Bàn về khái niệm đời sống tinh thần và đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn triết học

Để hiểu rõ nội dung khái niệm đời sống tinh thần cần phải so sánh nó với các khái niệm ý thức xã

hội, đời sống văn hóa tinh thần. Khi nắm vững khái niệm đời sống tinh thần giúp chúng ta nghiên cứu

đúng đắn những đặc trưng, đặc điểm của đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay theo định hướng xã

hội chủ nghĩa.

Bàn về khái niệm đời sống tinh thần và đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn triết học trang 1

Trang 1

Bàn về khái niệm đời sống tinh thần và đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn triết học trang 2

Trang 2

Bàn về khái niệm đời sống tinh thần và đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn triết học trang 3

Trang 3

Bàn về khái niệm đời sống tinh thần và đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn triết học trang 4

Trang 4

Bàn về khái niệm đời sống tinh thần và đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn triết học trang 5

Trang 5

Bàn về khái niệm đời sống tinh thần và đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn triết học trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 3540
Bạn đang xem tài liệu "Bàn về khái niệm đời sống tinh thần và đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn triết học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn về khái niệm đời sống tinh thần và đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn triết học

Bàn về khái niệm đời sống tinh thần và đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn triết học
hông gian của nó. Hoạt động tinh thần còn có 
tính độc lập tương đối, bởi lẽ ngoài sự phản ánh 
đời sống vật chất, sự phát triển của nó dựa trên sự 
kế thừa các thành tựu tinh thần của của quá khứ, 
tác động giữa các thành tố, các lĩnh vực hoạt động 
tinh thần. Đồng thời, nó có tác động tích cực trở lại 
đối với hoạt động sản xuất vật chất. Trong thực tế, 
có xã hôi với đời sống vật chất cao nhưng đời sống 
tinh thần lại suy thoái. Ngược lại, có quốc gia đời 
sống vật chất còn thiếu thốn, chưa thật đầy đủ, mà 
đời sống tinh thần lại rất phong phú, lạc quan, tạo 
ra nhiều giá trị sống tốt đẹp. Điều này chứng tỏ, ý 
thức xã hội chỉ là một mặt tạo thành của đời sống 
tinh thần, vì đời sống tinh thần còn bao hàm toàn 
bộ quá trình sản xuất, bảo quản, phổ biến, phân 
phối, tiêu dùng các giá trị tinh thần. Những quan 
điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng 
tức ý thức xã hội chỉ là một mặt của đời sống tinh 
thần. Do đó, phạm trù đời sống tinh thần có nội 
dung rộng hơn phạm trù ý thức xã hội. 
Khoa học & Công Nghệ - Số 12/Tháng 12 – 2016 Journal of Science and Technology 127 
ISBN 2354-0575 
Nếu ta xét mối quan hệ giữa đời sống tinh 
thần, ý thức xã hội, ý thức cá nhân thì mới thấy đời 
sống tinh thần rất rộng và đa dạng hơn ý thức xã 
hội rất nhiều. Bởi không phải ý thức cá nhân nào 
cũng bao quát được toàn bộ đầy đủ ý thức xã hội, 
ý thức cá nhân tạo nên sự độc đáo riêng biệt trong 
điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của mình, 
ý thức cá nhân chỉ thể hiện ý thức xã hội ở các 
mức độ khác nhau. Tuy nhiên, ý thức cá nhân có 
thể góp phần làm cho ý thức xã hội phát triển 
phong phú và sâu sắc hơn, ví như tấm gương đạo 
đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cho nên, đời sống 
tinh thần của cá nhân là tấm gương cá biệt phản 
chiếu đời sống tinh thần của xã hội. Khái niệm đời 
sống tinh thần bao trùm cả toàn bộ hiện thực tinh 
thần của xã hội, cả ý thức cá nhân, ý thức của các 
tập đoàn người (giai cấp, dân tộc, lứa tuổi) mà 
khái niệm ý thức xã hội dù có mở rộng đến đâu đi 
nữa cũng không thể biểu đạt hết được. Tuy xét đến 
cùng, kết cấu của đời sống tinh thần hay của ý 
thức xã hội đều thể hiện trong mối quan hệ với tồn 
tại xã hội hay đời sống vật chất của xã hội, tức là 
chúng đều do tồn tại xã hội hay nó là sự phản ánh 
của nó do chính tồn tại xã hội quyết định. Nói như 
thế, một điều chú ý là, khi nói đến phạm trù ý thức 
xã hội và tồn tại xã hội chủ yếu là nói đến cái gì 
sản sinh ra cái gì, cái nào quyết định cái nào, còn 
khi nói đến khái niệm đời sống vật chất và đời 
sống tinh thần là nói đến hai hình thức cơ bản nhất 
của hoạt động sống (chủ yếu là lao động sống). 
Ngoài ra, chúng ta cũng cần tìm hiểu mối 
quan hệ giữa khái niệm đời sống tinh thần và khái 
niệm đời sống văn hóa tinh thần. Khi nói đến văn 
hóa hiểu theo nghĩa chung nhất là văn hóa là toàn 
bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong 
quá trình lịch sử bằng lao động của mình trên cả 
hai lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. 
Văn hóa tinh thần biểu hiện qua các giá trị chuẩn 
mực về các mặt chân - thiện - mỹ của đời sống xã 
hội, thông qua hoạt động, quan hệ tinh thần, từ sản 
xuất, sử dụng, tiêu dùng, bảo quản, phát triển tinh 
thần. Hay văn hóa tinh thần là tổng thể những giá 
trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá 
trình lịch sử bằng lao động của mình trên lĩnh vực 
sản xuất tinh thần. Rõ ràng, hiểu theo nghĩa này thì 
đời sống văn hóa tinh thần và đời sống tinh thần 
không thể đồng nhất nhau được. Bởi vì, đời sống 
văn hóa tinh thần chỉ bao gồm một phần giá trị, 
những hoạt động, quan hệ tinh thần nói chung. 
Trên thực tế, mọi giá trị văn hóa tinh thần thuộc về 
đời sống tinh thần, còn mọi giá trị tinh thần không 
thể quy hết vào văn hóa tinh thần. Chỉ khi nào 
những giá trị tinh thần mà có tính ổn định, tính bền 
vững, chuẩn mực chung thỏa mãn được nhu cầu, 
lợi ích cộng đồng xã hội thì mới là văn hóa tinh 
thần của một quốc gia, một dân tộc, một nền văn 
hóa nào đó. Với nội hàm đời sống tinh thần, thì 
ngoài yếu tố văn hóa tinh thần, nó còn những giá 
trị tinh thần cá nhân, của nhóm người, hay là sự du 
nhập giá trị tinh thần từ bên ngoài vào lại không 
liên quan gì đến tính đặc thù dân tộc, quốc gia thì 
không thuộc về đời sống văn hóa tinh thần, nhưng 
lại thuộc về nội hàm của đời sống tinh thần xã hội. 
Như vậy, nói đến khái niệm đời sống văn hóa tinh 
thần là nói đến mặt chất lượng của đời sống tinh 
thần, nói về giá trị của đời sống tinh thần, các hoạt 
động tinh thần với tính cách là hệ thống giá trị 
đang biến đổi, phát triển và hoàn thiện. Còn khi 
nói đến đời sống tinh thần là khi chúng ta đề cập 
đến tất cả các bộ phận, các lĩnh vực hoạt động tinh 
thần. 
Từ những lập luận trên, có thể khẳng định, 
khái niệm đời sống tinh thần là một phạm trù rất 
rộng, nó gồm cả ý thức xã hội, văn hóa tinh thần, 
nhiều hoạt động, quan hệ tinh thần khác của xã 
hội. Theo hướng tìm hiểu trên, đời sống tinh thần 
là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, xem 
xét trong mối quan hệ, đối lập với đời sống vật 
chất của xã hội. “Đời sống tinh thần xã hội là tất cả 
những giá trị, những sản phẩm, những hiện tượng, 
những quá trình, những hoạt động, những quan hệ 
tinh thần của con người, phản ánh đời sống vật 
chất xã hội và được thể hiện như là một phương 
thức hoạt động và tồn tại tinh thần của con người 
trong những giai đoạn phát triển lịch sử nhất 
định”[4]. 
2.2. Cấu trúc đời sống tinh thần 
Đời sống tinh thần là một chỉnh thể thống 
nhất, gồm nhiều lĩnh vực và chúng thường xuyên 
tác động lẫn nhau. Vì vậy, việc phân chia các lĩnh 
128 Khoa học & Công Nghệ - Số 12/Tháng 12 – 2016 Journal of Science and Technology 
vực của đời sống tinh thần chỉ mang tính tương 
đối. 
Nếu xem xét đời sống tinh thần từ góc độ là 
quá trình vận động, phát triển thì đời sống tinh 
thần gồm các yếu tố cơ bản: nhu cầu tinh thần, sản 
xuất tinh thần, giao tiếp (trao đổi) và tiêu dùng các 
sản phẩm tinh thần. Trong đó, sản xuất tinh thần là 
yếu tố quyết định chi phối nhu cầu tinh thần và các 
yếu tố khác. Các yếu tố khác có vai trò tác động 
trở lại sản xuất tinh thần. 
Nếu xem xét đời sống tinh thần là một hệ 
thống đang vận động, đang biến đổi, thì đời sống 
tinh thần được xem xét ở các lĩnh vực sau đây: đời 
sống tư tưởng, đạo đức, tín ngưỡng tôn giáo, nghệ 
thuật, phương pháp tư duy, lối sống, hoạt động 
khoa học, giáo dục và đào tạo, giao tiếp. Trong các 
lĩnh vực ở trên, thì đời sống tư tưởng giữ vai trò 
chủ đạo chi phối, quy định tính chất nội dung, 
phương hướng phát triển của đời sống tinh thần. 
Lịch sử trong các xã hội có phân chia giai cấp, đấu 
tranh giai cấp, thì đời sống tinh thần tất nhiên 
mang tính giai cấp, nghĩa là giai cấp nào thống trị 
về kinh tế thì cũng thống trị về đời sống tinh thần 
xã hội mà thôi. 
2.3. Một số đặc trưng chủ yếu của đời sống tinh 
thần xã hội Việt Nam hiện nay 
Quá trình xây dựng đời sống tinh thần 
lành mạnh, cao đẹp phải là một quá trình xây dựng 
một cách chủ động và sáng tạo, phải vạch ra được 
những đặc trưng cơ bản của nó phù hợp với thực tế 
cuộc sống ở từng xã hội. Có thể khái quát một số 
đặc trưng chủ yếu của đời sống tinh thần xã hội 
Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện 
nay là: Một là, Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng 
Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo, chi phối, định 
hướng toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội; Hai 
là, đời sống tinh thần xã hội nảy nở, phát triển 
trong bầu không khí xã hội dân chủ, với sự khẳng 
định chủ thể tối cao trong sáng tạo và hưởng thụ 
các giá trị tinh thần là quần chúng nhân dân (nhân 
dân lao động); Ba là, đời sống tinh thần theo định 
hướng xã hội chủ nghĩa thắm đượm chủ nghĩa 
nhân văn, yêu hòa bình, xã hội dân chủ, công 
bằng, văn minh, ở đó con người phát triển toàn 
diện, tất cả từ con người và vì con người; Bốn là, 
ISBN 2354-0575 
bảo tồn và phát huy những giá trị tinh thần truyền 
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc cái 
tinh hoa, cái tiến bộ những giá trị tinh thần của các 
dân tộc khác, của nhân loại và nền văn minh hiện 
đại; Năm là, đời sống tinh thần của xã hội không 
thể hình thành một cách tự phát mà phải là kết quả 
của hoạt động tự giác, của công tác giáo dục của xã 
hội và sự rèn luyện tự giác của mỗi bản thân cá 
nhân chúng ta. 
2.4. Một số đặc điểm của đời sống tinh thần xã 
hội Việt Nam hiện nay 
Việt Nam là một quốc gia có lịch sử lâu 
đời, có nền văn hóa phát triển rực rỡ bên cạnh các 
nền văn minh của nhân loại. Dân tộc ta đã trải qua 
mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình 
thành nên đời sống tinh thần hết sức phong phú, đa 
dạng, nhiều giá trị truyền thống cao đẹp (yêu nước, 
cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương 
người, vì nghĩa) [5], giàu bản sắc dân tộc. Có thể 
kể ra một số đặc điểm của đời sống tinh thần xã 
hội Việt Nam sau 30 năm đổi mới hiện nay như 
sau: 1. Đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện 
nay phát triển dựa trên nền kinh tế đang chuyển 
đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và 
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đó 
là tất yếu. Nếu sản xuất vật chất có bước chuyển 
đổi phức tạp thì rõ ràng sẽ có bước chuyển đổi về 
mặt sản xuất tinh thần xã hội càng phức tạp hơn. 
Đặc biệt là đời sống tinh thần truyền thống tốt đẹp 
phần nào cũng bị ảnh hưởng của nền kinh tế thị 
trường. Kinh tế thị trường luôn đòi hỏi sự năng 
động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, cá nhân được 
đề cao, tinh thần tự do phê phán nảy nở, không 
chấp nhận bảo thủ, trì trệ, dựa dẫm, đầu óc địa 
phương, cục bộ. Tuy nhiên, kinh tế thị trường có 
những hệ lụy của nó làm cho phai nhạt lối sống 
tình nghĩa, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực 
dụng, tinh thần tập thể rạn vỡ, gia đình truyền 
thống không ổn định, sống gấp, trụy lạc, v.v.. Trên 
thực tế, đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện 
nay rất phức tạp, không tránh khỏi có sự đấu tranh 
giữa các quan điểm có khuynh hướng trái ngược 
nhau về giá trị nhân cách, quan niệm sống, đạo 
đức, thẩm mỹ, v.v.. tạo ra diện mạo của xã hội sinh 
động, phong phú của đời sống tinh thần xã hội 
Khoa học & Công Nghệ - Số 12/Tháng 12 – 2016 Journal of Science and Technology 129 
ISBN 2354-0575 
nước ta; 2. Đời sống tinh thần xã hội nước ta hiện 
nay thể hiện rất rõ sự đan xen giữa các giá trị cũ 
và giá trị mới, giữa truyền thống và hiện đại. Công 
cuộc đổi mới đất nước, đời sống tinh thần nước ta 
dần được thoát ra khỏi cơ chế tập trung quan liêu 
bao cấp, khi đó những giá trị truyền thống và cả 
giá trị tiến bộ kể cả giá trị lạc hậu có cơ hội hồi 
sinh phát triển. Trong thời kỳ đổi mới đất nước đã 
nảy sinh ra nhiều giá trị mới, có cả giá trị tiến bộ là 
thành quả sáng tạo của nhân dân như tinh thần đổi 
mới, dân chủ, công bằng, văn minh Và giá trị 
phản tiến bộ, không phù hợp với truyền thống tốt 
đẹp của dân tộc, đi ngược và cản trở công cuộc 
xây dựng đất nước ta. Đây là thách thức không 
nhỏ trong xây dựng đời sống tinh thần xã hội mới 
ở Việt Nam hiện nay; 3. Đời sống tinh thần ở nước 
ta đang diễn ra sự tương tác mạnh mẽ giữa giá trị 
dân tộc và quốc tế do ảnh hưởng quá trình toàn 
cầu hóa. Trong lịch sử, dân tộc Việt Nam đã nhiều 
lần giao lưu, du nhập và tiếp biến các nền văn hóa 
khác (dù là bị cưỡng bức hay tự nhiên). Nhưng 
chúng ta chưa bao giờ bị một quốc gia dân tộc nào 
đồng hóa được, mà chúng ta còn tiếp thu được 
nhiều giá trị văn hóa tinh túy được bản địa hóa 
phát triển phù hợp với nước ta. Ngày nay, quá 
trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ tác động mạnh 
mẽ đến chúng ta đem lại cả những cơ hội và thách 
thức cho sự phát triển đời sống tinh thần xã hội ta. 
Thách thức lớn nhất đối với chúng ta là nguy cơ 
nền văn hóa bị đánh mất bản sắc của chính minh. 
Nhưng dù muốn hay không thì quá trình toàn cầu 
hóa vẫn diễn ra buộc chúng ta phải hội nhập, nếu 
chúng ta đóng kín thì lại bị gạt ra bên lề của nền 
văn minh nhân loại. Do đó, hệ giá trị tinh thần của 
chúng ta vừa được bổ sung, thử thách làm phong 
phú theo hướng hiện đại. Nhưng quá trình tương 
tác đó, nhiều giá trị phản ánh xâm nhập vào, ảnh 
hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đời sống tinh 
thần xã hội nước ta; 4. Đời sống tinh thần xã hội 
Việt Nam có đặc điểm nổi bật nhất đó là sự chuyển 
biến theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, 
trong thời kỳ đổi mới diễn biến của đời sống tinh 
thần xã hội phức tạp, muôn hình, muôn vẻ nhưng 
rất sinh động, trong đó vẫn nổi rõ xu thế chuyển 
biến theo định hướng xã hội chủ nghĩa như: chủ 
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền 
tảng tinh thần, hệ tư tưởng thống trị trong đời sống 
xã hội; đời sống tinh thần phát triển theo xu hướng 
ngày càng dân chủ hóa tạo môi trường tự do phát 
triển cho tất cả cá nhân; sự nghiệp xây dựng và 
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà 
bản sắc dân tộc đạt được những thành tựu quan 
trọng. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao dân 
trí, bồi dưỡng nhân tài ngày càng tăng thêm sức 
sống nội sinh của dân tộc ta. 
3. Kết luận 
Việc đứng trên lập trường triết học xem xét, 
so sánh và đánh giá nội dung khái niệm đời sống 
tinh thần với các khái niệm ý thức xã hội, đời sống 
văn hóa tinh thần là việc làm có ý nghĩa rất thiết 
thực. Chỉ có như vậy, chúng ta mới thấy rõ được 
những đặc trưng, đặc điểm của đời sống tinh thần 
xã hội Việt Nam rất phong phú, sinh động và còn 
nhiều yếu tố đan xen thách thức trên mặt trận tư 
tưởng - văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế, 
toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Từ đó cho 
thấy, đời sống tinh thần xã hội Việt Nam đang 
chuyển biến theo định hướng xã hội chủ nghĩa 
dưới sự lãnh đạo của Đảng, vì mục tiêu: Dân giàu, 
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. 
130 Khoa học & Công Nghệ - Số 12/Tháng 12 – 2016 Journal of Science and Technology 
ISBN 2354-0575 
Tài liệu tham khảo 
[1]. C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, T.4, tr.625. 
[2]. Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.568. 
[3]. Triết học Mác – Lênin (chương trình cao cấp), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, T.3, tr.181. 
[4]. Phùng Đông, “Vị trí, ý nghĩa của phạm trù đời sống tinh thần xã hội trong chủ nghĩa duy vật lịch 
sử”, Tạp chí triết học số 6(112), tháng 12/1997. 
[5]. Trần Văn Giàu, Những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 
Hà Nội, 1980, tr.41. 
CONCEPTS OF SPIRITUAL LIFE AND SPIRITUAL LIFE OF VIETNAMESE SOCIETY 
NOWADAYS VIA PHILOSOPHICAL VIEWPOINTS 
Abstract: 
To understand the concepts of spiritual life are analyzed in comparison with the concepts of social 
consciousness and cultural spiritual life. Once the spiritual life concepts are clarified, the characteristics 
of spiritual life in Vietnam society oriented socialism nowadays are full comprehended. 
Keywords: Spiritual life, social consciousness. 
Khoa học & Công Nghệ - Số 12/Tháng 12 – 2016 Journal of Science and Technology 131 

File đính kèm:

  • pdfban_ve_khai_niem_doi_song_tinh_than_va_doi_song_tinh_than_xa.pdf