Bệnh lê dạng trùng trên chó (Babesiosis)

Bệnh Babesiosis trên chó được lây truyền bởi các loài ve mang Babesia. Sự phân bố địa lý tùy theo

điều kiện môi trường của các loài ve này dẫn đến việc có sự khác nhau về khu vực lưu hành của

các loài Babesia gây bệnh. Trước đây, chúng được phân loại dựa trên kích thước khi ở bên trong

hồng cầu, thành hai loài: Babesia lớn và Babesia nhỏ. Ngày nay, với sự phát triển của các phương

pháp chẩn đoán phân tử hiện đại, người ta đã xác định được Babesia lớn bao gồm ba loài: B.

rossi, B. canis, B. volegi và Babesia nhỏ bao gồm ba loài: B. gibsoni, B. conradae, B. microti. Trên

chó, những loài này có khả năng gây bệnh khác nhau và đưa đến hậu quả đa dạng: từ nhẹ, không

có biểu hiện lâm sàng cho đến cấp tính, tử vong. Do đó, sự chẩn đoán chính xác loài gây bệnh

mang ý ngh a quan trọng đối với hiệu quả điều trị, cần có sự kết hợp giữa điều tra dịch tễ, xét

nghiệm huyết thanh học và kỹ thuật PCR

Bệnh lê dạng trùng trên chó (Babesiosis) trang 1

Trang 1

Bệnh lê dạng trùng trên chó (Babesiosis) trang 2

Trang 2

Bệnh lê dạng trùng trên chó (Babesiosis) trang 3

Trang 3

Bệnh lê dạng trùng trên chó (Babesiosis) trang 4

Trang 4

Bệnh lê dạng trùng trên chó (Babesiosis) trang 5

Trang 5

Bệnh lê dạng trùng trên chó (Babesiosis) trang 6

Trang 6

Bệnh lê dạng trùng trên chó (Babesiosis) trang 7

Trang 7

Bệnh lê dạng trùng trên chó (Babesiosis) trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 10300
Bạn đang xem tài liệu "Bệnh lê dạng trùng trên chó (Babesiosis)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bệnh lê dạng trùng trên chó (Babesiosis)

Bệnh lê dạng trùng trên chó (Babesiosis)
t lan rộng khắp thế giới do các 
loài Babesia khác nhau gây nên. Hơn 100 loài Babesia đã được xác định, nhưng chỉ Babesia canis 
và Babesia gibsoni đã được chứng minh là lây nhiễm cho chó [14]. Chúng được phân loại dựa vào 
kích cỡ và hình dáng: các Babesia lớn được gọi là Babesia canis mang hình dạng như quả lê và có 
kích cỡ 3 – 5 μm, và các Babesia nhỏ được gọi là Babesia gibsoni ở dạng đơn, hình khuyên có kích 
cỡ 1 – 3 μm [10]. Những phân tích về mặt phân tử dựa trên vùng gen 18S rRNA gần đây cho thấy 
chúng có sự đa dạng về kiểu gen [12, 31]. Các loài Babesia đều ký sinh bên trong hồng cầu, sau đó 
phá vỡ hồng cầu này và tiếp tục lây nhiễm cho hồng cầu khác. Babesiosis ở chó gây nên các triệu 
chứng nguy hiểm như thiếu máu tán huyết (loại thiếu máu do hồng cầu bị phá vỡ, và đời sống 
hồng cầu bị rút ngắn dưới 120 ngày), vàng da, tổn thương thận, viêm tụy và tiêu cơ [29, 16]. Tuy 
nhiên, đến nay tại Việt Nam bệnh này ít được quan tâm và vẫn chưa có các cuộc điều tra dịch tễ 
học cụ thể trên diện rộng, mặc dù Canine Babesiosis ngày càng dễ bắt gặp hơn. 
2 PHÂN LOẠI VÀ PHÂN BỐ ĐỊA LÝ 
Babesia thuộc họ Babesiidae, bộ Piroplasmida, lớp Aconoidasida, ngành Apicomplexa [8]. Babesia 
chủ yếu được truyền qua ve và là loại ký sinh trùng đường máu phổ biến thứ hai ở động vật có vú, 
sau Trypanosoma [25]. 
416 
Babesia lớn bao gồm: B. rossi, B. canis, B. volegi [26]. B. rossi thường được tìm thấy ở châu Phi [19]. 
Nó được lây truyền bởi loài ve Haemaphysalis elliptica. Đây cũng là loài Babesia có độc lực cao 
nhất [1]. B. canis lưu hành chủ yếu ở châu Âu [24], được truyền lây bởi Dermacentor spp., nhìn 
chung chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ. B. vogeli được tìm thấy trên toàn thế giới và được truyền bởi 
Rhipicephalus sanguineus [9], hiếm khi gây ra các triệu chứng lâm sàng. Theo một nghiên cứu tại 
Cần Thơ, tỷ lệ chó bị nhiễm loại ve này là 25% trong tổng số chó được khảo sát [18]. 
Babesia nhỏ bao gồm: B. gibsoni, B. conradae, B. microti [26]. B. gibsoni là loài phổ biến nhất trong 
số các Babesia nhỏ, lưu hành thường xuyên ở châu Á, do loài ve Haemaphysalis longicornis truyền 
lây. B. gibsoni gây bệnh ở mức độ vừa phải và ít dẫn đến các biến chứng. B. conradae gây bệnh 
trên những con chó ở California, phương thức truyền lây qua ve Rhipicephalus sanguineus [10]. B. 
conradae gây giảm hồng cầu rõ rệt với tỷ lệ chết cao hơn (43% so với 16% của B. gibsoni) [13]. B. 
microti là loài lưu hành ở miền bắc Tây Ban Nha, được nghi ngờ là do loài ve Ixodes hexagonus 
truyền lây [3], gây nên triệu chứng thiếu máu nghiêm trọng, giảm tiểu cầu và tăng urea huyết [7]. 
3 CƠ CHẾ TRUYỀN LÂY CỦA BABESIA 
Quá trình truyền lây Babesia vào cơ thể chó bắt đầu từ vết cắn của các loài ve có mang Babesia. 
Thoa trùng sẽ từ tuyến nước bọt của những con ve này xâm nhập vào các mô dưới da và đi vào 
dòng máu. Trong trường hợp của ve R. sanguineus, cả ba giai đoạn ấu trùng, nhộng, trưởng thành 
đều có thể truyền B. vogeli [22]. Khi đã tiến vào máu của vật chủ, Babesia xâm nhập và nhân lên ở 
bên trong hồng cầu, thực hiện giai đoạn sinh sản vô tính, giải phóng các ký sinh trùng non để tiếp 
tục lây nhiễm sang các hồng cầu khác [22]. Các loài ve cũng có thể bị nhiễm Babesia trở lại khi 
chúng hút máu những con chó bị Babesiosis. Trong ruột ve, pha sinh sản hữu tính xảy ra khi các 
giao tử gắn lại với nhau tạo thành hợp tử, hợp tử xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột và sinh sản vô 
tính xuất hiện, tạo các thoa trùng trưởng thành và phát triển bên trong cơ thể ve và cuối cùng sẽ di 
chuyển về tuyến nước bọt của những con ve này để sẵn sàng tìm vật chủ mới, hoặc sẽ đến cơ quan 
sinh sản của ve để truyền qua thế hệ ve tiếp theo [6]. Tóm lại, Babesia chỉ có một ký chủ trung gian 
là các loài ve. 
Mặc dù việc truyền lây Babesia qua các vector tự nhiên là chủ yếu, nhưng khả năng nhiễm Babesia 
do lây truyền qua nhau thai từ thú mẹ hoàn toàn có thể xảy ra [6]. Babesia còn truyền qua máu từ 
chó bệnh sang chó khỏe trong các trường hợp cần tiếp máu [10], nhưng chúng không truyền theo 
nước bọt của những con chó đã nhiễm bệnh. 
4 LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH BABESIOSIS 
Các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của chó bị Babesiosis phụ thuộc vào loài truyền nhiễm và 
khả năng miễn dịch của vật chủ. Thời gian ủ bệnh là khoảng 10 đến 28 ngày [21]. Các biểu hiện 
ban đầu bao gồm sốt, đờ đẫn và thiếu máu tán huyết ở các mức độ khác nhau [29]. Sau giai đoạn 
cấp tính, hầu hết những con chó nhiễm bệnh mãn tính không có các biểu hiện lâm sàng hoặc có 
nhưng kém đặc trưng [15]. 
417 
Ngoài bệnh tan máu do Babesia gây ra, những con chó mắc bệnh Babiosis dạng phức tạp còn bị 
thiếu máu tán huyết trung gian miễn dịch [IMHA] và phản ứng viêm quá mẫn [20]. Những con chó 
này rất khó điều trị với tỷ lệ tử vong lên đến 45% [29]. Các biến chứng trong bệnh Babesiosis phức 
tạp bao gồm bệnh gan, tổn thương thận cấp tính [AKI], bệnh bại não, hội chứng suy hô hấp cấp 
tính [ARDS], viêm tụy và tiêu cơ [29,16,22]. Các bệnh về gan là một biến chứng thường thấy với dấu 
hiệu đặc trưng là sự gia tăng bạch cầu, tăng sắc tố niệu và hoàng đản, những con chó đã có biến 
chứng này sẽ chậm phục hồi hơn [15]. Trong khi đó, AKI thường biểu hiện dưới dạng vô niệu hoặc 
thiểu niệu. Quan sát dưới kính hiển vi, các tế bào biểu mô ống thận bị sưng, chứa huyết sắc tố và 
không bào, trong lòng các tiểu đơn vị Nephron cũng xuất hiện huyết sắc tố. Những tổn thương về 
mặt hình thái này là do sự thiếu ôxy do hồng cầu bị Babesia phá hủy [15]. 
Hạ đường huyết là một biến chứng phổ biến của bệnh nhiễm trùng Babesiosis, có liên quan đến 
thiếu máu nghiêm trọng và chứng hoàng đản [11]. Tỷ lệ sống sót của chó càng giảm nếu đường 
huyết hạ dưới 59,4 mg/dL khi được đưa đến cơ sở chữa trị [17]. Chó nhiễm Babesia bị hạ đường 
huyết có chỉ số TNF [Tumor necrosis factor] rất cao. TNF kích thích tập trung bạch cầu trung tính đến 
nơi bị nhiễm trùng, do vậy chỉ số TNF tăng cao là một chỉ dấu cho việc nhiễm ký sinh trùng [28]. 
5 CHẨN Đ ÁN 
Chẩn đoán Babesiosis được dựa trên các biểu hiện lâm sàng cơ bản kèm theo các yếu tố dịch tễ 
học. Kỹ thuật phết máu mao mạch mỏng, nhuộm màu nhanh được thực hiện trong những trường 
hợp cấp tính [4]. Các Babesia lớn xuất hiện theo cặp bên trong hồng cầu, có kích thước 2,4 x 5 
micromet. Babesia nhỏ thường được tìm thấy dưới dạng đơn, hình khuyên có kích thước 1 x 3,2 
micromet [27]. 
Trong các trường hợp chó nhiễm Babesia mãn tính, do các loài có độc lực thấp hơn như B. canis và 
B. vogeli, việc quan sát bằng kính hiển vi gặp nhiều khó khăn do số lượng ký sinh trùng rất thấp. Khi 
đó, nên tiến hành các chẩn đoán cao hơn như phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA: 
Indirect Immuno Fluorescent Assay) hoặc kỹ thuật PCR (Polemerase Chain Reaction). IFA đã được sử 
dụng để chẩn đoán bệnh Babesiosis từ năm 1970 [30]. Nhưng phản ứng chéo giữa các loài 
Babesia đã làm giảm độ đặc hiệu của xét nghiệm này. Ngoài ra, IFA sẽ cho kết quả âm tính với 
mẫu nhiễm Babesia giai đoạn sớm vì kháng thể phải mất 8 đến 10 ngày mới hình thành [2]. Trong 
trường hợp này, kỹ thuật PCR nên được sử dụng. Nhưng việc lựa chọn maker thích hợp là vô cùng 
quan trọng vì bộ gen của Babesia chưa được giải trình tự hoàn toàn. Các gen RNA ribosome 18S, 
5,8S và 28S đã được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật PCR. Gen 18S rRNA là một 
trong những phân tử được sử dụng thường xuyên nhất trong việc chẩn đoán Babesia. Kích thước 
gen này khác nhau ở các loài, chứa từ 1720 đến 1770 bp, đã được giải trình tự [23]. Kỹ thuật này đã 
phân biệt được B. rossi, B. vogeli và B. canis [5]. 
Chẩn đoán Babiosis nên càng cụ thể càng tốt, vì độc lực, tiên lượng và đáp ứng với điều trị là khác 
nhau. Mặc dù, đã có nhiều cải tiến về phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm, nhưng 
không có quy trình xét nghiệm nào cho kết quả chắc chắn 100% trong việc phát hiện nhiễm 
Babesia. Do đó, sự kết hợp giữa xét nghiệm huyết thanh học và kỹ thuật PCR sẽ mang lại độ nhạy 
418 
và độ đặc hiệu cao nhất. Bắt đầu bằng việc sàng lọc các trường hợp nghi ngờ dựa trên triệu chứng 
và lịch sử dịch tễ, tiến hành xét nghiệm huyết thanh học và sau đó xác nhận lại bằng kỹ thuật PCR 
được cho là thích hợp và tin cậy nhất. Ở Việt Nam hiện nay, việc chẩn đoán Babesia canis vẫn chủ 
yếu dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, kết quả xét nghiệm máu để định hướng nghi ngờ, sau đó 
dùng kỹ thuật phết máu mao mạch để tìm Babesia. Tuy nhiên, kỹ thuật này có hiệu quả không cao 
vì rất khó phát hiện Babesia trong hồng cầu ở những con chó nhiễm bệnh giai đoạn đầu, và đòi hỏi 
kỹ thuật viên phải có kinh nghiệm phân biệt Babesia và các ký sinh trùng khác bên trong hồng cầu. 
Đây là điều đáng quan tâm và nghiên cứu phát triển các kỹ thuật có tính chính xác cao hơn, đặc 
biệt là khi nhu cầu nuôi thú cưng ở nước ta đang rất phát triển. 
6 TỔNG KẾT 
Babesiosis đã và đang là căn bệnh đe dọa sức khỏe của chó trên toàn thế giới bởi sự phân bố 
khắp nơi của các loài Babesia. Độ nguy hiểm của bệnh này đến từ các triệu chứng thiếu máu, giảm 
tiểu cầu, và các biểu hiện từ nhẹ, không đặc hiệu đến cấp tính và tử vong. Do đó, việc thu thập 
thông tin dịch tễ và các yếu tố nguy cơ có vai trò quan trọng trong việc sàng lọc thú bệnh. Sử dụng 
kết hợp các công cụ chẩn đoán để loại trừ các trường hợp nhiễm Babesia không triệu chứng. Nhìn 
chung, các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có khả năng làm giảm bớt các biểu hiện lâm sàng 
của chó mắc bệnh Babesiosis, nhưng khó có thể loại bỏ hoàn toàn Babesia trong cơ thể chó. Nếu 
có sự suy giảm miễn dịch, các mầm bệnh này sẽ có cơ hội tái phát rất cao. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Apanaskevich DA, Horak IG, Camicas JL (2007) Redescription of Haemaphysalis (Rhipistoma) 
elliptica (Koch, 1844), an old taxon of the Haemaphysalis (Rhipistoma) leachi group from East 
and southern Africa, and of Haemaphysalis (Rhipistoma) leachi (Audouin, 1826) (Ixodida, 
Ixodidae). Onderstepoort J Vet Res, 74(3): 181–208. 
[2] Bobade PA, Oduye OO, Aghomo HO (1989) Prevalence of antibodies against Babesia canis in 
dogs in an endemic area. Revue d’elevage et de medecine veterinaire des pays tropicaux, 
42: 211 – 217. 
[3] Camacho AT, Pallas E, Gestal JJ, et al (2003) Ixodes hexagonus is the main candidate as 
vector of Theileria annae in northwest Spain. Vet Parasitol, 112(1–2): 157–163. 
[4] Conrad P, Thomford J, Yamane I, et al (2002) Hemolytic anemia caused by Babesia gibsoni 
infection in dogs. J Am Vet Med Assoc, 220: 325 – 9. 
[5] Duarte SC, Linhares GFC, Romasnowky TN, et al (2008) Assessment of primes designed for 
the subspecies-speccific discrimination among Babesia canis canis, Babesia canis vogeli and 
Babesia canis rossi by PCR assay. Vet Parasitol, 152: 16 – 20. 
[6] Fukumoto S, Suzuki H, Igarashi I, et al (2005) Fatal experimental transmission of Babesia 
gibsoni infection in dogs. Int J Parasitol, 35: 1031 – 5. 
419 
[7] Garcia AT (2006) Piroplasma infection in dogs in northern Spain. Vet Parasitol, 138(1–2): 97–
102. 
[8] Huỳnh Hồng Quang (2010) Phân biệt bệnh Babesia với sốt rét tiểu huyết cầu tố khi bệnh nhân 
sống trong vùng nhiệt đới và sốt rét lưu hành. 
[9] Inokuma H, Yoshizaki Y, Matsumoto K, et al (2004) Molecular survey of Babesia infection in 
dogs in Okinawa, Japan. Vet Parasitol, 121(3–4): 341–346. 
[10] Irwin PJ (2009) Canine babesiosis: form molecular taxonomy to control. Parasit Vectors, 2 (1): 
1-9. 
[11] Keller N, Jacobson LS, Nel M, et al (2004) Prevalence and risk factors of hypoglycemia in 
virulent canine babesiosis. J Vet Intern Med, 18(3): 265–270. 
[12] Kjemtrup AM, Kocan AA, Whitworth L, et al (2000) There are at least three genetically distinct 
small piroplasms from dogs. Int J Parasitol, 30: 1501 – 5. 
[13] Kjemtrup AM, Wainwright K, Miller M, Penzhorn BL, Carreno RA (2006) Babesia conradae, sp. 
Nov., a small canine Babesia identified in California. Vet Parasitol, 138(1–2): 103–111. 
[14] Levine N (1988) The protozoan phylum Apicomplexa. Boca Raton (FL): CRC Press; pp.154. 
[15] Liza S Köster, Remo G Lobetti, Patrick Kelly (2015) Canine babesiosis: a perspective on clinical 
complications, biomarkers, and treatment. 
[16] Malherbe W (1966) Clinico-pathological studies of Babesia canis infection in dogs. The 
influence of the infection on kidney function. J S Afr Vet Assoc, 37: 261–264. 
[17] Nel M, Lobetti RG, Keller N, Thompson PN (2004) Prognostic value of blood lactate, blood 
glucose, and hematocrit in canine babesiosis. J Vet Intern Med, 18(4): 471–476. 
[18] Nguyễn Hồ Bảo Trân, Nguyễn Hữu Hưng (2014) Tình hình nhiễm ngoại ký sinh trùng trên chó 
tại thành phố Cần Thơ. 
[19] Oyamada M, Davoust B, Boni M, et al (2005) Detection of Babesia canis rossi, B. canis vogeli, 
and Hepatozoon canis in dogs in a village of eastern Sudan by using a screening PCR and 
sequencing methodologies. Clin Diagn Lab Immunol, 12(11): 1343–1346. 
[20] Reyers F, Leisewitz AL, Lobetti RG, et al (1998) Canine babesiosis in South Africa: more than 
one disease. Does this serve as a model for falciparum malaria? Ann Trop Med Parasitol, 
92(4): 503–511. 
[21] Schoeman JP (2009) Canine babesiosis. Onderstepoort J Vet Res, 76(1): 59–66. 
[22] Shortt HE (1973) Babesia canis: the life cycle and laboratory maintenance of its arthropod and 
mammalian hosts. Int J Parasitol, 3: 119 – 48. 
[23] Skotarczak B (2008) Babesiosis as a disease of people and dogs. Molecular diagnostics: a 
review. Veterinarni Medicina, 53, 2008 (5): 229–235. 
420 
[24] Solano-Gallego L, Baneth G (2011) Babesiosis in dogs and cats-expanding parasitological and 
clinical spectra. Vet Parasitol, 181(1): 48–60. 
[25] Telford SR 3rd, Spielman A (1993) Reservoir competence of white-footed mice for Babesia 
microti. J Med Entomol, 30(1): 223–227. 
[26] Uilenberg G (2006) Babesia – a historical overview. Vet Parasitol, 138(1–2): 3–10. 
[27] Van Heerden J, Reyes F, & Stewart C G (1983) Treatment and thrombocyte levels in 
experimentally induced canine ehrlichiosis and canine babesiosis. Onderstepoort Jour nal of 
Veterinary Research, 50: 267–270. 
[28] Vaughan-Scott T, Jacobsen LS, Lobetti RG, Reyers F (2004) Serum concentrations of tumor 
necrosis factor in dogs naturally infected with Babesia canis and its relation to severity of 
disease. Veterinary Immunology and Immunopathology, 104(1): 27–41. 
[29] Welzl C, Leisewitz AL, Jacobson LS, Vaughan-Scott T, Myburgh E (2001) Systemic inflammatory 
response syndrome and multiple-organ damage/ dysfunction in complicated canine 
babesiosis. J S Afr Vet Assoc, 72(3): 158 - 162. 
[30] Yamane I, Thomford JW, Gardner IA, et al (2002) Evalution of the indirect immunofluorescent 
antibody test for diagnosis of Babesia gibsoni infections in dogs. Am J Vet Res, 54(10): 1579 – 
84. 
[31] Zahler M, Rinder H, Zweygarth E, et al (2000) ‚Babesia gibsoni‛ of dogs from North America 
and Asia belong to different species. Parasitology, 120: 365 – 9. 
 Khoa 
DƯỢC 

File đính kèm:

  • pdfbenh_le_dang_trung_tren_cho_babesiosis.pdf