Bảo đảm quyền trẻ em trong thiết chế văn hóa gia đình ở Việt Nam

Tiếp cận các vấn đề lý thuyết và phản ánh thực trạng quyền con người,

quyền công dân nói chung và quyền của trẻ em nói riêng là chủ đề luôn có tính cấp

thiết trong khoa học pháp lý ở nước ta hiện nay. Nội dung trọng tâm của bài viết đề cấp

đến những vấn đề lý luận về quyền con người, quyền công dân với chủ thể trực tiếp là

trẻ em; thực trạng bảo đảm quyền và một số giải pháp bảo đảm quyền trẻ em gắn với

thiết chế văn hóa gia đình ở Việt Nam. Nội dung nghiên cứu được tiếp cận trong

phương pháp luận đa ngành khoa học xã hội và nhân văn, thống kê, khảo sát thực

nghiệm, phân tích và bình luận. Kết quả nghiên cứu có giá trị lý luận và có nhiều thông

tin để Đảng và Nhà nước có thêm căn cứ xây dựng chính sách pháp luật, đồng thời góp

phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân về bảo đảm quyền trẻ em, giữ gìn, phát

huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình người Việt trong bối cảnh, điều kiện mới

Bảo đảm quyền trẻ em trong thiết chế văn hóa gia đình ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Bảo đảm quyền trẻ em trong thiết chế văn hóa gia đình ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Bảo đảm quyền trẻ em trong thiết chế văn hóa gia đình ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Bảo đảm quyền trẻ em trong thiết chế văn hóa gia đình ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Bảo đảm quyền trẻ em trong thiết chế văn hóa gia đình ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Bảo đảm quyền trẻ em trong thiết chế văn hóa gia đình ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Bảo đảm quyền trẻ em trong thiết chế văn hóa gia đình ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Bảo đảm quyền trẻ em trong thiết chế văn hóa gia đình ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Bảo đảm quyền trẻ em trong thiết chế văn hóa gia đình ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Bảo đảm quyền trẻ em trong thiết chế văn hóa gia đình ở Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 4840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bảo đảm quyền trẻ em trong thiết chế văn hóa gia đình ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bảo đảm quyền trẻ em trong thiết chế văn hóa gia đình ở Việt Nam

Bảo đảm quyền trẻ em trong thiết chế văn hóa gia đình ở Việt Nam
ại tình dục (chiếm 54,5%) với 220 trẻ em bị xâm hại. Từ năm 2015 đến 2018, tình 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4B/2020, tr. 21-31 
 27 
trạng xâm hại trẻ em có xu hướng tăng. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, việc 
đầu tư nguồn lực cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được các địa phương quan tâm; 
đầu tư ngân sách cho công tác này trong tổng chi ngân sách của các địa phương đều cao 
và theo hướng năm sau cao hơn năm trước. 
Các nhà chuyên môn nhận định: để phòng, chống nạn xâm hại trẻ em thì gia đình 
có vị trí đặc biệt quan trọng bởi gia đình là môi trường sống đầu tiên, là nơi hình thành, 
nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người cũng như là chốn bình yên nhất của mỗi 
người. Do đó, mỗi gia đình, thành viên gia đình, đặc biệt là những bậc cha mẹ trước hết 
phải hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc phòng, chống xâm hại con, cháu 
của mình. 
5. Một số giải pháp bảo đảm quyền trẻ em nhằm góp phần gìn giữ, phát huy 
các giá trị cốt lõi trong văn hóa gia đình Việt Nam 
Cơ sở pháp lý về quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam đã được bảo đảm một 
cách khá toàn diện. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định đó trong đời sống chưa đạt 
được kết quả như mong muốn. Thời gian qua, nạn bạo hành, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, 
chiếm đoạt trẻ em; tước đoạt quyền sống của trẻ em; xâm hại tình dục, bạo lực, lạm 
dụng, bóc lột trẻ em; sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc 
trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật diễn ra khá phổ biến. Có những vụ việc hết 
sức đau lòng đã xảy ra. Điều đáng nói là các hành vi này lại diễn ra trong một thời gian 
dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tâm sinh lý cũng như sự phát triển về trí tuệ, 
nhân cách của trẻ em, gây hoang mang dư luận. 
Để các quy định của pháp luật về quyền trẻ em được thực hiện trong đời sống; 
hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi vi phạm; đảm bảo trẻ em được phát triển một 
cách toàn diện, trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung thực hiện một số giải pháp cơ 
bản như sau: 
Thứ nhất, cần phải nâng cao nhận thức, coi việc bảo vệ trẻ em là một nhiệm vụ 
chiến lược, trọng tâm để phát triển bền vững; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và 
của toàn thể cộng đồng, trong đó gia đình là thiết chế quyết định 
Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, chính sách bảo vệ quyền trẻ em từ phòng ngừa, hỗ 
trợ đến can thiệp, ngăn chặn, xử lý vi phạm và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia 
đình và cá nhân để đảm bảo cho trẻ em được an toàn, can thiệp kịp thời khi có nguy cơ 
hoặc đã, đang bị xâm hại. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức chính trị - 
xã hội có liên quan cần tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ 
em; giám sát việc bố trí nhân lực và ngân sách để thực hiện công tác này ở cấp cơ sở. 
Gia đình, trực tiếp là cha mẹ, cần xác định rõ những nguy cơ mà trẻ em đang phải 
đối mặt cả ngoài đời thực lẫn trên môi trường mạng. Thời gian vừa qua, hàng loạt chính 
sách, văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em; phòng, chống xâm hại trẻ 
em đã được các cấp từ Trung ương đến địa phương ban hành, nổi bật nhất là việc đưa 
vào thực thi Luật Trẻ em năm 2016. Tuy nhiên, một khảo sát nhanh do Hội Bảo vệ quyền 
trẻ em Việt Nam thực hiện gần đây cho thấy ở vùng nông thôn, hơn 40% người lớn 
không biết về Luật Trẻ em, chưa biết trẻ em có quyền gì; tuyệt đại bộ phận trẻ em nông 
thôn hiện nay không biết được mình có quyền gì. Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên 
Nguyễn Văn Đại, Nguyễn Thị Mai Anh / Bảo đảm quyền trẻ em trong thiết văn hóa gia đình ở Việt Nam 
 28 
cứu quản lý phát triển bền vững cho thấy chỉ 10,4% tổng số trẻ em và 8,6% bố mẹ được 
khảo có kiến thức cơ bản về xâm hại tình dục qua mạng. 
Vì vậy, tất cả các chủ thể cần phải nhận thức đầy đủ về quyền trẻ em và các cơ 
chế hữu hiệu để bảo đảm quyền trẻ em trong các môi trường xã hội nói chung và trong 
môi trường gia đình nói riêng. 
Thứ hai, tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội thực thi 
quyền trẻ em; lồng ghép thực hiện quyền trẻ em trong các chương trình, kế hoạch, dự án 
Trước hết, các địa phương cần phải kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ 
làm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Cần thực hiện có hiệu quả công tác giáo 
dục quyền con người trong cộng đồng nói chung và trong hệ thống các trường học nói 
riêng. Cần có các hình thức, nội dung giáo dục quyền con người phù hợp với từng đối 
tượng công dân. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến đến mọi người dân về trách nhiệm của 
cộng đồng đối với việc bảo vệ quyền trẻ em. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã 
hội, chính quyền cần tiếp cận sâu đối với gia đình để tăng cường công tác tuyên truyền, 
phổ biến pháp luật cho các bậc cha mẹ và những người thân của trẻ về trách nhiệm, nghĩa 
vụ đối với trẻ. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần phải được thực hiện thường 
xuyên, liên tục với nhiều hình thức, phương pháp khác nhau, phù hợp với đối tượng và 
nội dung tuyên truyền. 
Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động giáo dục quyền con người trong trường 
học. Mặc dù trong chương trình môn học Giáo dục công dân của các cấp học đã có một 
số nội dung về quyền con người song các nội dung này còn ít và mờ nhạt. Hình thức dạy 
và học các nội dung này trong các nhà trường chưa mang lại hiệu quả cao. Chúng ta tin 
tưởng rằng, khi trẻ em có nhận thức đầy đủ về quyền của mình thì chính các em sẽ bảo 
vệ được bản thân mình, dám đấu tranh chống lại các hành vi xâm hại quyền trẻ em. 
Ngày 05 tháng 9 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội 
dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục 
tiêu của Đề án là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quyền con người nhằm tạo sự chuyển 
biến trong nhận thức của người học, của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục về 
tầm quan trọng, ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, các 
quyền và tự do của người khác; ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhà 
nước và xã hội, góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội 
nhập và phát triển bền vững của đất nước. Việc xây dựng và thực hiện Đề án là vô cùng 
cần thiết. Tuy nhiên, Đề án này mới chỉ được thực hiện thí điểm ở một số rất ít các 
trường học tại một số địa phương trong giai đoạn 2017-2020. Đến năm 2025, 100% các 
cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân mới tổ chức giáo dục quyền con người 
cho người học. 
Thứ ba, cần bảo đảm trợ giúp cho trẻ em với những điều kiện tốt nhất từ xã hội 
Bảo đảm trợ giúp trẻ em bao gồm hỗ trợ cho trẻ em có nguy cơ hoặc đã, đang bị 
xâm hại được bảo đảm an toàn, chăm sóc, tạo điều kiện để phục hồi và phòng ngừa 
những tổn thương có thể xảy đến trong tương lai. Các biện pháp trợ giúp cho trẻ em cần 
được thực hiện một cách đa dạng, linh hoạt, bao gồm: chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý; giám 
sát, đảm bảo sự an toàn của trẻ em; bố trí người chăm sóc; giáo dục cho trẻ em kỹ năng 
tự mình phòng tránh xâm hại; giáo dục người thân, gia đình về cách thức hỗ trợ, chăm 
sóc trẻ em bị xâm hại. 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4B/2020, tr. 21-31 
 29 
Bên cạnh đó, các cấp chính quyền, tổ chức và cá nhân cần có cơ chế để phát hiện 
và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em. Ngoài các chế tài của 
pháp luật, cần có sự cộng tác chặt chẽ với công tác truyền thông và dư luận xã hội để có 
thái độ và ứng xử một cách thỏa đáng đối với các hành vi vi phạm quyền trẻ em. 
Thứ tư, cần phải gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp trong văn hóa gia 
đình Việt - mối quan hệ biện chứng với bảo đảm quyền trẻ em 
Về những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình cần được giữ gìn và phát huy 
trong việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay, có người xem gia lễ hay gia phong là 
then chốt, có người nhấn mạnh đến hai chữ hiếu - đễ, cũng có người nhấn mạnh đến chữ 
tình Nhưng nhìn chung, những giá trị văn hóa truyền thống đó đều thể hiện đậm nét 
yếu tố văn hóa dân tộc Việt Nam đã được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. 
Gia lễ được hiểu một cách đơn giản là những lễ nghi theo tập tục ở trong gia 
đình. Những lễ nghi này được phân loại và thực hiện thường xuyên và có tính lặp lại theo 
thời gian trong năm của mỗi gia đình. Những nghi lễ trong gia đình, thường được thực 
hiện theo lời giáo huấn truyền khẩu, người đời trước truyền dạy cho đời sau. Vì vậy, 
trong các gia đình truyền thống trọng lễ nghĩa, các thế hệ hậu sinh thường được răn dạy 
về những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp ngay ở tuổi đầu đời. Thực tế xưa nay đã 
chứng minh rằng, chỉ có những người nào hấp thụ được một truyền thống giáo dục gia 
đình có quy củ, biết tôn trọng gia lễ, gia phong mới có thể là người biết trọng danh dự, 
chấp hành kỷ luật, luật pháp Nhà nước cũng như chu toàn những trọng trách do xã hội 
giao phó. 
Nhìn rộng ra, gia lễ không chỉ tồn tại trong phạm vi mỗi một gia đình, trong mỗi 
quan hệ của các thành viên; mà gia lễ còn có tầm ảnh hưởng rộng tới mọi giao lưu xã hội, 
mà gần nhất là trong mỗi quan hệ xóm làng, cộng đồng dân cư. Khi mỗi cá nhân được 
hấp thụ giá trị văn hóa của gia lễ thì ở họ sẽ hình thành cho mình cách thức đối nhân xử 
thế đúng mực với người khác. Bởi lẽ, con người sống trong cộng đồng không chỉ sống 
riêng rẽ, mà cần tới sự giúp đỡ của những người khác và ngược lại. Người sống trong 
một gia đình có gia phong, đạo lý không thể có những lối ứng xử thiếu suy nghĩ, không 
thể có những hành động, lời ăn, tiếng nói xô bồ, khiếm nhã với người chung quanh. 
Ngược lại, người nào không được giáo dục rèn luyện trong gia đình có nền nếp gia phong 
thì trong cuộc sống, trong lời ăn, tiếng nói với mọi người thường sẽ thấy ở họ sự thô 
thiển, cọc cằn. Do đó, chính gia lễ tăng hiệu năng cho gia giáo, định mức phẩm cách của 
từng người trong mối tương quan của các quan hệ xã hội. Cho nên, trong việc xây dựng 
gia đình Việt Nam hiện đại, cần nhận thức rõ mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa gia đình 
và xã hội, giữa nền nếp trong mỗi gia đình với việc xây dựng các mối quan hệ người với 
người trong cộng đồng cùng hướng tới những giá trị tốt đẹp và nhân văn. 
Trong gia đình Việt Nam truyền thống, bên cạnh gia lễ, người ta còn nhấn mạnh 
đến hai chữ hiếu - đễ. Ở phạm trù triết lý, khi nhấn mạnh đến yếu tố đạo lý trong văn hóa 
gia đình, tác giả - nhà văn hóa lớn Vũ Khiêu cũng đặc biệt nhấn đến yếu tố này. Theo 
ông, trong ba mỗi quan hệ (cha con, vợ chồng, anh em) ấy, thì mỗi quan hệ giữa cha con, 
anh em tiêu biểu bằng hai chữ hiếu và đễ, đã được Nho giáo tôn lên rất cao và đặt vào 
một vị trí trang trọng, trở thành cốt lõi trong các mỗi quan hệ xã hội gồm 5 mối quan hệ 
(ngũ luân) là: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè và các mỗi quan hệ khác như 
thầy trò, lớn bé, chủ khách Nho giáo đặt vấn đề: “Có được Hiếu, Đễ thì có được các 
đức khác. Hiếu, Đễ là cái gốc mà người quân tử phải nắm lấy, vì cái gốc được vững tốt, 
Nguyễn Văn Đại, Nguyễn Thị Mai Anh / Bảo đảm quyền trẻ em trong thiết văn hóa gia đình ở Việt Nam 
 30 
tự nhiên đạo lý từ đó mà sinh ra”, hay “Cao đẹp rộng lớn như Đạo của vua Nghiêu vua 
Thuấn mà cũng chỉ có Hiếu, Đễ mà thôi” (Vũ Khiêu, 1997, tr. 140-142). 
6. Kết luận 
Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Bảo vệ quyền 
trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội. Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 
về quyền con người, các văn bản quy phạm pháp luật khác của Việt Nam đã kịp thời bổ 
sung, sửa đổi để hoàn thiện quy định về quyền trẻ em. Tuy nhiên, để quyền trẻ em được 
tôn trọng và được thực hiện một cách nghiêm chỉnh tuyệt đối thì Đảng, Nhà nước và toàn 
hệ thống chính trị cần phải nhận thức rõ ràng, nhất quán công tác bảo vệ quyền trẻ em là 
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đất nước; cần nâng cao ý thức của 
toàn thể cộng đồng cũng như ý thức của chính trẻ em về quyền trẻ em và các biện pháp 
cần thiết để chống lại những hành vi xâm hại quyền trẻ em; hoàn thiện các chế tài và xử 
lý kịp thời, nghiêm minh những đối tượng xâm hại quyền trẻ em. 
Hoàn thiện hệ thống pháp luật cùng với việc nâng cao hiểu biết, ý thức trách 
nhiệm của hệ thống chính trị và toàn thể cộng đồng, quyền trẻ em sẽ được thực hiện và 
bảo vệ một cách tốt hơn, góp phần cho sự phát triển văn minh, phồn thịnh của đất nước 
trong tương lai. Đó sẽ là động lực quan trọng để gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa tốt 
đẹp của gia đình Việt Nam trong xã hội hiện đại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Nguyễn Duy Bắc (2015). Kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây 
dựng đạo đức cách mạng. Tạp chí Thông tin khoa học Lý luận chính trị, số 2(3). 
Vũ Khiêu (1997). Nho giáo và phát triển ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội. 
Hoàng Thị Lan (2016). Việt Nam phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo trong thời kỳ 
mới. Tạp chí Lý luận chính trị, số 9/2016. 
Liên hợp quốc (1989). Công ước về quyền trẻ em 1989. 
Nguyễn Thị Nga (2016). Xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền 
vững đất nước hiện nay. Tạp chí Lý luận chính trị, số 1/2016. 
Quốc hội (2004). Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em năm 1991, sửa đổi bổ sung 2004. 
Quốc hội (2013). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 
Quốc hội (2014). Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014. 
Quốc hội (2016). Luật Trẻ em năm 2016. 
Quốc hội (2017). Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. 
Nguyễn Thị Phương Thủy, Nguyễn Thị Thọ (2014). Gia đình và giáo dục gia đình. Hà 
Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự thật. 
Tổng cục Thống kê (2017). Niên giám thống kê năm 2017. Hà Nội: NXB Thống kê. 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4B/2020, tr. 21-31 
 31 
SUMMARY 
ENSURING CHILDREN’S RIGHTS 
IN THE FAMILY CULTURE INSTITUTION IN VIETNAM 
Nguyen Van Dai, Nguyen Thi Mai Anh 
Vinh University 
Received on 15/10/2020, accepted for publication on 11/12/2020 
Approaching theoretical issues and reflecting the real situation of human rights, 
civil rights in general and children's rights in particular, is a topic of great interest in legal 
science in Vietnam recently. The article deals with theoretical issues about human rights, 
civil rights, in which the child is the direct subject; the current situation of ensuring the 
rights and some solutions to ensure childen’s rights within the family culture institution 
in Vietnam. In this article, the authors used the interdisciplinary methodology, including 
statistics, empirical surveys, analysis and review. The research results contribute the 
theoritical values to the current literature and provide the Party and the State more 
evidence to build the regulation, and to increase the legal awareness of the citizens in 
ensuring the children’s rights, protecting and promoting the great cultural values in the 
Vietnamese families in the new context. 
Keywords: Ensuring human rights; children’s rights; family culture; Vietnam. 

File đính kèm:

  • pdfbao_dam_quyen_tre_em_trong_thiet_che_van_hoa_gia_dinh_o_viet.pdf