Bảo hiểm thất nghiệp trong phát triển kinh tế ở Việt Nam
Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách xã hội quan trọng ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, bảo hiểm thất nghiệp là một bộ phận quan trọng của Luật Bảo hiểm xã hội. Để đánh giá vai trò của bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam trong chính sách an sinh xã hội, bài báo sử dụng phương pháp hồi quy (bình phương nhỏ nhất thông thường OLS) và thống kê mô tả để phân Tch. Kết quả phân Tch cho thấy chính sách bảo hiểm thất nghiệp có tác động Tch cực đến việc giảm nhanh và ổn định tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam (chính sách này đã làm giảm tỷ lệ thất nghiệp bình quân 0,71% mỗi năm kể từ năm 2009). Ngoài ra, chính sách bảo hiểm thất nghiệp không chỉ giúp người thất nghiệp ổn định cuộc sống mà còn tạo thêm cơ hội để họ bếp tục tham gia thị trường lao động nhanh hơn với nhiều lợi ích như tư vấn miễn phí, giới thiệu việc làm miễn phí, đào tạo miễn phí cho người thất nghiệp. Thành công của chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã được ghi nhận trong việc giảm số lượng các cuộc đình công bằng cách làm dịu mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Bên cạnh đó, chính sách bảo hiểm thất nghiệp sẽ giúp giảm thiểu sự biến động của chu kỳ kinh tế một cách tự động thông qua việc tăng tổng cầu theo cơ chế số nhân và góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Bài báo cũng gợi ý một số gợi ý chính sách để các nhà hoạch định chính sách có thể kiểm soát tốt hơn jnh hình thất nghiệp cũng như ổn định thị trường lao động Việt Nam trong tương lai
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bảo hiểm thất nghiệp trong phát triển kinh tế ở Việt Nam
ghiệp phá sản. Các quy định về xử phạt vi phạm BHTN chưa đủ mạnh và mang nh răn đe cần thiết, mức phạt chậm đóng đối với đơn vị nợ ền BHTN thấp hơn hoặc bằng mức lãi suất ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp tư nhân vẫn cố nh chậm nộp, nợ đóng BHTN, chiếm dụng ền đóng đóng BHTN của người lao động để đầu tư kinh doanh sinh lời, ảnh hưởng quyền lợi của người lao động cũng như gây thiệt hại nặng nề và rủi ro cho việc duy trì quỹ BHTN trong tương lai. 3.2. Số lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp Kể từ khi có hiệu lực đến nay, chính sách BHTN có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an sinh xã hội, luôn được coi là nhiệm vụ thường xuyên của Chính phủ cũng như toàn xã hội. Trong giai đoạn 2009-2013, BHTN không chỉ là công cụ tốt để đảm bảo an toàn cho người thất nghiệp mà còn là “cỗ máy” ổn định tự động của nền kinh tế Việt Nam vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới một cách thành công. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại từ 8,05%/năm trong giai đoạn 2003- 2007 xuống 5,9%/năm trong giai đoạn 2008-2012, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh do nhiều công ty cắt giảm lao động để chống lại rủi ro phá sản. Nhìn chung, số đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp trong những năm đầu thực hiện chính sách còn tương đối thấp, thời gian hưởng ngắn; số chi các chế độ BHTN so với số thu BHTN những năm đầu chỉ dao động khoảng dưới 30%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỷ lệ này bắt đầu gia tăng, năm 2015 là 52% trở lên thì đến năm 2019 tỷ lệ này là 70%. Đặc biệt, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã và đang tác động lớn đến kinh tế, xã hội của Việt Nam; nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phải tạm dừng hoạt động, thu h p quy mô sản xuất; nhiều người lao động mất việc thì quỹ BHTN cũng thực hiện được vai trò “điểm tựa” giúp đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho người lao động không có việc làm và tỷ lệ hưởng lên 90% so với số thu. Năm 2020, BHTN đã chi 11.135 tỷ đồng cho 797.485 người (tăng 145% so với năm 2019). Khi số trợ cấp thất nghiệp được trả cũng tăng thì tổng cầu cũng tự động nâng theo cơ chế số nhân và góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như tốc độ tăng trưởng [4]. Bảng 3. Số người được hưởng chế độ BHTN giai đoạn 2010-2019 Chỉ êu Năm Số lượt người được tư vấn giới thiệu việc làm Số lượt người được giới thiệu việc làm Số người được hỗ trợ học nghề Số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp 2010 125.562 270 156.765 2011 215.498 17.240 1.036 289.181 2012 342.145 70.656 4.763 521.048 2013 397.338 106.600 10.610 454.839 2014 457.273 125.736 19.796 514.853 2015 473.791 119.590 24.378 526.279 2016 910.448 147.278 28.537 585.669 2017 1.113.933 168.719 34.723 671.789 2018 1.390.429 179.092 37.977 763.345 2019 1.473.907 171.622 38.422 787.589 Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam [2,3] NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (72) 2021 Có thể khẳng định, chính sách BHTN đã đạt được thành công lớn không chỉ giúp người lao động đảm bảo, duy trì cuộc sống; giúp người sử dụng lao động không bị áp lực về tài chính vì không phải chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động mà còn giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước vì không phải cấp một khoản kinh phí cũng như thời gian để xây dựng chính sách, trình tự, thủ tục để tổ chức thực hiện hỗ trợ cho đối tượng này. Các khoản chi trả và dịch vụ được cung cấp trong phạm vi BHTN như trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm ốm đau, m việc làm mới và học nghề đã đảm bảo được mục êu an sinh xã hội của Chính phủ. Bảng 4. Tình hình chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ êu 2018 Số ền trợ cấp thất nghiệp 439,44 1.075,3 2.314,6 3361,62 4.177,3 4.539,67 4.766,65 5.481,5 6.084,6 7.301,8 Số ền trợ cấp 1 lần 0,07 0,54 216,96 390,09 431,9 103,07 108,22 124,46 138,15 165,78 Số ền hỗ trợ học nghề 0,20 0,63 0,216 3,96 12,6 33,51 35,19 40,46 44,91 53,90 Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam [2,3] Trong những năm qua, chính sách BHTN đã thể hiện vai trò đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, khó áp dụng chế độ BHTN ở phạm vi rộng do nhiều lao động Việt Nam vẫn đang làm việc ở khu vực phi chính thức (doanh nghiệp không có hợp đồng chính thức với lao động để tránh các quy định về bảo hiểm nói chung và BHTN nói riêng). 4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Bài viết đã phân ch vai trò của chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2009-2019. Kết quả phân ch cho thấy, chính sách này đã có tác động ch cực đến hoạt động của thị trường lao động. Đặc biệt, chế độ BHTN đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong thời gian qua. Kết quả định lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) ước nh rằng chính sách BHTN có tác động ch cực đến việc giảm nhanh hơn và ổn định tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, chính sách này đã làm giảm tỷ lệ thất nghiệp bình quân tăng 0,716% mỗi năm kể từ năm 2009. Chính sách cũng mang lại nhiều lợi ích cho người lao động thất nghiệp thông qua trợ cấp thất nghiệp, học nghề cũng như dịch vụ m kiếm việc làm. Bên cạnh đó, chính sách BHTN đã đóng một vai trò ch cực trong việc giảm số lượng các cuộc đình công ở Việt Nam bằng cách làm dịu mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động [1]. Mặc dù BHTN là nhằm hỗ trợ người lao động trong thời gian gặp khó khăn khi mất việc làm nhưng, khi thực hiện, chính sách BHTN còn gặp khá nhiều vấn đề bất cập cần phải giải quyết như: Thứ nhất, đối tượng áp dụng BHTN ở Việt Nam còn chồng chéo trong các quy định của pháp luật. Cụ thể, theo quy định của pháp luật hiện hành thì BHTN áp dụng bắt buộc đối với người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn) đủ từ 12 tháng đến 36 tháng và người sử dụng lao động tham gia BHTN có từ 10 lao động trở lên. Tuy vậy, mặc dù đối tượng tham gia BHTN là công dân Việt Nam, nhưng không phải công dân Việt Nam nào cũng được tham gia mà chỉ công dân đạt điều kiện theo luật định mới được tham gia BHTN. Việc quy định như trên cho thấy đối tượng tham gia BHTN ở Việt Nam rất hạn h p, như người nước ngoài sang Việt Nam làm việc và lao động nông nghiệp Việt Nam không được tham gia BHTN. Thứ hai, theo quy định hiện hành, để hưởng BHTN, người lao động đã phải đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc. Thực tế hiện nay nếu trong vòng 24 tháng trước ngày người lao động bị mất việc, họ mới chỉ đóng được 11 tháng BHTN thì luật lại chưa có quy định rõ về chế độ BHTN của họ. Hơn nữa, Bộ luật Lao động hiện hành vẫn quy định về chế độ trợ cấp thôi việc cũng như trợ cấp mất việc đối với người lao động khi họ thôi việc hoặc mất việc làm, nhưng sẽ không áp dụng các trợ cấp này với những đối tượng được hưởng chế độ BHTN. Do vậy, về mối quan hệ giữa hưởng BHTN và các chế độ trợ cấp trên cũng cần được làm rõ. Thứ ba, khi người lao động bị mất việc làm hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (72) 2021 việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực ếp nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đang làm việc. Người lao động chưa m được việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì Trung tâm Dịch vụ việc làm xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động vào sổ bảo hiểm xã hội và gửi lại người lao động cùng với quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chụp sổ bảo hiểm xã hội để lưu hồ sơ. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được nh từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, thời gian giải quyết chế độ BHTN cho người lao động là tương đối nhanh. Tuy nhiên, khi thực hiện thì thủ tục giải quyết cho người lao động hưởng BHTN gặp nhiều khó khăn từ chính các quy định của pháp luật chưa được chặt chẽ, như: Pháp luật quy định khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, để được hưởng các chế độ của BHTN, người lao động phải có giấy xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là hợp pháp. Vấn đề khó ở đây là một mặt pháp luật yêu cầu người đơn phương chấm dứt hợp đồng có giấy xác nhận của doanh nghiệp là đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp là bắt buộc trong hồ sơ, nhưng luật lại không quy định việc xác nhận cho những người này là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp. Hơn nữa, khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì về tâm lý, người sử dụng lao động cũng không dễ dàng chấp nhận vì họ cho rằng người lao động đã vi phạm hợp đồng và họ không có nghĩa vụ phải xác nhận, vì không có chế tài nào áp dụng với họ, Vì thế, doanh nghiệp thường gây khó dễ cho người lao động bằng cách kéo dài thời gian không xác nhận cho người lao động. Không những thế, người sử dụng lao động cũng chậm trả sổ bảo hiểm cho người lao động. Do vậy, đã có nhiều trường hợp người lao động không thể được nhận BHTN do hết thời gian mà thiếu hồ sơ để làm thủ tục. Trong trường hợp khác, người lao động và người sử dụng lao động thông đồng để trục lợi BHTN, khi người sử dụng lao động ký xác nhận chấm dứt hợp đồng giả tạo, để người lao động làm hồ sơ hưởng BHTN rồi lại đi làm bình thường. Thứ tư, về quy định hỗ trợ học nghề và hỗ trợ m việc làm miễn phí: Theo quy định, người được hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề với thời gian không quá 6 tháng và hỗ trợ m việc làm miễn phí. Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện BHTN, phần lớn người lao động chỉ quan tâm đến ền trợ cấp thất nghiệp mà chưa thấy sự cần thiết và mức độ quan trọng của chính sách hỗ trợ học nghề. Điều này cho thấy, công tác tuyên truyền về chính sách BHTN chưa được đúng mức, dẫn đến người lao động còn mơ hồ về BHTN. Ngoài ra, thời hạn hỗ trợ là 6 tháng còn quá ngắn khi áp dụng trên thực tế, không đảm bảo được quyền lợi của người lao động. Để chính sách BHTN phát huy hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau: Một là, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách BHTN cần đơn giản hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký trợ cấp thất nghiệp cũng như tăng nh minh bạch của các thông n liên quan đến trợ cấp cho người lao động thất nghiệp. Hai là, ếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách BHTN bao trùm rộng trong các doanh nghiệp và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách này tại các doanh nghiệp nhằm tăng đối tượng tham gia BHTN. Ba là, cơ quan quản lý cần ếp tục ứng dụng công nghệ thông n trong công tác quản lý BHTN nhằm cắt giảm chi phí cho hệ thống. Bốn là, với sự phát triển thặng dư lũy kế của quỹ BHTN, nên tăng trợ cấp thất nghiệp lên mức cao hơn và giảm mức đóng vào quỹ BHTN của người sử dụng lao động, bên cạnh đó cũng cần điều chỉnh mức đóng góp vào quỹ BHTN của người lao động để đảm bảo sự bình đẳng giữa hai bên trên thị trường lao động. Năm là, hoàn thiện dữ liệu về số lượng lao động trong khu vực phi chính thức của nền kinh tế cũng như giải pháp mạnh mẽ đối với người sử dụng lao động trong việc thực hiện chính sách BHTN. Mặc dù chính sách BHTN ở Việt Nam còn nhiều hạn chế cần phải sửa đổi, bổ sung khung pháp lý cho hoàn thiện, nhưng không thể phủ nhận chính sách BHTN trong giai đoạn vừa qua đã tạo được động lực thúc đẩy thị trường lao động, đặc biệt là bảo đảm an sinh xã hội góp phần giữ vững ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước. Ngoài ra, chính sách BHTN đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững thông qua việc điều hoà các mâu thuẫn xã hội, tạo nên sự đồng thuận giữa các tầng lớp, các nhóm xã hội trong quá trình phát triển. Chính sách BHTN được thiết kế hiệu quả có thể tạo điều kiện cho người lao động đầu tư tốt hơn cho tương lai. Xã hội càng phát triển, càng đạt tới nấc thang cao hơn của ến bộ, văn minh và hiện đại thì càng phải quan tâm giải quyết vấn cho người lao động. Ngược lại, sự tăng trưởng kinh tế, sự phát triển bền vững sẽ cho phép có thêm nguồn lực để chăm lo phát triển về xã hội mà trọng tâm là các chính sách về an sinh xã hội như BHTN, BHYT, trợ cấp xã hội, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (72) 2021 THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ Nguyễn Minh Tuấn - Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo, nghiên cứu): + Năm 1999: Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản lý kinh tế và xã hội, Tài chính - Ngân hàng; + Năm 2005: Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh; + Năm 2015: Tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng; - Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Trưởng khoa Kinh tế, Trường Đại học Sao Đỏ; - Lĩnh vực quan tâm: Kinh tế, xã hội; - Email: minhtuancnsd@yahoo.com; - Điện thoại: 0912 795 162. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP (2017), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của BCH TW Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, Hà Nội. [2]. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2020), Tài liệu tham khảo kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm xã hội của các nước trong khu vực và trên thế giới, Hà Nội. [3]. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2020), Báo cáo số 2987/ BC-BHXH ngày 21/9/2020 về kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng 9 và nhiệm vụ tháng 10, Hà Nội. [4]. Chính phủ (2020), Báo cáo nh hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2010-2020, Hà Nội. [5]. Tổng cục Thống kê (2020), Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến nh hình lao động, việc làm năm 2020, Hà Nội. [6]. Vanham, P (2018), The story of Viet Nam’s economic miracle - World Economic Forum, Retrieved from https://www.weforum.org/agenda/2018/09/ how-vietnam-became-an-economic-miracle. [7]. World Bank (2017), The World Bank in Vietnam - Overview, Retrieved from h p://www.worldbank. org/en/country/vietnam/overview.
File đính kèm:
- bao_hiem_that_nghiep_trong_phat_trien_kinh_te_o_viet_nam.pdf