Các nguyên nhân mắc bệnh của tù nhân ở nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1946-1954
Nhà tù Côn Đảo được tiến hành xây dựng từ năm 1862, ngay sau khi Pháp xác
lập việc đô hộ đối với 3 tỉnh miền Đông của Nam Kỳ. Đây là một trong những
nhà tù đầu tiên và có quy mô lớn nhất ở miền Nam mà thực dân Pháp xây dựng
để giam giữ những thành phần bị coi là chống đối, đe dọa tiến trình “khai sáng
văn minh cho các dân tộc dã man” của nước Pháp. Nhà tù Côn Đảo được gọi là
“địa ngục trần gian” vì chế độ giam cầm khắc nghiệt, chế độ lao động cực khổ
và những hình thức kỷ luật, tra tấn, đánh đập tù nhân hết sức dã man, hàng
ngàn tù nhân bệnh tật liên miên. Trong bài viết này tác giả phân tích tình hình tù
nhân mắc bệnh giai đoạn 1946 - 1954 để có thể thấy thêm một khía cạnh “địa
ngục” ở nhà tù Côn Đảo.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nguyên nhân mắc bệnh của tù nhân ở nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1946-1954
tinh thần tù nhân Lao động khổ sai là một hình thức bóc lột sức lực người tù, đó là một hoạt động cụ thể phản ánh quan điểm “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của những kẻ âm lược. Ở Côn Đảo một hệ thống hơn 20 sở chuyên môn được xây dựng khắp nơi để khai thác sức tù: Sở Muối, Sở Tiêu, Sở Củi, sở Lò Gạch, Sở Lò Vôi, Sở Chuồng Bò, Sở Rẫy, Sở Chỉ Tồn, Sở Bản Chế, Sở Lưới Mỗi sở chuyên môn được bố trí thành những kíp tù để lao động khổ sai. Định mức lao động khổ sai của tù nhân được quy định rất cao, vượt khỏi khả năng và điều kiện lao động thực tế tại Côn Đảo. Rất nhiều tù nhân bị kỷ luật, bị đánh, bị giết vì không hoàn thành định mức lao động khổ sai trong thời gian này. Tù nhân đi lao động khổ sai ngày 2 buổi, trưa và tối về lại khám, chỉ một số rất ít tù nhân đi lao động khổ sai ở a khám giam như là kíp kéo cây, kíp phục vụ duy tu ngọn hải đăng ở hòn Bãi Cạnh, hay kíp đốn củi, kíp làm đường ra Bến Đầm thì ở lại trong các khám đã được xây dựng sẵn ở đó và chịu sự giám sát của lực lượng gác ngục. Nhiều công việc khổ sai hết sức cực khổ đối với tù nhân. Tháng 10/1949 tại Sở Củi (Coupe de bois) có 76 tù nhân, nhà tù quy định mỗi tù nhân phải đốn 5 tấc củi/ngày, cả Sở Củi phải nộp 38m 3 củi/ngày, 1.140m3 củi/tháng. “Sản lượng củi khai thác được trong tháng 10/1949 là 729m 3 , số lao động đốn củi là 76 tù nhân” (Assitance Medicale de Poulo Condore, 1949, hồ sơ E03/272). Năm 1952 sản lượng vôi nung của Sở Lò vôi là 240 tấn, “sản lượng vôi trong năm là 240 tấn, vừa đủ cho mục đích của nhà tù” (Direction des Iles du Pénitencier de Poulo - Condore, 1952, hồ sơ số G80- 113), với 240 tấn vôi nung thì kíp tù lấy san hô phải mang về trên dưới 400 tấn san hô, trừ đi những ngày nước lớn hoặc mưa bão không khai thác được thì bình quân mỗi ngày đi làm bất kể mưa nắng, kíp tù hơn 50 người phải mang về giao nộp khoảng hơn 13 tấn san hô/ngày. Lao động khổ sai nặng nhọc đã bào mòn thân xác tù nhân, nhiều tù nhân suy kiệt trầm trọng về thể lực, cơ thể không đủ sức đề kháng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến dễ mắc bệnh tật. Thứ hai, chế độ ăn, mặc của tù nhân thiếu thốn Chế độ ăn của tù nhân khác ở nhà tù Côn Đảo nhìn trên giấy tờ cũng khá tốt, mỗi ngày người tù được 700 gram gạo đỏ, 10 gram đường, 20 gram TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (259) 2020 48 muối, 200 gram cá khô, 10 gram tương, 50 gram đỗ xanh, 20 gram mỡ, 20 gram nước mắm và mỗi tuần được 150 gram thịt bò, 120 gram thịt heo. Tuy nhiên chế độ ăn này chỉ thấy trên giấy, thực tế thì chưa một người tù nào bị giam giữ ở đây có được một bữa ăn như vậy (Sud Vietnam, Direction des finaces, Order de Recette, 1952). Tù nhân hàng ngày chỉ được ăn lưng bát cơm gạo xấu, một ít cá khô mục đã để trong kho ẩm ướt có khi cả nửa năm. Cá khô thì chính quyền Nam phần giao cho các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng mua của tư nhân với giá rẻ mạt, ai bỏ giá rẻ nhất thì trúng thầu cung cấp cá cho nhà tù. Tù nhân liên tục đấu tranh đòi cải thiện bữa ăn, tuy nhiên tình hình chẳng được thay đổi gì, mãi tới tháng 3/1954 mới thấy Giám đốc Tài chính của chính quyền Nam phần gửi cho tỉnh trưởng Bạc Liêu một bức điện nói về vấn đề này “Tôi báo tin cho ông rõ, mấy lần tỉnh Bạc Liêu gửi khô lên Sài Gòn lại không gặp tàu đi Côn Đảo. Số khô đó phải bị dự trữ lại tại kho vật liệu trong một thời gian rất lâu, có khi đến gần hai tháng. Đến khi có tàu thì khô đã cũ và phần nhiều không dùng được” (Giám đốc Tài chính, 1954, hồ sơ số G84-114). Tuy nhiên, bức điện này chưa kịp được phúc đáp thì những người tù đã uống tàu rời khỏi “địa ngục trần gian Côn Đảo”. Bức điện thể hiện sự “quan tâm” này của ông Giám đốc Tài chính chỉ là hình thức vì sự thật là chính quyền Nam phần cũng đã biết rõ và để ngoài tai việc này. Không chỉ ăn uống thiếu thốn mà quần áo cũng hết sức hạn chế, mỗi tù nhân quanh năm chỉ có một manh chiếu rách, một bộ quần áo cụt tay mỏng tang không đủ để họ chống chọi với những cơn gió biển lạnh buốt trong những đêm đông. Lao động cực nhọc, ăn uống kham khổ cộng với sự thiếu thốn quần áo trong những ngày giá rét là những nguyên nhân làm suy kiệt sức lực tù nhân, tạo thuận lợi cho bệnh tật gia tăng. Thứ ba, chế độ giam cầm hà khắc, khám giam chật hẹp, ẩm mốc, dơ bẩn Nhà tù Côn Đảo được thực dân Pháp xây dựng năm 1862 trên trảng đất dài bằng phẳng nằm giáp biển ở phía đông của hòn Côn Lôn Lớn. Nhà tù được xây dựng trong một khoảng thời gian rất dài và qua nhiều giai đoạn lịch sử. Thời kỳ 1946 - 1954 hệ thống nhà tù Côn Đảo có 3 Banh, mỗi banh gồm nhiều phòng giam có kích thước lớn, bé khác nhau. Hầu hết các phòng giam đều được xây dựng rất kiên cố, tường dày 60cm đến 80cm, mỗi phòng có 2 lớp cửa, xung quanh phòng giam là một dãy bệ i măng ây cao 1m làm chỗ ngủ cho người tù, nhà vệ sinh không có cửa được đặt trong một góc phòng giam. Tùy vào diện tích của phòng giam và tùy vào từng thời điểm nhà tù bố trí số lượng tù nhân trong mỗi phòng. Nhìn chung số lượng tù nhân trong mỗi phòng giam là rất đông, có nhiều phòng giam chứa hơn 100 tù nhân. Nhà tù thiết lập chế độ giam giữ tù nhân hết sức nghiêm ngặt, đối với những người mang án tử hình bị đưa HỒ VIẾT HÙNG – CÁC NGUYÊN NHÂN MẮC BỆNH CỦA 49 vào giam cấm cố trong khám tử hình ở Banh I. Ngoài tù nhân khám tử hình bị biệt giam thì vào đầu năm 1951 giám đốc nhà tù La phốt lấy 3 khám 8, 9, 10 thiết lập khu biệt lập ở Banh II để giam giữ những thành phần tù nhân bị coi là chống đối, vi phạm nội quy hay lãnh đạo tù nhân đấu tranh đòi quyền lợi. Thực chất đó là cái cớ để nhà tù đẩy tù nhân vào khu biệt lập, thiết lập một biện pháp trừng phạt với tù nhân, cái chính yếu phía sau là giám đốc nhà tù muốn thiết lập lại chế độ cặp rằng, đưa tù thường phạm lên làm cặp rằng cai quản tù nhân ở các khám tù, tước đi sự lãnh đạo của tù kháng chiến. Khu biệt lập là nơi để giam riêng lực lượng những người tù kháng chiến có ảnh hưởng đối với tù nhân. Hơn 200 tù nhân bị liệt vào thành phần nguy hiểm và bị đẩy vào giam trong 3 khám ẩm thấp, chật chội ở khu biệt lập Banh II, thực hiện chế độ giam cầm cấm cố. Trong bản báo cáo gửi giới hữu trách năm 1952 Giám đốc nhà tù Côn Đảo Jarty đã thừa nhận việc giam giữ cấm cố đối với những tù nhân này: “Khoảng 200 tù nhân, những cá nhân lãnh đạo nguy hiểm đã phải cách ly và không thể sử dụng họ vào bất cứ công việc gì” (Direction des Iles du Pénitencier de Poulo - Condore. 1952, hồ sơ số G80-113: 4). Chế độ cấm cố tù nhân rất khắc nghiệt và tàn ác dẫn đến phần lớn tù nhân sau một thời gian bị giam giữ cấm cố ở khu biệt lập này đều bị bệnh trầm trọng như phù thủng, lao, kiết lỵ, ghẻ... hành hạ. Tháng 7/1954 trước khi được trao trả tự do những người tù đã viết Bản án xâm lược Pháp tố cáo chế độ giam cầm hà khắc “Khu biệt lập mà nhà tù dựng lên từ tháng 3/1951 chỉ hơn 1 năm trời mà 9 người bỏ mạng, 31 người mắc bệnh lao do bác sĩ ác nhận” (Phòng Tuyên huấn Côn Đảo, 1954: 17). Điều kiện vệ sinh rất kém, trong phòng giam mùi ẩm mốc, mùi hôi thối, thiếu ánh sáng là những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh. Giám đốc nhà tù Côn Đảo Jarty trong bản báo cáo năm 1952 đã thừa nhận tình trạng tồi tệ của Banh III: “Banh III được xây dựng ở một nơi không tốt, vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, sân là một cái ao lớn, nước không thể dùng được cho sinh hoạt hàng ngày” (Direction des Iles du Pénitencier de Poulo - Condore, 1952: 6). 3.2. Lực lượng y tế và trang thiết bị khám, chữa bệnh của nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1946 - 1954 thiếu hụt Từ khi tái chiếm lại nhà tù năm 1946, Giám đốc nhà tù Côn Đảo đầu tiên trong giai đoạn này là Gimbe đã cho sửa chữa lại bệnh á, đồng thời đề nghị giới chức điều động lực lượng y tế ra làm nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho viên chức nhà tù, gia đình vợ con viên chức và tù nhân bệnh nặng. Trên thực tế, lực lượng y tế ở bệnh xá nhà tù Côn Đảo chủ yếu là để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho giám thị và gia đình giám thị, đối với tù nhân thì nhà tù sử dụng chính lực lượng tù để làm nhiệm vụ y tế như cấp phát thuốc, tiêm, chỉ những người tù bệnh nặng mới được lên điều trị ở TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (259) 2020 50 trạm xá y tế và được bác sĩ chữa trị. Nguồn lực y tế hạn hẹp, trang thiết bị khám chữa bệnh thiếu thốn, chính sách thăm khám, điều trị sức khỏe cho tù nhân cộng với thái độ làm việc hời hợt, đối phó của lực lượng y tế là một nguyên nhân dẫn đến nhiều dịch bệnh bùng phát ở nhà tù Côn Đảo trong giai đoạn này. Bệnh á Côn Đảo từ năm 1946 đến 1954 chỉ có 6 nhân viên y tế gồm 1 bác sĩ người Âu, 1 nữ hộ sinh, 3 y tá và 1 điều dưỡng tất cả đều là người Việt. Cho dù số lượng tù nhân sau năm 1950 tăng lên nhiều, có lúc tới hơn 2.500 người nhưng lực lượng nhân viên y tế vẫn không thay đổi, chỉ dao động từ 5 đến 6 người “Tháng 1/1950 bệnh á nhà tù có bác sĩ quân đội Delabroise, y tá trưởng Lê Công Thanh, y tá Trần Văn Minh, Nguyễn Ngọc Hạnh, hộ sinh Phùng Thị Sanh”. Trong các báo cáo y tế, bác sĩ trưởng bệnh á Côn Đảo luôn đề cập đến vấn đề này, “Tháng 4/1953 bình quân 1 bác sĩ khám cho 2.313 lượt bệnh nhân và 1 y tá điều trị cho 578 lượt người”. Bác sĩ người Âu đầu tiên ở nhà tù Côn Đảo trong giai đoạn 1946 - 1954 là bác sĩ quân y Darble, đầu năm 1948 bác sĩ Darble chuyển về Sài Gòn, bác sĩ trung úy Charles ra thay. Tháng 11/1949 bác sĩ Charles được điều chuyển về Sài Gòn, bác sĩ quân đội Delabroise ra thay thế và được chỉ định làm trưởng trạm y tế. Ngày 31/7/1951 bác sĩ Dương Thục Huy từ Chợ Lớn ra thay bác sĩ Delabroise, đây là người Việt duy nhất giữ vị trí bác sĩ trưởng, cùng ra với bác sĩ Huy trong tháng 7 còn có y tá trưởng Lù Văn Sanh ra thay thế y tá trưởng Lê Công Thanh được điều chuyển về Sài Gòn “Bác sĩ Dương Thục Huy thay thế bác sĩ Delabroise từ ngày 31/7/1951. Y tá Lù Văn Sanh thay thế y tá trưởng Lê Công Thanh ngày 17/7/1951” (Rapport d’assistance medicale et d’action sociale, hồ sơ d30-11). Tháng 11/1952 y tá Nguyễn Văn Tân được điều ra tăng cường cho bệnh xá nhà tù Côn Đảo khi số lượng tù nhân ở đây đã vượt trên 2.000 người. Tháng 12 năm 1952 bác sĩ quân đội Rozieres được điều ra làm trạm trưởng y tế ở nhà tù Côn Đảo thay thế bác sĩ Dương Thục Huy hết thời gian làm việc theo quy định và chuyển về Sài Gòn. Bác sĩ Rozieres làm việc nhiệt tình và trách nhiệm, nhiều tù nhân có cảm tình với ông. Không chỉ thiếu hụt nhân viên y tế mà điều lo ngại nhất lúc bấy giờ của nhà tù là thiếu trang thiết bị, nhất là thuốc để điều trị bệnh. Bệnh xá nhà tù chỉ có chủ yếu là thuốc ký ninh (Quining) dạng viên 0,25mmg và dạng ống 0,40mmg, thuốc Quinacrine dạng viên 0,10mmg và dạng ống 0,30mmg, cả 2 loại thuốc này dùng để điều trị sốt rét, căn bệnh khá phổ biến ở nhà tù Côn Đảo, ngoài ra còn có một ít thuốc kháng sinh điều trị bệnh thương hàn, bệnh đậu mùa. Thiếu bác sĩ và thiết bị khám chữa bệnh buộc nhà tù phải chuyển bệnh nhân về Sài Gòn để điều trị. Tuy nhiên, việc chuyển về Sài Gòn HỒ VIẾT HÙNG – CÁC NGUYÊN NHÂN MẮC BỆNH CỦA 51 điều trị chủ yếu dành cho giám thị, gia đình giám thị và nhân viên nhà tù khi bệnh nặng, mặc dù khi bác sĩ Rozieres ra làm việc tại Côn Đảo, ông đã đấu tranh với Giám đốc nhà tù để đưa một số tù nhân bệnh nặng về Sài Gòn điều trị trong giai đoạn này. Lực lượng nhân viên y tế nhà tù nói riêng và nhân viên nhà tù nói chung phần nhiều chẳng thiết tha gì với công việc cai quản tù nhân ngoài Côn Đảo. Họ coi việc cai quản tù nhân là nguy hiểm, một phần vì nơi đây toàn những tù nhân án nặng, một phần vì bệnh tật luôn rình rập họ. Bộ phận nhân viên này tỏ rõ sự hời hợt với công việc, họ làm chủ yếu là vì đồng lương để nuôi sống bản thân và gia đình. Chính vì thế năm 1948 Giám đốc nhà tù Brulé trong bản báo cáo số 93C gửi giới hữu trách Chính phủ Nam phần khi phân tích thái độ làm việc của nhân viên phải cay đắng gọi đây là một cuộc khủng hoảng tinh thần (crise de moral du personnel) của viên chức nhà tù. 4. KẾT LUẬN Tình trạng bệnh tật ở nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1946 - 1954 rất trầm trọng, nhiều căn bệnh nguy hiểm đã cướp đi sinh mệnh hàng trăm tù nhân, hàng ngàn người sau khi ra tù vẫn tiếp tục chống chọi với di chứng từ bệnh tật ở Côn Đảo. Nguồn gốc các căn bệnh ở nhà tù Côn Đảo chủ yếu là do sự hành hạ dã man về thể ác và tinh thần tù nhân; điều kiện vệ sinh môi trường của nhà tù dơ bẩn, các khám giam ẩm mốc, chật hẹp, là điều kiện tốt của các loại vi khuẩn bệnh tật phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, chế độ lao động khổ sai cực nhọc, chế độ ăn uống của tù nhân không được đảm bảo trong một thời gian dài làm suy kiệt sức lực tù nhân, cơ thể người tù thiếu khả năng đề kháng trước bệnh tật. Bệnh tật thực sự là nỗi lo sợ của tù nhân, là một khía cạnh phản ánh rõ ràng cho cái gọi là “Địa ngục trần gian Côn Đảo”. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Assitance Medicale de Poulo Condore. 1949. Rapport Medical Mensuel, mois de Juillet 1949, hồ sơ E03/272, Phông Tòa đại biểu Nam phần. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. 2. Assitance Medicale de Poulo Condore. 1949. Rapport Medical Mensuel, mois de October 1949, Hồ sơ E03/272, Phông Tòa đại biểu Nam phần, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. 3. Assitance Medicale de Poulo Condore. 1950. Rapport Medical Mensuel, mois de Janvier 1950, Hồ sơ E03/272, Phông Tòa đại biểu Nam phần. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. 4. Assitance Medicale de Poulo Condore. 1953. Rapport Medical Mensuel, mois de D’Avril 1953, Hồ sơ E03/272, Phông Tòa đại biểu Nam phần. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (259) 2020 52 5. Direction des Iles du Pénitencier de Poulo - Condore. 1952. Rapport sur l'année 1952, hồ sơ số G80-113, Phông Phủ thủ hiến Nam Việt, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. 6. Giám đốc Tài chính. 1954. Giám đốc Tài chính gửi tỉnh trưởng Bạc Liêu về việc “Mua khô cho Côn Đảo”, hồ sơ số G84-114, Phông Phủ thủ hiến Nam Việt, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. 7. Hồ Viết Hùng. 2019. Tổng hợp báo cáo y tế nguyệt kỳ của nhà tù Côn Đảo, tư liệu cho đề tài nghiên cứu sinh. 8. Minister de la Santé Publique. 1947. Direction de Cabinet, No971/MS-L, hồ sơ G80- 81, Phông Phủ thủ hiến Nam Việt. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. 9. Phòng Tuyên huấn Côn Đảo. 1954. Bản án xâm lược Pháp viết ngày 22/7/1954 tại Côn Đảo (bản viết tay). 10. Assitance Medicale de Poulo Condore. 1951. Rapport d’assistance medicale et d’action sociale, hồ sơ d30-11, Phông Phủ thủ hiến Nam Việt, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. 11. Sud Vietnam, Direction des finaces. 1952. Order de Recette, hồ sơ 1582, Phông Thủ tướng Quốc gia Việt Nam, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
File đính kèm:
- cac_nguyen_nhan_mac_benh_cua_tu_nhan_o_nha_tu_con_dao_giai_d.pdf