Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên – Nghiên cứu trường hợp Đại học Tài chính - Marketing

Tóm tắt

Nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên là hoạt động nhận được nhiều sự quan tâm của các

trường đại học và cao đẳng. Tuy nhiên, để thu hút sinh viên tham gia nghiên cứu là điều không dễ

dàng. Vì lý do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham

gia NCKH của sinh viên, trường hợp nghiên cứu tại Trường Đại học Tài chính – Marketing. Bài

nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với mẫu khảo sát gồm 749 sinh viên đã và đang theo

học tại Trường. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân

tố khám phá (EFA) để kiểm định và xây dựng các thang đo. Bên cạnh đó, phương pháp hồi quy

tuyến tı́nh bội được sử dụng để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia NCKH của sinh viên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 04 yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia NCKH của sinh viên là: Môi

trường nghiên cứu, Động cơ, Năng lực của sinh viên và Sự quan tâm khuyến khích của nhà trường.

Trong đó, môi trường nghiên cứu tác động nhiều nhất đến sự tham gia NCKH của sinh viên.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên – Nghiên cứu trường hợp Đại học Tài chính - Marketing trang 1

Trang 1

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên – Nghiên cứu trường hợp Đại học Tài chính - Marketing trang 2

Trang 2

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên – Nghiên cứu trường hợp Đại học Tài chính - Marketing trang 3

Trang 3

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên – Nghiên cứu trường hợp Đại học Tài chính - Marketing trang 4

Trang 4

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên – Nghiên cứu trường hợp Đại học Tài chính - Marketing trang 5

Trang 5

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên – Nghiên cứu trường hợp Đại học Tài chính - Marketing trang 6

Trang 6

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên – Nghiên cứu trường hợp Đại học Tài chính - Marketing trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 12342
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên – Nghiên cứu trường hợp Đại học Tài chính - Marketing", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên – Nghiên cứu trường hợp Đại học Tài chính - Marketing

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên – Nghiên cứu trường hợp Đại học Tài chính - Marketing
 số lượng đề tài và sinh viên tham 
gia nhiều nhất nhưng cũng chỉ đạt đến con số 
7.3% (Phòng Quản lý khoa học, 2015 – 2017). 
Việc số lượng sinh viên chưa tham gia vào hoạt 
động NCKH nhiều cần phải được xem xét, tìm 
hiểu để có những biện pháp nhằm thu hút ngày 
càng nhiều sinh viên trong trường tham gia 
NCKH. Muốn vậy, cần phải nắm được những 
yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tham gia NCKH 
của sinh viên.
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đã có 
các công trình NCKH về các yếu tố ảnh hưởng 
đến sự tham gia NCKH của sinh viên. Theo 
Salgueira cùng cộng sự (2012), sự tham gia 
NCKH của sinh viên bị tác động bởi đặc điểm 
15
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 49, 02/2019
trong (intrinsic motivation) là động cơ thúc đẩy 
sinh viên thực hiện các hoạt động từ sự yêu thích. 
Trước đây vào năm 1983, Harmer cũng đã 
từng cho rằng động cơ cũng được chia thành hai 
loại như trên. Theo đó, động cơ nội tại liên quan 
đến các nhân tố bên trong trường lớp học, là 
những đặc điểm bên trong mà người học mang 
đến môi trường học, là thái độ, niềm tin, nhu 
cầu và các yếu tố cá nhân; động cơ bên ngoài 
bao gồm các nhân tố môi trường bên ngoài giúp 
hình thành nên hành vi của người học (Harmer, 
J., 1983).
Tóm lại, động cơ nội tại và động cơ bên 
ngoài không loại trừ lẫn nhau, mà chúng tương 
hỗ lẫn nhau. Động cơ tự quyết có vai trò rất 
quan trọng đối với kết quả hành động. Theo 
Vansteenkiste và cộng sự (2005, xem trong Bùi 
Thị Thúy Hằng, 2007), những người có động 
cơ tự quyết thường có phương pháp hành động 
hiệu quả và kết quả tốt đẹp.
Đặc điểm cá nhân và sự tham gia của sinh 
viên trong NCKH 
Theo Salgueira cùng cộng sự (2012), sự 
tham gia NCKH của sinh viên bị tác động bởi 
đặc điểm cá nhân và điểm trung bình học của 
sinh viên. Đối với đặc điểm cá nhân thì giới 
tính, tính tình chẳng hạn như tính cởi mở, tính 
hướng ngoại, sự tận tâm có ảnh hưởng nhiều 
đối với quyết định tham gia nghiên cứu của sinh 
viên. Bên cạnh đó, theo Salgueira cùng cộng 
sự thì, những sinh viên có điểm trung bình học 
càng cao thì khả năng tham gia nghiên cứu càng 
nhiều. Khám phá này của các tác giả là nền tảng 
lý luận cho nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng 
đến sự tham gia NCKH của sinh viên sau này. 
Đặc điểm cá nhân còn được đề cập trong nghiên 
cứu của Harsh, Maltese và Tai (2012). Theo các 
& Bublitz, 1986; Hadjinicola & Soteriou, 2006; 
Tien, 2000). Như vậy, thuyết TPB cho thấy rằng 
ý định dẫn đến hành vi của con người được dự 
báo bởi các yếu tố: nhận thức đối với hành vi, 
chuẩn chủ quan và cảm nhận về kiểm soát hành 
vi. Trong đó, chuẩn chủ quan đối với việc thực 
hiện NCKH bao gồm các yếu tố ngoài tầm kiểm 
soát của người thực hiện NCKH như chế độ chính 
sách, kinh phí thực hiện đề tài NCKH (Jacob & 
Lefgren, 2011). Ngoài ra, Cảm nhận về kiểm soát 
hành vi trong NCKH bao gồm các yếu tố cá nhân 
dùng để đánh giá khả năng thành công của mình 
như: năng lực cá nhân (Azad & Seyyed, 2007), 
điều kiện và môi trường nghiên cứu (Blackburn 
& Lawrence, 1995; Sax et al., 2002; Chen et 
al., 2006; Azad & Seyyed, 2007; Lertputtarak, 
2008). Như vậy, khả năng tham gia NCKH của 
sinh viên chịu ảnh hưởng bởi các nhóm nhân tố: 
Động cơ về việc thực hiện NCKH; Chuẩn chủ 
quan của việc thực hiện NCKH (chế độ chính 
sách và kinh phí thực hiện NCKH); Cảm nhận về 
kiểm soát hành vi trong NCKH (Năng lực sinh 
viên; Môi trường nghiên cứu). 
Thuyết tự quyết của Deci và Ryan (self-
determination theory)
Theo lý thuyết về tính tự quyết của Deci và 
Ryan năm 1985, động cơ hành động của con 
người được được phân loại thành động cơ bên 
ngoài, động cơ bên trong, và không động cơ, 
trong đó động cơ bên ngoài và động cơ bên 
trong là những loại động cơ mang tính quyết 
định (Ryan, R. M & Deci, E. L., 2000).
Theo lý thuyết, động cơ bên ngoài (extrinsic 
motivation) là động cơ thúc đẩy sinh viên tiến 
hành các hoạt động mà những hoạt động đó sẽ 
mang lại kết quả cho sinh viên như thành tích, 
được khen thưởng, Ngược lại, động cơ bên 
16
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 49, 02/2019
từng được đề cầp trong những nghiên cứu của 
Huss, Randall, Patry, Davis, & Hansen (2002) 
và Kierniesky (2005). 
Nhận thức được tầm quan trọng của 
NCKH trong hoạt động giảng dạy và học tập, 
Winkelmann cùng cộng sự (2014) đã đề xuất 
thiết kế lại chương trình học nhằm thu hút hơn 
nữa sinh viên NCKH. Theo các tác giả, để thu 
hút sinh viên NCKH thì chương trình học cần 
tập trung vào nâng cao thái độ, hiệu quả cá nhân 
và kỹ năng của sinh viên. Bên cạnh đó, trường 
học cần tạo môi trường thực hành nghiên cứu 
đích thực để đem lại sự tự tin cho sinh viên 
trong thực hiện nghiên cứu.
Từ tổng quan các lý thuyết và nghiên cứu 
trước, nhóm tác giả nhận thấy các nhân tố ảnh 
hưởng đến hoạt động NCKH của sinh viên xoay 
quanh năng lực của sinh viên, động cơ nghiên 
cứu, môi trường nghiên cứu, và sự quan tâm 
khuyến khích của trường.
2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Sự quan tâm khuyến khích của nhà 
trường: là các chính sách, cơ chế đãi ngộ 
của nhà trường nhằm khuyến khích khả năng 
NCKH trong sinh viên, thu hút sinh viên đến 
với công tác nghiên cứu. Càng có chính sách, 
cơ chế đã ngộ hấp dẫn, thỏa đáng sẽ càng thu 
hút sự quan tâm và tham gia của sinh viên đối 
với hoạt động NCKH. Vì vậy, nhóm tác giả đưa 
ra giả thuyết như sau:
H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa sự 
quan tâm khuyến khích của nhà trường và sự 
tham gia NCKH của sinh viên.
Môi trường nghiên cứu: Môi trường 
nghiên cứu theo nghĩa rộng bao gồm nhiều yếu 
tố như chính sách Nhà nước và các quy định 
pháp luật đối với hoạt động NCKH; Sự phát 
triển của xã hội, nguồn vốn xã hội và nguồn 
tác giả, có sự chênh lệch trong giới tính của 
sinh viên khi tham gia NCKH. Nguyên nhân 
của sự chênh lệch này là do hiệu quả cá nhân 
(self- efficacy), đam mê (interest), thực hành 
nghiên cứu đích thực (the practice of authentic 
research) của nam và nữ là khác nhau.
Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hoạt 
động NCKH sinh viên tại Đại học Duy Tân
Theo nghiên cứu của Kim Ngọc và Hoàng 
Nguyên về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt 
động NCKH của sinh viên tại Đại học Duy Tân 
năm 2015, có 04 nhân tố tác động đến việc sinh 
viên tham gia vào hoạt động NCKH, bao gồm: 
Khả năng và định hướng nghiên cứu của sinh 
viên, Môi trường nghiên cứu, Sự quan tâm của 
khoa, Sự quan tâm và khuyến khích của trường. 
Kết quả hồi quy của nghiên cứu cho thấy, khả 
năng và định hướng nghiên cứu của sinh viên 
có tác động nhiều nhất lên việc tham gia hoạt 
động nghiên cứu với hệ số beta đạt 0.84, những 
nhân tố còn lại lần lượt là sự quan tâm khuyến 
khích của trường (0.76), sự quan tâm của khoa 
(0.67) và môi trường nghiên cứu (0.51). Kết 
quả của mô hình nghiên cứu này được nhóm tác 
giả sử dụng trong mô hình nghiên cứu đề xuất.
Các nghiên cứu khác
Khi thực hiện tổng quan các yếu tố ảnh 
hưởng đến sự tham gia NCKH của sinh viên, 
Sadler và McKinney (2010) tổng kết rằng 
nguyện vọng nghề nghiệp (career aspirations), 
sự tự tin (confidence), bản chất của khoa học 
(nature of science), phát triển trí tuệ (intellectual 
development), kiến thức (content knowledge), 
kỹ năng (skills), và kinh nghiệm nghiên cứu 
đích thực (authentic research experiences) 
quyết định sự tham gia nghiên cứu của sinh 
viên. Những nhân tố này trước đây cũng đã 
17
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 49, 02/2019
lực nghiên cứu, theo A. Šeberová, đó là một hệ 
thống mở và không ngừng phát triển, bao gồm 
các kiến thức tuyên bố và kiến thức quy trình 
trong lĩnh vực nghiên cứu, các thái độ và sự sẵn 
sàng của cá nhân cho phép thực hiện một nghiên 
cứu trong khuôn khổ hoạt động nghề nghiệp 
của họ (2008, tr.61). Nói một cách tổng quát, 
cũng như mọi năng lực khác, năng lực NCKH 
bao gồm 3 thành tố chủ yếu: kiến thức, kỹ năng 
và thái độ. Khi năng lực càng cao thì khả năng 
tham gia NCKH càng lớn. Vì vậy, nhóm tác giả 
đưa ra giả thuyết như sau:
H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa năng 
lực và sự tham gia NCKH của sinh viên.
Động cơ: động cơ là một khái niệm để mô 
tả các yếu tố được các cá nhân nảy sinh, duy trì 
và điều chỉnh hành vi của mình theo hướng đạt 
được mục tiêu. Khi động cơ nghiên cứu càng 
tăng lên thì càng thúc đẩy sinh viên tham gia 
NCKH để nhằm đạt được các mục tiêu đã đề 
ra và ngược lại sẽ khi động cơ không còn nhiều 
sẽ làm giảm sự thu hút đối với tham gia NCKH 
của sinh viên. Vì vậy, nhóm tác giả đưa ra giả 
thuyết như sau:
H4: Có mối quan hệ cùng chiều giữa động 
cơ và sự tham gia NCKH của sinh viên.
Ngoài ra, để kiểm định mối quan hệ giữa 
đặc điểm của sinh viên với sự tham gia NCKH, 
các yếu tố như: chương trình đào tạo, năm 
học, khoa đào tạo cũng được đưa vào mô hình 
nghiên cứu.
lực tài chính; Hạ tầng kỹ thuật như phòng thí 
nghiệm hay thư viện; Các cơ chế bảo đảm chất 
lượng, kiểm định và thực hiện trách nhiệm giải 
trình; Các thiết chế tài trợ nghiên cứu và hợp 
tác... (Altbach và Salmi, 2013 xem trong Phạm 
Thị Ly, 2014). Hiểu theo nghĩa hẹp, môi trường 
nghiên cứu là bầu không khí của những mối 
quan hệ trong các tổ chức nghiên cứu, trong 
đó các hoạt động NCKH được thực hiện, bao 
gồm sự hợp tác, các mối quan hệ và liên kết với 
đồng nghiệp, cơ chế bình duyệt, sự lãnh đạo về 
chuyên môn học thuật của người đứng đầu, sự 
hỗ trợ của người hướng dẫn và mức độ tự chủ 
của người nghiên cứu (Phạm Thị Ly, 2014).
Như vậy có thể thấy, có rất nhiều yếu tố 
thuộc về môi trường nghiên cứu. Môi trường 
tác động đến sinh viên càng nhiều thì khả 
năng tham gia NCKH của sinh viên càng tăng 
và ngược lại. Vì vậy, nhóm tác giả đưa ra giả 
thuyết như sau:
H2: Có mối quan hệ cùng chiều giữa môi 
trường nghiên cứu và sự tham gia NCKH của 
sinh viên.
Năng lực của sinh viên:
Trong lý luận dạy học nói chung, khái niệm 
“năng lực” có nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy 
nhiên, các định nghĩa này có điểm chung sau 
đây: đó là “sự kết hợp của nhiều kiến thức, kỹ 
năng và thái độ phù hợp với một tình huống nào 
đó” (Uỷ ban Cộng đồng châu Âu, 2005, tr.3, 
xem trong Nguyễn Thành Ái, 2015). Về năng 
18
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 49, 02/2019
online bản câu hỏi được thiết kế từ các kết quả 
nghiên cứu trước. Nghiên cứu đo lường sự ảnh 
hưởng của các nhân tố đến sự tham gia NCKH 
của sinh viên. 
Dữ liệu nghiên cứu sau khi khảo sát được 
làm sạch và phân tích bằng phần mềm SPSS 20. 
Phương pháp nhân tố khám phá (EFA) được sử 
dụng để rút gọn các biến đo lường, sau đó sử 
dụng phương pháp phân tích hồi quy bội để xác 
định mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham 
gia NCKH của sinh viên.
3.3. Thang đo nghiên cứu
Thang đo trong nghiên cứu này được xây 
dựng dựa trên cơ sở lý thuyết và các kết quả 
nghiên cứu định tính, đồng thời có chỉnh sửa 
cho phù hợp với các yếu tố ảnh hưởng đến sự 
tham gia NCKH của sinh viên. Các biến quan 
sát được đo bằng thang đo Likert 5 điểm với 1 
là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn 
đồng ý. Cụ thể, 4 yếu tố độc lập: Năng lực của 
sinh viên được đo lường bằng 5 biến quan sát, 
Môi trường nghiên cứu được đo lường bằng 5 
biến quan sát, Sự quan tâm khuyến khích của 
nhà trường được đo lường bằng 5 biến quan sát 
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng khảo sát
Để phục vụ cho đề tài, đối tượng thu thập 
dữ liệu là các sinh viên của trường Đại học Tài 
chính – Marketing, bao gồm cả các sinh viên 
đã và đang theo học tại trường. Tập trung chủ 
yếu vào các khoa: Thương mại, Quản trị kinh 
doanh, Tài chính – Ngân hàng, Marketing và 
Kế toán – Kiểm toán.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua các 
bước sau: (1) Nghiên cứu khám phá dữ liệu 
thứ cấp từ cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu liên 
quan đến yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia 
NCKH của sinh viên, để hình thành thang đo 
cho nghiên cứu sơ bộ. (2) Nhóm tác giả phỏng 
vấn tay đôi 8 sinh viên đã và đang theo học tại 
trường nhằm đảm bảo độ chuẩn xác các nội 
dung phát biểu của thang đo. Sau đó, thang đo 
hiệu chỉnh từ nghiên cứu sơ bộ được làm thang 
đo chính thức. (3) Nghiên cứu chính thức bằng 
phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng 
dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách khảo sát 
YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Sự quan tâm khuyến khích 
của nhà Trường 
Môi trường nghiên cứu
YẾU TỐ BÊN TRONG SV
Năng lực của sinh viên
Động cơ
H1
H2
H3
H4
Tham 
gia hoạt 
động
NCKH
của SV
Đặc điểm
sinh viên 
Hình 1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia NCKH của sinh viên UFM
19
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 49, 02/2019
và Động cơ được đo lường bằng 4 biến quan 
sát. Sự tham gia NCKH của sinh viên, là yếu tố 
phụ thuộc, được đo lường bằng 4 biến quan sát.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Mẫu nghiên cứu
Theo Tabachnick và Fidell (1996) [10], kích 
cỡ mẫu theo công thức n = 50 + 8 * m (m: số 
biến độc lập). 
Như vậy mẫu tối thiểu ≥ 50 + 8*19 = 202. 
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã thu 
về 823 lượt trả lời, trong đó có 74 lượt trả lời 
không hợp lệ và 749 lượt hợp lệ được sử dụng 
để phân tích các bước tiếp theo.
Số lượng trả lời khảo sát tập trung vào khoa 
Thương mại (31.7%); khoa Marketing (23.1%); 
Quản trị kinh doanh (14.9%) và khoa Tài chính – 
Ngân hàng (13.5%). Sinh viên theo học chương 
trình đại trà tham gia trả lời chiếm tới 72%, còn 
sinh viên theo học các chương trình chất lượng 
cao và đặc biệt chiếm 28%. Sinh viên năm thứ 
3, 4 tham gia trả lời chiếm 65.2%, đã tốt nghiệp 
chiếm 24.6%.
4.2. Kết quả kiểm định thang đo
Thang đo được đánh giá thông qua các 
phương pháp đánh giá độ tin cậy và phân tích 
nhân tố khám phá. Việc kiểm định thang đo 
thông qua việc sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s 
Alpha để kiểm định mức tương quan giữa các 
biến quan sát. Nếu biến quan sát nào có mức 
tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại 
(Hair et al., 2009).
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của 
thang đo Năng lực của sinh viên, Khuyến khích 
của nhà trường, Động cơ và Sự tham gia NCKH 
của sinh viên cho thấy tất cả các thang đo đều 
đạt yêu cầu về hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, 
được tiếp tục sử dụng trong phân tích mô hình.
Thang đo Năng lực của sinh viên, tất cả các 
thang đo đều đạt yêu cầu về hệ số Crobach’s 
Alpha. Tuy nhiên tại biến NL2 “Điểm TB học 
(GPA) càng cao thì khả năng thành công NCKH 
của sinh viên càng lớn” có hệ số tương quan 
biến – tổng < 0.3 nên bị loại. Sau khi loại biến 
NL2, hệ số Cronbach’s Alpha tăng lên 0.789 
nên có thể tiếp tục sử dụng các biến còn lại 
trong trong phân tích mô hình.
Bảng 1. Kết quả Kiểm định Cronbach’s Alpha các thang đo
Thang đo
Hệ số Cronbach’s Alpha Số biến quan sát
Biến bị loại
Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2
Năng lực của sinh viên (NL) 0.645 0.789 5 4 NL2
Môi trường nghiên cứu (MT) 0.824 0.824 5 5
Khuyến khích của nhà Trường (KK) 0.839 0.839 5 5
Động cơ (DC) 0.680 0.680 4 4
Sự tham gia NCKH của sinh viên (TG) 0.862 0.862 4 4
(Nguồn: Phân tích và xử lý của nhóm tác giả 09/2018)

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_su_tham_gia_nghien_cuu_khoa_hoc_cu.pdf