Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc (Bộ quy

tắc) hướng dẫn việc triển khai trên thực tiễn những quy định của Bộ

luật lao động và các văn bản có liên quan về việc phòng, chống quấy

rối tình dục tại nơi làm việc cho người sử dụng lao động, tổ chức đại

diện của người sử dụng lao động, người lao động và tổ chức công

đoàn để giải quyết có hiệu quả tình trạng quấy rối tình dục, đồng thời

đưa ra khuyến nghị trong việc xây dựng, ban hành, thi hành và giám

sát thực hiện tại nơi làm việc về quấy rối tình dục và khích lệ, thúc

đẩy xây dựng một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, để đảm

bảo tất cả người lao động, không phân biệt giới tính và địa vị xã hội,

đều được đối xử một cách công bằng và tôn trọng nhân phẩm của họ.

 

Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc trang 1

Trang 1

Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc trang 2

Trang 2

Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc trang 3

Trang 3

Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc trang 4

Trang 4

Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc trang 5

Trang 5

Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc trang 6

Trang 6

Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc trang 7

Trang 7

Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc trang 8

Trang 8

Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc trang 9

Trang 9

Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 32 trang xuanhieu 3960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc
an điểm của cả nam và nữ đều được xem 
xét. Ban này cũng phải bao gồm đại diện của cả người sử 
dụng lao động và người lao động. Nạn nhân nên có một 
người do họ lựa chọn làm đại diện để tham gia quá trình 
xem xét, xử lý vụ việc.
BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ 
QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC 
22
MẪU QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG QUẤY RỐI TÌNH 
DỤC TẠI DOANH NGHIỆP
(TÊN DOANH NGHIỆP/CƠ QUAN/TỔ CHỨC) cam kết mang 
đến một môi trường làm việc lành mạnh, hiệu quả và không chấp 
nhận các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc vì đây là hành 
vi vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội và không được dung 
thứ. (TÊN DOANH NGHIỆP/CƠ QUAN/TỔ CHỨC) sẽ thực hiện 
quy định này theo tinh thần của Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình 
dục tại nơi làm việc. Khi (TÊN DOANH NGHIỆP/CƠ QUAN/TỔ 
CHỨC) quyết định rằng một tố cáo/khiếu nại về quấy rối tình dục 
là đáng tin cậy, doanh nghiệp sẽ có biện pháp phù hợp và kịp thời. 
“Quấy rối tình dục” là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng 
tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới, đây là hành vi không được 
chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối 
với người nhận, và tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thù 
địch và khó chịu.
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể là hành vi liên quan 
đến thể chất, lời nói hoặc phi lời nói, bao gồm những nội dung chủ 
yếu như sau:
Quấy rối tình dục bằng hành vi mang tính thể chất như việc tiếp 
xúc, hay cố tình động chạm không mong muốn, từ hành vi sờ 
mó, vuốt ve, cấu véo, ôm ấp hay hôn cho tới tấn công tình dục, 
hiếp dâm.
Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm các nhận xét không phù hợp 
về mặt xã hội và văn hóa và không được mong muốn bằng những 
ngụ ý về tình dục như những chuyện cười gợi ý về tình dục hay 
PHUÏ LUÏC 2
)
)
a
b
BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ 
QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC 
23
những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó 
khi có mặt họ hoặc hướng tới họ. Hình thức này còn bao gồm cả 
những lời đề nghị và những yêu cầu không mong muốn hay lời 
mời đi chơi mang tính cá nhân một cách liên tục.
Quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói gồm các hành động 
không được mong muốn như ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, biểu 
hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các 
cử chỉ của các ngón tay Hình thức này cũng bao gồm việc phô 
bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh,vật, màn hình máy tính hay 
các áp phích cũng như thư điện tử, ghi chép, tin nhắn liên quan 
tới tình dục.
Quấy rối tình dục “trao đổi” (nhằm mục đích đánh đổi) diễn 
ra khi người sử dụng lao động, người giám sát, người quản lý hay 
đồng nghiệp thực hiện hay cố gắng thực hiện nhằm gây ảnh hưởng 
đến quy trình tuyển dụng, thăng chức, đào tạo, kỷ luật, sa thải, tăng 
lương hay các lợi ích khác của người lao động để đổi lấy sự thỏa 
thuận về tình dục. 
 “Nơi làm việc” không chỉ bao hàm những địa điểm cụ thể nơi 
thực hiện công việc như văn phòng hay nhà máy, mà còn là những 
địa điểm khác có liên quan tới công việc. Do đó, nơi làm việc ở đây 
có thể hiểu là bao gồm cả những địa điểm hay những việc có liên 
quan đến công việc như:
•	 Các hoạt động xã hội liên quan đến công việc, như tiệc chiêu 
đãi, đón tiếp được tổ chức bởi doanh nghiệp, dành cho cán bộ 
nhân viên hoặc khách hàng,;
•	 Hội thảo và tập huấn;
•	 Chuyến công tác chính thức;
•	 Các bữa ăn liên quan đến công việc;
)c
BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ 
QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC 
24
•	 Hội thoại trên điện thoại liên quan đến công việc; 
•	 Các hoạt động giao tiếp liên quan đến công việc qua phương 
tiện điện tử.
Trách nhiệm của doanh nghiệp về phòng, chống quấy rối 
tình dục
Bất kể người lao động hay bất cứ người nào khác làm việc cho 
doanh nghiệp tin rằng mình đang là nạn nhân bị quấy rối tình 
dục phải ngay lập tức báo cho (TÊN VÀ ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC CỦA 
NGƯỜI/PHÒNG BAN). 
(TÊN DOANH NGHIỆP/CƠ QUAN/TỔ CHỨC) sẽ không dung 
thứ đối với hành động trả thù người đã khiếu nại/tố cáo về hành 
vi quấy rối tình dục. Doanh nghiệp sẽ tiến hành các bước cần thiết 
để đảm bảo rằng vấn đề này được điều tra, xác minh triệt để và giải 
quyết nhanh chóng. Nếu lời tố cáo được xác định là có căn cứ rõ ràng, 
(TÊN DOANH NGHIỆP/CƠ QUAN/TỔ CHỨC) sẽ thực hiện các 
biện pháp tức thì và hiệu quả để chấm dứt hành vi không được mong 
muốn này. (TÊN DOANH NGHIỆP/CƠ QUAN/TỔ CHỨC) cam kết 
sẽ hành động nếu doanh nghiệp nhận thấy có thể có tình trạng quấy 
rối tình dục tại nơi làm việc, ngay cả khi không có đơn khiếu nại/tố 
cáo chính thức. 
(TÊN NGƯỜI HOẶC PHÒNG, BAN) là đầu mối liên lạc chính 
khi có câu hỏi hay quan tâm về vấn đề quấy rối tình dục. (TÊN 
NGƯỜI HAY PHÒNG BAN) có trách nhiệm điều tra, xác minh 
hoặc giám sát điều tra, xác minh về hành vi được cho là quấy rối 
tình dục. (TÊN DOANH NGHIỆP/CƠ QUAN/TỔ CHỨC) cam kết 
đảm bảo rằng tất cả điều tra, xác minh về quấy rối tình dục được 
thực hiện nhanh chóng, toàn diện và công bằng. 
BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ 
QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC 
25
Nếu người quản lý và người có liên quan khác có chứng kiến, 
được thông báo, hoặc có lý do hợp lý nghi ngờ xảy ra quấy rối tình 
dục, phải ngay lập tức báo cáo sự việc cho (TÊN NGƯỜI HOẶC 
PHÒNG BAN), để bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra, xác minh 
nhanh. Nếu không báo cáo sự việc cho (TÊN NGƯỜI HOẶC 
PHÒNG BAN), người đó sẽ bị xem là vi phạm quy định này và có 
thể bị kỷ luật. (TÊN NGƯỜI HOẶC PHÒNG BAN) sẽ hướng dẫn 
khi cần thiết về quá trình điều tra, xác minh và xử lý hành vi bị cho 
là quấy rối. Người quản lý cần có biện pháp hiệu quả đảm bảo không 
có thêm hành vi quấy rối rõ ràng hoặc bị cho là quấy rối diễn ra 
trong quá trình điều tra, xác minh.
(TÊN DOANH NGHIỆP/CƠ QUAN/TỔ CHỨC) sẽ bảo vệ 
thông tin về nhân thân của người được cho là nạn nhân và người 
bị cho là thực hiện hành vi quấy rối, nếu cần thiết (Ví dụ, để hoàn 
thành điều tra, xác minh thành công). (TÊN DOANH NGHIỆP/CƠ 
QUAN/TỔ CHỨC) sẽ tiến hành các bước cần thiết để bảo vệ người 
đã thiện chí báo cáo sự việc và đảm bảo rằng việc đó sẽ không bị 
trả thù. Hành động trả thù một người đã báo cáo về hành vi có khả 
năng là quấy rối tình dục là vi phạm quy định của doanh nghiệp và 
pháp luật Nhà nước, đồng thời, người có hành động trả thù sẽ có 
thể phải chịu hình thức xử lý, kỷ luật thích đáng. 
Nếu (TÊN DOANH NGHIỆP/CƠ QUAN/TỔ CHỨC) nhận 
thấy người lao động nào ép buộc một người lao động khác chịu 
hành vi quấy rối có tính chất tình dục không được mong muốn, và 
hành vi đó đúng với khái niệm về quấy rối tình dục, bao gồm quấy 
rối tình dục “trao đổi” được nêu trong Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối 
tình dục tại nơi làm việc, người đó sẽ phải chịu kỷ luật hoặc các biện 
pháp xử lý thích hợp khác. Việc xử lý, kỷ luật được căn cứ vào tính 
chất, mức độ, của hành vi vi phạm và được áp dụng các hình thức 
kỷ luật từ khiển trách tới sa thải.
BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ 
QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC 
26
Quyền và trách nhiệm của người lao động theo chính sách này
Nếu người lao động cho rằng mình là mục tiêu của hành vi quấy 
rối tình dục, họ nên thông báo cho người bị cho là thực hiện hành 
vi quấy rối thông qua lời nói hoặc văn bản rằng hành vi đó là không 
được mong muốn, xúc phạm và phải dừng ngay. 
Nếu người lao động không muốn trao đổi trực tiếp với người bị 
cho là thực hiện hành vi quấy rối, hoặc nếu việc trao đổi đó không 
hiệu quả, người lao động đó được khuyến khích báo cáo hành vi 
không mong muốn càng nhanh càng tốt cho (TÊN NGƯỜI HOẶC 
PHÒNG BAN). 
Ngoài việc báo cáo mối quan ngại về quấy rối tình dục cho (TÊN 
NGƯỜI HOẶC PHÒNG BAN), người lao động nào tin rằng mình 
đang bị quấy rối tình dục có thể lựa chọn theo đuổi cách giải quyết 
thông qua các kênh không chính thức gồm hòa giải, trung gian, trao 
đổi không chính thức hoặc đề nghị điều tra chính thức. 
Tất cả người lao động của (TÊN DOANH NGHIỆP/CƠ QUAN/
TỔ CHỨC), không chỉ bao gồm nhân viên, người giám sát, và người 
lãnh đạo, quản lý, được yêu cầu phải tuân thủ quy định này. Người 
lao động cũng cần cư xử đúng mực và phán xét thấu đáo các mối 
quan hệ liên quan tới công việc, với người lao động đồng cấp, đồng 
nghiệp, hay các thành viên trong doanh nghiệp. Ngoài ra, tất cả 
người lao động cần thực hiện các biện pháp phù hợp phòng, chống 
quấy rối tình dục. Hành vi có bản chất tình dục không được mong 
muốn sẽ không được dung thứ. 
BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ 
QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC 
27
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ VIỆC PHÒNG, 
CHỐNG QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC
PHUÏ LUÏC 3
Câu hỏi 1: 
Có phải tất cả các doanh nghiệp đều nên có nội quy, quy chế quy 
định về quấy rối tình dục?
Đáp: 
Đúng. Tất cả các doanh nghiệp, dù khác biệt về quy mô, đều cần 
thiết phải xây dựng nội quy, quy chế quy định về phòng, chống 
quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối 
tình dục áp dụng cho cả khu vực công và khu vực tư.
Câu hỏi 2: 
Tôi nên làm gì nếu người sử dụng lao động của tôi không có quy 
định hay bất cứ quy chế, nội quy nào về quấy rối tình dục?
Đáp: 
Nếu người sử dụng lao động của bạn không có quy định hay bất 
cứ quy chế, nội quy nào về quấy rối tình dục tại nơi làm việc, 
bạn nên liên hệ với người quản lý của bạn trong doanh nghiệp, 
tổ chức công đoàn cơ sở hoặc tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở 
hoặc đại diện người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt 
Nam để khuyến nghị xây dựng quy định. Bộ Lao động - Thương 
binh và Xã hội, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, 
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ, khuyến 
BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ 
QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC 
28
khích người sử dụng lao động trong việc xây dựng quy định về 
phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Câu hỏi 3: 
Làm thế nào để xác định một hành vi nào đó là không được 
mong muốn?
Đáp: 
Khi có bằng chứng mâu thuẫn như liệu hành vi đó có được 
mong muốn hay không, người sử dụng lao động nên kiểm tra 
tất cả tình huống, đánh giá trên cơ sở từng trường hợp. Việc điều 
tra, xác minh xác định xem liệu hành vi của người bị cho là thực 
hiện hành vi quấy rối có được nạn nhân nhìn nhận một cách 
hợp lý là xúc phạm, thù địch hay không được mong muốn; và 
xem xét liệu ứng xử của nạn nhân có nhất quán hay không nhất 
quán với khẳng định của anh ấy/chị ấy rằng hành vi mang tính 
chất tình dục đó có được mong muốn hay không.
Trong trường hợp quấy rối tình dục để đổi lấy một lợi ích, mục 
đích khác, hành vi của nạn nhân không liên quan đến việc xác 
định xem liệu quấy rối tình dục có diễn ra hay không.
Câu hỏi 4: 
Yếu tố nào quyết định một môi trường làm việc có tính “thù địch”?
Đáp: 
Môi trường làm việc đáng sợ, thù địch hay khó chịu được tạo ra 
bởi một trong những câu hỏi, yếu tố sau:
BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ 
QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC 
29
•	 Hành vi đó là lời nói, hoặc liên quan đến thể chất, hoặc cả hai;
•	 Hành vi đó được lặp lại với mức độ như thế nào?;
•	 Hành vi đó có mang tính thù địch hay xúc phạm không?;
•	 Có phải người bị cho là thực hiện hành vi quấy rối là đồng 
nghiệp, người giám sát, quản lý cấp cao hơn, khách hàng hay 
bên thứ ba (ví dụ nhà thầu hay người cung cấp dịch vụ) ;
•	 Những người khác có cùng tham gia thực hiện hành vi đó không?; 
•	 Hành vi có trực tiếp hướng tới hơn một cá nhân không?.
Câu hỏi 5: 
Một người lao động đồng thuận với hành vi tình dục có thể tố 
cáo/khiếu nại không?
Đáp: 
Có. Cá nhân có thể đồng thuận với hành vi tình dục do sự hạn 
chế của nhận thức trước đó hoặc đã chịu áp lực trên thực tế từ 
người thực hiện hành vi quấy rối.
Câu hỏi 6: 
Người lao động có được phép hẹn hò với nhau? 
Đáp: 
Có. Người lao động được phép hẹn hò với nhau. Người sử dụng lao 
động không được cấm người lao động xây dựng quan hệ chân thành 
có sự đồng thuận, được mong đợi và có qua có lại.
BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ 
QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC 
30
Câu hỏi 7: 
Nếu một người mà tôi từng hẹn hò ở nơi làm việc lúc nào cũng 
bám theo tôi, đó có phải là quấy rối tình dục không?
Đáp: 
Có thể. Hành vi đó sẽ bị coi là quấy rối tình dục nếu bạn làm rõ 
với người bạn đã từng hẹn hò rằng bạn không còn quan tâm tới 
mối quan hệ đó nữa, nhưng người đó tiếp tục tiến tới, nhận xét 
hay có cử chỉ mang tính chất tình dục đối với bạn.
Câu hỏi 8: 
Người sử dụng lao động có nên bắt người lao động mặc đồng 
phục để phòng, chống quấy rối tình dục diễn ra không?
Đáp: 
Không. Các biện pháp phòng tránh không phải là các biện pháp 
“bảo vệ”. Người sử dụng lao động nên tìm cách giáo dục và 
tăng cường năng lực, nhận thức cho tất cả người lao động (cả 
nữ giới và nam giới) hơn là nỗ lực bảo vệ họ bằng cách tạo ra 
“sự giống nhau”.
Câu hỏi 9: 
Sự khác biệt giữa hành vi quấy rối tình dục và hành vi tội phạm 
có tính chất tình dục?
Đáp: 
Nói chung mọi hành vi quấy rối tình dục đều là hành vi vi phạm 
BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ 
QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC 
31
pháp luật, cần phải phòng, chống và lên án, phải được điều tra, 
xác minh và bị xử lý kịp thời, tương xứng với tính chất, mức độ 
của hành vi quấy rối tình dục đó. 
 Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi quấy rối tình dục đến 
mức đáng kể được quy định trong Bộ luật Hình sự (nghiêm 
trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) đủ các yếu tố 
cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý theo pháp luật hình sự, về các 
tội tương ứng: tội cưỡng dâm, tội hiếp dâm,.. Phát hiện hành vi 
này phải báo ngay cho các cơ quan điều tra hình sự (công an, cơ 
quan có thẩm quyền khác...)
Hành vi quấy rối tình dục chưa đến mức bị xử lý hình sự, thì có 
thể bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật 
xử lý vi phạm hành chính, pháp luật lao động
BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VỀ 
QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC 
32
NHÓM BIÊN SOẠN
Ông Hà Đình Bốn
Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Ông Nguyễn Văn Bình
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Ông Lê Xuân Thành
Phó Vụ trưởng Vụ Lao động – Tiền lương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Ông Lê Đình Quảng
Phó trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam;
Bà Hồ Thị Kim Ngân
Trưởng phòng, Ban quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam;
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh
Chủ tịch Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam - Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam;
Bà Mai Thị Diệu Huyền
Trưởng phòng, Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam – Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam;
Ông Ngô Hoàng
Phó trưởng phòng Pháp chế lao động, Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Bà Nguyễn Thị Vân
Chuyên viên Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Bà Nguyễn Thị Nhuần
Chuyên viên Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
CHUYÊN GIA: 
Bà Lisa Wong
Chuyên gia cao cấp về chống phân biệt đối xử - ILO Geneva;
Bà Trần Quỳnh Hoa
Văn phòng ILO tại Hà Nội, Việt Nam.
(Bộ quy tắc này có tham khảo một số nội dung của các Bộ quy tắc về vấn đề quấy rối tình dục tại nơi 
làm việc của một số quốc gia trên thế giới do Tổ chức Lao động Quốc tế ILO cung cấp).

File đính kèm:

  • pdfbo_quy_tac_ung_xu_ve_quay_roi_tinh_duc_tai_noi_lam_viec.pdf