Bài giảng Trồng nấm - Nghề: Khuyến nông lâm

Mã bài: 01

Giới thiệu:

Bài Kỹ thuật trồng nấm sò giảng dạy trong 11 giờ. Trong đó có 4 giờ lý thuyết, 7

giờ thực hành. Bài giảng giúp cho người học có những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh

thái, cách xây dựng lán trại, cách chuẩn bị dụng cụ phục vụ cho việc trồng nấm sò. Trình

bày quy trình và cách tiến hành trồng nấm sò trên nguyên liệu mùn cưa, phương pháp

phòng trừ sâu bệnh và cách sơ chế bảo quản nấm sò, tạo ra các sản phẩm đảm bảo vệ

sinh, an toàn thực phẩm theo hướng bền vững.

Mục tiêu:

- Trình bày được giá trị kinh tế, Qui trình kỹ thuật trồng nấm sò trên bông phế thải,

mùn cưa.

- Thực hiện được các bước nuôi trồng, chăm sóc- thu hái và bảo quản - sơ chế nấm

sò.

- Có ý thức trong việc tận dụng nguyên liệu, tiết kiệm vật tư và tăng năng suất lao

động.

Nội dung chính:

1. Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm sinh thái

1.1. Giá trị dinh dưỡng

6Nấm sò có rất nhiều giá trị dinh

dưỡng, chứa nhiều protêin,

vitamin và các axít amin có nguồn

gốc thực vật, dễ hấp thụ bởi cơ thể

con người. Đặc biệt với hàm lượng

protêin chiếm tới 33 – 43%, Nấm

sò hoàn toàn có thể thay thế lượng

đạm từ thịt, cá có nguồn gốc từ

động vật. Do đó, nấm sò còn được

gọi là “thịt chay”, “thịt sạch” khi

được sử dụng như nguồn cung cấp

protein chủ yếu qua các bữa ăn.

Do đặc tính sinh học, các chất dinh

dưỡng và vi chất có lợi cho sức

khỏe con người dễ dàng được

chuyển hóa thành năng lượng cho

cơ thể, phù hợp với các giải pháp “ăn kiêng” dành cho các bệnh nhân tiểu đường,

gút, mỡ máu cũng như người có thói quen ăn chay.

Đối với người suy nhược cơ thể, các món ăn chế biến từ nấm giúp phục hồi

sinh lực nhanh chóng. Việc chế biến các món ăn cũng không đòi hỏi cầu kì mà vẫn

rất ngon miệng như nấu cháo, xào, nấu canh, luộc vừa có tác dụng bổ dưỡng,

vừa có tác dụng trị bệnh.

1.2. Đặc điểm sinh thái

1.2.1. Chu trình sống của nấm sò (Nấm bào ngư)

- Khi trưởng thành, nấm sò sẽ

phát tán bào tử, gặp điều kiện môi

trường thích hợp bào tử sẽ nảy mầm

hình thành hệ sợi sơ cấp.

- Hệ sợi sơ cấp phát triển đầy đủ

tạo nên hệ sợi thứ cấp, sau đó xảy ra

sự kết hợp của hệ sợi nấm thứ cấp và

hình thành quả thể nấm hoàn chỉnh.

Quả thể nấm sò phát triển qua

các giai đoạn như sau:

- Dạng san hô: quả thể mới tạo

thành, dạng sợi mảnh hình chùm.

- Dạng dùi trống: mũ xuất hiện dưới dạng khối tròn, còn cuống phát triển cả về

chiều ngang và chiều dài nên đường kính cuống và mũ không sai khác nhau

nhiều.

- Dạng phễu: mũ mở rộng, cuống nằm ở giữa.

- Dạng bán cầu lệch: cuống lớn nhanh một bên và bắt đầu lệch so với vị trí

Hình 1: Nấm sò

Hình 2: Chu trình sinh trưởng của nấm Sò

7trung tâm của mũ.

- Dạng lá lục bình: cuống ngừng tăng trưởng, trong khi mũ vẫn tiếp tục phát

triển, bìa mép thẳng đến lượn sóng.

1.2.2. Các nguồn dinh dưỡng cho nấm sò

1.2.2.1. Chất đường

- Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, nấm cần nguồn đường, bột rất lớn,

thường bổ sung các chất cho nấm sò dưới dạng bột bắp, cám gạo.

- Nấm sử dụng chất đường, bột để tổng hợp sinh khối, bao gồm các thành phần

cấu tạo nên sợi nấm và các hợp chất liên quan đến hoạt động sống. Nói chung nấm

cần chất đường, bột như là yếu tố bắt buộc không thể thiếu, nếu không có nó nấm

không thể sinh trưởng và phát triển được.

Bài giảng Trồng nấm - Nghề: Khuyến nông lâm trang 1

Trang 1

Bài giảng Trồng nấm - Nghề: Khuyến nông lâm trang 2

Trang 2

Bài giảng Trồng nấm - Nghề: Khuyến nông lâm trang 3

Trang 3

Bài giảng Trồng nấm - Nghề: Khuyến nông lâm trang 4

Trang 4

Bài giảng Trồng nấm - Nghề: Khuyến nông lâm trang 5

Trang 5

Bài giảng Trồng nấm - Nghề: Khuyến nông lâm trang 6

Trang 6

Bài giảng Trồng nấm - Nghề: Khuyến nông lâm trang 7

Trang 7

Bài giảng Trồng nấm - Nghề: Khuyến nông lâm trang 8

Trang 8

Bài giảng Trồng nấm - Nghề: Khuyến nông lâm trang 9

Trang 9

Bài giảng Trồng nấm - Nghề: Khuyến nông lâm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 69 trang xuanhieu 5340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Trồng nấm - Nghề: Khuyến nông lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Trồng nấm - Nghề: Khuyến nông lâm

Bài giảng Trồng nấm - Nghề: Khuyến nông lâm
.
- Lắp đặt lưới sàng sao cho thuận tiện khi thao tác.
- Dùng xẻng để xúc mùn cưa vào lưới sàng.
- Tiến hành thao tác sàng cho đến khi hết lượng mùn cưa cần dùng.
b. Pha nước vôi.
- Cân 3,5kg vôi tôi cho vào 1000 lít nước sạch.
- Khuấy đều dung dịch nước vôi bằng que khuấy, khuấy trộn nước vôi từ dưới
lên trên cho vôi tan hoàn toàn trong dung dịch, màu nước vôi trắng đều.
- Kiểm tra pH nước vôi đảm bảo từ 12 - 13 là đạt yêu cầu.
c. Làm ướt mùn cưa.
- Trải lớp mùn cưa ra nền sạch, độ dày lớp mùn cưa 20 - 30cm.
- Tưới nước vôi lên lớp mùn cưa mới vừa trải ra bằng vòi sen, trộn mùn cưa
bằng xẻng xúc, đảo trộn 3 - 4 lần cho nước vôi thấm ướt đều vào mùn cưa, màu mùn
cưa chuyển sang màu nâu sẫm.
- Đổ thêm mùn cưa có độ dày khoảng 20cm, tiếp tục tưới nước vôi và đảo trộn
3 - 4 lần cho nước vôi thấm ướt đều vào mùn cưa.
- Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết mùn cưa, mùn cưa sau khi làm ướt đều với
nước vôi sẽ có màu nâu sẫm đồng đều.
- Kiểm tra độ ẩm của mùn cưa.
Để kiểm tra độ ẩm của mùn cưa thường dùng ẩm kế hoặc thử bằng cách vắt
một nắm mùn cưa trong lòng bàn tay, bóp mạnh.
+ Nếu thấy nước rịn ra ở kẽ tay là dư nước; hoặc khi thả ra nắm mùn cưa bị vỡ
là thiếu nước.
+ Nếu không thấy nước rịn ra ở kẽ tay và khi thả ra nắm mùn cưa không bị vỡ
thì độ ẩm đạt yêu cầu (65 - 70%).
- Sau khi làm ướt xong mùn cưa phải thấm đều nước và chuyển màu nâu sẫm
đồng đều, kiểm tra độ ẩm mùn cưa đạt 65 - 70 % trước khi ủ đống.
- Đối với mùn cưa ủ ngắn ngày (5 - 7 ngày) thì không được cho phân đạm vào
đống ủ. Nếu bổ sung đạm thì phải ủ dài ngày, phải kiểm tra bằng cách ngửi mùn cưa
61
không còn mùi khai thì mới được sử dụng để làm giá thể nuôi trồng nấm mộc nhĩ.
d. Ủ đống mùn cưa.
- Rửa sạch nền để khô
- Dùng xẻng, cào sắt chất mùn
cưa thành đống hình chóp, có kích
thước tối thiểu các chiều: 1,5m x 1,5m x
1,5m
- Đậy kín đống ủ bằng bạt nilon,
cố định dưới chân đống ủ không cho hơi
nước thoát ra ngoài.
Thời gian ủ đống dài hay ngắn
tuỳ thuộc vào từng loại mùn cưa,
thường tối thiểu từ 5 - 7 ngày và cũng
không nên kéo dài việc ủ đống mùn cưa
quá lâu vì mùn cưa sẽ bị phân giải hết
các chất dinh dưỡng và đồng thời tạo điều kiện cho vi sinh vật nhiễm tạp gây bất lợi
cho nấm.
e. Đảo đống mùn cưa.
- Tháo tấm bạt ra khỏi đống ủ mùn cưa.
- Kiểm tra độ ẩm khối mùn cưa ở các vị trí khác trên đống ủ.
- Chia đống ủ thành 4 khối riêng biệt và bổ sung thêm nước nếu độ ẩm mùn
cưa dưới 65% và tơi rộng nếu độ ẩm mùn cưa quá cao.
- Đảo trộn mùn cưa bằng xẻng và cào sắt, tiến hành đảo trộn cho đến khi mùn
cưa trộn đều nhau và độ ẩm đồng đều.
- Vun đống mùn cưa thành đống giống đống ủ ban đầu.
- Đậy kín đống ủ bằng bạt nilon, cố định tấm bạt dưới chân đống ủ cho kín
không để hơi nước thoát ra ngoài.
2.2.2.3. Làm giá thể
* Phối trộn phụ gia.
Để nấm mộc nhĩ sinh trưởng và phát triển tốt chúng ta cần cung cấp đầy đủ các
chất dinh dưỡng cần thiết: chất đường, bột, chất đạm, chất khoáng và vitamin.
Tỷ lệ các chất này phải cân đối, có thể phối trộn các phụ gia theo công thức
sau:
Công thức 1: Đối với mùn cưa cao su, bồ đề:
- Mùn cưa khô: 100 kg
- Bột ngô: 5 kg
- Cám gạo: 5 kg
Hình 33: Ủ mùn cưa
62
- Bột nhẹ: 1.5 kg
Công thức 2: Đối với mùn cưa tạp
- Mùn cưa khô: 100 kg
- Bột ngô: 5 kg
- Cám gạo: 5 kg
- Bột nhẹ: 1.5 kg
- U rê: 0.1 kg
- Đường: 0.5 kg
- Rửa sạch nền chuẩn bị cho phối trộn.
- Trải mùn cưa ra nền có độ dày khoảng 10cm.
- Rải hỗn hợp cám gạo, bột bắp và bột nhẹ trên lớp mùn cưa và tiến hành
đảo trộn vài lần.
- Hoà nước đường tưới đều lên khối mùn cưa.
- Đảo trộn khối mùn cưa bằng xẻng và cào sắt cho đến khi phụ gia, hoá chất
trộn đều với mùn cưa.
- Kiểm tra lại độ ẩm khối mùn cưa lần cuối trước khi đóng túi giá thể, đảm bảo
đạt từ 60 - 65%.
Đóng túi giá thể.
* Chuẩn bị:
- Máy đóng túi mùn cưa (nếu có)
- Túi nilon 25 x 35cm hoặc 19 x 38cm đã gấp đáy vuông.
- Thìa xúc mùn cưa, cân.
- Cổ nút bằng nhựa hoặc giấy, nắp nhựa.
- Dùi gỗ.
- Dây su, bông không thấm nước.
* Cách tiến hành:
- Cho mùn cưa vào 1/3 túi nilon đã
được gấp đáy vuông
- Nén mùn cưa lại bằng cách dùng
hai tay nắm miệng túi và thổ mạnh khối
mùn cưa xuống đất.
- Dùng các đầu ngón tay ấn vào 4
góc túi giá thể tạo đáy túi vuông.
- Đổ thêm mùn cưa vào túi, thổ
mạnh và dùng các đầu ngón tay nén khối
mùn cưa để tạo túi mùn cưa căng, tròn đều,
Hình 34: Đóng túi giá thể
63
trọng lượng túi sau khi đóng xong phải đạt 1,2 - 1,4 kg, kích thước khối mùn cưa
chiếm 2/3 túi.
- Làm cổ nút.
- Buộc miệng cổ túi lại bằng dây su.
- Làm nút bằng bông không thấm nước, nút bông không nên làm quá chặt
cũng không quá lỏng.
- Đậy miệng túi giá thể lại bằng nắp nhựa hoặc có thể bọc bằng giấy dầu.
* Chú ý: Nếu sử dụng giống nấm bằng que thì trước khi làm nút bông phải
dùng dùi gỗ chọc sâu vào giữa túi giá thể để quá trình cấy giống sau này dễ dàng
hơn.
2.2.2.4. Hấp khử trùng nguyên liệu
* Đối với phương pháp thanh
trùng bằng áp suất cao:
Thiết bị thường dùng là nồi hơi,
thời gian thanh trùng tính từ lúc đạt nhiệt
độ 120oC, áp suất 1atm trong thời
gian 2 giờ hoặc nhiệt độ 132oC, áp
suất 1,5atm trong thời gian 1 - 1,5 giờ.
- Cho nước vào nồi hấp và
điều chỉnh mức nước cho phù hợp.
- Xếp túi giá thể mùn cưa vào giỏ
để đưa vào nồi hấp.
Khi xếp túi giá thể vào giỏ chúng
ta không nên ép chặt, phải xếp xen kẻ nhau để tạo khoảng trống cho nhiệt phân bố
vào các túi đồng đều.
- Đóng chặt các van nồi hấp.
- Cài đặt chế độ thanh trùng hợp lý.
- Bật cầu dao điện, bật công tắc thanh trùng của nồi.
- Khi kết thúc quá trình thanh trùng tắt cầu dao điện, xả van, đợi hạ nhiệt
độ, áp suất kế về số 0 mới được mở nắp nồi lấy túi giá thể ra.
 * Đối với phương pháp thanh trùng bằng áp suất thường.
- Phương pháp này thường áp dụng cho quy mô sản xuất nhỏ, thiết bị là thùng
phuy hoặc lò xây bằng gạch chịu nhiệt.
- Các túi giá thể mùn cưa được đặt trên kệ lót bằng gỗ hoặc bằng sắt, dùng hơi
nước lưu thông liên tục trong nồi hấp. Thời gian hấp từ khi nhiệt độ trong túi giá thể
đạt 95 - 100oC kéo dài thêm 5 - 6 giờ với nhiên liệu đốt là than đá hoặc củi.
 Vệ sinh nồi hấp và cho vào nồi một lượng nước nhất định, chiều cao mực nước
là 30 - 40cm.
Hình 35: Hấp khử trùng giá thể
64
- Xếp các túi giá thể vào nồi hấp. Chúng ta phải xếp xen kẽ, chừa khoảng trống
để hơi nước thoát lên (thùng 200 lít chứa khoảng 80 - 100 túi).
- Phủ lên bề mặt nồi hấp một tấm vải dày hoặc bao bố dày để hạn chế thoát hơi
nước.
- Đậy thêm một bao nilon lên bề mặt nồi hấp và cột chặt.
- Đốt nhiên liệu như than đá, củi liên tục cho đến khi đo nhiệt độ đạt 95 –
100oC thì bắt đầu tính giờ.
- Có thể theo dõi nhiệt độ thông qua hơi nước thoát lên trên nắp thùng
hoặc bao bố:
+ Hơi bay là là: nhiệt độ chưa đạt, phải thêm lửa.
+ Hơi lên thẳng: đạt nhiệt độ, giữ lửa.
- Lấy tất cả các bao phủ bên ngoài để cho các túi giá thể nguội và chuẩn bị lấy
ra ngoài.
Chú ý: Các túi giá thể sau khi hấp được chuyển vào phòng cấy giống, để nguội
trong thời gian 24 - 48 giờ mới tiến hành cấy giống. Chúng ta cần phải đặt các túi
cách nhau 1 - 2cm và tháo bỏ nắp nhựa để làm khô nút bông.
2.2.2.5. Cấy giống
a. Lựa chọn giống nấm.
Giống nấm mộc nhĩ sử dụng nuôi trồng phải đạt được các yêu cầu sau:
- Về màu sắc: Túi hoặc chai giống phải có màu trắng đồng nhất, không có các
màu sắc lạ như: đen, xanh, vàng, cam,....
- Hệ sợi nấm mọc khỏe, chia nhánh đều, không có tơ rối bông; hệ sợi nấm phải
mọc kín đáy túi giống. Hệ sợi nấm không kết dày thành từng mảng trên bề mặt hoặc ở
thành túi giống.
- Túi giống có mùi thơm đặc trưng, không có mùi chua, không có hiện
tượng tiết dịch màu nâu hay màu vàng ở hông hoặc ở đáy túi.
b. Cấy giống dạng hạt.
- Đốt đèn cồn, điều chỉnh ngọn lửa cao 3 - 4cm.
- Hơ que cấy trên ngọn lửa đèn cồn.
- Mở nút bông túi meo giống, cầm túi meo giống nằm ngang và hơ chậm miệng
túi meo qua lại trên ngọn lửa đèn cồn 2 - 3 lần.
- Cấy giống vào túi giá thể.
Đặt túi giá thể thẳng đứng, khều giống từ túi meo sang túi giá thể, lắc đều để
giống trải đều trên bề mặt giá thể, tránh làm rơi vãi giống ra ngoài. Mỗi túi mùn cưa
cấy khoảng 10 - 15g giống, tức là một túi giống 500g thì cấy được khoảng 25 - 30 túi
giá thể.
- Đậy nút bông vào túi giá thể.
65
c. Cấy giống dạng cọng (dạng que).
- Đốt đèn cồn, điều chỉnh ngọn lửa cao 3 - 4cm.
- Khử trùng panh kẹp trên ngọn lửa đèn cồn.
- Mở nút bông túi meo giống, cầm túi meo giống nằm ngang và hơ chậm miệng
chai meo qua lại trên ngọn lửa đèn cồn 2 - 3 lần.
- Đưa panh kẹp vào trong chai meo giống, kẹp lấy một cọng meo, xoay tròn để
tách khỏi các cọng meo khác rồi đưa cọng meo ra khỏi chai.
- Đặt túi giá thể nằm ngang, cấy cọng meo vào lỗ, ấn mạnh tay cho cọng meo
cắm sâu vào nguyên liệu rồi rút panh kẹp ra ngoài.
2.2.2.6. Nuôi sợi
a. Theo dõi sự sinh trưởng của hệ sợi nấm mộc nhĩ.
- Trong quá trình nuôi sợi, thường xuyên theo dõi sự tăng trưởng của hệ sợi
nấm theo thời gian để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Thời gian nuôi sợi nấm mộc nhĩ trên giá thể mùn cưa kéo dài từ 25 - 30 ngày.
Lúc này hệ sợi nấm đã ăn kín đến đáy túi tạo nên màu trắng đồng nhất, giá thể rắn
chắc là tốt.
b. Kiểm tra, điều chỉnh các điều kiện môi trường.
- Nếu nhiệt độ trong nhà nuôi sợi cao đối với sự sinh trưởng của hệ sợi
nấm thì phải phun nước lên vách, lên mái nhà, hoặc tưới xuống nền để làm
mát.
- Nếu nhiệt độ trong nhà nuôi sợi thấp đối với sự sinh trưởng của hệ sợi nấm
hoặc trời lạnh, ta có thể dùng đèn hoặc bếp để sưởi ấm. Khi dùng đèn cần chú ý che
chắn để đảm bảo cường độ ánh sáng cho hệ sợi sinh trưởng tốt.
- Nhà nuôi sợi cần phải thiết kế các cửa sổ, lắp đặt ở những vị trí sao cho đảm
bảo được độ thông thoáng. Nếu phòng quá ngộp, có mùi chua thì phải mở cửa hoặc
kết hợp dùng quạt cho thông thoáng hơn.
- Giai đoạn nuôi sợi, nấm không cần ánh sáng. Tuy nhiên, không nên để phòng
quá tối sẽ tạo điều kiện cho chuột, côn trùng phá hoại và nấm mốc phát sinh.
c. Kiểm tra và xử lý các túi nấm bị nhiễm bệnh.
- Trong giai đoạn nuôi sợi nấm mộc nhĩ thường bị nhiễm các loại nấm mốc,
chúng có thể tranh giành thức ăn với nấm mộc nhĩ, làm ảnh hưởng đến năng suất nấm.
- Cách khắc phục: Khử trùng tốt giá thể trồng nấm hoặc nâng pH của giá thể
đến trung tính hoặc kiềm yếu.
- Cách xử lý: Loại bỏ các túi nấm bị nhiễm mốc, vận chuyển ra khu vực xử lý
phế thải trồng nấm.
d. Chuyển các túi nấm sau khi nuôi sợi sang nhà trồng.
Sau khoảng 25 - 30 ngày, sợi nấm đã lan kín đến đáy túi, tạo màu trắng đồng
nhất, ta vận chuyển các túi nấm vào nhà nuôi trồng để chăm sóc, tưới nước đảm bảo
66
các điều kiện môi trường cho quả thể nấm phát triển tốt.
2.2.2.7. Chăm sóc
* Bước 1. Làm giàn dây treo nấm
- Cột mối đầu dây treo vào giàn sao cho khoảng cách giữa các mối cột dây treo
là 25 - 30cm.
- Làm vòng dây ngăn túi bằng dây nilon dài 20cm, thắt chặt hai đầu mối dây để
tạo thành hình vòng tròn có đường kính 7 - 10cm.
- Lồng vòng dây ngăn túi vào dây treo, mỗi dây treo túi lồng khoảng 8 – 10
vòng dây ngăn túi.
- Thắt mối đuôi dây treo.
- Treo túi nấm lên dây, úp mệng túi quay ngược xuống. Mỗi dây treo
khoảng 8 - 12 túi nấm.
* Bước 2. Rạch túi
- Dùng dao nhọn, sắc rạch 4 -
6 vết rạch xung quanh túi nấm.
- Khoảng cách giữa các vết
rạch phải đều nhau và vị trí so le
nhau.
- Rạch theo kiểu đường xiên,
không nên rạch thẳng.
Chú ý: Mỗi đường rạch đảm
bảo dài 3 - 4cm, sâu 2 - 3mm. Nếu
vết rạch ngắn, không đủ sâu thì
nấm ra ít, ngược lại, vết rạch quá dài và sâu thì dễ bị nhiễm.
- Sau khi rạch túi không được tưới nước trực tiếp lên các túi nấm, chỉ được
tưới nước xuống nền nhà hoặc phun nước lên vách để hạ nhiệt độ và giữ ẩm cho
môi trường nhà trồng.
- Khi bắt đầu xuất hiện mầm quả thể tại các vết rạch thì bắt đầu tưới nước trực
tiếp lên túi nấm.
- Tưới nước dạng phun sương, tưới từ trên giàn xuống. Không được tưới
nước quá mạnh trực tiếp lên quả thể nấm làm cho tai nấm bị dập, nhũn, có thể
làm chết nấm non.
- Tưới trung bình 3 - 5 lần/ngày, tùy thuộc vào thời tiết và số lượng quả thể
hình thành, sao cho trên bề mặt mũ nấm luôn có nước đọng như giọt sương.
- Phun nước xuống nền nhà, giữ cho nền nhà luôn ướt để độ ẩm không khí đạt
90%.
2.2.2.8. Thu hái
* Bước 1. Lựa chọn nấm mộc nhĩ đúng độ tuổi
Hình 36: Chăm sóc và thu hái
67
Khi quả thể nấm mộc nhĩ đã xòe
phẳng, mép hơi gợn sóng thì chúng ta
tiến hành thu hái.
* Bước 2. Hái nấm mộc nhĩ
- Đặt một tay giữ cố định túi nấm
trên dây treo, đảm bảo túi nấm không bị
đung đưa.
- Tay còn lại cầm phần gốc
của chùm nấm, xoay nhẹ cho gốc nấm
long ra, rồi kéo mạnh cho chùm nấm rời
hẳn khỏi giá thể.
- Xếp nấm vào giỏ đựng, chú
ý tránh làm dập nấm.
* Chú ý khi hái nấm:
- Hái nấm trước khi tưới nước.
- Quả thể nấm mộc nhĩ mọc thành từng chùm, do đó chúng ta phải hái cả chùm,
không được tách quả thể lớn để hái trước.
- Thao tác hái nấm phải nhẹ nhàng, tránh làm long phần gốc nằm trong giá thể, vì
quả thể nấm gắn vào giá thể rất lỏng lẻo nhờ hệ rễ giả là những sợi nấm.
- Khi hái nấm phải sạch, không được để sót phần chân nấm bên trong giá
thể.
* Bước 3. Làm sạch nấm mộc nhĩ
- Dùng dao gọt sạch phần giá thể bám quanh gốc chân nấm.
- Cắt bỏ phần chất xơ cứng dưới gốc chân nấm.
3. Nội dung thực hành:
Nuôi trồng nấm mộc nhĩ trên gỗ
1. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Nhà nuôi trồng có diện tích từ 100m2 trở lên
- Thời gian thực hiện: 7 giờ 
- Điều kiện thực hiện
+ Sau khi đã học xong nội dung lý thuyết kỹ thuật trồng nấm mộc nhĩ.
+ Đã chuẩn bị hiện trường, dụng cụ, bảo hộ lao động, vật tư các loại.
2. Các bước thực hiện công việc
Bước 1: Cắt gỗ.
Gỗ được cắt khúc dài 1 - 1,2m
Bước 2: Bôi vôi vào đầu khúc gỗ.
Đầu khúc gỗ sau khi cắt được bôi vôi để khử trùng.
Hình 37: Thu hái nấm mộc nhĩ
68
Bước 3: Ủ đống gỗ theo kích thước quy định.
Dùng tải hoặc chiếu sạch ngâm nước vôi phủ kín đống gỗ.
Bước 4: Đảo đống gỗ.
- Đống gỗ được đảo đều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
Bước 5: Tạo lỗ cấy giống.
Dùng búa tạo lỗ và cấy giống theo đúng trình tự kỹ thuật.
Bước 6: Nuôi ươm sợi
- Đúng kỹ thuật và đảm bảo thời gian quy định.
Bước 7: Chăm sóc thu hái
- Đảm bảo đúng kỹ thuật, năng suất và chất lượng tốt.
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:
Kiểm tra kỹ năng thực hành 1 bài về quy trình kỹ thuật Nuôi trồng nấm mộc nhĩ
trên gỗ. Thời gian làm bài thực hành trong 60 phút, làm bài theo cá nhân.
Ghi nhớ:
- Giá trị kinh tế của nấm mộc nhĩ
- Đặc điểm sinh thái của nấm mộc nhĩ
- Công tác chuẩn bị trồng nấm mộc nhĩ
- Xử lý nguyên liệu
- Tạo lỗ cấy giống
- Nuôi ươm sợi
- Chăm sóc và thu hái
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Lân Dũng (2005), Công nghệ nuôi trồng nấm tập 1, tập 2, Nhà xuất
bản Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Đinh Xuân Linh, Thân Đức Nhã, Nguyễn Hữu Đống, Nguyễn Thị Sơn
(2010), Kỹ thuật trồng, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.
3. Lê Duy Thắng (2001), Kỹ thuật trồng nấm tập 1, Nhà xuất bản Nông nghiệp,
TP. Hồ Chí Minh.
4. Lê Duy Thắng, Trần Văn Minh (2005), Sổ tay hướng dẫn trồng nấm, Nhà xuất
bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
5. Một số tài liệu trên Internet.
69

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_trong_nam_nghe_khuyen_nong_lam.pdf