Bài giảng Xã hội học đại cương - Bài 6: Xã hội học gia đình - Lê Ngọc Thông

6.1. KHÁI NIỆM, KẾT CẤU VÀ CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH

Khái niệm về gia đình

• Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của

nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con

nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng

những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã

hội về tái sản xuất con người.

(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

• Cách khác: Gia đình là một nhóm xã hội có đặc trưng là cùng cư trú, cùng hợp tác

tái sản xuất, nó bao gồm người lớn của cả hai giới, có ít nhất hai người trong số họ

có quan hệ tình dục được mọi người chấp nhận, họ có một hoặc nhiều con cái do họ

sinh ra hoặc nhận nuôi (Murdock)

Bài giảng Xã hội học đại cương - Bài 6: Xã hội học gia đình - Lê Ngọc Thông trang 1

Trang 1

Bài giảng Xã hội học đại cương - Bài 6: Xã hội học gia đình - Lê Ngọc Thông trang 2

Trang 2

Bài giảng Xã hội học đại cương - Bài 6: Xã hội học gia đình - Lê Ngọc Thông trang 3

Trang 3

Bài giảng Xã hội học đại cương - Bài 6: Xã hội học gia đình - Lê Ngọc Thông trang 4

Trang 4

Bài giảng Xã hội học đại cương - Bài 6: Xã hội học gia đình - Lê Ngọc Thông trang 5

Trang 5

Bài giảng Xã hội học đại cương - Bài 6: Xã hội học gia đình - Lê Ngọc Thông trang 6

Trang 6

Bài giảng Xã hội học đại cương - Bài 6: Xã hội học gia đình - Lê Ngọc Thông trang 7

Trang 7

Bài giảng Xã hội học đại cương - Bài 6: Xã hội học gia đình - Lê Ngọc Thông trang 8

Trang 8

Bài giảng Xã hội học đại cương - Bài 6: Xã hội học gia đình - Lê Ngọc Thông trang 9

Trang 9

Bài giảng Xã hội học đại cương - Bài 6: Xã hội học gia đình - Lê Ngọc Thông trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang xuanhieu 7300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xã hội học đại cương - Bài 6: Xã hội học gia đình - Lê Ngọc Thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Xã hội học đại cương - Bài 6: Xã hội học gia đình - Lê Ngọc Thông

Bài giảng Xã hội học đại cương - Bài 6: Xã hội học gia đình - Lê Ngọc Thông
nội
dung chính của từng bài.
• Tích cực thảo luận trên diễn đàn và đặt câu hỏi
ngay nếu có thắc mắc.
• Làm các bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo
yêu cầu từng bài.
6
v1.0014104216
CẤU TRÚC NỘI DUNG
Một số lý thuyết tiếp cận trong nghiên cứu xã hội học gia đình6.2
Hôn nhân – ly hôn trong gia đình hiện đại6.4
Khái niệm, kết cấu và chức năng gia đình6.1
Nội dung xã hội học gia đình tại Việt Nam hiện nay6.3
Ý nghĩa của việc nghiên cứu xã hội học gia đình6.5
7
v1.0014104216
6.1. KHÁI NIỆM, KẾT CẤU VÀ CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH
Khái niệm về gia đình
• Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của
nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con
nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng
những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã
hội về tái sản xuất con người.
(Bách khoa toàn thư mởWikipedia)
• Cách khác: Gia đình là một nhóm xã hội có đặc trưng là cùng cư trú, cùng hợp tác
tái sản xuất, nó bao gồm người lớn của cả hai giới, có ít nhất hai người trong số họ
có quan hệ tình dục được mọi người chấp nhận, họ có một hoặc nhiều con cái do họ
sinh ra hoặc nhận nuôi (Murdock).
8
v1.0014104216
6.1. KHÁI NIỆM, KẾT CẤU VÀ CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH
• Giảm nhẹ công việc gia
đình, lao động sản xuất.
• Gia đình chịu ảnh
hưởng đồng thời của 3 
nền văn minh và nền
văn hóa phương đông, 
văn hóa khu vực Đông
Nam Á cùng với nhiều
tôn giáo vốn đã tồn tại
lâu đời như Đạo phật, 
Thiên chúa giáo, đạo
Hồi...
• Gia đình gồm những
người làm thuê, người
chủ xã hội, các nhà quản
lý, kinh doanh, các viên
chức làm công ăn
lương...
• Hôn nhân gia đình trở
thành sự tự do lựa chọn. 
• Lợi ích cá nhân, hạnh
phúc cá nhân ngày càng
được chú trọng. 
• Cơ cấu gia đình hai thế
hệ là phổ biến, quy mô
nhỏ.
• Gia đình là đơn vị tổ
chức sản xuất tự chủ, là 
giường cột của xã hội.
• Hôn nhân nam nữ do 
cha mẹ áp đặt.
• Vai trò người con trai rất 
được coi trọng.
• Gia đình sống nhiều thế
hệ với chế độ đa thê, 
việc ly dị gặp nhiều khó 
khăn.
• Quy mô thường lớn hầu 
hết là những gia đình 3, 
4 thế hệ.
Trong nền văn minh 
hậu công nghiệp
Trong nền văn minh 
công nghiệp
Trong nền văn minh 
nông nghiệp
Các giai đoạn phát triển gia đình
9
v1.0014104216
6.1. KHÁI NIỆM, KẾT CẤU VÀ CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH (tiếp theo)
• Các giai đoạn phát triển gia đình Việt Nam: Căn cứ vào đặc điểm xã hội, ảnh hưởng
đến đặc điểm gia đình trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
 Gia đình truyền thống (trước thời kỳ Pháp sang xâm lược);
 Gia đình thời Pháp thuộc;
 Gia đình Việt Nam trong Cách mạng dân tộc dân chủ chống Pháp và chống Mỹ;
 Gia đình Việt Nam thời kỳ tiến hành cải tạo XHCN;
 Gia đình Việt Nam hiện nay, trong thời kỳ đổi mới.
• Đặc trưng của gia đình
6 đặc trưng 
cơ bản
Là một nhóm xã hội phải có từ 2 người trở lên.
Trong gia đình phải có giới tính (nam, nữ).
Các thành viên gắn bó về đặc điểm tâm sinh lý.
Quan hệ huyết thống, tái sản xuất con người.
Gia đình phải có ngân sách chung.
Gia đình phải sống chung một nhà.
10
v1.0014104216
6.1. KHÁI NIỆM, KẾT CẤU VÀ CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH (tiếp theo)
Chức năng của 
gia đình
Chức năng sinh sản
Chức năng kinh tế
Chức năng chăm sóc người già
Chức năng xã hội hóa trẻ em
Chức năng tình cảm của các thành viên
Kết cấu
Phân loại 
gia đình
Gia đình hạt nhân
Gia đình pha trộn
Gia đình mở rộng
Gia đình kiếm khuyết
11
v1.0014104216
6.1. KHÁI NIỆM, KẾT CẤU VÀ CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH (tiếp theo)
• Khái niệm: Xã hội học gia đình là một nhánh của XHH chuyên biệt; là bộ môn khoa
học nghiên cứu sự sinh ra, phát triển và sự hoạt động của gia đình như là một trong
những hạt nhân đầu tiên của xã hội trong các điều kiện văn hóa, kinh tế - xã hội cụ
thể, cũng như nghiên cứu về cơ cấu của chức năng gia đình trong xã hội; là một bộ
môn xã hội học nghiên cứu về gia đình với tư cách là một thiết chế xã hội và một
nhóm nhỏ.
(Bách khoa toàn thư mởWikipedia)
• Lĩnh vực nghiên cứu của Xã hội học gia đình
 Nghiên cứu sự sinh ra, quá trình phát triển liên tục của gia đình trong các chế độ
xã hội đã qua;
 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa gia đình và xã hội;
 Nghiên cứu các mối quan hệ trong gia đình;
 Nghiên cứu về các chức năng của gia đình.
12
v1.0014104216
6.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT TIẾP CẬN TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
6.2.1. Quan 
điểm chức năng
6.2.2. Quan 
điểm xung đột
6.2.3. Quan 
điểm tương tác
6.2.4. Quan 
điểm nữ quyền
13
v1.0014104216
6.2.1. QUAN ĐIỂM CHỨC NĂNG
Các nhà chức năng luận cho rằng gia đình có các chức năng cơ bản sau:
• Sinh sản: Gia đình góp phần vào sự sinh tồn của con người.
• Bảo vệ: Gia đình có trách nhiệm tối cao trong việc bảo vệ và nuôi dạy con cái.
• Xã hội hoá: Cha mẹ và người thân theo dõi hành vi của con trẻ và truyền đạt những
chuẩn tắc, giá trị cũng như ngôn ngữ của một nền văn hoá.
• Điều tiết hành vi tình dục: Gia đình quy định về hành vi tình dục rất rõ ràng.
• Tình cảm và sự gắn bó: Gia đình buộc phải phục vụ các nhu cầu tình cảm của
thành viên.
• Cung cấp địa vị xã hội: Cá nhân kế thừa chỗ đứng trong xã hội vi gia thế của cha mẹ
và anh chị em. Hơn nữa tài lực và vật lực của gia đình cũng ảnh hưởng đến khả
năng và cơ hội theo đuổi những cơ hội nào đó của trẻ như học cao hơn, chuyên
sâu hơn
14
v1.0014104216
6.2.2. QUAN ĐIỂM XUNG ĐỘT
• Gia đình không phải là một nguồn giữ trật tự và an toàn cho xã hội mà là một tấm
gương về sự bất bình đẳng trong của cải và quyền lực bên trong xã hội .
 Trong lịch sử, người chồng thực thi quyền lực và quyền áp đảo đối với gia đình.
 Trong hiện tại, so với nam giới, phụ nữ phần nhiều dễ bỏ những công việc đang
làm khi chồng tìm được những cơ hội việc làm tốt hơn, nhiều ông chồng vẫn
củng cố quyền lực và kiểm soát vợ, con bằng hành động bạo lực.
• Gia đình là một đơn vị kinh tế góp phần vào sự bất bình đẳng xã hội.
 Gia đình là nền tảng chuyển giao quyền lực, của cải và đặc quyền giữa các
thế hệ.
 Giai cấp xã hội, vị thế xã hội của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều tới con cái.
 Địa vị xã hội về kinh tế của gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến chăm sóc sức
khoẻ, tinh thần, cơ hội học tập, thậm chí cả cơ hội sống của đứa trẻ khi lớn lên.
 Gia đình giúp đỡ cho sự duy trì bất bình đẳng.
15
v1.0014104216
6.2.3. QUAN ĐIỂM TƯƠNG TÁC
• Trong gia đình các thành viên tương tác với nhau
 Cha mẹ quan hệ nhiều với con cái (giúp làm bài tập ở nhà, hạn chế xem ti vi)
thì những đứa trẻ tử tế với người khác hơn, trách nhiệm hơn và ít có những vấn
nạn về hành vi hơn;
 Quan hệ mẹ chồng – nàng dâu;
 Bố dượng và mẹ kế với trẻ em.
• Tương tác trong gia đình có tác động tới tương tác xã hội.
16
v1.0014104216
6.2.4. QUAN ĐIỂM NỮ QUYỀN
• Phụ nữ luôn xoay quanh cuộc sống của gia đình - một thiết chế xã hội.
• Nghiên cứu về gia đình, bao gồm cả giới tính, chủng tộc, tầng lớp xã hội
• Phụ nữ tham gia không nhỏ vào chức năng xã hội hoá trẻ em, cùng gia đình có vai
trò rất quan trọng trong việc xã hội hoá trẻ em, do đó sự phân biệt đối xử giới tính
của xã hội chừng mực nào đó bắt nguồn từ gia đình
17
v1.0014104216
6.3. NỘI DUNG XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM NGÀY NAY
• Quy mô, cấu trúc gia đình dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
 “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn. Hạt nhân của
xã hội là gia đình”.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh)
 Thay đổi về cơ cấu, quy mô và quan hệ xã hội trong và ngoài gia đình
 Quy mô giảm;
 Gia đình khuyết tăng;
 Gia đình xuyên quốc gia tăng.
Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa Gia đình
18
v1.0014104216
6.3. NỘI DUNG XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM NGÀY NAY (tiếp theo)
• Vị thế của cá nhân
 Vị thế của cá nhân tuy vẫn bị quy định bởi gia đình nhưng trong xã hội công
nghiệp – đô thị, cơ may thay đổi địa vị đó lớn hơn rất nhiều so với nông thôn dẫn
đến thường xuyên có sự thay đổi về vị thế xã hội, từ đó làm thay đổi các quan hệ
xã hội và gia đình.
 Thay đổi vai trò của các thành viên trong gia đình.
• Sự thay đổi chức năng gia đình:
 Giảm dần chức năng xã hội hoá;
 Chuyển từ đơn vị sản xuất thành đơn vị tiêu dùng là chủ yếu;
 Giảm dần chức năng bảo vệ;
 Nhu cầu quan hệ tình cảm được tăng cường;
 Ly hôn trong các gia đình hiện đại.
19
v1.0014104216
6.3. NỘI DUNG XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM NGÀY NAY (tiếp theo)
• Quy mô gia đình tại Việt Nam có xu hướng giảm
Trong lịch sử
Quy mô khẩu/hộ
Thời kỳ
4.15 (500.264:120/412)4.604.648.07
Đầu Thế kỷ XVNhật
nam
Cửu
chân
Giao
chỉ
Miền Bắc - Trong hiện tại (tổng điều tra dân số)
Quy mô khẩu/hộ
Năm
4.304.875.005.20
1993198919781974
20
v1.0014104216
6.3. NỘI DUNG XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM NGÀY NAY (tiếp theo)
• Nguyên nhân quy mô giảm
 Quá trình tách hộ diễn ra liên tục;
 Phong trào vận động kế hoạch hóa gia đình;
 Do mức sống của các hộ gia đình được nâng cao;
 Xu hướng kết hôn muộn;
 Sự độc lập về kinh tế của các cặp mới kết hôn, tách hộ;
 Nguyên nhân khác: Ly hôn, hưởng thụ,
• Gia đình khuyết, gia đình xuyên quốc gia
 Sự thay đổi trong đời sống kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa.
 Biến đổi trong cơ cấu gia đình, trong đó có “gia đình khuyết” và “gia đình
xuyên quốc gia” gia tăng.
 “Gia đình khuyết” và “gia đình xuyên quốc gia”, gia đình “gián đoạn về
không gian”.
 Hiện nay ước tính có khoảng 40.000 sinh viên Việt Nam đang du học ở các
nước trên thế giới (Hoàng Tụy, 2005), cùng với khoảng 288.000 nam và
112.000 nữ đang làm việc tại 40 quốc gia.
21
v1.0014104216
6.4. HÔN NHÂN – LY HÔN TRONG GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI
Vấn đề hôn nhân
• Khái niệm về hôn nhân:
 Sự xếp đặt của mỗi một xã hội để điều chỉnh mối quan hệ sinh lý, quan hệ sinh
sản giữa một (hoặc nhiều) đàn ông và một (hoặc nhiều) đàn bà.
 Hình thức xã hội luôn luôn thay đổi trong suốt quá trình phát triển của mối quan
hệ giữa họ, nhờ đó xã hội xếp đặt và cho phép họ sống chung với nhau, quy định
quyền lợi và nghĩa vụ của họ.
 Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn
giáo một cách hợp pháp.
 Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu.
 Hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình.
• Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu sự chính thức của hôn nhân. Về
mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn.
• Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một
người đàn bà được gọi là vợ. Hôn nhân theo chế độ đa thê là một kiểu hôn nhân
trong đó một người đàn ông có nhiều vợ. Ở một số nước, hôn nhân đồng giới được
công nhận. Ở một số nước khác, việc đấu tranh hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
đang diễn ra.
22
v1.0014104216
6.4. HÔN NHÂN – LY HÔN TRONG GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI
Tình trạng hôn nhân không đăng ký
• Hiện tượng nam nữ sống chung như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn, không
được pháp luật công nhận là vợ chồng.
• Hôn nhân thực tế: Sự sống chung của đôi nam nữ không đăng ký kết hôn nhưng
được gia đình, họ hàng, cộng đồng chấp nhận.
• Hiện tượng chung sống trước hôn nhân: Sự sống chung của đôi nam nữ chưa đăng
ký kết hôn và không được họ hàng, gia đình, cộng đồng chấp nhận - là sự tiếp nối
của quan hệ tình dục trước hôn nhân, một hiện tượng đang có chiều hướng gia tăng
ở Việt Nam (khoảng 30 – 70% thanh niên Việt Nam – 1997).
• Gia đình ngày càng mất dần đi chức năng kiểm soát tình dục, để lại hậu quả về sức
khỏe, đạo đức và lối sống.
• Việt Nam là 1 trong 5 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trung bình 1,4
ca/năm trong đó có 1/3 ca là phụ nữ chưa có gia đình (nguồn UNFPA khoa học về
phụ nữ só 3/2004, trang 16).
23
v1.0014104216
6.4. HÔN NHÂN – LY HÔN TRONG GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI
Vấn đề ly hôn
• Khái niệm ly hôn
 Sự chấm dứt quan hệ hôn nhân, do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc
của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm
của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác.
 Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn
nhân của vợ chồng (qua bản án hoặc quyết định).
• Tình trạng ly hôn
 Theo tổng điều tra dân số năm 1999, tỷ lệ góa, ly hôn, ly thân của dân số từ
15 tuổi trở lên là 2,7% với nam và 13% với nữ.
 Tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam là 0,7% thấp hơn nhiều so với thế giới, tỷ lệ ly hôn trung
bình ở các nước công nghiệp hóa là 30%, trong đó Mỹ khoảng gần 50%, ở Hàn
Quốc 32,5% (1999). Ở Việt Nam tình hình ly hôn cũng đang ngày càng gia tăng,
 Trong các nguyên nhân ly hôn thì nguyên nhân do “mâu thuẫn gia đình, bị đánh
đập, ngược đãi” chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là nguyên nhân “ngoại tình”. Ngoài
ra còn có nguyên nhân khác như: mâu thuẫn về kinh tế, một bên bị mất tích, một
bên ở nước ngoài, bệnh tật, không có con
Vụ ly hôn
Năm
55.00054.00051.35044.00022.000
20022001200019981991
24
v1.0014104216
6.4. HÔN NHÂN – LY HÔN TRONG GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI (tiếp theo)
Bạo lực giới trong gia đình
• Vấn đề hết sức nghiêm trọng trong gia đình hiện nay tan vỡ gia đình, chủ yếu là
phụ nữ đứng đơn xin ly hôn.
• Theo Ngân hàng thế giới/1999, có 40 – 80% phụ nữ được phỏng vấn là nạn nhân
của bạo lực gia đình.
• Hình thức bạo lực gia đình: Bạo lực thể chất (hành vi đánh đập, cưỡng bức tình
dục) và bạo lực tinh thần (chửi mắng, sỉ nhục, thờ ơ, chiến tranh lạnh).
• Nguyên nhân trực tiếp: Mâu thuẫn giữa vợ và chồng trong kinh tế, nuôi dạy con cái,
áp lực sinh con trai, vợ hoặc chồng ngoại tình.
• Nguyên nhân sâu xa: Ham muốn người đàn ông hòng muốn kiểm soát toàn bộ cuộc
sống của người vợ - ham muốn cội nguồn từ tính gia trưởng.
 Để ngăn chặn nạn bạo lực gia đình thì giáo dục thay đổi hành vi là chưa đủ mà
cần phải có chế tài điều chỉnh, khiến cho những người đàn ông có tư tưởng gia
trưởng phải kiểm soát hành vi của họ.
25
v1.0014104216
6.5. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
• Nghiên cứu xã hội học gia đình góp phần tạo dựng cơ sở khoa học phát triển các
khoa học về gia đình:
 Nghiên cứu sự biến đổi gia đình dưới tác động của chuyển biến xã hội;
 Tìm hiểu gia đình như một tổ chức xã hội hay nhóm nhỏ;
 Những vấn đề lớn về XHH gia đình ở Việt Nam hiện nay.
• Nghiên cứu XHH gia đình góp phần tạo dựng cơ sở khoa học tác động vào gia đình
bằng các phương pháp hữu hiệu:
 Chính sách “an sinh nhi đồng và gia đình”;
 Tư vấn hôn nhân gia đình;
 Gia đình trị liệu;
 Công tác xã hội với gia đình.
26
v1.0014104216
6.5. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
• Nghiên cứu xã hội học gia đình góp phần tạo dựng cơ sở khoa học cho giáo dục
gia đình, giáo dục phòng ngừa:
 Giáo dục nhân cách;
 Giáo dục giới tính;
 Chuẩn bị hôn nhân gia đình;
 Trường học làm cha, làm mẹ;
 Phong trào gia đình;
 Kỹ năng tâm lý xã hội, kỹ năng giao tiếp.
27
v1.0014104216
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài này chúng ta đã xem xét các nội dung chính sau:
• Khái niệm, kết cấu và chức năng gia đình;
• Một số lý thuyết tiếp cận trong nghiên cứu XHH gia đình;
• Gia đình trong xã hội công nghiệp hóa, đô thị hóa;
• Hôn nhân – ly hôn và điều kiện sống của gia đình hiện đại.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_xa_hoi_hoc_dai_cuong_bai_6_xa_hoi_hoc_gia_dinh_le.pdf