựa trên các thiết bị hỗ trợ [6], [7], [8] 
Các thiết bị hỗ trợ đánh giá hiệu năng 
của các thuật toán lập lịch bao gồm bộ chuyển 
đổi bước sóng và đường trễ FDL [6], [7], [8]. 
Trong phạm vi bài báo, sử dụng đường trễ 
FDL để đánh giá sự ảnh hưởng đến hiệu năng 
các thuật toán lập lịch. Sử dụng thuật toán lập 
lịch không lấp đầy khoảng trống và lấp đầy 
khoảng trống kết hợp với đường trễ cố định để 
mô phỏng so sánh hiệu quả trong chương 3. 
3. Mô phỏng và phân tích kết quả 
 Mô phỏng về các yếu tố ảnh hưởng đến 
hiệu năng lên việc lập lịch được thực hiện trên 
gói OBS-0.9a [10] của phần mềm mô phỏng NS 
[9]. Hình thái của mạng OBS thực hiện mô 
phỏng là một mạng hình vòng được tạo thành từ 
21 nút lõi (Ci, i=0..20), mỗi nút lõi kết nối với 
hai nút biên (Ei, i=1..42) như mô tả ở hình 6. Các 
luồng dữ liệu được tạo ra liên tục (theo phân bố 
poisson) giữa các cặp nút Ei và Ej (i,j=1..42) với 
mật độ dày đặc. Các chùm do đó được sinh ra tại 
các thời điểm thay đổi và có kích thước thay đổi. 
Hình 6. Hình thái mạng OBS mô phỏng tạo thành từ 
21 nút lõi, 42 nút biên. 
 Mô phỏng được thực hiện trong các 
khoảng thời gian khác nhau (từ 0.05 đến 0.09 
giây), kết quả mô phỏng (Hình 7) chỉ ra rằng các 
giải thuật lập lịch LAUC hiệu quả hơn FFUC vì 
tối ưu khoảng cách giữa các burst. So sánh mức 
độ sử dụng băng thông của thuật toán lập lịch lấp 
đầy và không lấp đầy khoảng trống qua việc 
phân tích số lượng gói tin rơi trong các trường 
hợp mô phỏng sau: 
3.1. So sánh mức độ sử dụng băng thông thuật 
toán lập lịch 
a) So sánh 2 thuật toán FFUC và LAUC 
 Kết quả mô phỏng hình 7 chỉ ra rằng các 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 3 (2013) 
6 
thuật toán lập lịch LAUC hiệu quả hơn FFUC, 
thể hiện ở tỷ lệ mất chùm dữ liệu ít hơn. 
Hình 7. Biểu đồ so sánh 2 thuật toán lập lịch FFUC 
và LAUC 
b) So sánh 2 nhóm thuật toán lập lịch 
không lấp đầy khoảng trống và có lấp đầy 
khoảng trống 
Hình 8. Biểu đồ so sánh 2 nhóm thuật toán lập lịch 
có và không lấp đầy khoảng trống 
Hình 8 cho thấy rằng nhóm thuật toán 
có lấp đầy khoảng trống (LAUC-VF, MIN-EV 
và BFUC-VF) là hiệu quả hơn rõ rệt so với 
nhóm thuật toán không lấp đầy khoảng trống 
(đại diện là thuật toán LAUC) thể hiện ở tỷ lệ 
mất chùm thấp hơn. Nguyên nhân là do nhóm 
thuật toán có lấp đầy khoảng trống đã tận dụng 
được băng thông nhàn rỗi trong các khoảng 
trống được sinh ra khi lập lịch, trong khi các 
thuật toán lập lịch không lấp đầy khoảng trống 
lại không xét đến. 
c) So sánh các thuật toán lập lịch có lấp 
đầy khoảng trống với các tiêu chí tối ưu khác 
nhau 
Hình 9. Biểu đồ so sánh 4 thuật toán lập lịch lấp đầy 
khoảng trống 
Kết quả mô phỏng ở hình 9 cho thấy tỷ 
lệ mất chùm của các thuật toán LAUC-VF, Min-
EV và BFUC-VF chênh nhau không đáng kể. 
Nếu xét tỷ lệ mất chùm trên toàn mạng (trường 
hợp các nút mạng sử dụng cùng một thuật toán 
lập lịch), thuật toán BFUC-VF thể hiện hiệu quả 
cao nhất. 
3.2. So sánh hiệu quả của việc sử dụng đường 
trễ FDL 
 Việc sử dụng thuật toán kết hợp đường 
trễ FDL làm cho số lượng chùm giảm đi đáng 
kể, thể hiện trong Hình 10. 
Hình 10. Hiệu quả thuật toán kết hợp đường trễ FDL 
 Kết quả mô phỏng áp dụng với tổng tỷ lệ 
mất chùm trên các thuật toán lập lịch FFUC, 
LAUC, FFUC-VF, LAUC-VF, MIN-EV và 
BFUC-VF chỉ ra rằng khi có sử dụng đường trễ 
FDL (với 1 FDL), số chùm rơi trên toàn mạng 
giảm đáng kể (tỉ lệ 10,70 %) so với khi không sử 
dụng đường trễ FDL (0 FDL). Khi số đường trễ 
tăng thêm (3 FDL), số chùm rơi càng giảm nhiều 
hơn (tỉ lệ 21,97 %) và (4 FDL) là (tỉ lệ 26,19 %). 
a) Nhóm thuật toán không lấp đầy 
khoảng trống 
 Kết quả mô phỏng (Hình 11) chỉ ra rằng 
thuật toán lập lịch không lấp đầy khoảng trống 
với đường trễ cố định LAUC-FDL hay FFUC-
FDL là hiệu quả hơn nhiều so với thuật toán 
LAUC và FFUC. 
Hình 11. Biểu đồ so sánh 4 thuật toán LAUC và 
FFUC có và không sử dụng FDL 
b) Nhóm thuật toán có lấp đầy khoảng 
trống 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐHĐN - SỐ 8(03).2013. 
7 
Hình 12. Biểu đồ so sánh 2 thuật toán lấp đầy 
khoảng trống 
Tương tự, thuật toán lập lịch có lấp đầy 
khoảng trống với đường trễ cố định LAUC-VF-
FDL cũng hiệu quả hơn so với thuật toán LAUC-
VF, như mô tả trong Hình 12. 
4. Kết luận 
 Việc nghiên cứu về mạng chuyển mạch 
chùm quang OBS và những thuật toán lập lịch chùm 
bước đầu đã thu được những kết quả quan trọng. 
Trong bài báo này, tôi đã tập trung trình bày về các 
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng thuật toán lập lịch 
dựa trên độ phức tạp, số lượng thông tin trạng thái 
và việc sử dụng băng thông. Qua phân tích các yếu 
tố và cài đặt thuật toán đó, đã thực hiện mô phỏng 
thành công trên một mô hình mạng để thấy được tỷ 
lệ mất chùm, đánh giá mức độ sử dụng băng thông 
của giải thuật lập lịch. Qua kết quả phân tích, cho 
thấy hiệu năng của các thuật toán lập lịch phụ thuộc 
trực tiếp đến các yếu tố được đề xuất, với yếu tố độ 
phức tạp của thuật toán lập lịch và số lượng thông 
tin trạng thái khi tăng thì tương ứng hiệu năng của 
thuật toán được sử dụng tốt, làm giảm tỷ lệ mất 
chùm khi gửi gói tin. Ngược lại, với mức độ sử 
dụng băng thông càng cao thì tỷ lệ mất chùm càng 
lớn làm giảm hiệu năng sử dụng của các thuật toán 
lập lịch. Ngoài ra, qua mô phỏng các thuật toán kết 
hợp FDL còn nêu lên được vai trò đường dây trễ tới 
các thuật toán. Từ đó, bài báo giúp nêu bật được 
mỗi ưu, nhược điểm các thuật toán lập lịch nhờ chỉ 
định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng của 
các thuật toán lập lịch trong mạng chuyển mạch 
chùm quang OBS. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Adgaonkar R.P., Sharma S.N (2011), A review of burst scheduling algorithm in WDM Optical 
Burst Switching Network, Journal of Computer Science Issues, Vol. 8, 6(3). 
[2] Jason P. Jue, Vinod M., Vokkarane (2005), Optical Burst Switched Networks, Springer Science 
Business Media, Inc. 
[3] Lamba Rohit., Kumar Garg Dr.Amit (2012), Performance Analysis of Scheduling Algorithms In 
Optical Burst Switching Networks, International Journal of Advanced Research in Computer 
Science and Software Engineering, 2(1). 
[4] Mukherjee Biswanath (2006), Optical WDM Networks, Springer Science + Business Media, Inc. 
[5] Nandi M., Turuk A. K., Puthal D. K., Dutta S.(2009), Best Fit Void Filling Algorithm in Optical 
Burst Switching Networks, in Proceeding of IEEE ICETET, 609 – 614. 
[6] Sam S.M., Fisal N., Ariffin S.H.S.(2007), “Quality-of-Service Provisioning using Hierarchical 
Scheduling in Optical Burst Switched Network”, Networking and Services, 2007. 
[7] Vo Viet Minh Nhat, Nguyen Hong Quoc (2011), “The role of fdls in scheduling in obs 
networks”, Journal of science, Hue University, 69(6). 
[8] Vokkarane V.M., Thodime G.P.V., Challagulla V.U.B., Jue J.P. (2003), “Channel Scheduling 
Algorithms using Burst Segmentation and FDLs for Optical Burst-Switched Networks”, in 
Proceedings IEEE International Conference on Communications (ICC). 
[9] Network Simultor,  
[10] Optical Internet Research Center,   

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_hieu_nang_thuat_toan_lap_lich_tren.pdf