Bộ đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 (Có đáp án và giải chi tiết)

Câu 1: Frồng ôn đới (FP) là trong hình thành do sự tiếp xúc của hai khối khí

A. địa cực và ôn đới. B. địa cực lục địa và địa cực hải dương.

C. ôn đới lục địa và ôn đới hải dương. D. ôn đới và chí tuyến.

Câu 2: Một trong những yếu tố quan trọng khiến khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ

ở Tây Á, Tây Phi là

A. gió mùa. B. gió Mậu dịch. C. gió đất, gió biển. D. gió Tây ôn đới.

Câu 3: Đâu là sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ khu vực I?

A. Các ngành trồng cây lương thực, chăn nuôi tăng dần tỉ trọng.

B. Các ngành thủy sản, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp tăng dần tỉ trọng.

C. Ngành trồng cây công nghiệp, cây lương thực nhường chỗ cho chăn nuôi, thủy sản.

D. Tăng cường độc canh cây lúa, đa dạng hóa cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp.

Câu 4: Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 23°C và lượng mưa trên : 1000 mm,

rất thuận lợi cho nước ta

A. phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.

B. trồng các loại cây cận nhiệt đới.

C. trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới.

D. có nhiều đồng cỏ rộng lớn để phát triển chăn nuôi.

Câu 5: Đặc điểm đất của Đồng bằng sông Hồng là gì?

A. Đất phù sa được bồi đắp hằng năm. B. Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

C. Đất phù sa không được bồi đắp hằng năm. D. Đất badan chiếm diện tích lớn nhất.

Bộ đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 (Có đáp án và giải chi tiết) trang 1

Trang 1

Bộ đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 (Có đáp án và giải chi tiết) trang 2

Trang 2

Bộ đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 (Có đáp án và giải chi tiết) trang 3

Trang 3

Bộ đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 (Có đáp án và giải chi tiết) trang 4

Trang 4

Bộ đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 (Có đáp án và giải chi tiết) trang 5

Trang 5

Bộ đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 (Có đáp án và giải chi tiết) trang 6

Trang 6

Bộ đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 (Có đáp án và giải chi tiết) trang 7

Trang 7

Bộ đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 (Có đáp án và giải chi tiết) trang 8

Trang 8

Bộ đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 (Có đáp án và giải chi tiết) trang 9

Trang 9

Bộ đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 (Có đáp án và giải chi tiết) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 91 trang xuanhieu 06/01/2022 2560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 (Có đáp án và giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 (Có đáp án và giải chi tiết)

Bộ đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2019 (Có đáp án và giải chi tiết)
 vụ thuỷ sản ngày càng phát triển. 
C. Chưa hình thành các cơ sở chế biến thuỷ sản. 
D. Các mặt hàng thuỷ sản chưa được chấp nhận trên thị trường Hoa Kì. 
Câu 3. Vùng biển nước ta không tiếp giáp với vùng biển của quốc gia nào? 
A. Trung Quốc. B. Thái Lan. C. Mianma. D. Philippin. 
Câu 4: Yếu tố nào tạo nên sự phân hóa theo mùa của thiên nhiên nước ta? 
A. Yếu tố khí hậu. B. Yếu tố biển. 
C. Yếu tố vị trí và hình thể. D. Yếu tố địa hình. 
Câu 5: Hướng địa hình của vùng núi đông bắc là 
A. hướng vòng cung. B. hướng đông bắc - tây nam. 
C. hướng đông - tây. D. thấp dần từ tây bắc - đông nam. 
Câu 6: Điều kiện nào dưới đây là đúng với vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển công nghiệp? 
A. Có nguồn lao động với chất lượng cao nhất cả nước. 
B. Có cửa ngõ thông ra biển để mở rộng sự giao lưu với các nước. 
C. Giáp với Tây Nguyên, có nguồn nguyên liệu dồi dào từ nông - lâm nghiệp. 
D. Có cơ sở vật chất kĩ thuật tốt phục vụ cho công nghiệp. 
Câu 7: Ảnh hưởng lớn nhất của đô thị hoá tới sự phát triển kinh tế nước ta là 
A. mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. 
B. tăng tỉ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật. 
C. tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 
D. tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước. 
Câu 8: Rừng thưa nhiệt đới khô ở nước ta tập trung nhiều nhất ở đâu? 
A. tây bắc. B. Tây Nguyên. C. Đông Bắc. D. Đông Nam Bộ. 
 Trang 84 
Câu 9: Điền vào câu sau: “Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên 
vùng biển...” 
A. nhiệt đới gió mùa. B. nhiệt đới. C. cận nhiệt. D. ôn đới. 
Câu 10: Đai cận nhiệt gió mùa trên núi ở miền Bắc có độ cao bao nhiêu? 
A. Từ 600 – 700 m đến 2600 m. B. Từ 900 – 1000 m đến 2600 m. 
C. Từ 600 – 700 m đến 1700 m. D. Từ 900 – 1000 m đến 1700 m. 
Câu 11: Cây công nghiệp hằng năm có hiệu quả kinh tế cao của nước ta là 
A. cà phê, cao su, mía. B. lạc, bông, chè. 
C. mía, lạc, đậu tương. D. lạc, chè, thuốc lá. 
Câu 12: Vào giữa và cuối mùa hạ, do áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây Nam khi vào Bắc Bộ chuyển - 
hướng thành 
A. đông bắc. B. đông nam. C. tây bắc. D. đồng tây. 
Câu 13: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8 xác định đâu là mỏ khí tự nhiên? 
A. Hồng Ngọc. B. Rạng Đông. C. Tiền Hải. D. Bạch Hổ. 
Câu 14: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 11 xác định đất xám trên phù sa cổ tập trung nhiều nhất 
khu vực nào sau đây? 
A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đông Nam Bộ. 
C. Trung du miền núi phía bắc. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. 
Câu 15: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 trung tâm kinh tế nào không thuộc vùng Trung du miền 
núi phía bắc? 
 A. Thái Nguyên. B. Hạ Long. C. Vĩnh Phúc. D. Hải Phòng. 
Câu 16: Khí hậu của đại cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm là? 
 A. khí hậu có tính chất ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15°C. 
 B. khí hậu nóng quanh năm, ít khi nhiệt độ xuống dưới 20°C 
 C. khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C. 
 D. mùa hạ nóng trên 25°C, mùa đông lạnh dưới 15°C. 
Câu 17: Cho bảng số liệu 
 MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU 
 (Đơn vị: triệu đô la Mỹ) 
 Một số sản phẩm 2010 2012 2013 2015 
 Dầu thô 5.023,5 8.211,9 7.226,4 3.710,2 
 Than đá 1.614,6 1.239,8 914,1 185,1 
 Hạt tiêu 421,5 793,7 889,8 1.259,4 
 Cà phê 1.851,4 3.674,4 2.717,3 2.671,3 
 Cao su 2.386.2 2.860,2 2.486,9 1.531,5 
 Gạo 3.249,5 3.673,7 2.922,7 2.798,9 
 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam) 
Nhận định nào sau đây là đúng? 
A. Giá trị dầu thô tăng từ năm 2010 đến năm 2015. 
B. Giá trị cao su và gạo tăng từ năm 2010 đến năm 2015. 
C. Giá trị hạt tiêu giảm từ năm 2010 đến 2015. 
D. Giá trị cà phê tăng chậm hơn hạt tiêu. 
Câu 18: Hiện nay, tỉ lệ tăng dân số của nước ta đang giảm là 
do A. những người trong độ tuổi sinh đẻ giảm. 
B. có nhiều người Việt Nam di cư ra nước ngoài làm ăn sinh sống. 
 Trang 85 
C. kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. 
D. kinh tế ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao. 
Câu 19: So với mức bình quân của thế giới, tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp. Nguyên nhân chính 
là do 
A. dân Việt Nam thích sống ở nông thôn hơn. 
B. kinh tế nước ta còn chậm phát triển. 
C. nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. 
D. nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của nước ta. 
Câu 20: Khu vực kinh tế chiếm tuyệt đại bộ phận lao động của nước ta hiện nay là 
A. quốc doanh. B. ngoài quốc doanh. 
C. tư nhân. D. có vốn đầu tư nước ngoài. 
Câu 21: Ở nước ta, năng suất lao động xã hội chưa cao đã làm cho 
A. chất lượng lao động khó được nâng cao. 
B. quá trình phân công lao động xã hội chậm chuyển biến. 
C. tình trạng việc làm ngày càng căng thẳng. 
D. sự phân bố lao động giữa các vùng ngày càng chênh lệch. 
Câu 22: Đâu là vùng nuôi tôm lớn nhất ở nước ta? 
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. 
C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. 
Câu 23: Đối với nước ta, việc sử dụng hợp lý đất đai có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng hợp lý tài 
nguyên, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường vì 
A. nông nghiệp còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nước ta. 
B. nước ta đất hẹp, người đồng trong khi 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi. 
C. tài nguyên đất của nước ta bị suy giảm nghiêm trọng nhất trong các loại tài nguyên. 
D. tài nguyên đất của nước ta không sử dụng hợp lý trong một thời gian quá dài. 
Câu 24: Hai loại đất hiện đang phát triển ngược chiều nhau đã thể hiện một xu thế phát triển tích cực 
nước ta. Đó là 
A. đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp. 
B. đất nông nghiệp và đất chuyên dùng thổ cư. 
C. đất lâm nghiệp và đất chuyên dùng thổ cư. 
D. đất chuyên dùng thổ cư và đất chưa sử dụng. 
Câu 25: Nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở Việt Nam 
là A. Tây Nguyên. 
B. Đồng bằng Duyên hải miền Trung. 
C. Đồng bằng sông Cửu Long. 
D. Đồng bằng sông Hồng. 
Câu 26: Sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây 
Nguyên chủ yếu là do sự khác biệt về 
A. địa hình. B. khí hậu. C. đất. D. sông ngòi. 
Câu 27: Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp thứ mấy của cả nước? 
A. Thứ 1. B. Thứ 2. C. Thứ 3. D. Thứ 4. 
Câu 28: Vấn đề nổi bật trong phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ là gì? 
A. Phát triển hệ thống thủy lợi do có mùa khô sâu sắc. 
B. Giải quyết môi trường trong khai thác, vận chuyển, chế biến dầu mỏ. 
C. Tăng cường lực lượng lao động. 
D. Bảo vệ rừng ngập mặn. 
Câu 29: Về mùa đông, từ Đà Nẵng trở vào Nam loại gió nào sau đây chiếm ưu thế? 
 Trang 86 
 A. Gió mùa đông bắc. B. Gió phơn Tây Nam. 
 C. Tín phong bán cầu Bắc. D. Tín phong bán cầu Nam. 
Câu 30: Cho bảng số liệu: 
 DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2014 
 Năm 2005 2009 2011 2014 
 Diện tích (nghìn ha) 7.329,2 7.437,2 7.655,4 7.816,2 
 Sản lượng (nghìn tấn) 35.832,9 38.950,2 42.398,5 44.974,6 
(Nguồn:Tổng cục Thống kê) 
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2005 - 2014, biểu đồ nào sau 
đây thích hợp nhất? 
A. Biểu đồ kết hợp. 
B. Biểu đồ miền. 
C. Biểu đồ đường. 
D. Biểu đồ cột. 
Câu 31: Cho biểu đồ: 
 Trang 87 
SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2014 
Nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2005 - 2014? 
A. Lúa hè thu tăng không liên tục. 
B. Tổng sản lượng lúa từng năm có xu hướng giảm. 
C. Lúa đông xuân tăng liên tục. 
D. Lúa mùa luôn có sản lượng cao nhất. 
Câu 32: Đặc điểm đặc trưng nhất của nền nông nghiệp nước ta là 
A. Có sản phẩm đa dạng. 
B. Nông nghiệp nhiệt đới. 
C. Nông nghiệp thâm canh trình độ cao. 
D. Nông nghiệp đang được hiện đại hoá và cơ giới hóa. 
Câu 33: Vùng có diện tích cây đậu tương lớn nhất cả nước là 
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ. 
Câu 34: Cho bảng số liệu sau đây: 
 CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU MỘT SỐ SẢN PHẨM TỪ NĂM 2010 – 2014 
 Cơ cấu giá trị xuất khẩu 2010 2012 2014 
 Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 31 42,1 44 
 Hàng CN nhẹ và TTCN 46,1 37,8 39,4 
 Hàng nông sản 14,7 13,5 10,1 
 Hàng lâm sản 1,1 1,2 1,3 
 Hàng thủy sản 5 5,3 5,2 
 Vàng phi tiền tệ 0,1 0,1 0 
(Nguồn:Tổng cục Thống kê Việt Nam) 
Qua bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây là đúng? 
A. Cơ cấu giá trị xuất khẩu tăng liên tục. 
B. Năm 2014, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất. 
C. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng lâm sản có xu hướng tăng. 
D. Năm 2014, hàng thuỷ sản chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. 
Câu 35: Cho biểu đồ dưới đây: 
 Trang 88 
SẢN LƯỢNG LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Đơn 
vị: nghìn tấn) 
Qua biểu đồ trên nhận định nào sau đây là đúng? 
A. sản lượng lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long tăng liên tục. 
B. sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn Đồng bằng sông Hồng. 
C. sản lượng lúa của Đồng bằng sông Hồng năm 1995 cao gấp 2,3 lần. 
D. sản lượng lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long giảm. 
Câu 36: Quan sát biểu đồ Dân số Việt Nam trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam. Nhận định nào dưới đây là 
đúng? 
A. Tỉ lệ dân thành thị nhiều hơn tỉ lệ dân nông thôn. 
B. Tỉ lệ dân thành thị hiện nay đang có xu hướng giảm nhẹ. 
C. Dân số nông thôn có xu hướng giảm. 
D. Quy mô dân số nước ta ngày càng giảm. 
Câu 37: Chiếm tỉ lệ lao động cao nhất hiện nay là 
A. lao động hoạt động trong ngành dịch vụ. 
B. lao động hoạt động trong ngành công nghiệp. 
C. lao động hoạt động trong ngành xây dựng. 
D. lao động hoạt động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp. 
Câu 38: Vùng Duyên hải miền Trung là vùng có thế mạnh về: 
A. Trồng cây công nghiệp. B. Chăn nuôi lợn, gia cầm. 
C. Nuôi trồng thủy sản. D. Sản xuất lúa nước. 
Câu 39: Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 
A. 2100 km. B. 3260 km. C. 3143 km D. 4313 km. 
Câu 40: Cho bảng số liệu dưới đây: 
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA CẢ NƯỚC TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2015 
 Năm Diện tchs (Nghìn ha) Sản lượng (Nghìn tấn) 
 1990 6.042,8 19.225,1 
 1995 6.765,6 24.963,7 
 2000 7.666,3 32.529,5 
 2005 7.329,2 35.832,9 
 Trang 89 
2010 7.489,4 40.005,6 
2015 7.834,9 45.215,6 
(Nguồn Tổng cục Thống kê Việt Nam) 
Để vẽ biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng lúa nước ta từ năm 1990 đến 2015, biểu đồ nào sau đây 
thích hợp nhất? 
A. Biểu đồ tròn. 
C. Biểu đồ kết hợp cột và đường. 
B. Biểu đồ miền. 
D. Biểu đồ đường. 
----------- HẾT ---------- 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
ĐÁP ÁN 
1-C 2-B 3-C 4-A 5-A 6-B 7-B 8-C 9-B 10-A 
11-C 12-B 13-C 14-B 15-C 16-C 17-D 18-C 19-C 20-C 
21-B 22-C 23-B 24-D 25-D 26-B 27-C 28-B 29-C 30-C 
31-C 32-B 33-B 34-C 35-B 36-C 37-D 38-C 39-C 40-C 
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT 
Câu 1: C 
Mùa mưa bão của nước ta tập trung nhiều nhất vào tháng IX sau đó đến tháng X và tháng VIII. 
Câu 2: B 
Ngành thuỷ sản của nước ta hiện nay có các dịch vụ thuỷ sản và mở rộng chế biến thuỷ sản. 
Câu 3: C 
Trên biển: 
Phía bắc nước ta giáp với Trung Quốc. 
Phái tây nước ta giáp với Thái Lan. 
Phía nam nước ta giáp với Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a. 
Phía đông nước ta giáp với Phi-líp-pin. 
 Trang 90 
=>Không giáp Mi-an-ma. 
Câu 4: A 
Yếu tố tạo nên sự phân hóa theo mùa của thiên nhiên là yếu tố khí hậu. 
Câu 5: A 
Hướng địa hình của vùng núi đông bắc là hướng vòng cung. 
Câu 6: B 
Điều kiện đúng với vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển công nghiệp: Có cửa ngõ thông ra biển để mở 
rộng sự giao lưu với các nước. 
Câu 7: B 
Ảnh hưởng lớn nhất của đô thị hoá tới sự phát triển kinh tế nước ta là tác động tới quá trình chuyển dịch 
cơ cấu kinh tế. 
Câu 8: C 
Rừng thưa nhiệt đới khô ở nước ta tập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên. 
Câu 9: B 
Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biến nhiệt đới. 
Câu 10: A 
Đai cận nhiệt gió mùa trên núi ở miền Bắc có độ cao từ: 
600 – 700 m đến 2600 m. 
Câu 11: C 
Cây công nghiệp hằng năm có hiệu quả kinh tế cao của nước ta là: mía, lạc, đậu tương. 
Câu 12: B 
Vào giữa và cuối mùa hạ, do áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây Nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành 
đông nam. 
Câu 13: C 
Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, ta thấy mỏ khí tự nhiên là mở Tiền Hải (Thái Bình). 
Câu 14: B 
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, xám trên phù sa cổ tập trung nhiều nhất ở khu vực Đông Nam 
Bộ. 
Câu 15: C 
Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 trung tâm kinh tế không thuộc vùng Trung du miền núi phía bắc là Vĩnh 
Phúc. 
Câu 16: C 
Cận nhiệt đới gió mùa: 
- Khí hậu mát mẻ, mưa nhiều. 
- Không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C. 
Câu 17: D 
- Qua bảng số liệu, ta thấy: 
Giá trị dầu thô tăng từ năm 2010 đến năm 2015 => Sai. 
Giá trị cao su và gạo tăng từ năm 2010 đến năm 2015=> Sai. 
Giá trị hạt tiêu giảm từ năm 2010 đến 2015 => Sai. 
Giá trị cà phê tăng chậm hơn hạt tiêu=> Đúng. 
Câu 18: C 
Hiện nay, tỉ lệ tăng dân số của nước ta đang giảm là do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế 
hoạch hoá gia đình. 
Câu 19: C 
 Trang 91 
So với mức bình quân của thế giới, tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp. Nguyên nhân chính là do 
nước ta đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. 
Câu 20: C 
Khu vực kinh tế chiếm tuyệt đại bộ phận lao động của nước ta hiện nay là khu vực ngoài quốc doanh. 
Câu 27: C 
Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp số 1 của cả nước. 
Câu 28: B 
Vấn đề nổi bật trong phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ là vấn đề giải quyết môi trường 
trong khai thác, vận chuyển, chế biến dầu mỏ. 
Câu 29: C 
Về mùa đông, từ Đà Nẵng trở vào Nam loại gió chiếm ưu thế là gió Tín phong Bắc bán cầu. 
Câu 30: C 
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2005 - 2014, biểu đồ thích 
hợp nhất là biểu đồ đường. 
Câu 31: C 
Qua biểu đồ ta thấy: 
Ý Lúa hè thu tăng không liên tục =>Sai. 
Ý Tổng sản lượng lúa từng năm có xu hướng giảm => Sai. 
Ý Lúa đông xuân tăng liên tục => Đúng. 
Ý Lúa mùa luôn có sản lượng cao nhất =>Sai. 
Câu 32: B 
Đặc điểm đặc trưng nhất của nền nông nghiệp nước ta là chúng ta có thể phát triển nền nông nghiệp nhiệt 
đới. 
Câu 33: B 
Vùng có diện tích cây đậu tương lớn nhất cả nước là Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
Câu 34: C 
Qua bảng số liệu ta thấy, hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng lâm sản có xu hướng tăng là đáp án 
đúng. 
Câu 35: B 
Qua biểu đồ trên ta thấy, sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn Đồng bằng sông 
Hồng. 
Câu 36: C 
Quan sát biểu đồ Dân số Việt Nam trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam ta thấy, dân số nông thôn có xu hướng 
giảm. 
Câu 37: D 
Hiện nay, lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất. 
Câu 38: C 
Vùng Duyên hải miền Trung có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản. 
Câu 39: C 
Tổng chiều dài đường sắt là 3143 km. 
Câu 40: C 
Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, để thể hiện được diện tích và sản lượng lúa nước ta từ năm 1990 
đến năm 2015, biểu đồ kết hợp cột và đường là phù hợp nhất. 

File đính kèm:

  • pdfbo_de_thi_thpt_quoc_gia_mon_dia_ly_nam_2019_co_dap_an_va_gia.pdf